hàng nói riêng. Hoạt động của ngân hàng đ ã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ các ban, ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn, cho vay và việc thu hồi vốn của ngân hàng. Do đó việc triển khai công tác tín dụng của NH TMCP Đông Á chi nhánh Huế là một chiến lược đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội hiện nay trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
- Các ngành kinh tế luôn tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, quá trình hội nhập ngày càng sâu, cạnh tranh và hỗ trợ phát tiển luôn đi song song cùng với nhau.
- Công nghệ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh khác phát triển và phổ biến một cách rộng rãi..
- Tập quán lối sống sinh hoạt của người dân Huế có những nét khác biệt cụ thể là xu hướng dân cư tập trung tích lũy, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc huy động vốn nhằm phát triển hoạt động tín dụng.
3.2.2. Thách thức
- Tốc độ phát triển kinh tế ở Huế còn thấp hơn so với hai đầu đất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các đối thủ cạnh tranh mới liên tục xuất hiện, các đối thủ cạnh tranh trong khu vực không ngừng đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc quản lý hình ảnh của chi nhánh là một công việc khó khăn, phức tạp, đó là nhân tố chính của sự sống còn của mỗi ngân hàng.
- Đặc điểm của người dân xứ Huế là tương đối kín đáo, do đó việc tiếp cận khách hàng để tìm hiểu thông tin, lấy hồ sơ tiếp thị là tương đối khó khăn. Khách hàng có xu hướng ngày càng khó tính hơn và đòi hỏi được phục vụ tốt hơn.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngành ngân hàng.
3.2.3. Điểm mạnh
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á - chi nhánh Huế - 1
- Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á - chi nhánh Huế - 2
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Chi Nhánh Huế Giai Đoạn 2009-2011
- Đánh Giá Chất Lượng Tín Dụng Của Ngân Hàng Tmcp Đông Á Chi Nhánh Huế
- Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á - chi nhánh Huế - 6
- Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á - chi nhánh Huế - 7
Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.
- Về nhân sự: Đặc điểm nhân sự của DAB là đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ. Do đó phát huy được tính sáng tạo trong công tác phát triển chuyên môn nghề nghiệp.
- Về vị trí địa lý: Chi nhánh tọa lạc tại đường Lý Thường Kiệt (trục đường trung tâm thành phố) tác động tích cực đối với việc thu hút khách hàng và nhạn biết thương hiệu. trong cùng mạng lưới tại Huế có 2 phòng giao dịch ở bờ Bắc và bờ Nam thành phố nên có thể đáp ứng nhu cầu cho khách hàng và nâng ca o hình ảnh của DAB.
- Về kỹ năng quản lý: Đội ngũ nhân viên quản lý chi nhánh trẻ, có kinh nghiệm, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, thúc đẩy nhân viên phát triển.
- Về cơ sở vật chất thiết bị: so với các ngân hàng khác htif cơ sở vật chất của chi nhánh tương đối hiện đại.
3.2.4. Điểm yếu
- Về nhân sự: Đa số nhân viên trẻ, nên còn thiếu kinh nghiệm cọ xát thực tế. đội ngũ nhân sự vẫn còn thiếu hụt, đặc biệt hiện tại chi nhánh v ẫn chưa có Phó giám đốc, điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý.
- Chưa có trưởng phòng ban: KHDN, KHCN, Ngân quỹ.
- Kinh nghiệm quản lý cấp trung tương đối hạn chế về kinh nghiệm. vẫn còn tình trạng thực hiện quản lý chứ đúng quy trình quy định ở các bộ phận như Ngân quỹ, ATM.
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế
Xuất phát từ thực trạng của chi nhánh về tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh qua 3 năm với những mặt đạt được và chưa đạt được cùng với những khóa khăn, thuận lợi mà ngân hàng đã trải qua, cộng với một số mục tiêu, phương hướng ngân hàng đặt ra trong năm tới và cả một số đặc điểm tín dụng đối với khách hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nhằm mục đích nâng cao chất lượng tín dụng, góp phân nâng cao kết quả kinh doanh của chi nhánh thì ngân hàng có thể ấp dụng một số giải pháp sau:
3.3.1. Giải pháp tăng doanh số cho vay tại chi nhánh
- Xây dựng danh mục quản trị đầu tư linh hoạt, phù hợp
Để phát triển cho vay theo phương châm hiệu quả, an toàn thì chi nhánh phải định hướng được các đối tượng sẽ đầu tư, ngành nghề c ần phát triển, muốn làm được điều này đòi hỏi chi nhánh trước hết phải đánh giá và phân loại mức độ rủi ro hiện tại và tương lai của các đối tượng và ngành nghề mà mình đã đầu tư, xác định rõ đầu tư vào lĩnh vự nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. chẳng hạn ở thời điểm hiện tại cho vay vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Tiêp đó, chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để nắm bắt kịp thời các chính sách chủ trương đầu tư của tỉnh,
của cả nước, từ đó quyết định đầu tư vào đâu cho hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất.
Hiện nay du lịch đang là thế mạnh của tỉnh và đang được quan tâm đầu tư. Vì thế chi nhánh nên chú trọng hơn nữa để nhanh chóng tiếp cận, mạnh dạn đầu tư vốn bên cạnh thế mạnh truyền thống của ngân hàng là tài trợ ngoại thương.
- Chủ động đánh giá và lựa chọn cho mình thị trường cho vay mục tiêu
Chi nhánh tìm kiếm và lựa chọn cho mình loại hình khách hàng chiến lược để phục vụ, theo đó chi nhánh nên tập trung đầu tư vào các khách hàng ngoài q uốc doanh, tư nhân cá thể do nhóm khách hàng này ít rủi ro hơn và mang tính chất phân tán.
-Đẩy mạnh công tác marketing ngân hàng: Tăng cường quảng cáo các “sản phẩm” của ngân hàng thong qua các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí, sách báo hay tài trợ cho một số hoạt động văn hóa của tỉnh nhằm quảng bá hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt trong thời gian diễn ra các chương trình Festival, ngân hàng nên tận dụng cơ hội này để quảng bá thêm các dịch vụ hay sản phẩm mới của ngân hàng. Bên cạnh đó, định kì phải mở hội nghị khách hàng hoặc phát thư góp ý cho khách hàng để từ đó ngân hàng có thể khắc phục sai sót đồng thời phát huy những mặt mạnh của mình. Thường xuyên khuyến khích khách hàng bằng các hình thức khuyến mãi như tặng vật phẩm, ưu đãi về lãi suất, về hạn mức tín dụng đối với khách hàng lớn có quan hệ giao dịch thường xuyên và có uy tín trong việc thanh toán nợ đối với ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đối với nhân viên tín dụng :
-Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và luật pháp để nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng. Ngoài ra Chi nhánh cần tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài công tác.
-Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh sự tụt hậu trước những thay đổi của nền kinh tế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng. Tổ chức thi tay nghề hàng năm và có khen thưởng hợp lý để khuyế n khích những cán bộ tín dụng giỏi, có nhiều cống hiến.
-Rèn luyện cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo. Cán bộ tín dụng phải có khả năng giao tiếp với khách hàng, cần có tính tập thể, có kỷ luật và tinh thần sáng tạo. Cán bộ tín dụng phải có khả năng tiếp thị để thu hút khách hàng, phải có năng lực điều tra thu thập, liên kết, xử lý và tổng hợp thông tin.
- Phát triển sản phẩm tín dụng ngày một đa dạng hơn
- Mở rộng cho vay cầm cố chứng từ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu…
- Mở rộng các sản phẩm cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là những khách hàng ngoài tiềm năng
- Khai thác dịch vụ bảo hiểm nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm và
tăng thu dịch vụ cho ngân hàng.
- Nâng cao uy tín, thương hiệu của Chi nhánh
- Sử dụng quan hệ công chúng làm vai trò chính trong xây dựng thương hiệu đã, đang là xu hướng mới tạo nên sự khác biệt trong thương hiệu của ngân hàng, bằng cách tài trợ một chương trình đặc sắc, hấp dẫn hoặc những hoạt động mang tính cộng đồng cao song bắt buộc phải có sự sáng tạo lồng ghép hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng trong chương trình sẽ tạo nên sự thu hút đặc biệt giới truyền thông, báo chí.
- Ngân hàng có thể xây dựng các bản tin giới thiệu về lịch sử hình thành, về thế mạnh, về các sản phẩm mà Chi nhánh đang cung cấp trên các phương tiện truyền thông tại địa phương
- Ngân hàng cũng nên thành lập website riêng và liên kết với các website khác để cho mọi người có thể nắm bắt được các thông tin và một số h ình ảnh hoạt động của Chi nhánh.
- Vào các ngày lễ lớn Ngân hàng có thể tổ chức các buổi họp mặt với khách hàng, trước hết là đối với những khách hàng đang có mối quan hệ với Chi nhánh sau đó là các đối tượng nằm trong mục tiêu. Kết thúc buổi gặp có thể có những món quà nhỏ in biểu tượng của Chi nhánh như những chiếc áo, chiếc mũ...Tặng các tờ lịch in hình ảnh của Chi nhánh để tặng cho các khách hàng vào dịp Tết Nguyên Đán, vào các ngày kỷ niệm thành lập của các doanh nghiệp thì ngân hàng nên cử nhân viên đến tặng quà chúc mừng để tạo mối quan hệ ngày càng khăng khít và tạo được uy tín, niềm tin trong lòng khách hàng.
- Ngân hàng nên đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác nhau như: tổ chức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu quay số dự thưởng với phần thưởng hấp dẫn như ô tô, các chuyến du lịch, xe máy, tủ lạnh…Phát động các đợt huy động vốn hấp dẫn như: chương trình tiết kiệm rút thẻ trúng thưởng “Tài lộc đầu xuân”, đợt huy động vốn tiết kiệm “ Chào mừng ngày thành lập của Chi nhánh”.
3.3.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro hoạt động cho vay
Cần có sự tăng cường kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng trước, trong và sau khi cho vay. Giải pháp này giúp ngân hàng phát triển và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn lãng phí, sai mục đích của người vay vốn. Ngoài ra, còn giúp ngân hàng có thể phát hiện ra những khiếm khuyết, vi phạm nguyên tắc trong cho vay giúp ngân hàng đối chiếu những khoản nợ vào các thời điểm để phát hiện sai phạm.
- Kiểm tra trước khi cho vay: Đối với các món vay thì trước hết cán bộ tín dụng phải tuân thủ ngiêm ngặt các quy định cho vay, mục đích của việc vay vốn, khả năng thanh toán như thế nào để làm cơ sở cho việc quyết định cho vay.
- Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng vay, mức vay và thời hạn xin vay. Sự hợp lý, hợp lệ của các giấy tờ…
- Kiểm tra sau khi cho vay: sau khi cho vay thì cán bộ tín dụng phải kiểm định quá trình sử dụng vốn và khả năng thanh toán các khoản nợ gốc và lãi có đúng thời hạn hay không? Từ đó có các biện pháp thu hồi nợ đảm bảo hiệu quả của đồng vốn cho vay.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phát triển kinh tế năng động và bền vững là nhiệm vụ quan trọng mà đảng và nhân dân ta đang hướng đến. để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hienj đại hóa đất nước đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư. Vì vậy hoạt động cho vay của các ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, tạo điều kiện vững chắc cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển. đồng ht[ì cho vay cũng là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM vì nó mang lại doanh thu lớn nhất. song cho vay cũng chứa đựng nhiều yếu rố rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng.
Trong những năm qua, DAB Huế đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. để có được những thành tích vừa qua, bên cạnh những thuận lợi của tình hình phát triển kinh tế đất nước, còn có sự đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, nhất là các cán bộ tín dụng.
Việc nghiên cứu các giả pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng. đây là m ột vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và lien quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, cả vi mô và vĩ mô.
Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cho vay, mà trước hết là ở DAB Huế, nội dung của đề tài đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
- Nêu một số cơ sở lý luận về hoạt động cho vay nói chung, hiệu quả hoạt động tín dụng, ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động tín dụng tới sự tồn tài và phát triển của ngân hàng, từ đó khẳng định yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
- Phân tích hoạt động kinh doanh của DAB Huế về sự hình thành, lĩnh vực hoạt động, kết quả kinh doanh qua 3 năm 2009 -2011.
- Phân tích đánh giá hoạt động tín dụng từ đó phát hiện những ưu -nhược
điểm của hoạt động này nhằm đề ra những giải pháp phát huy, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đồng thời khắc phục những mặt còn yếu kém. Đồng thời đề tài cũng nêu ra một số kiến nghị đối với các cấp chính quyền, với các cấp ngân
hàng thực thi các biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ tích cực cho các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
- Từ các kết quả phân tích ở trên, có thể thấy đc những mặt tốt và chưa tốt để từ đó đưa ra những giải pháp cho phù hợp. cụ thể, ngân hàng có thể tiến hành những biện pháp:
- Xây dựng danh mục quản trị đầu tư linh hoạt, phù hợp
- Chủ động đánh giá và lựa chọn cho mình thị trường cho vay mục tiêu
- Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đối với nhân viên tín dụng
- Phát triển sản phẩm tín dụng ngày một đa dạng hơn
- Nâng cáo uy tín và thương thương trong tâm trí khách hàng
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng trước, trong và sau khi cho vay
2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhà nước
- Ban hành hoặc chỉnh sửa các chính sách, quy định sao cho phù hợp với các tính năng của hệ thống công nghệ ngân hàng nhất là trong quá trình cấp tín dụng.
- Cơ chế, chính sách của nhà nước phải được đổi mới theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro.
- Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh gi á về hiệu quả
kinh tế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngành ngân hàng thẩm định, đánh giá khách hàng, chu trình đầu tư một cách thích đáng.
2.2. Đối với chính quyền địa phương
- Các ban ngành chức năng địa phương cần tạo điều kiện hỗ trợ ngâ n hàng thu hồi nợ, nếu có xẩy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng. Luật các TCTD là các hành lang pháp lý cao nhất buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ, đồng thời bảo về quyền lợi chính đáng của các TCTD theo đúng pháp luật.
- Nhanh chóng hoàn thiện việc cấp sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu
và các tài sản gắn liền với đất cho người dân để tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong giao dịch, cầm cố tín dụng với Chi nhánh ngân hàng.
- Giảm bớt các thủ tục rườm rà, thực hiện cơ chế một cửa, một dấu khi
người dân đến các cơ quan hành chính địa phương xin công chứng.
2.3. Đối với hội sở NHTMCP Đông Á
- Đẩy mạnh tốc độ phát triển các dịch vụ ngân hàng, ứng dụng các công nghệ hiện đại hoá vào lĩnh vực thanh toán, thẻ, homebank…và phổ biến rộng rãi cho các chi nhánh bên dưới.
- Hoàn thiện các quy định trong lĩnh vực giao dịch nhất là giao dịch đảm bảo.
- Xây dựng thang đo lường cho hệ thống ngân hàng dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh.
- Cho phép chi nhánh tự chủ hơn nữa trong hoạt động tìm kiếm khách hàng.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc thi nhân viên giỏi trong toàn ngành để tạo cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Tổ chức các lớp tập huấn nhân viên cho các chi nhánh, cử nhận viên xuống các Chi nhánh để xem xét, hướng dẫn cụ thể khi có các sản phẩm dịch vụ mới.
2.4. Đối với Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Huế
Để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của chi nhánh, phát triển chi nhánh theo đúng mục tiêu, định hướng mà cấp trên và chính bản thân đơn vị đặt ra, tôi kiến nghị một số vấn đề cơ bản sau:
- Nâng cao năng lực quản trị điều hành và hiệu quả hoạt động để tăng khả năng sinh lời; xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ tồn đọng nhằm nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh.
- Cần thành lập bộ phận chuyên trách về marketing trong mô hình tổ chức nhằm thực hiện tốt công tác quản trị quan hệ khách hàng để giữ vững và thu hút khách hàng. Đây là vấn đề sống còn trong cạnh tranh của các NHTM.
- Cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, chủ động phát triển sản phẩm mới. Muốn vậy, Chi nhánh cần chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tăng cường công tác đào tạo kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, thái độ phục vụ cho đội ngũ nhân viên của mình, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại, hoàn thiện chiến lược khách hàng, chú trọng và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Tổ chức xét, phân loại khách hàng, xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, chọn lựa giao dịch với khách hàng có uy tín, hiệu quả kinh doanh cao.
- Tích cực thu hồi nợ còn tồn đọng làm giảm bớt áp lực tăng thu, bù chi.
- Tăng cường công tác tuyên truyền và quảng bà sản phẩm, hình ảnh của Chi nhánh ngân hàng để khuyến khích sự tiếp cận và sử dụng DVTD của các cá nhân, hộ gia đ ình, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế…Mở rộng các đối tượng cho vay để phân tán độ rủi ro.
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu 4
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 5
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại 5
1.1.2. Các chức năng của NHTM 6
1.1.2.1. Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng 6
1.1.2.2. Ngân hàng thương mại với chức năng tạo tiền 6
1.1.3. Các hoạt động cơ bản của NHTM 7
1.1.3.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản nợ - nguồn vốn) 7
1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn (Tài sản có - Tài sản) 9
1.1.4. Hoạt động tín dụng 11
1.1.4.1. Khái niệm tín dụng. 11
1.1.4.2. Nội dung của tín dụng ngân hàng 13
1.1.4.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng 15
1.1.5. Chất lượng tín dụng 16
1.1.5.1. Khái niệm chất lượng tín dụng 16
1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 16
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 18
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NG ÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH HUẾ 20
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Á Việt Nam và chi nhánh Huế ... 20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Á Việt Nam và chi nhánh Huế 20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đông Á chi nhánh Huế 21
2.1.3 Tình hình lao động của Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Huế 23
2.1.4. Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh giai đoạn 2009 -2011 24
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Huế giai đoạn 2009 -2011... 28
2.2. Phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế ... 30
2.2.1. Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng tại ngân hàng 30
2.2.2. Quy trình tín dụng tại ngân hàng 32
2.2.3. Tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2009 -1011 35
2.2.3.1. Khái quát hoạt động huy động và cho vay tại ngân hàng qua 3 năm 2009-2011 35
2.2.3.2. Phân tích tình hình cho vay theo kì hạn 36
2.2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế 42
2.2.4.1. Nợ xấu/Tổng dư nợ 43
2.2.4.2. Hiệu suất sử dụng vốn 44
2.2.4.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 45
2.2.4.4. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng 46
2.2.4.5. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng 47
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á - CHI NHÁNH HUẾ 49
3.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới 49
3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Á chi
nhánh Huế 49
3.2.1. Cơ hội 49
3.2.2. Thách thức 50
3.2.3. Điểm mạnh 50
3.2.4. Điểm yếu 51
3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP
Đông Á chi nhánh Huế 51
3.3.1. Giải pháp tăn g doanh số cho vay tại chi nhánh 51
3.3.2. Giải pháp giảm thiểu rủi ro hoạt động cho vay 54
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
1. Kết luận 55
2. Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC