- Về doanh số cho vay
Những năm qua ngoài việc mở rộng cho vay với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, DAB Huế còn áp dụng nhiều hình thức cho vay như ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và loại kì hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn. Việc phân loại này giúp chúng ta dễ dàng so sánh giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay. Điều này xác định mức độ an toàn của hoạt động tín dụng, là cơ sở để đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng là tốt hay xấu.
Triệu đồng
Hình 2: Doanh số cho vay theo kỳ hạn của DAB qua 3 năm 2009-2011
Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh số cho vay đối với khách hàng tại chi nhánh đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng đi lên. Cụ thể là trong năm 2009, doanh số cho vay đạt 112.653,45 triệu đồng thì đến năm 2010 doanh số cho vay đã lên đến 132.107,23 triệu đồng. So với năm 2009 thì doanh số cho vay của chi nhánh đã tăng lên 19.453,78 triệu đồng, tương ứng tăng 17,27 %; và sang năm 2011 thì doanh số cho vay đạt 163.956,73 triệu đồng, tương ứng tăng 24,1
% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ngân hàng không ngừng gia tăng các hình thức khuyến mãi, các chương trình dự thưởng hấp dẫn, hỗ trợ lãi suất do đó đã đạt được những kết quả như trên.
Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trên 80% trong tổng doanh số cho vay qua các năm. Cụ thể trong năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn là 103.641,174 triệu đồng, chiếm 92 %, thì đến năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn là 126.356,23 triệu đồng, chiếm 95,6%. Điều này có nghĩa là so với năm 2009 thì doanh số cho vay ngắn hạn đã tăng lên 22.714,49 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 21,92% và năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 146.815,63 triệu đồng, tăng 20.459,4 triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng là 16,19%. Trong khi đó doanh số cho vay trung, dài hạn lại chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Đây là kết quả của sự nỗ lực của các nhân viên tín dụng trong việc đẩy mạnh cho vay n gắn hạn để giảm thiểu rủi ro do các kh oản vay trung, dài hạn gây ra. Nếu cho vay trong thời gian ngắn thì biến động về kinh tế, thị trường, chính sách...xảy ra sẽ ít hơn so với thời gian dài; do đó khi cung cấp các khoản vay ngắn hạn ngân hàng có thể dự kiến, kiểm soát khoản cho vay của mình dễ dàng hơn so với việc dự k iến , kiểm soát tín dụng trung, dài hạn. đồng thời quy mô các khoản vay ngắn hạn thường nhỏ hơn rất nhiều so với trung, dài hạn do đó thời gian ngân hàng thu vốn sẽ nhanh hơn, số vòng quay của vốn sẽ nhiều hơn. Và thường nếu xả y ra tổn thất thì với các khoản vay ngắn hạn ngân hàng sẽ chịu tổn thất ít hơn so với các khoản vay trung, dài hạn.
Bên cạnh đó có thể thấy rằng nhu cầu vốn trong hoạt động thương mại và dich vụ, bổ sung vốn lưu động trong hoạt động sản xuát kinh doanh ngày càng tăng, quy mô thị trường mở rộng, dân nhập cư đông đúc và tăng qua các thời kỳ. Mọi người đều có những nhu cầu riêng cho cuộc sống, đi kèm với sự gia tăng số lượng hàng hóa, dịch vụ xã hội cung cấp, đây cũng chính là lý do khiến các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao qua các năm.
Cùng với khoản vay ngắn hạn, lượng vốn trung, dài hạn cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể, năm 2009 đạt triệu 9.012,276 triệu đồng chiếm 8% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2010 tỷ lệ nà y đạt 5.751 triệu đồng chiếm 4,4 % và sang năm 2011 đạt 17.141,1 triệu đồng chiếm 10,5 %. So với năm 2009, lượng vốn vay trung-dài hạn có sự giảm sút. Nguyên nhân là do giai đoạn này ngân hàng chủ yếu tập trung vào các gói vay ngắn hạn; bên cạnh đó tình hình kinh tế chung của toàn ngành năm 2010 gặp nhiều khó khăn do chủ t rương thắt chặt chính sách
của nhà nước, lãi suất cơ bản tăng khiến cho các doanh nghiệp muốn đầu tư dài hạn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, từ đó ảnh hưởng tới doanh số cho vay trung-dài hạn của ngân hàng.
- Về doanh số thu nợ
Cùng với việc nâng cao doanh số cho vay phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất là công tác thu hồi nợ. Việc cho vay và thu hồi nợ là 2 mặt của quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, có liên quan với nhau, vì nếu công tác thu nợ tốt, đảm bảo tính an toàn của đồng vốn sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển vốn, tăng số vòng quay tạo ra giá trị thặng dư lớn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Triệu đồng
Hình 3: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn của DAB qua 3 năm 2009-2011
Từ hình 3 ta thấy doanh số thu nợ có sự thay đổi khác biệt qua các năm. Nếu trong năm 2009, doanh số thu nợ là 108.415,8 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 100.783,31 triệu đồng, còn trung dài hạn chỉ thu được 7.632,49 triệu đồng thì đến năm 2010 doanh số thu nợ là 165.743,47 triệu đồng, trong đó t hu nợ ngắn hạn đạt 154.075,1 triệu đồng, trung dài hạn đạt 11.668,37 triệu đồng. So với năm 2009 thì tổng doanh số thu nợ khách hàng tăng 57.327,67 triệu đồng hay nói cách khác so với năm 2009 thì doanh số thu nợ tăng 52,88%. Và bước sang năm 2011 doanh số thu nợ đạt 144.986,67 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn là
133.285,01 triệu đồng chiếm 92 %, % còn lại là thuộc về doanh số thu nợ trung- dài hạn với mức thu nợ đạt 11.701,66 triệu đồng. Như vậy so với năm 2010 thì doanh số thu nợ năm 2011 giảm 20.756,8 triệu đồng tức là giảm 12,52%. Đây là một kết quả không mấy khả quan của ngân hàng.
Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong năm 2011 có một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên cống tác trả nợ vay cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhân viên chưa thực sự làm tốt công tác thu nợ từ phía khách hàng dẫn đến doanh số thu nợ thấp hơn so với năm trước .
- Dư nợ
Song song với sự tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ, tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng giảm. Dư nợ là chỉ tiêu thời kỳ, thường k éo dài trong nhiều năm, phản ánh số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng mà chưa thu về được. đây là chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh quy mô lượng vốn sử dụng, phản ánh sự kết hợp của hai chỉ tiêu là doanh số thu nợ và doanh số cho vay.
Triệu đồng
Hình 4: Dư nợ theo kỳ hạn của DAB qua 3 năm 2009-2011
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy dư nợ có biến động tích cực qua các năm. Nếu năm 2009 dư nợ cho vay là 121.719,36 triệu đồng, sang năm 2010 giảm còn 88.083,12 triệu đồ ng, giảm 27,63% so với năm 2009. Năm
2011 dư nợ cho vay là 107.154,02 triệu đồng, tăng 21,65% so với năm 2010. Nhìn chung dư nợ có sự tăng giảm không đều qua các năm. Điều này phản ánh công tác thu hồi nợ có hiệu quả của chi nhánh, đồng thời nh ận thấy hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng của chi nhánh.
Nếu xét dư nợ trên phương diện dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung -dài hạn thì ta có thể quan sát các chỉ tiêu trên biểu đồ cơ cấu dư nợ theo kì hạn. Qua biểu đồ, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung -dài hạn. Cụ thể trong năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 98.372,79 triệu đồng chiếm 80,8%, trong khi đó dư nợ trung-dài hạn đạt 23.364,7 triệu đồng chiếm 19,2% trong tổng dư nợ. Năm 2010 tình hình dư nợ ngắn hạn và trung -dài hạn có sự giảm sút; trong năm 2010, dư nợ ngắn hạn đạt 70.653,92 triệu đồng, chiếm 80,2% trong tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn đạt 84.257,5triệu đồng, chiếm 78,63% , tăng 19,25% so với năm 2010.
2.2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế
Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh
chính của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Trong phần trên như đã phân tích thì cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có những diễn biến tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệ u quả của hoạt động tín dụng thì chúng ta phải dựa vào các chỉ tiêu tài chính như: hiệu suất sử dụng vốn, mức độ rủi ro tín dụng,… Trước khi đi vào phần đánh giá chúng ta quan sát bảng số liệu sau:
Bảng 6 : Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng Đông Á Huế qua 3 năm 2009-2011
ĐVT | 2009 | 2010 | 2011 | |
1. Nợ xấu/Tổng dư nợ | % | 1,9 | 3,6 | 2,4 |
2. Hiêu suất sử dụng vốn | lần | 0,7 | 0,68 | 0,63 |
3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng | % | 0,67 | 1,32 | 1,45 |
4. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng | % | 34,62 | 36,15 | 60,2 |
5. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng | % | 96,06 | 96,6 | 96,94 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á - chi nhánh Huế - 1
- Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á - chi nhánh Huế - 2
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Chi Nhánh Huế Giai Đoạn 2009-2011
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Đông Á Chi Nhánh Huế
- Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á - chi nhánh Huế - 6
- Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á - chi nhánh Huế - 7
Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng tín dụng – NHTMCP Đông Á Huế)
2.2.4.1. Nợ xấu/Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, nó còn đo l ường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao.
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiên này tăng giảm không đều qua các năm . Tình hình như sau: năm 2009 chỉ tiêu này là 1,9%, năm 2010 chỉ tiêu này là 3,6%, tăng lên 1,7 điểm phần trăm (tăng 35,67%) so với năm 2009. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 tương đối cao là do tình hình tài chính, lạm phát, kinh tế của nước ta gặp khó khăn nên các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng k hông thể trả được nợ đúng hạn. Hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á trong năm 2010 chịu nhiều tác động bất lợi của tình h ình kinh tế trong và ngoài nước. Nền kinh tế Việt Nam năm 2010 dù đã sớm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn còn gặp nhiều thách thức và hậu quả của nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. Nhưng đến năm 2011 tình hình đã bắt đầu ổn định lại do chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước làm giảm lạm phát và chính sách kích cầu của chính phủ giúp các doanh nghiệp vay vốn nên tỷ lệ nợ xấu trong năm 2009 của ngân hàng chỉ còn 2,4% đã giảm đến 0,8 điểm phần trăm (giảm 19,2%) so với năm 2010.
Nhìn chung chỉ tiêu này thấp dưới 5%, có được điều này là do ngân hàng có sự nỗ lực trong công việc từ ban giám đốc cho đến các nhân viên. Từ kết quả này có thể khẳng định công tác tín dụng tại ngân hàng Đông Á là có hiệu quả, luôn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng.
Hình 5: Tình hình nợ xấu/tổng dư nợ của DAB Huế qua 3 năm 2009-2011
2.2.4.2. Hiệu suất sử dụng vốn
Chỉ tiêu này cho thấy khả năn g sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì không có sự cân đối giữa việc huy động vốn với việc cho vay. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ này có xu hướng giảm dần theo hàng năm, nhận xét thấy tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng ở mức tương đối được thể hiện ở tỉ lệ tham gia vốn huy động vào tổng d ư nợ. Năm 2009 cứ bình quân 0,7 đồng cho vay có 1 đồng vốn huy động, năm 20 10 tỉ lệ này thấp hơn cứ 0,68 đồng cho vay có từ 1 đồng vốn huy động, và đến năm 20 11 cứ 0,63 đồng cho vay thì có 1 đồng vốn huy động. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên hoạt động cho vay lại không mang lại hiệu quả cao khi tổng dư nợ năm 2010 giảm trong khi tổng vốn huy động lại tăng mạnh. Điều này chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng chứ được sử dụng một cách linh hoạt, liên tục, có hiệu quả hay nói cách khác là vốn vị ứ đọng .
Trong năm 2010 chính phủ chủ trương thắt chạt chính sách, dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp. những biện pháp cải thiện sau đó của NHNN giúp nền kinh tế nói chung vè hệ thống ngân hàng nói riêng ổn định trở lại, lãi suất cho vay giảm dần. tuy nhiên đến những tháng cuối năm, NHNN lại thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất cơ bản lên khiến mặt bang lãi suất trên thị trường bị đẩy lên cao hơn, càng làm cho hoạt động của ngàh ngân hàng thêm khó khăn. Bên cạnh đó, th ông tư 13 và 19 vẫn giữ nguyên thời hạn áp dụng từ ngày 1/10/2010 với những chỉ tiêu an toàn vốn cao hơn càng khiến hoạt động của ngành ngân hàng thêm khó khăn. Các ngân hàng buộc phải hạn chế tín dụng nhưng vẫn phải đây mạnh hoạt động huy động vốn. trong những tháng cuối năm, cuộc chạy đua lãi suất diễn ra rất gay gắt th ông qua các chương trình chuyến mãi giữa các ngân hàng với nhau; tuy đã có sự can thiệp của nhà nước nhưng vẫn ở mức cao và đã xuất hiện hiện tượng hai lãi suất. Đây chính là gánh nặng lớn nhất đối với doanh nghiệp trong năm 2010.
Hình 6: Hiệu suất sử dụng vốn của DAB Huế qua 3 năm 2009-2011
2.2.4.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng tổn thất có thể xảy ra khi khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh tỷ lệ khoản tiền được trích lập. Nhìn
phòng vẫn tăng nhưng tăng ít hơn so với năm 2010 , chiếm 1,45% (chỉ tăng 0,13 điểm %) do dư nợ của ngân hàng tăng lên đáng kể khoảng 21,65%. Tỷ lệ này tăng ít thể hiện xu hướng tốt cho ngân hàng giúp ngân hàng tăng lợi nhuận khi số tiền trích lập trên tổng dư nợ giảm xuống.
chung qua 3 năm ta thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng biến động không ổn định. Năm 2009 chiếm tỷ lệ 0,67% nhưng đến năm 20 10 tỷ lệ này đã tăng lên đến 1,32%. Tỷ lệ này tăng lên đồng nghĩa với tình hình nợ xấu ngày càng gia tăng nên số tiền phải trích lập ngày càng lớn. Nguyên nhân là do năm 2010 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dẫn đến không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Các nhóm nợ này sẽ chuyển xuống nhóm nợ tiếp theo nên việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ tăng lên. Năm 20 11 tỷ lệ dự
Hình 7: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của DAB Huế qua 3 năm 2009-2011
2.2.4.4. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung ta thấy khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng có xu hướng tăng lên qua từng năm. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều k hông tốt cho ngân hàng. Năm 2009 là 34,62% . Sang đến năm 2010 chỉ số này là 36,15% nguyên nhân là
và tạo lòng tin đối với khách hàng của mình rằng ngân hàng luôn có khả năng bù
đắp khi rủi ro tín dụng xảy ra.
Hình 8: Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của DAB Huế
qua 3 năm 2009-2011
do nợ xấu của ngân hàng tăng lên ( tăng 35,67% so với năm 2009), và mức dự phòng rủi ro được trích lập cũng t ăng lên, tăng 341,6 triệu đồng (tăng 42,64% so với năm 2009). Đến năm 2011 khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tăng lên 60,2% do ngân hàng tăng dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi đó nợ xấu đã giảm đi nhiều. Chỉ số này cao sẽ làm cho người gửi tiền cảm thấy yê n tâm khi giao dịch với ngân hàng vì ngân hàng luôn có khoản phòng ngừa tốt khi tình trạng nợ xấu xảy ra. Việc tạo chỉ số này ở mức an toàn giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro
2.2.4.5. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng
Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm trên 90% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng duy trì một tỷ lệ nợ xấu thấp mà không sinh lợi thì hoạt động tín
dụng cũng không còn ý nghĩa. Do đó, để hoạt động tín dụng có chất lượng thì ngân hàng có kế hoạch cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận.
Tóm lại, qua các chỉ tiêu trên có thể kết luận rằng hoạt động tín dụ ng của ngân hàng trong những năm qua có xu hướng ngày càng hiệu quả. Mặc dù gặp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác, nhưng vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng liên tục qua các năm, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, tỷ lệ xấu giảm xuống thấp. Với kết quả trên sẽ làm nền tảng và định hướng cho hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới ngày càng tốt hơn góp phần làm tăng uy tín ngân hàng.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á - CHI NHÁNH HUẾ
3.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới
Với mục tiêu trở thành ngân hàng phát triển toàn diện, hoạt động đa năng,
kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “ Phát triển - Bền vững”. Trong bối cảnh nền kinh tế việt nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đang hội nhập và phát triển thì chi nhánh ngân hàng TMCP Đông Á Huế đã xây dựng cho mình chiến lược phát triển trong năm 2012 như sau:
- Tăng trưởng tín dụng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng. Phấn đấu tăng trưởng thị phần tín dụng, tiếp tục đổi mới công tác tiếp thị khách hàng, tăng cường mở rộng đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
- Chấp hành nghiêm túc các quy chế tín dụng mới ban hành và chỉ đạo của ban lãnh đạo trong từng thời kỳ nhằm tăng trưởng tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế an toàn, hiệu quả, cho vay phải thu hồi được vốn gốc và lãi.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để giành lợi thế kinh doanh qua việc phát triển hệ thống thương mại điện tử như thị trường dịch vụ qua mạng , các loại thẻ tín dụng trong nước và quốc tế...Bổ sung trang thiết bị chuyên d ụng các sản phẩm mở rộng hệ thống kênh phân phối như hệ thống máy ATM về số lượng và chất lượng.
- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực, bố trí đội ngũ cán bộ
hợp lý, đúng người đúng việc để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, tạo lập bộ máy thống nhất, hoạt động có hiệu quả.
3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế
3.2.1. Cơ hội
- Huế nổi tiếng là một thành phố du lịch, tình hình chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân