Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 25


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. VAI TRÒ CỦA TFP TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ HỆ SỐ ICOR CỦA MỘT SỐ NƯỚC

- Vai trò của TFP trong tăng trưởng kinh tế của Malaixia

ĐVT: (%)


Thời kì

Tốc độ tăng trưởng

kinh tế (GDP)

Tốc độ tăng

trưởng của TFP

Đóng góp của TFP

trong việc tăng GDP

1970 - 1980

7,60

2,50

32,90

1980 - 1990

5,80

0,70

12,10

1990 - 1994

9,31

3,36

36,09

1995 - 1999

5,12

0,32

6,25


------------


----------------


----------------


----------------

1980 – 2000

6,48

1,29

19,90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội - 25


Nguồn: ASEAN Development Outlook 2005.

- Hệ số ICOR của Malaixia (đầu tư không tính trễ)


Năm

Đầu tư / GDP

GDP

ICOR

2002

24,00

4,40

5,45

2003

21,60

5,50

3,93

2004

22,70

7,20

3,15

2005

19,90

5,20

3,83

2006

20,00

5,90

3,39


Nguồn: ASEAN Development Outlook 2005


- Vai trò của TFP trong tăng trưởng của Thái Lan

ĐVT: (%)


Thời kì

Tốc độ tăng trưởng

kinh tế (GDP)

Tốc độ tăng

trưởng của TFP

Đóng góp của TFP

trong việc tăng GDP

1970- 1980

6,50

1,20

18,50

1980- 1990

7,50

2,60

34,70

1990- 1994

8,64

2,11

24,77

1995- 1999

1,18

-2,16

-183,05

--------------

--------------

--------------

--------------

1980-2000

5,93

1,00

16,86


Nguồn: ASEAN Development Outlook 2005.

- Hệ số ICOR của Thái Lan (đầu tư không tính trễ)


Năm

Đầu tư / GDP

GDP

ICOR

2002

23,80

5,30

4,49

2003

25,00

7,10

3,52

2004

26,80

6,30

4,25

2005

31,50

4,50

7,00

2006

27,90

5,00

5,58

Nguồn: ASEAN Development Outlook 2009

- Hệ số ICOR của Trung Quốc (đầu tư không tính trễ)


Năm

Đầu tư / GDP

GDP

ICOR

2002

37,90

9,10

4,16

2003

41,20

10,00

4,12

2004

43,30

10,10

4,29

2005

43,30

10,40

4,16

2006

44,90

10,70

4,20


PHỤ LỤC 2. HỆ SỐ ICOR CẢ NƯỚC VÀ HÀ NỘI TÍNH THEO GIÁ HIỆN HÀNH VÀ ĐỘ TRỄ 1 NĂM

Cả nước



Năm


GDP


Vốn đầu tư

Tốc độ tăng trưởng GDP

Tỉ lệ đầu tư trên GDP


ICOR

-1

-2

-3

-4

(5 = 3:2)

(6= 5-1:4)

2006

974264

404712

8,23

41,54

4,97

2008

1485038

616735

6,31

41,53

6,58

2009

1658389

708826

5,32

42,74

7,81

2010

1980914

830278

6,78

41,91

6,30

2011

2535008

877850

5,89

34,63

7,12

2012

2950684

989300

5,03

33,50

6,89


Hà Nội


Năm

GDP

Vốn đầu tư

Tốc độ tăng trưởng GDP

Tỉ lệ đầu tư trên GDP

ICOR


-1


-2


-3


-4


(5=3:2)


(6=5-1:4)

2006

110736

67180

12,2

60,67

3,76


2008


178535


99013


10,6


55,46


5,72


2009


205890


147815


6,7


71,79


8,28


2010


246737


175063


10,9


70,95


6,59


2011


2012


283767


306752


193587


232549


10,6


8,1


68,22


75,80


6,69


8,42


PHỤ LỤC 3. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO NƯỚC TA VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế đang là mối quan tâm chung hiện nay, tuy nhiên mức độ nhận thức và hành động nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của các nước là khác nhau. Sự khác biệt này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển cũng như hình thái phát triển của mỗi nước. Đối với những nước đang phát triển hoặc đang trong quá trình chuyển đổi, do một thời kì lịch sử phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hiện nay đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Lo ngại sự tụt hậu về kinh tế so với thế giới cộng với những nhận thức sai lầm về hai khái niệm tăng trưởng và phát triển, các nước này vì thế khuyến khích khai thác tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho sản xuất, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, ít chú ý đến các khía cạnh bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các nước đã nhận thức ra tầm quan trong của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, hướng tới phát triển bền vững nên đã chuyển hướng từ mục tiêu tăng trưởng nhanh sang mục tiêu phát triển bền vững, hài hoà các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

Bài học kinh nghiệm của các nước nêu trên, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đã sớm đưa những mục tiêu của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế vào chiến lược phát triển chung của đất nước và thể hiện rất rõ ở một số mặt tiêu biểu chung như sau:

Do tăng trưởng kinh tế rất nhanh nên phải trả giá bởi tổn thất về tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường và sự gia tăng về khoảng cách giầu nghèo cũng như việc đáp ứng kịp nhu cầu tăng rất nhanh của xã hội đối với các dịch vụ công cơ bản. Chính phủ Trung Quốc đã chuyển mô hình Nhà nước chủ đạo hiện nay sang mô hình tăng trưởng do thị trường chủ đạo. Trung Quốc đã thực hiện các cải cách giá cả, quy định phạm vi đầu tư Chính phủ có thể tham gia và xoá bỏ độc quyền Nhà nước. Đồng thời tiến hành cải cách một cách đồng bộ và hệ thống các lĩnh vực có liên quan như đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống dịch vụ công, cải cách mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và địa phương, cải cách khu vực công độc quyền, điều chỉnh lại các quan hệ lợi ích của tăng trưởng kinh tế.


Để đảm bảo hài hoà về mặt xã hội, Trung Quốc tập trung thực hiện kế hoạch giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng. Trước đây, Trung Quốc tập trung mạnh vào phát triển các tỉnh duyên hải miền Đông nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Ngày nay, Trung Quốc còn chú trọng tới phát triển các tỉnh miền Tây với mục tiêu giảm khoảng cách phát triển giữa các tỉnh, nâng cao đời sống của người dân. Nội dung tiếp theo là phải cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội và cải cách khu vực dịch vụ công theo hướng coi con người là trung tâm. Một trong những giải pháp được Trung Quốc tiến hành là thiết lập hệ thống bảo hiểm hưu trí ở khu vực nông thôn.

Hiện nay, mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng mặt (có thể đến 2 con số) không còn nằm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc. Trung Quốc chuyển hướng và đang cố gắng kìm hãm tốc độ phát triển, không để quá nóng. Chính phủ Trung Quốc đưa ra các biện pháp thắt chặt đầu tư rất mạnh tay. Trung Quốc có những thay đổi tích cực trong cơ cấu đầu tư, tập trung đầu tư nhiều hơn cho bảo vệ và khắc phục những thiệt hại đối với môi trường, giảm đầu tư vào các ngành tiêu hao năng lượng và gây ô nhiễm cao ở mức thích hợp và tăng tiêu dùng trong nước.

Trong điều kiện, Trung Quốc và Việt Nam có những điều kiện khá tương đồng về thể chế chính trị, điều kiện văn hoá xã hội,... trên cơ sở điều kiện thực tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam có thể rút ra rất nhiều những bài học phát triển từ Trung Quốc và phải chú ý tập trung giải quyết một số điểm sau:

Tăng cường năng lực cho các cơ quan chỉ đạo và điều phối hoạt động phát triển bền vững: Phát triển bền vững đòi hỏi thay đổi cách nghĩ, mô thức sản xuất và tiêu dùng của chúng ta, cải thiện cách thức mà con người đối xử với thiên nhiên, đây là công việc lâu dài, nhưng phải bắt đầu từ thế hệ thiếu niên, nhi đồng cho tới tầng lớp lãnh đạo ở cấp cao cũng như ở lớp người cao tuổi trong xã hội. Trong công việc này, vai trò then chốt thuộc về đội ngũ trí thức, cán bộ làm công tác giảng dậy, nghiên cứu khoa học và đội ngũ truyền thông, báo chí...

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững. Cơ chế hoạt động của hội đồng phát triển bền vững quốc gia, hội đồng phát triển bền vững các địa phương và các ngành, cơ chế hoạt động của Văn phòng phát triển bền vững các cấp cần được nghiên cứu và ban hành để đảm bảo sự hoạt động thống nhất và hiệu quả của các cơ quan này. Đồng


thời Việt Nam cần hình thành cơ chế điều phối, chỉ đạo và phân cấp hợp lí trong bộ máy Nhà nước đối với các công việc điều hành phát triển bền vững, nhằm đảm bảo những yêu cầu đã được nêu trong đường lối chỉ đạo của Đảng về phát triển bền vững và kết hợp tăng trưởng nhanh với tính bền vững ở các cấp vĩ mô và vi mô, các tầm nhìn dài hạn và ngắn hạn, các mặt số lượng và chất lượng.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển cho các ngành và địa phương: Các ngành, địa phương cần tích cực chủ động và xây dựng thực hiện chương trình phát triển bền vững của mình và cùng phối hợp giữa Trung ương và địa phương để đảm bảo phát triển bền vững ở quy mô vùng, liên ngành và quy mô cả nước. Kiến thức về phát triển bền vững, quy trình và phương pháp áp dụng tại địa phương và các dự án phát triển bền vững phải được hệ thống hoá và phổ biến. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo cần được đẩy mạnh để nâng cao được năng lực địa phương trong việc lập kế hoạch và quản lí phát triển bền vững.

Lồng ghép các chương trình mục tiêu phát triển của ngành, địa phương trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: Công tác kế hoạch hoá cần được đổi mới theo hướng xây dựng kế hoạch mở, xây dựng kế hoạch từ cơ sở có sự tham gia của các cấp, các ngành, các tầng lớp chính trị, xã hội, các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế... để tạo ra sự đồng thuận toàn xã hội. Nội dung xây dựng kế hoạch dựa trên ba trụ cột chính kinh tế, xã hội và môi trường. Ba lĩnh vực này cần được xem xét, cân đối, hài hoà trong quá trình xây dựng kế hoạch, nhằm đảm bảo đạt mục tiêu phát triển. Các chỉ tiêu kế hoạch phải cụ thể và được lồng ghép trong từng lĩnh vực. Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hình thành phong trào có sự tham gia đông đảo, tích cực của các tầng lớp nhân dân vào quá trình xây dựng kế hoạch của Nhà nước.

Huy động các nguồn lực thực hiện chiến lược phát triển bền vững: Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và của Trung Quốc vừa qua cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc huy động quản lí, giám sát và sử dụng các nguồn lực để thực hiện phát triển bền vững. Phải xác định rõ huy động và quản lí các nguồn lực là trách nhiệm của toàn cộng đồng. Cần phải rà soát lại luật pháp và cơ chế nghiên cứu và hình thành những cơ chế và hình thức huy động, quản lí, sử dụng, giám sát, đánh giá hiệu quả của các nguồn lực đầu tư cho phát triển theo những tiêu chuẩn sau: Các nguồn lực được huy động và quản lí một


cách thống nhất, đảm bảo hiệu quả tổng thể theo các nguyên tắc phát triển bền vững; Cần đảm việc phân bổ ưu tiên nguồn lực; Quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế, các nước cần được tăng cường, thực hiện tốt các cam kết quốc tế về phát triển bền vững.

Kiên trì định hướng công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Trung Quốc và Thái Lan là hai nước áp dụng khá thành công công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Ở thời kì đầu, tập trung khai thác lợi thế sẵn có của các mặt hàng xuất khẩu như nông sản, khoáng sản, các sản phẩm chế biến giá trị thấp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày để tích luỹ vốn. Thời kì tiếp theo là đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành chế biến công nghệ trung bình sử dụng nhiều lao động và từng bước chuyển sang phát triển dịch vụ và công nghệ cao. Mặc dù, hai nước này chưa chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng xuất khẩu như các nước Đông Á, tuy nhiên kiên trì định hướng xuất khẩu là động lực tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều thập kỉ vừa qua.

Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân: Khu vực tư nhân đóng vai trò hết sức quan trọng, chính phủ các nước coi việc phát triển khu vực này là động lực trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, điển hình là Thái Lan và Trung Quốc. Đối với Việt Nam lĩnh vực này chưa được quan tâm thích đáng. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới thông qua một cuộc điều tra gần đây về lĩnh vực kinh tế tư nhân cho thấy lĩnh vực này hoạt động trong môi trường còn nhiều rủi ro, hạn chế về nguồn lực, khả năng tiếp cận nguồn vốn, thông tin còn hạn chế, các thể chế hỗ trợ thị trường cũng như các loại hình dịch vụ kinh doanh còn kém phát triển, ít kinh nghiệm để học hỏi. Vì vậy, Chính phủ cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cũng như các chính sách khuyến khích thích hợp để thu hút khu vực tư nhân.

Xây dựng và củng cố các tập đoàn kinh doanh lớn, tăng cường sự liên kết ngành: Việc ra đời của các tập đoàn kinh doanh lớn sẽ tạo điều kiện vừa phát triển đa ngành trong phạm vi tập đoàn, vừa thực hiện được sự phân công chuyên môn hoá ở từng đơn vị thành viên, giúp cho các đơn vị thành viên kết thành sức mạnh tổng hợp hỗ trợ lẫn nhau, loại trừ tình trạng manh mún trong quản lí sử dụng vốn, tạo khả năng huy động nguồn vốn đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của các xí nghiệp thành viên, đủ sức vươn ra thị trường thế giới. Trung Quốc đã khá thành công trong việc nâng cao tính cạnh tranh quốc tế của các tập đoàn kinh tế lớn. Bài học quý giá đối với Việt Nam là hỗ trợ sự lớn mạnh của các tập


đoàn kinh tế hiện nay theo hướng nâng cao tính cạnh tranh của chúng chứ không phải tạo thuận lợi nhờ sự bảo hộ, ưu đãi và vị thế độc quyền của mình.

Phát triển công nghệ: Trung Quốc đã thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao nhờ các yếu tố tăng năng suất nhân tố tổng hợp. Xây dựng một hệ thống giáo dục có chất lượng cao và phát triển khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định đối với sự chuyển dịch này. Phát triển xuất khẩu dựa vào lợi thế cạnh tranh là một trong những bài học về xuất khẩu bền vững. Việt Nam trong gần 10 năm gần đây chưa có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa là do trình độ công nghệ và chất lượng lao động chậm được cải thiện.

Để kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, cần quán triệt nguyên tắc lồng ghép các chương trình mục tiêu phát triển của ngành đã nêu trên, bảo đảm yêu cầu về môi trường ngay từ khâu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư: Xử lí hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và lợi ích môi trường. Cân nhắc để trong từng trường hợp ưu tiên mục tiêu nào hơn: lợi nhuận hay môi trường. Ưu tiên phát triển kinh tế trong ngắn hạn có tính đến những tác động về môi trường. Áp dụng công cụ kinh tế, ban hành quy định việc thu và sử dụng các loại phí, lệ phí bảo vệ môi trường theo danh mục đính kèm Pháp lệnh phí và lệ phí; xây dựng kế hoạch thực hiện chi ngân sách nhà nước cho mục chi các hoạt động sự nghiệp môi trường và đảm bảo tăng dần hàng năm theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đa dạng hóa đầu tư để đảm bảo có đủ nguồn lực bảo vệ môi trường.

Để kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội cần thực hiện chính sách an sinh xã hội: Thiết lập hệ thống an sinh xã hội rộng khắp để giải quyết các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng thu nhập, mất việc làm, phá sản, rủi ro thương mại. Có chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với dân cư các vùng sâu, vùng xa và những đối tượng chính sách. Hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động như thủy sản, nông sản, dệt may, da giày, thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ trong trường hợp thị trường biến động xấu để tránh người nông dân và người lao động mất thu nhập, việc làm. Cải thiện môi trường cho người lao động và nâng cao trình độ và tinh thần trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước.

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí