Bài Học Rút Ra Trong Công Tác Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Đối Với Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam



Thứ nhất, tách bạch và phân công rõ chức năng của các bộ phận và tuân thủ nghiêm ngặt các khâu trong quy trình giải quyết khoản vay. Điều này được thể hiện thông qua một số NH như Bangkok bank và Siam commercial bank hay liên hệ quy trình cho vay của Kasicom bank được tổng kết đúc rút ra như sau: Tiếp xúc KH (1)/Phân tích tín dụng (2)/ Thẩm định tín dụng (3)/ Đánh giá rủi ro (4)/ Quyết định cho vay (5)/ Thủ tục giấy tờ đánh giá, xem x t lại khoản vay (6).

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng cụ thể: Trước đây hệ thống NHTM Thái Lan chỉ quan tâm đến tài sản bảo đảm nợ vay mà không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng và hậu quả là nợ xấu có lúc lên đến 40% vào những năm 1997–1998. Tại sao có điều này là do một số NHTM đã không tuân thủ nghiêm ngặt đến nguyên tắc tín dụng trong quá trình xét duyệt cho vay. Điều này không phải là phổ biến mà luôn có nhiều ngân hàng không chỉ để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm rất nhiều đến thông tin khách hàng, uy tín trong quá trình quan hệ tín dụng trước đây, mục đích sử dụng vốn vay/ kế hoạch trả nợ vay/ nguồn trả nợ thay thế / khả năng kiểm soát/ năng lực quản lý điều hành…

Thứ ba, cho điểm khách hàng Siam City bank đã áp dụng việc cho điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với gói tín dụng bán lẽ và để xem xét cho vay đối với gói tín dụng doanh nghiệp, hạng tín dụng doanh nghiệp được xếp theo các hạng từ AAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) và đến D là nguy cơ vỡ nợ. Trong đó hạng có thể x t cho vay được từ AAA+, AAA, AAA–, A+, A–; BBB+, BBB, BBB– và các hạng còn lại là BB+, BB, BB–, C, D. Các hạng này được xếp theo S &P (Standard and poor) Trong hoạt động cho vay của mình Ksicom bank đã ứng dụng xếp loại tín dụng như là một công cụ quyết định tự động đối với các khoản cho vay tiêu dùng của mình (như thẻ tín dụng, cho vay cầm cố, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ). Ngân hàng đã sử dụng mẫu giao dịch hiện có về lịch sử pháp lý, lịch sử giao dịch, thanh toán và lịch sử khác để dự báo rủi ro, đồng thời ứng dụng chấm điểm khách hàng. Sử dụng các chương trình ứng tín dụng như: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, số dư tiền gửi [25]…



Thứ tư, tuân thủ quyền phán quyết tín dụng: Các NHTM quy đinh việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần. Phân quyền theo mức phán quyết của một người, một nhóm người hay của hội đồng ví dụ như: >50 triệu baht=> một người phán quyết; >100 triệu baht => phải là hai người phán quyết; từ 3 tỷ baht => phải do hội đồng phán quyết. Những khoản vay vượt hạn mức trên thì phải do một hội đồng thẩm định độc lập trước khi trình lên cấp trên có quyền phê duyệt khoản vay. Tại Siam City bank quyền phê duyệt khoản vay được phân cấp từ giám đốc đến HĐQT tại trụ sở chính tùy thuộc vào mức cho vay, điều kiện về tín dụng và tài sản đảm bảo. Ngân hàng sẽ áp dụng chính sách tập quyền trong phê duyệt tín dụng tại hội sở chính và thẩm quyền này thường thuộc về lãnh đạo cấp cao của ngân hàng. Hội đồng quản trị không giới hạn, tuy nhiên phải tuân thủ mức quy định cáo nhất do NHTW Thái Lan quy định cụ thể: Ban điều hành được phép phê duyệt 500 triệu baht; Chủ tịch và tổng giám đốc 200 triệu baht; Hội đồng tín dụng 200 triệu baht; Ban thường trực hội đồng tín dụng 100 triệu baht; Phó tổng giám đốc thường trực 30 triệu baht; Phó tổng giám đốc điều hành 20 triệu baht;

Phân quyền thẩm quyền cấp khu vực như sau: Trợ lý phó tổng giám đốc, giám đốc quận 20 triệu baht; Ban giám đốc chi nhánh 10 triệu baht.

Thẩm quyền lãnh đạo cấp thấp hơn: Phó tổng giám đốc cao cấp 2 triệu baht; Bộ phận phụ trách vùng 3 triệu baht; Phó tổng giám đốc 1 triệu baht.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Năm là Giám sát khoản vay: Sau khi cho vay thì ngân hàng rất coi trong việc kiểm tra, giám sát khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời để tránh tình hướng rủi ro có thể xảy ra.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Hàn Quốc

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - 6


Trong phạm vi luận án, tác giả phân tích kinh nghiệm về nâng cao CLTD của NHTM Hàn Quốc trên khía cạnh xử lý nợ xấu của NHTM Hàn Quốc.

Cuối năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc xảy ra, việc các ngân hàng Hàn Quốc thực hiện xử lý thành công một lượng lớn các khoản nợ xấu (NPLS) là yếu tố then chốt để chính phủ Hàn Quốc có thể bình ổn được thị



trường tài chính và là nền tảng cho những giải pháp cải cách kinh tế tiếp theo ở Hàn Quốc.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng, quá trình tự do hoá đã cho phép hệ thống tài chính có nhiều tự do hơn trong khi chưa có khung pháp lý hoàn thiện. Các ngân hàng nước ngoài ở Hàn Quốc vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để tài trợ cho các khoản vay dài hạn bằng nội tệ, một phần là tài trợ cho các khoản vay mới. Chính sự bất cân xứng về thời hạn và loại tiền tệ đã làm suy yếu hệ thống ngân hàng. Do đó, khi cuộc khủng hoảng xảy ra tại Thái Lan, nó ngay lập tức tác động đến nền kinh tế Hàn Quốc, ngân hàng và các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn.

Trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành các hoạt động can thiệp một cách nhanh chóng và toàn diện để ổn định thị trường và đã đạt được những thành công nhất định, góp phần giải quyết mối đe doạ nợ xấu và duy trì hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng.

* Các biện pháp xử lý nợ xấu đã được áp dụng


Thành lập công ty quản lý tài sản Kamco (Korean Asset Management Corporation – Kamco). Kể từ khi đi vào hoạt động công ty Kamco đóng vai trò rất quan trọng trong việc mua lại các khoản nợ xấu từ các tổ chức tài chính có vấn đề và bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, bằng việc ban hành rất nhiều luật có liên quan, chính phủ Hàn Quốc đã thành công trong việc giới thiệu kế hoạch chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản – một công cụ rất quan trọng mà hầu hết các đơn vị có nợ xấu, cả Kamco và các ngân hàng, đều sử dụng thường xuyên để xử lý các tài sản có vấn đề của mình. Hơn nữa, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã thành lập các cơ quan luật pháp khác để tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và ngành tài chính theo nguyên tắc thị trường như công ty tái cơ cấu doanh nghiệp. Mặc dù các cơ quan này không được thành lập với mục đích duy nhất là xử lý các khoản nợ xấu nhưng không thể phủ nhận rằng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nợ xấu tại các ngân hàng.

Để các chính sách và kế hoạch được thực hiện hiệu quả, chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra chính sách ưu đãi thuế quan trọng với những chủ thể trên thị



trường nợ xấu. Đồng thời cũng đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và rõ ràng. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải lập dự phòng mất vốn nhiều hơn cho các khoản nợ xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ hơn. Từ năm 2000, các tiêu chuẩn cảnh báo cũng được áp dụng tại các ngân hàng Hàn Quốc theo thông lệ quốc tế. Chính sách trích lập dự phòng mất vốn này có vai trò rất quan trọng thúc đẩy các ngân hàng nỗ lực giảm nợ xấu. Hơn nữa, việc chuyển đổi nợ thành vốn chủ cũng được sử dụng để giảm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

* Các giải pháp hỗ trợ

Ưu đãi thuế


Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, chính phủ đã ban hành những luật thuế đặc biệt – một số đã tỏ ra rất có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định.

(1) Giảm thuế trên thặng dư vốn


Thặng dư vốn thu đươc từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như Kamco hay KDIC (Korea Deposit Insurance Corporation) đều được giảm 50% thuế.

(2) Tính vào chi phí


Khi tổ chức tín dụng có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phòng mất vốn, tổ chức tín dụng được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòng định giá lại tài sản. Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của TCTD.

(3) Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán


Khi Kamco, KDIC hay tổ chức tài chính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổ chức lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễn giảm thuế

– Chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản


Chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản – ABS (Asset Backet Securities – ABS) kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở Hàn Quốc vào cuối năm 1997, kế hoạch chứng khoán hoá đã được thảo luận như là một phương tiện hữu



hiệu trong việc giải quyết các khoản nợ xấu vì nó sẽ giảm tài sản nợ của các tổ chức tài chính hoặc công ty.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank của Mỹ

Trong phạm vi luận án, tác giả phân tích kinh nghiệm về nâng cao CLTD của ngân hàng Citibank của Mỹ trên khía cạnh về quản lý rủi ro tín dụng theo mô hình:

Citibank được thành lập vào năm 1812 tại Mỹ, Citibank là một trong những NHTM hàng đầu trên thế giới. Với tổng tài sản khoảng 1.500 ty USD, với trên 3.400 chi nhánh và trụ sở ở 100 quốc gia trên thế giới. Citibank cung cấp việc làm cho khoảng 160.000 người trên toàn thế giới và cũng là tổ chức phát hành thẻ tín dụng ngân hàng lớn nhất thế giới. Citibank cũng là ngân hàng đầu tiên của Mỹ có mặt hoạt động tại Châu Á vào năm 1902. Hiện Citibank có khoảng 200 chi nhánh ở 21 quốc gia khu vực Châu Á.

Citibank đã thành công khi sử dụng kết hợp giữa mô hình quản trị RRTD bằng phương pháp định tính và định lượng trong đo lường RRTD. Hệ thống tín điểm tính dụng của Citibank có thể áp dụng cho tất cả các loại hình và phương thức cấp tín dụng cụ thể hệ thống thang điểm tín dụng từ 1 đến 10. Thang điểm 1 là tốt nhất tương ứng với mức AAA của S&P (cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's – S&P), khi khách hàng được xếp ở mức điểm này nghĩa là không có rủi ro. Thang điểm hạng 10 tương ứng với mức D của S&P có nghĩa là khách hàng thuộc nhóm bị nghi ngờ hoặc bị lỗ; Hạng từ 1 cho đến 4 thuộc nhóm khách hàng đáng để đầu tư; Hạng từ 5 đến 10 được khuyến cáo không nên đầu tư. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng của Citibank được đánh giá có nhiều ưu điểm như nhanh và chính xác trong việc đánh giá khách hàng. Citibank quản lý RRTD theo mô hình tập trung tại hội sở chính và chia làm 3 bộ phận chức năng:

+ Bộ phận tác nghiệp: cho vay, đối thoại trả lời các câu hỏi của KH, đánh giá sơ bộ các rủi ro

+ Bộ phận quản lý rủi ro: Đánh giá KH, x t duyệt và thông qua khoản vay.

Xây dựng mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.



+ Bộ phận quản lý nợ: Kiểm tra hồ sơ tín dụng, kiểm tra việc trả gốc – lãi, quản lý thời gian trả nợ, định giá lại tài sản thế chấp, xem xét lại trạng thái các khoản nợ.

– Hệ thống kiểm soát của Citibank có sự tham gia của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED (Federal Reserve System – FED), có thành lập bộ phận kiểm soát và khiểm soát nội bộ, sư tham gia của các cơ quan xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới như Moodys, S&P và sự kiểm tra giám sát của thị trường (Khách hàng).

1.3.2. Bài học rút ra trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam

Thứ nhất, Tách bạch và phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thực hiện tín dụng;

Thứ hai, Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng như thông tin khách hàng, uy tín trong quá trình quan hệ tín dụng trước đây, mục đích sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ vay, nguồn trả nợ thay thế, năng lực quản lý điều hành…

Thứ ba, Hoàn thiện khung pháp lý như quyền quyết định về thời gian, số lượng, giá cả và phương thức mua bán các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu giữa NHTM Việt Nam và các công ty, tổ chức có liên quan để tháo gỡ những vướng mắc trong việc giải quyết các khoản nợ xấu – nợ có vấn đề nhằm làm sạch bản cân đối kế toán, tạo điều kiện về thanh khoản và hơn hết là cải thiện được CLTD của NHTM Việt Nam;

Thứ tư, Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, phát triển mới các công cụ phòng ngừa RRTD song với việc xây dựng ý thức về quản trị RRTD trong NHTM Việt Nam;

Thứ năm, xây dựng ngân hàng dữ liệu về CLTD thông qua việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại trong phân tích, đánh giá – xử lý nghiệp vụ tín dụng.

Thứ sáu, nâng cao CLTD thông việc nâng cao tinh thần trách nhiệm trọng hoạt động quản trị điều hành.



Hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra RRTD từ các yếu tố bên trong NHTM như con người, quy trình, quy chế. Các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp.

Cuối cùng, với điều kiện về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ và năng lực hiện có NHTM Việt Nam có thể vận dụng mô hình quản trị rủi ro tập trung để có thể nâng cao chất lương tín dụng của mình cụ thể: “áp dụng mô hình quản lý RRTD tập trung tại một bộ phận ở hội sở chính. Trong đó, quyền quyết định về quản lý rủi ro khoản vay tập trung ở hội sở chính theo cơ chế chính sách kiểm soát bên trong ngân hàng và NHNN đóng vai trò là cơ quan chủ quản. NHNN và cơ quan kiểm toán cũng đóng vai trò giám sát bên ngoài (giám sát hoạt động)”. Thông qua mô hình này việc quản lý CLTD được tập trung tại hội sở chính. Hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống (các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch) đều chịu sự quản lý và giám sát từ hội sở thông qua việc cập nhật thông tin về hoạt động của đơn vị trực thuộc qua đó phân tích đo lường theo phương pháp định lượng và kết hợp sự kiểm tra kiểm soát kép.



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết cho toàn bộ luận án, những nội dung đã được giải quyết trong Chương 1 gồm có:

Thứ nhất: Tập hợp các lý luận căn bản nhất về rủi ro tín dụng tại NHTM: Khái niệm rủi ro tín dụng; Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của NHTM.

Thứ hai: Tập hợp các lý luận căn bản về CLTD của NHTM: Khái niệm CLTD của NHTM; Sự cần thiết phải nâng cao CLTD; các chỉ tiêu đánh giá CLTD của NHTM; Các nhân tố tác động đến CLTD của NHTM.

Thứ ba: Tập hợp các lý luận căn bản về nâng cao CLTD của NHTM: Các nguyên tắc của Ủy Ban Basel về đảm bảo nâng cao CLTD của NHTM; Một số nội dung chủ yếu đảm bảo CLTD tại NHTM.

Thứ tư: Những nội dung về nâng cao CLTD của một số NHTM nước ngoài và rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.

Trên đây là những nội dung lý thuyết ở Chương 1 của luận án và cũng là cơ sở để phân tích thực trạng CLTC của NHNo&PTNT Việt Nam ở Chương 2.



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM


2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Năm 1988, NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến nay 1992, ngân hàng đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam, viết tắt theo tiếng Anh là Agribank. NHNo&PTNT Việt Nam là NHTM hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988 với tên gọi đầu tiên là ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam và năm 2011 NHNo&PTNT Việt Nam đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà Nước làm chủ sở hữu, là DNNN hạng đặc biệt và là một trong 5 NHTM nhà nước của Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo Luật các TCTD và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam.

Bên cạnh việc đảm bảo hoạt động và phát triển đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của một NHTM, NHNo&PTNT Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự



nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 226/2003/QĐ/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN KIỂM SOÁT

BAN THƯ KÝ HĐTV

TỔNG GIÁM ĐÓC

UB QUẢN LÝ RỦI RO

KẾ TOÁN TRƯỞNG

CÁC PHÓ TỔNG GĐ

HT KTRA KIỂM SOÁT NỘI B

HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ

CN

NƯỚCNGOÀI

SỞ GIAODỊCH

CN LOẠI I, LOẠI II

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG TY CON

PHÒNG GIAO DỊCH

CHI NHÁNH LOẠI III

CHI NHÁNH

PHÒNG GIAO DỊCH

Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam [17]; Tổng hợp của tác giả

Hình 2.1: Tổng thể bộ máy quản lý điều hành NHNo&PTNT Việt Nam



2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

NHNo&PTNT Việt Nam luôn xác định nguồn vốn huy động là nền tảng để mở rộng kinh doanh, giai đoạn 2010 – 2014 NHNo&PTNT Việt Nam tập trung thực hiện chiến lược huy động vốn, trong đó quán triệt tinh thần huy động tự lực tối đa nguồn vốn trong nước theo phương châm “Đi vay để cho vay”. Tổng nguồn vỗn huy động tăng trưởng bình quân hàng năm.

Công tác huy động vốn luôn giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo vốn cho vay nền kinh tế và khả năng thanh khoản trong toàn hệ thống. Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 không ngừng tăng trưởng, góp phần đáp ứng nhu cầu cho vay để phát triển nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn huy động còn góp phần đáp ứng khả năng thanh khoản toàn hệ thống, nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ ngày càng cao.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: Tỷ đồng


800

700

634.505

690.191

600

500

400

300

200

100

0

557.028

474.941

506.316

2010

2011

2012

2013

2014

Nguồn: Báo cáo kết quả Đ D của NHNo&PTNT Việt Nam [17]


Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Việt Nam liên tục tăng qua các năm, đến hết năm 2014, đạt 690.191 tỷ đồng; trong đó vốn huy động từ thị trường I: huy động từ các tổ chức và dân cư chiếm khoảng 78,4% tổng nguồn vốn huy động, tăng 10,2% so với năm 2013. Nguồn vốn tăng mạnh vào năm 2013 so với



năm 2012 tăng 77.477 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 13,9%. Nguồn vốn năm năm 2011 tăng so với năm 2010 là 31.375 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 6,6%. Nguyên nhân là do năm 2011 có sự biến động mạnh về lãi suất huy động, các NHTM đua tranh nhau về lãi suất dẫn đến hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 474.941 tỷ đồng. NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện đa dạng các sản phẩm, hình thức huy động, giảm nguồn vốn không ổn định để qua đó chủ động trong quản lý và đảm bảo an toàn thanh khoản trong bối cảnh thị trường vốn biến động.

Biểu đồ 2.2: Thị phần huy động vốn các NHTM Việt Nam cuối năm 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %


Nguồn:Báo cáo kết quả Đ D của NHNo&PTNT Việt Nam [17] và nguồn tổng

hợp của tác giả


2.1.2.2. Về thanh toán quốc tế

Tổng thanh toán xuất nhập khẩu qua Agribank năm 2014 đạt 8.534 triệu USD, trong đó, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu đạt 3.687 triệu USD, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 4.847 triệu USD. Phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 300 tỷ đồng, chiếm 12,7% tổng thu phí dịch vụ của cả hệ thống.

Kể từ năm 2013, NHNo&PTNT Việt Nam triển khai chương trình hỗ trợ cho vay nhập khẩu nông sản từ Mỹ của ngân hàng Eximbank– Mỹ và Bộ Nông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2022