Định Hướng Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Đến Năm 2030

sự cố nào đó như bị người mua chiếm dụng vốn, các khoản phải thu có vấn đề,

mua bán bất động sản trong giai đoạn bị giảm giá nên giá trị tài sản không còn

bảo đảm đủ cho khoản vay dẫn đến khoản nợ bị trễ hoặc quá hạn. Khi nợ quá

hạn

xảy

ra, các ngân hàng lại

tìm cách đảo

nợ,

điều

chỉnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.

kỳ hạn

trả nợ,

Nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1669220937 - 21

gia

hạn nợ, chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro sai qui định khiến khả năng thu hồi càng khó khăn, kéo dài.

 Thứ tư, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng không đáp ứng được yêu cầu

Yếu tố cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng thể

hiện qua các nhân tố như: trình độ chuyên môn, hiểu biết về các kiến

thức

kinh

doanh ngân hàng, hoạt

động

kinh doanh của

khách hàng, kiến

thức

pháp luật,

trình độ thẩm định khách hàng, thẩm định dự án. Nếu các nhân tố này bị hạn chế

thì dễ dẫn

đến

ngân hàng không nâng cao được chất lượng

tín dụng.

Ngoài ra,

cũng có tình trạng cán bộ tín dụng thiếu khả năng, kỹ năng dự báo kinh tế, thị

trường, phân tích tình hình tài chính, phi tài chính của

doanh nghiệp.

Ngoài ra,

trong giai đoạn 2014­ 2018, tốc độ phát triển mạng lưới của hệ thống ngân hàng

thương

mại cổ

phần

Việt

Nam được

đánh giá là rất

nhanh chính vì thế chất

lượng nguồn nhân lực ở hầu hết các NHTMCP còn chưa đồng đều, một số chưa đáp ứng được với đòi hỏi của thời kỳ mới.

Về đạo đức nghề nghiệp, các biểu hiện cụ thể như: không chấp hành đúng

quy trình cho vay, thông đồng với

khách hàng cố ý làm trái rút tiền

ngân hàng…

Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên việc giảm chất lượng

tín dụng trong thời gian qua. Khi cho vay do cán bộ ngân hàng không thực hiện

đúng quy trình cho vay, bỏ qua các bước

cần

thiết,

thu thập

thông tin không

đầy đủ, thiếu chính xác, cho vay dựa trên cảm tính, không dựa trên tài liệu chứng

minh. Vì vậy việc ra quyết định cho vay không chính xác, cho vay khi các điều

kiện chưa đầy đủ, khả năng rủi ro xảy ra rất cao và việc khả năng thu hồi vốn rất khó.

2.3.3.2 Nhóm nguyên nhân khách quan

 Một là: Các nguyên nhân từ phía khách hàng

Nguyên nhân rủi ro tín dụng có thể là do kết quả kinh doanh sụt giảm

của khách hàng dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, hoặc có thể do chủ ý lừa đảo của bên đi vay. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn, làm giảm

chất lượng tín dụng, kéo theo đó các NHTMCP Việt Nam

làm sụt giảm lợi nhuận và giá trị tài sản của

Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn

rất

cao nhưng

họ lại

chưa

đáp

ứng

đầy

đủ các điều

kiện

vay vốn

theo quy định

như:

không có phương

án, dự án

kinh doanh hiệu

quả,

không có đủ vốn

tự có tham gia phương án, dự án, không

đủ tài sản thế chấp hợp pháp, việc thực hiện chế độ kế toán thống kê của doanh nghiệp vay vốn chưa được nghiêm túc, nhiều doanh nghiệp có tư tưởng đối phó với ngân hàng bằng cách làm báo cáo sai sự thật do chưa có quy định về kiểm toán

bắt

buộc

đối với

các doanh nghiệp

quy mô nhỏ và vừa

nên các báo cáo của

các

doanh nghiệp

này thường

không đúng theo chế độ hiện

hành, gây khó khăn lớn

cho cán bộ làm công tác thẩm

định,

đây là khó khăn đối

với

phần

lớn

các

doanh nghiệp

vì phần

lớn

các doanh nghiệp

ở Việt

Nam chủ yếu

là các doanh

nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

Một

số doanh nghiệp

vay sử dụng

vốn

sai mục

đích, không có thiện

chí

trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các

phương

án kinh doanh cụ thể,

khả thi. Số lượng các doanh nghiệp

sử dụng vốn

sai mục

đích, cố ý lừa

đảo

ngân hàng để chiếm

đoạt

tài sản

không nhiều.

Tuy

nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của cán bộ ngân hàng, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác

 Hai là: Môi trường kinh tế vĩ mô

Biến

động

tỷ giá hối

đoái thay đổi

theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp;

sự bất ổn của giá dầu trên thế giới làm cho nền kinh tế trong nước

ảnh

hưởng.

Hiện nay, nền kinh tế nước ta vẫn

còn nhiều biến động

và bất

ổn,

nhiều

chính

sách, cơ chế quản

lý của

Chính Phủ còn đang dần

tiếp

tục

hoàn thiện.

Bên

cạnh

đó, diễn

biến

phức

tạp

của

thị trường

vốn,

tác động

mạnh

của

cuộc

khủng hoảng kinh tế, suy thoái toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM

ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay. Hệ thống văn bản

pháp luật

liên quan đến

hoạt

động

tín dụng

tuy đã cải

thiện

nhưng

vẫn

còn

chưa

thực

sự khoa học

và đồng

bộ,

chưa

phù hợp

với

môi trường

cạnh

tranh

của cơ chế thị trường. Thủ tục và điều kiện cho vay nhiều khi quá rườm rà, phức tạp khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản cho vay.

 Ba là: Quá trình tái cơ cấu các NHTMCP

Quá trình tái cơ cấu

các NHTMCP đã được

chỉ đạo

quyết

liệt

tuy nhiên

hiệu

quả còn chưa

cao, vẫn

còn một

số Ngân hàng hoạt

động yếu kém nợ xấu

tăng cao, sở hữu chéo gây ra những rủi ro tiềm ẩn. Cơ chế chính sách quản lý đưa

ra còn lỏng lẻo khiến cho một số cán bộ ngân hàng lách luật vi phạm các quy định

cho vay gây hậu quả lớn cho các cổ đông ngân hàng cũng như nhà nước, nhiều vụ án trong ngân hàng được phát hiện đưa ra khởi tố như tại Ngân hàng TMCP Đại

Dương,

Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu,

ngân hàng TMCP Xây dựng…

gây

thất thoát tài sản nhà nước và niềm tin của nhân dân.

 Bốn là: Vai trò hỗ trợ của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đối với các ngân hàng TMCPVN chưa thực sự hiệu quả

Trong tình trạng

cạnh

tranh gay gắt

như hiện

nay giữa

các ngân hàng

thương mại c ổ

p h ầ n

thì vai trò trung tâm thông tin tín dụng là rất

quan trọng

trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có quyết định cho vay hợp lý. Nhưng trên thực tế thì hiện nay dữ liệu của Trung tâm thông tin tín dụng chưa đầy đủ, chưa cập nhật được và xử lý kịp thời, các nội dung thông tin chỉ cho biết vay ở đâu, nhóm nợ như thế nào nhưng không nếu rõ nguyên nhân và bản chất của nhóm nợ xấu là gì. Có trường hợp, khách hàng vay có nhóm nợ xấu

nhưng không phân loại nợ theo qui định nên thông tin cung cấp cho Trung tâm tín

dụng vẫn ở trạng thái là nợ đủ tiêu chuẩn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cùng với số liệu được hệ thống hóa một cách đầy đủ và toàn diện, nội dung chương 2 “Thực trạng

chất lượng tín dụng của các NHTMCP Việt Nam”

sau.

đã làm sáng tỏ những vấn đề

Thứ nhất, luận án đã khái quát hóa được lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống NHTMCP Việt Nam. Với nội dung này, tác giả giúp người đọc có cái nhìn tổng quan có tính hệ thống về các NHTMCP. Đặc biệt, với số liệu thu thập và tổng hợp có tính tin cậy cao, chương 2 đã trình bày đặc điểm hoạt động của các

NHTMCP Việt Nam. Nội dung này sẽ tạo nền tảng cho những phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng của các NHTMCP giai đoạn 2014 ­ 2018

Thứ hai, luận án phân tích thực trạng CLTD dựa vào các chỉ tiêu đánh giá đã được phân tích ở Chương 1, và phân tích kết quả đánh giá của cán bộ tín dụng về

các nhân tố tác động đến CLTD của các NHTMCP Việt Nam từ đó đưa ra được hàm hồi quy như sau:

Chất lượng tín dụng = 0,296 Chiến lược và chính sách TD + 0,238 Tổ chức và quản trị điều hành + 0,223 Quản lý rủi ro tín dụng + 0,182 Kiểm soát nội bộ + 0,121 Cán bộ tín dụng + 0,11 Công nghệ thông tin

Thứ ba, với những phân tích có tính hệ thống về thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP ở chương 2. Nội dung 2.3 chuyển tải những kết luận của luận án về kết quả đạt được, những hạn chế về chất lượng tín dụng của ngân hàng trước yêu cầu an toàn hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế cũng như yêu cầu về sức mạnh tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, luận án đã phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những kết quả đạt được và hạn chế về chất lượng tín dụng các NHTMCP hiện nay.

Những kết quả nghiên cứu đạt được của luận án sẽ góp phần tạo nền tảng cho những giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

3.1 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đến năm 2030

3.1.1 Cơ hội và thách thức trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời đại công nghệ 4.0

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tài chính – ngân hàng là khu vực năng động nhất ở Việt Nam về lĩnh vực triển khai nghiên cứu và ứng dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Những tác động này thể hiện trên nhiều phương diện như: Mô hình tổ chức kinh doanh, cung cấp sản phẩm dịch vụ, lĩnh vực thanh toán, vấn đề an ninh an toàn bảo mật, yêu cầu công việc của cán bộ, nhân viên ngân hàng và cả những yếu tố liên quan đến khách hàng…

 Cuộc Cách mạng số mang đến cho ngành Ngân hàng rất nhiều cơ hội và lợi ích, cụ thể:

­ Hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao, thương mại với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham gia vào phần lớn các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn trên thế giới, sự hiện diện của CMCN 4.0 sẽ là cơ hội cho không chỉ các tổ chức tài chính – ngân hàng lớn mà toàn hệ thống có thể vươn ra khỏi lãnh thổ, mở rộng phạm vi hoạt động và tạo dựng thương hiệu quốc tế trong điều kiện sân chơi kinh doanh bình đẳng mang tính toàn cầu, có tính chuyên nghiệp cao. Điều này sẽ mở ra cơ hội lớn cho khu vực tài chính – ngân hàng bắt kịp trình độ thế giới, mở rộng thị trường, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Với công nghệ di động phát triển, các ngân hàng có thể khai thác tệp khách hàng mới, vốn là những người trước đây chưa sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thông qua các ứng dụng ngân hàng trên di động mà không cần tới chi nhánh. Công nghệ chính là cánh tay nối dài giúp các ngân hàng vươn xa và rộng hơn tới các khu vực chưa có chi nhánh, tới các khách hàng mới mà không cần phải bỏ ra nhiều chi phí để xây dựng các chi nhánh

­ Nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam đang tăng cao. Điều tra của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, có những ngân hàng dự kiến sẽ đầu tư 8% ­ 10% tổng chi phí hoạt động hằng năm cho công nghệ thông tin. Những tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghệ số và tiếp theo là cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư, tiếp cận thị trường quốc tế; cập nhật được trình độ quản trị điều hành và kinh doanh hiện đại; tiếp thu những mô hình ngân hàng số thông minh; đổi mới công nghệ nhờ việc ứng dụng hay chuyển giao công nghệ cao, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, phát huy tiềm năng to lớn về lĩnh vực tài chính – ngân hàng và có những thay đổi kịp thời với xu thế công nghệ mới khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và ký kết một loạt FTA, đặc biệt là FTA Việt Nam ­ Liên minh kinh tế Á ­ Âu, hay FTA Việt Nam ­ Hàn Quốc, FTA Việt Nam ­ Nhật Bản... Sự phát triển của công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 sẽ cho ra đời các công nghệ mới, giúp cho các ngân hàng tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí giao dịch.

­ Công nghệ

hiện đại giúp các ngân hàng không chỉ

đẩy mạnh được hoạt

động kinh doanh, giảm chi phí giao dịch mà còn tăng tính bảo mật, giao dịch minh bạch và an toàn hơn với những công nghệ mới trong thanh toán như sử dụng dấu vân tay thay thế cho thẻ thanh toán…

­ Việc xây dựng một xã hội không tiền mặt đang là cơ hội lớn để các ngân hàng đẩy mạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Nhu cầu thanh toán trực tuyến cũng tăng lên khi hoạt động thương mại điện tử phát triển, công nghệ vạn vật kết nối internet trở nên thông dụng hơn, và đây cũng là một cơ hội lớn để các ngân hàng mở rộng kinh doanh trong thời kỳ công nghiệp 4.0.

 Thách thức

­ Hệ thống ngân hàng truyền thống phức tạp đang là rào cản lớn nhất đối với sự thành công của ngân hàng số. Nếu không có những sự thay đổi về chiều sâu, các ngân hàng các thể bị tụt lại trong cuộc đua cung cấp các trải nghiệm số cho khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin lỗi thời với cấu trúc không linh hoạt và hoạt động nguyên khối cũng đang cản trở các ngân hàng phát triển lên ngân hàng số trong khi đó việc thay đổi hệ thống rất phức tạp, tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc.

­ Ngân sách đầu tư chiến lược cho các công nghệ mới bị hạn chế khi mà các ngân hàng Việt Nam hiện nay kinh doanh mới chủ yếu tập trung vào ngắn hạn. Đồng thời, do thiếu chiến lược và tầm nhìn về công nghệ số, hiểu biết hạn chế về số hóa và các tiềm năng của số hóa cũng đang hạn chế các ngân hàng đầu tư đúng mực vào việc hiện đại hóa hệ thống

­ Không chỉ gặp hạn chế ở hệ thống máy móc cũ, nhân sự có năng lực về công nghệ số hiện đại trong các ngân hàng Việt Nam còn yếu và mỏng, còn thiếu các nhân sự có khả năng nắm bắt và triển khai các công nghệ số hiện đại trên thế giới.

­ Với tốc độ phát triển của công nghệ số như hiện nay thì bảo mật cũng đang là vấn đề khiến các ngân hàng toàn cầu, trong đó có Việt Nam phải quan tâm rất nhiều khi trình độ của các tổ chức tấn công mạng, trình độ của tội phạm cũng cao hơn rất nhiều, cùng với đó là mức độ toàn cầu hóa cao mà cuộc CMCN 4.0 đem lại

thì việc tấn công các ngân hàng Việt Nam không còn chỉ gói gọn trong phạm vi

trong nước mà tại bất kỳ một quốc gia nào, tội phạm cũng có thể tấn công được các ngân hàng Việt Nam.

­ Sự cạnh tranh đến từ các công ty tài chính công nghệ, khi mà những Apple Pay hay Samsung Pay, ViettelPay đang lần lượt ra đời và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với các sản phẩm thanh toán của các ngân hàng truyền thống.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đánh giá được tầm quan trọng và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng số. Cơ quan này đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động của Ngành nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 16/CT­TTg

ngày 4/5/2017 của Thủ

tướng Chính phủ về

việc tăng cường năng lực tiếp cận

cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó, tập trung vào hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động thanh toán, hệ thống thanh toán, đảm bảo an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng; tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông

tin, hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia…Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà

nước nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động thanh toán, phát

triển hạ

tầng công nghệ

thông tin, an toàn, bảo mật, đẩy mạnh cải thiện môi

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chính phủ điện tử,

trong đó chú trọng tăng cường công tác truyền thông và nghiên cứu khoa học về ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành ngân hàng.

Trong xu thế mới, các ngân hàng trong nước đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành tựu của Cách mạng số trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Các ngân hàng đã tích cực đổi mới để thích ứng với

Cách mạng số. Cụ thể, các ngân hàng thương mại cổ phần như: TPBank với dịch

vụ ngân hàng tự

động LiveBank; VPbank với

ứng dụng ngân hàng số

Timo;

Vietcombank với không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab; Vietinbank với

Corebank thế hệ mới ­ hiệu suất cao, tích hợp đa dịch vụ nghiệp (EDW) hiện đại...

và kho dữ

liệu doanh

Tóm lại, cuộc Cách mạng số

đang lan tỏa

ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ,

ngành Ngân hàng Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy đó. Để

thích

ứng với

những thành tựu mới, tránh tụt hậu, các ngân hàng Việt Nam cần chủ động chuyển hướng nghiên cứu, đầu tư phát triển nhằm nắm bắt cơ hội, mở rộng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp đến các đối tượng khách hàng… Cần có sự thống nhất và quyết tâm đổi mới của toàn Ngành, sự phối kết hợp giữa các ngân hàng trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận, thích ứng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật của cuộc Cách mạng số.

3.1.2 Định hướng

nâng cao chất lượng

tín dụng

của

các ngân hàng thương

mại cổ phần Việt Nam đến năm 2030

3.1.2.1 Chiến lược chung của ngành ngân hàng định hướng đến năm 2030

a. Quan điểm

­ Về định hướng hoạt động ngân hàng nói chung và CLTD nói riêng trong thời gian tới là NHNN đưa ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ

động, kiểm soát lạm phát dưới 4% góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức 6,7%.

NHNN tiếp tục điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá phù hợp theo diễn biến của

thị trường. Tăng trưởng phải gắn liền với chất lượng tín dụng, chú trọng phát

triển đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực rủi ro nhiều như kinh doanh bất động sản, cho vay các dự án thủy điện nhỏ lẻ đặc biệt là các dự án BOT giao thông, phối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/11/2022