Nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1669220937 - 18

và sức khỏe của từng ngân hàng. Theo đó, ngân hàng nào đáp ứng được chuẩn Basel 2 như Vietcombank, VIB thì sẽ có lợi thế hơn trong việc phân giao chỉ tiêu tín dụng. Trước đây, khi nền tài chính chưa phát triển khách hàng không đi vay mà dùng vốn tự có. Nhưng đến một giai đoạn, khi nền tài chính phát triển theo chiều rộng và chiều sâu thì tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện

thanh toán có thể cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của GDP

­ Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng những năm gần đây tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực;

trong đó tín dụng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý, cụ thể tính đến năm 2018:

­ Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 15,5%, xuất

khẩu tăng 3,5%, lĩnh vực công nghiệp hỗ

trợ

tăng 17%, doanh nghiệp

ứng dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.

công nghệ cao tăng khoảng 0,3%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 13,5% so với năm 2017

­ Tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng cuối năm 2018 tăng 12,1%, ngành thương mại, dịch vụ tăng 15,9% , lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cuối năm 2018 tăng 8,88%, trong đó, dư nợ đối với một số sản phẩm thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: lúa gạo tăng 25%, thủy sản tăng 14,1%, cà phê tăng 13,65%,...so với năm 2017

Nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1669220937 - 18

­ Các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được các ngân hàng quyết liệt triển khai như: Cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch có doanh số cho vay lũy kế đạt khoảng

45.000 tỷ đồng, dư nợ đạt khoảng 38.000 tỷ đồng với hơn 16.800 khách hàng đang

có dư

nợ; dư nợ

cho vay để

ngư

dân đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị

định

67/2014/NĐ­CP của Chính phủ đạt gần 10.653 tỷ đồng; dư nợ cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ­CP của Thủ tướng Chính phủ đạt khoảng 4.094 tỷ đồng với 14.232 khách hàng còn dư nợ; dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ­CP của Chính phủ đạt 17.660 tỷ đồng.[21]

Riêng trong năm 2018, ngành Ngân hàng cũng đã tổ chức được khoảng 370 buổi gặp gỡ, đối thoại theo Chương trình kết nối ngân hàng ­ doanh nghiệp tại các

địa phương, trong đó giải ngân mới gần 700.000 tỷ đồng, gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất gần 45.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp và một số đối tượng khách hàng khác. Cùng lúc, các ngân hàng TMCP Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng.

Như vậy, năm 2018 mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn năm 2017 nhưng tín dụng đã tập trung cho sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, các tổ chức tín dụng đã kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; qua đó góp phần đạt mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 là 7,08%, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra từ đầu năm.

 Thứ hai: Chất lượng tài sản, nguồn vốn của các NHTMCP Việt Nam

ngày càng nâng cao

Trên thực tế, những chỉ số thống kê hoạt động ngành Ngân hàng ngày càng tích cực hơn: Báo cáo vừa công bố của Moody’s cũng cho biết chất lượng tài sản và mức sinh lời của các ngân hàng Việt Nam đã, đang và dự báo sẽ tiếp tục được cải thiện. Tính đến năm 2018, chất lượng tài sản đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt khi chính phủ và NHNN đã ban hành các biện pháp đảm bảo về vĩ mô để giảm cho vay trong những lĩnh vực ít năng suất hay có tính chất đầu cơ như bất động sản. Ngoài ra, thị trường bất động sản ấm lên trong vài năm gần đây cũng giúp các ngân hàng xử lý các tài sản thế chấp bằng bất động sản.

Từ những ngân hàng ra đời với vốn điều lệ ban đầu hết sức nhỏ bé với con số vài chục tỷ, thậm chí một vài tỷ đồng, các NHTMCP đã đạt được con số vốn điều lệ lên tới vài nghìn tỷ đồng là một thành công đáng kể. Cho đến nay tất cả các NHTMCP đã đạt được mức vốn pháp định và hệ số an toàn vốn theo quy định. Hệ số an toàn vốn của các NHTMCP còn cao hơn mức chung của toàn hệ thống cũng như so với nhóm NHTMNN, cho thấy những nỗ lực vượt bậc của các NHTMCP.

Trước sức ép cạnh tranh với các nhóm ngân hàng có nhiều lợi thế hơn như

NHTMNN, NHTM liên doanh và NHTM nước ngoài, các NHTMCP đã tìm ra những bước đi cho mình trong việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu. Tận dụng những thuận lợi của thị trường chứng khoán trong thời kỳ hưng thịnh, cũng như nỗ lực đàm phán

để thu hút vốn đầu tư

của các cổ

đông chiến lược nước ngoài đã giúp các

NHTMCP nhanh chóng tăng quy mô vốn.

Nhờ tăng quy mô vốn chủ sở hữu, các NHTMCP có tạo điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp. Nhiều NHTMCP đã trở thành những ngân hàng tiên phong trong việc đổi mới công nghệ và cung cấp dịch vụ mới trên thị trường.

Tính đến năm 2018, các NHTMCP tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện

các mặt hoạt động và tiếp tục có bước phát triển tích cực với vốn điều lệ tăng

2,22%, chiếm thị phần 45,7% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống; tổng tài sản tăng

10,13%, chiếm thị phần 40,6% [32]. Các ngân hàng TMCP tư nhân đã nỗ lực tăng vốn và ghi nhận nhiều thành công thời gian qua, với những điển hình như VPBank, Techcombank, MB...hay ngân hàng VIB đã thực hiện Basel 2 sớm hơn thời hạn tới 1 năm.

Điển hình tại VPBank, tính đến năm 2018, ngân hàng đã hoàn thành triển

khai khung Basel 2 theo phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn và đang dần tiến tới áp

dụng phương pháp tiếp cận nâng cao. Kể từ năm 2016, ngân hàng đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn với chỉ số CAR luôn vượt ngưỡng 8% theo quy định tại Thông tư 41 [32].

 Thứ ba: Nợ xấu được xử lý

Với chủ trương tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, giuṕ xử lýnhanh vàdưt́

điểm nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2016­2020, trên cơ sở tinh thần chỉ đạo tại các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, NHNN đã xác định việc hoàn thiện khung pháp lý về cơ cấu lại các TCTD yếu kém là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này. Theo đó, NHNN đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, và trình Thủ tươń g Chiń h phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn

liền với xử

lý nợ

xấu giai đoạn 2016­2020” ban hành kèm theo Quyết định

1058/QĐ­TTg ngày 19/7/2017 (Đề án 1058); đồng thời, ban hành Chỉ thị số 06/CT­ NHNN ngày 20/7/2017 về việc thực hiện Nghị quyết số 42 thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Thông tư số 09/2017/TT­NHNN ngày 14/8/2017 về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC để hướng dẫn Điều 6 Nghị quyết 42.

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 42, xử lý nợ xấu không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành Ngân hàng mà đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Nghị quyết 42 ra đời đã mang lại cho công cuộc xử lý nợ xấu rất nhiều thuận lợi, quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, địa phương trong việc phối hợp với ngành Ngân hàng xử lý nợ xấu; cho phép các NHTMCP Việt Nam và VAMC được áp dụng biện pháp thu giữ tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, đồng thời cho phép bán các tài sản đảm bảo này cho các tổ chức, cá nhân không phải công ty mua bán nợ, qua đó góp phần hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu trong thời gian tới. Đặc biệt, Nghị quyết 42 đã nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng. Cụ thể, VAMC thành lập từ năm 2013 đến nay, nhưng chỉ trong 2 năm từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực vào tháng 8/2017 đến nay, lũy kế thu hồi nợ đã chiếm tới 56% tổng nợ lũy kế từ khi thành lập VAMC[47]

Kết quả cho thấy, sau khi Nghị quyết 42 và Đề án 1058 được ban hành và có hiệu lực, tính đến cuối năm 2018, nợ xấu của toàn hệ thống NHTMCP được xử lý tăng lên đáng kể và bước đầu đã đạt được những thành quả tích cực. Tính riêng

trong giai đoạn thí điểm (từ

giữa tháng 8/2017­ tháng 12/2018), cả hệ

thống

NHTMCP đã xử lý được gần 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 thông qua sử dụng các hình thức xử lý nợ xấu đa dạng như: sử dụng dự phòng

rủi ro để

xử lý chiếm tỷ

trọng 46,68%, thu nợ

của khách hàng chiếm tỷ

trọng

26,78%, bán nợ cho VAMC chiếm tỷ trọng 20,10%, còn lại là bán nợ cho các tổ chức, cá nhân khác chiếm tỷ trọng 6,44%. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70,23 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,78%% tổng nợ xấu đã xử lý), xử lý các khoản hạch toán

ngoài bảng cân đối kế

toán xác định theo Nghị

quyết 42 là 21,59 nghìn tỷ

đồng

(bằng 15,61%), xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho

VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46,46 nghìn tỷ đồng (bằng

33,59%). Bên cạnh đó, đến thời điểm cuối tháng 12/2018, các ngân hàng đã sử dụng 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng [20]

Tóm lại, trong thời gian qua (từ năm 2014 – 2018), quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam đã có được những chuyển biến tích cực và thành công đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTMCP. Tỷ lệ nợ xấu giảm qua hàng năm. Một phần lớn sự suy giảm này là do việc chuyển nợ

qua công ty quản lý tài sản Việt Nam VAMC, quá trình này được hỗ trợ thông qua những cải cách mà Chính phủ thi hành bao gồm những biện pháp tạo thuận lợi cho cả ngân hàng và VAMC để thu giữ tài sản thế chấp khi người đi vay phá sản. Điều này làm gia tăng khả năng thu hồi tài sản từ nợ xấu.

Điển hình như trong các năm vừa qua Techcombank vừa giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp theo quy định của NHNN (năm 2016: 1,57%, năm 2017: 1,61%), vừa là một trong số ít những ngân hàng đầu tiên đã trích lập, mua lại và xóa hoàn toàn các khoản nợ đã bán cho VAMC kể từ Quý I năm 2017 nhưng đồng thời vẫn liên tục nâng cao được tỷ lệ quỹ dự phòng trên giá trị nợ xấu để nâng cao hơn nữa mức độ an toàn của Ngân hàng [32]

 Thứ tư: Dự phòng RRTD được trích lập đầy đủ và kịp thời

Trên cơ sở phân loại nợ, dự phòng RRTD được trích lập đầy đủ và kịp thời,

xử lý rủi

ro được

thực

hiện

nghiêm túc. Việc

quản

lý RRTD đã được

các

NHTMCP Việt Nam

quan tâm sát sao, các khoản

nợ rủi

ro có vấn

đề đã được

chuyển

sang nợ xấu

kịp

thời

và trích lập theo đúng tỷ lệ trích đã quy định. Công

tác thông tin, báo cáo được duy trì thường xuyên và tương đối chính xác, kịp thời do đó các nhà quản trị NHTMCP Việt Nam luôn nắm chắc được tình hình trích lập và xử lý rủi ro của toàn hệ thống. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo tích cực và kịp thời. Ý thức được vai trò của việc trích lập dự phòng, các NHTMCP ngày càng có trách nhiệm hơn trong việc trích lập cho chi nhánh mình. Do đó, số trích lập dự phòng rủi ro ngày càng phản ánh chính xác chất lượng tín dụng tại ngân hàng

2.3.1.2 Kết quả

đạt được

qua các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD của các


NHTMCP Việt Nam

 Thứ nhất: Chiến lược và chính sách tín dụng

Qua kết quả khảo sát tại các NHTMCP, yếu tố “Chiến lược và chính sách tín

dụng” có

ảnh

hưởng

tích cực nhất

đến

chất lượng tín dụng của ngân hàng với

mức ý nghĩa thống kê trên 95% (sig = 0,000<0,05), hệ số Beta lớn 0,296).

nhất

(với β =

Hệ thống

quy trình, quy định,

chính sách tín dụng

được

ban hành nhằm

đảm

bảo

quá trình cấp

tín dụng

được

thực

hiện

thống

nhất

từ Hội

sở đến

chi

nhánh, tạo cơ chế giám sát hiệu quả nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro, nâng cao CLTD. Hệ thống văn bản, chính sách tín dụng chủ yếu gồm: chiến lược và chính sách TD, chính sách khách hàng, quy trình cấp tín dụng, phân quyền phán quyết tín dụng, các quy định hỗ trợ quá trình cấp tín dụng. Theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel 2 thì các ngân hàng phải có chiến lược kinh doanh cụ thể, dài hạn, xây dựng được khẩu vị rủi ro riêng trong chính sách tín dụng.

Kết quả điều tra, khảo sát của Luận án cho thấy về cơ bản các NHTMCP

được

chọn

đều có chiến

lược

và khẩu

vị rủi

ro được

quy định chính thức

và rà

soát hàng năm. Sự cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức được hầu hết các

NHTMCP Việt Nam thể hiện qua các thông điệp tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh,

giá trị cốt lõi NH đã và đang hướng đến. Bên cạnh đó, mỗi NH đều ban hành văn

bản nội bộ thể hiện rõ bản sắc

văn hóa của

NH và những

quy định

về đạo đức,

chuẩn mực hành vi ứng xử CBNV cần tuân thủ. Một số NH truyền thông rộng rãi văn hóa NH qua trang thông tin của NH như Vietcombank và VPBank. Phần lớn các

NH đã xây dựng

được

các định hướng

chiến

lược

trong cấp

TD, hàng năm đều

có chính sách

ưu tiên, chú trọng

phát triển

TD cho một

số ngành hàng phù hợp

với chính sách phát triển

kinh tế của

Chính phủ và thị trường

mục

tiêu của NH.

Điển hình như VPBank, định hướng năm 2019 là thuộc trong top 5 các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, và top 3 các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô cho vay khách hàng, huy động khách hàng và lợi nhuận. Định hướng đến năm 2022 VPBank trở thành ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và lọt vào nhóm 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam

Hàng năm, Đại hội đồng cổ đông đều đặt ra các chỉ tiêu kế hoạch về dư

nợ,

nợ xấu

và lợi

nhuận trước thuế. Các chỉ tiêu này được định lượng rõ ràng, cụ

thể thông qua các Báo cáo thường niên của ngân hàng qua các năm Quy trình tín dụng được ban hành cụ thể tại các ngân hàng:


Qua quá trình

khảo sát nhân viên tín dụng tại các NHTMCP, kết quả thu được là QTTD được

thiết lập hợp lý góp phần đảm bảo cho hoạt động TD được diễn ra thống nhất, khoa học và kiểm soát RRTD hiệu quả, từ đó nâng cao CLTD. Thực tế hiện nay, các NHTMCP đều ban hành các Quyết định kèm theo QTTD, đây là một văn bản

bắt buộc thực hiện trong nội bộ tại các NHTMCP. Quyết định về QTTD được in

thành văn bản

hoặc

cẩm

nang nhằm

hướng

dẫn

việc

thực

hiện

thống

nhất

những nghiệp vụ TD tại NH. Qua đó, CBTD biết được trách nhiệm phải thực hiện

ở vị trí của mình, mối quan hệ với những đồng nghiệp khác hoặc hiểu rõ hơn vai trò của mình trong toàn bộ quy trình.

 Thứ hai: Tổ chức và quản trị điều hành tín dụng

Qua kết quả khảo sát tại các NHTMCP Việt Nam, yếu tố năng lực tổ chức và quản trị điều hành tín dụng với hệ số Beta chuẩn hoá (β = 0,238) có tác động mạnh

thứ 2 đến giả

chất

lượng

tín dụng

của

ngân hàng trong mô hình nghiên cứu của tác

Các NH đã ban hành đầy đủ văn bản nội bộ hướng dẫn về hoạt động TD. Theo đó, hoạt động cấp TD được thực hiện theo một QTTD được xây dựng chặt chẽ, có sự kết nối, kế thừa và mang nội dung kiểm soát lẫn nhau giữa các bước.

Các NH đã tách bạch

công việc

giữa

cán bộ thực

hiện

kinh doanh, thẩm

định

cho vay, thẩm

định

TSĐB và cấp

phê duyệt,

đáp

ứng

nguyên tắc

bốn

mắt

trong KSNB. Việc

chuyển

từ cơ chế thẩm

định,

phê duyệt

TD phân tán tại

các

chi nhánh sang cơ chế thẩm

định,

phê duyệt

TD tập

trung tại

Hội

sở cũng góp

phần quan trọng trong việc giảm thiểu sai sót trong khâu ra quyết định TD. Đây là

một trong những ưu điểm nổi bật trong công tác quản trị hoạt động TD ở các NH.

Hầu hết, CBNV đều thực hiện cho vay theo đúng QTTD đã được ban hành. Thủ tục kiểm soát được cài đặt đạt hiệu lực.

Các NHTMCP đã điều

chỉnh

mạnh

mẽ mô hình tổ chức

của

các Khối

Ban/Trung tâm và các chi nhánh theo định hướng mô hình ngân hàng hiện đại. Điển hình như BIDV: Tại Trụ sở chính, thành lập và kiện toàn hoạt động của các Ủy ban trực thuộc HĐQT và Hội đồng trực thuộc Tổng Giám đốc, thành lập Ban Kiểm tra và Giám sát tuân thủ trên cơ sở điều chuyển Ban Kiểm tra giám sát từ trực thuộc

HĐQT sang trực

thuộc

Ban Điều

hành và điều

chỉnh/bổ sung một

số chức

năng

nhiệm vụ của Ban, chuyển giao Trung tâm Mạng xã hội về Ban Thương hiệu và Quan hệ công chúng, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ các đơn vị tại Trụ sở chính đảm bảo nguyên tắc độc lập của 3 tuyến bảo vệ. Tại các Chi nhánh: Hoàn thành công tác sáp nhập Phòng Giao dịch khách hàng tại các chi nhánh trong hệ thống,

bước đầu triển khai sáp nhập Phòng/Tổ Quản lý dịch vụ kho quỹ vào Phòng Giao dịch khách hàng.

Thực

tế tại các NH cho thấy,

các NH đang QLRR theo hai mô hình là mô

hình QLRRTD tập trung và mô hình QLRRTD phân tán, cụ thể: 80% các NH được

khảo

sát hiện

nay đang áp dụng

mô hình QLRRTD tập

trung.Với mô hình này

có sự tách biệt độc lập giữa 3 chức năng: kinh doanh, QLRR và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu là giảm thiểu RRTD có thể phát sinh, đồng

thời phát huy được tối đa khả năng của từng vị trí CBTD. Với mô hình quản lý

RRTD tập

trung, NH sẽ chuyển

đổi theo hướng

chuyên môn hóa vai trò bán sản

phẩm,

dịch vụ và chăm sóc KH tại chi nhánh; mọi hoạt

động tác nghiệp khác sẽ

tập trung tại Hội sở. 20% NH được khảo sát áp dụng mô hình QLRRTD phân tán là Vietinbank và Sacombank. Với mô hình này chưa có sự tách biệt độc lập giữa 3

chức

năng: kinh doanh, QLRR và tác nghiệp.

CBTD thực

hiện

nhiều

chức

năng

như vừa là cán bộ quan hệ KH cũng là cán bộ thẩm định TD.

 Thứ ba : Quản lý rủi ro tín dụng

Qua kết quả khảo sát tại các NHTMCP Việt Nam, yếu tố Quản lý rủi ro tín

dụng có tác động

mạnh

thứ 3 đến

chất

lượng

tín dụng

của

ngân hàng trong mô

hình nghiên cứu của tác giả. Hầu hết CBTD đều thực hiện nhận diện RRTD khi đánh giá KH. Bên cạnh đó, để CBTD có thể nhận diện được toàn diện RRTD và hạn chế ngay từ đầu RRTD có thể phát sinh, công tác nhận diện RRTD của CBTD

còn được

nhận

sự hỗ trợ từ các văn bản

nội

bộ về quản

trị RRTD và bộ

phận/khối quản lý RRTD của NH. Những thay đổi có tác động lớn đến hoạt động TD cũng được cảnh báo kịp thời theo phân quyền.

Việc hàng loạt các NHTMCP Việt Nam sớm hoàn thành các chuẩn mực quản trị vốn Basel 2 khiến hệ thống quản trị rủi ro tại nhiều NH được cải tiến và hoàn thiện. Trong đó, các NH như VIB, Sacombank, VPBank, Vietcombank,… hiện nay đã rất chặt chẽ trong các khâu thẩm định và sàng lọc khách hàng vay vốn. Yếu tố

công nghệ

trong thẩm định cũng hạn chế

được các gian lận trong giao dịch của

khách hàng để phòng ngừa rủi ro. So với những năm trước, trong khoảng 2 năm gần đây tính đến năm 2018 với việc áp dụng Thông tư 39/2016 của NHNN, hoạt động cho vay của các NHTM được thực hiện khá minh bạch và chặt chẽ. Việc kiểm tra,

Xem tất cả 254 trang.

Ngày đăng: 23/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí