Các Nghiên Cứu Về Sự Phát Triển Của Các Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ:


Bốn là, hướng dòng vốn tín dụng đến các lĩnh vực ưu tiên phát triển CNHT theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Việc hướng dòng tín dụng đến các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là ngành CNHT mũi nhọn ở Việt Nam có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển cả về mặt kinh tế và xã hội của các đối tượng chính sách.

Để dòng vốn tín dụng chuyển dịch đến các lĩnh vực ưu tiên, cần sự định hướng của Nhà nước thông qua sự chỉ đạo của NHNN và sự hưởng ứng của các NHTM, các tổ chức tài chính. Việc điều chỉnh chính sách tín dụng là cần thiết bởi đối tượng khách hàng doanh nghiệp CNHT có những đặc điểm riêng biệt, không thể đáp ứng yêu cầu cấp tín dụng chung (ví dụ chính sách về tài sản đảm bảo, lãi suất, thời hạn trả nợ, giá trị khoản vay… ). Nhà nước cũng cần hướng dẫn cụ thể các điều chỉnh nhằm tránh hiện tượng cho vay sai đối tượng khách hàng doanh nghiệp CNHT.

Năm là, NHTM cần đa dạng hóa dịch vụ, gắn kết dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tín dụng một cách chặt chẽ. Việc gắn kết các dịch vụ này giúp cho ngân hàng giám sát được đầy đủ hơn các giao dịch của khách hàng và tăng thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu phí dịch vụ.

Sáu là, Mở rộng kênh tiếp cận khách hàng doanh nghiệp CNHT, thông qua hội nhóm khi tiếp cận khách hàng. Hiện nay, tại Việt Nam có Hiệp hội doanh nghiệp CNHT là đầu mối quan trọng để tiếp cận và tìm hiểu các doanh nghiệp CNHT.

Bảy là, NHTM cần thực hiện quy trình tín dụng kép, cho doanh nghiệp CNHT vay theo chu trình khép kín từ khâu đầu vào đến sản phẩm tiêu thụ cuối cùng. Việc thực hiện quy trình tín dụng kép giúp cho ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro trong cấp tín dụng cho khách hàng.

Với những bài học rút ra nêu trên, các NHTM Việt Nam có thể xây dựng được một định hướng rõ ràng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM để giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng, nhằm mục tiêu đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp CNHT góp phần vào thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước.


2.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

2.3.1. Các nghiên cứu về ngành Công nghiệp hỗ trợ


Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

Lĩnh vực CNHT đã phát triển sâu rộng trên thế giới, nhiều Quốc gia nhận thức rõ vai trò của ngành CNHT đối với sự phát triển kinh tế xã hội và sớm quan tâm xây dựng hệ thống lý thuyết và chính sách phát triển cho ngành CNHT như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… Tuy nhiên, lĩnh vực này mới phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2011. Do vậy các công trình trên thế giới về vấn đề này khá phong phú và đa dạng, còn ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn hạn chế. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự phát triển của các ngành CNHT, vai trò của CNHT hay ảnh hưởng của CNHT đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI… Nghiên cứu của tác giả, tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực CNHT theo các hướng tiếp cận sau:

2.3.1.1Các nghiên cứu về sự phát triển của các ngành Công nghiệp hỗ trợ:

- Các nghiên cứu nước ngoài:


Ngành CNHT ra đời sớm nhất ở Nhật Bản, do đó các nghiên cứu về CNHT tập trung nhiều nhất cũng ở Nhật Bản. Thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ” (CNHT) được ghi nhận trong cuốn sách trắng về hợp tác kinh tế của Bộ Công thương Nhật Bản (MITI, 1985) nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại (METI) để chỉ “các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng góp cho sự phát triển về cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước ASEAN đặc biệt là ASEAN 4 (gồm 4 nước: Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philipines), đây chính là các công ty chuyên sản xuất và cung cấp các linh kiện, phụ tùng”. (MITI, 1985), [ 94].

Năm 2003, thuật ngữ CNHT lại được nhắc đến bởi Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) trong nghiên cứu về hoạt động thuê ngoài và tình hình cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp của Nhật Bản ở Châu Á (JETRO, 2003). [114].

Năm 2004, báo cáo khảo sát các cơ sở ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật bản (JBIC) cũng đã nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản ở các nước Châu Á như: Malaysia, Thái Lan, Indonesia (JBIC, 2004), [115]

Năm 2002, tổ chức năng suất Châu Á (APO) đã đúc kết kinh nghiệm phát triển CNHT trong cuốn “Đẩy mạnh CNHT: các kinh nghiệm của Châu Á”. Đây được xem như là cuốn cẩm nang hữu ích cho các nước đang phát triển về các chính sách phát triển CNHT


của một số quốc gia ở Châu Á đi đầu trong việc phát triển ngành CNHT như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Các chính sách này tập trung vào 3 vấn đề chính: (i) Kinh nghiệm từ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào phát triển CNHT; (ii) Kinh nghiệm trong việc quy định tỷ lệ nội địa hóa; (ii) Kinh nghiệm từ việc hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ dành cho liên kết doanh nghiệp trong chiến lược phát triển ngành CNHT của quốc gia (APO, 2018). [71]

Liên quan đến sự phát triển của CNHT trong ngành điện tử, năm 1998 trong nghiên cứu “Liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp CNHT nội địa ở Malaysia” của Goh Ban Lee đã “phân tích mối quan hệ chặt chẽ trong hợp tác, phân công lao động với các tập đoàn đa quốc gia trong việc thúc đẩy nền kinh tế Malaysia phát triển. Đó chính là việc liên kết, hợp tác trong quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp”. Tác giả chỉ rõ “tầm quan trọng của chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ liên kết của Chính phủ Malaysia đối với các tập đoàn điện tử gia dụng của Nhật Bản với các doanh nghiệp nội địa trong sản xuất linh kiện cho ngành điện tử ở Malaysia”. (Goh Ban Lee, 1998), [82].

Noor Halim và Cộng sự (2002) trong nghiên cứu “Tập đoàn đa quốc gia và các nỗ lực công nghệ của doanh nghiệp địa phương: trường hợp nghiên cứu ngành công nghiệp điện và điện tử ở Malaysia” cũng chỉ ra vai trò quan trọng của chính phủ trong việc hỗ trợ cho chính sách đổi mới và sáng tạo của các doanh nghiệp nội địa trong phát triển cung ứng cho ngành công nghiệp điện và điện tử ở Malaysia (Noor,. H.M, Clarke R., Driffield N., 2002), [97].

Zhong-feiLi và Cộng sự (2021). The impact of Covid-19 on industry-related characteristics and risk contagion. Nghiên cứu đã phân tích tác động của Covid -19 đến các chỉ số ngành công nghiệp tại Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Covid-19 đã có tác động lớn đến các ngành dịch vụ giải trí, vận tải và truyền thông. Chính sách hỗ trợ của Chính phủ nên tập trung nhiều hơn vào các ngành giải trí, vận tải và truyền thông, vì việc này giúp các ngành không chỉ có thể trực tiếp tạo ra lợi ích kinh tế mà còn gián tiếp mang lại lợi ích kinh tế cho các ngành khác. Nghiên cứu cũng cho thấy: Sự bùng phát Covid-19 đã thay đổi kiểu lây nhiễm rủi ro trong ngành, chuyển từ kiểu rủi ro trung gian ban đầu sang kiểu rủi ro đầu vào. Trong tương lai, tác động của Covid-19 đối với các ngành công nghiệp khác nhau vẫn có thể thay đổi theo đại dịch, một trong số đó có thể không thể đảo ngược, như công nghệ từ xa. Trong giai đoạn cuối của đại dịch hoặc sau khi sử dụng phổ

32


biến vắc xin Covid-19, cơ cấu liên kết giữa các ngành cũng có thể thay đổi nhiều hơn. (Zhong-feiLi và Cộng sự 2021). [122]

Li Lu và Cộng sự (2021). Perceived impact of the Covid-19 crisis on SMEs in different industry sectors: Evidence from Sichuan, China. Nghiên cứu chỉ ra tác động của Covid-19 đến doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc, bao gồm 3194 doanh nghiệp thuộc các ngành thương mại, sản xuất, bán buôn, bán lẻ, khách sạn, dịch vụ ăn uống và các ngành kinh tế mới ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tác động khác nhau giữa các ngành: khu vực công nghiệp cơ bản do hậu cần kém; lĩnh vực công nghiệp sản xuất bởi các vấn đề quản lý chuỗi cung ứng; ngành thương mại bán buôn và bán lẻ do nhu cầu tăng tốc các dịch vụ trực tuyến của họ; ngành khách sạn, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi áp lực dòng tiền và khu vực kinh tế mới của ngành công nghiệp bởi áp lực ngắn hạn. Doanh thu ngắn hạn sụt giảm và không thể tiếp tục công việc và sản xuất là những vấn đề chung mà tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa được khảo sát phải đối mặt. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số tài liệu tham khảo có giá trị cho sự phục hồi của ngành công nghiệp toàn cầu sau đại dịch Covid -19. (Li Lu và Cộng sự, 2021). [ 93]

- Các nghiên cứu trong nước:


Theo một cách tổng thể hơn về sự phát triển của ngành CNHT, các tác giả Hoàng Văn Châu (2010) [ 21], Lê Xuân Sang và Cộng sự (2011) [25], Võ Thanh Thu và Cộng sự (2014) [67] đã vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin để phân tích cơ sở lý luận và thực trạng về CNHT và chính sách phát triển CNHT ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất giải pháp và chính sách nhằm phát triển CNHT ở Việt Nam. Trong khi đó Hà Thị Hương Lan (2014) [ 23] “nghiên cứu CNHT nói chung dựa trên cơ sở sử dụng lý thuyết và mô hình kinh tế học như liên kết kinh doanh (Business Linkages), chuỗi giá trị (Value Chain), cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp (Industrial Clusters) để phân tích và làm rõ vấn đề nghiên cứu”. Còn đi sâu một cách chi tiết vào từng lĩnh vực cụ thể các ngành CNHT ở Việt Nam phải kể đến các nghiên cứu của Trương Thị Chí Bình (2010) [59] về công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử gia dụng; Phan Văn Hùng (2015) [52] về CNHT ngành xây dựng dân dụng… Mỗi tác giả đều có cách tiếp cận khác nhau về sự phát triển CNHT trong các ngành khác nhau của Việt Nam nhưng chủ yếu là sử dụng phương pháp định tính. Tuy nhiên, nghiên cứu của Trương Thị Chí Bình (2010)

[59] và Phan Văn Hùng (2015) [52] là tiếp cận theo phương pháp định lượng. Trong đó, Trương Thị Chí Bình (2010) [59] đi sâu nghiên cứu về CNHT ngành điện tử gia dụng ở

33


Việt Nam dựa trên mạng lưới của “Lý thuyết trò chơi” với vai trò tích cực của các tập đoàn đa quốc gia. Nghiên cứu phân tích quy trình sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng, xác định phạm vi của CNHT ngành điện tử gia dụng bao gồm quá trình sản xuất 3 nhóm sản phẩm chính là: linh kiện điện và điện tử, linh kiện kim loại, linh kiện nhựa và cao su; đưa ra nguyên nhân CNHT ngành điện tử gia dụng Việt Nam chưa phát triển và khẳng định có thể phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng khi Việt Nam tham gia vào các chuỗi cung ứng cho mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia . Còn Phan Văn Hùng (2015)

[52] lại đi sâu nghiên cứu về CNHT ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên điểm trung bình MEAN để phân tích thực trạng phát triển CNHT tại các nhóm doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng dân dụng như: doanh nghiệp sản xuất xi măng, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây, doanh nghiệp sản xuất vật liệu lợp, doanh nghiệp sản xuất vật liệu ốp lát, doanh nghiệp kính xây dựng, doanh nghiệp tư vấn - thiết kế và giám sát. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích tương quan hồi quy để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển bền vững CNHT ngành xây dựng dân dụng bao gồm: Khoa học công nghệ, vốn đầu tư, thị trường, nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên. Kết quả phân tích cho thấy phát triển bền vững CNHT ngành xây dựng dân dụng chịu tác động lớn của mức vốn đầu tư, khoa học và công nghệ; Các yếu tố điều kiện tự nhiên, quan hệ liên kết có tác động nhỏ nhất.

Đánh giá từ phía các doanh nghiệp CNHT, nghiên cứu của Vũ Chí Lộc (2010) [66], Lưu Tiến Dũng và Cộng sự (2014) [26 ] đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các ngành CNHT trong quá trình hội nhập quốc tế. Tác giả Vũ Chí Lộc (2010) [66] đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các công ty đa quốc gia đối với CNHT. Theo tác giả các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng trong chuyên môn hoá sản xuất quốc tế. Còn tác giả Lưu Tiến Dũng khẳng định sự phát triển của CNHT sẽ thực sự đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, ngành kinh tế và quốc gia. Nghiên cứu này sử dụng mô hình SEM nhằm phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển CNHT trường hợp ngành cơ khí ở Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động trực tiếp gồm: (i) Nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao; (ii) Năng lực cạnh tranh của ngành CNHT (iii) Chính sách thuế và những ưu đãi cụ thể về thuế; (iv) Sự ổn định của môi trường thể chế; (v) Độ lớn cầu thị trường; (vi) Sự bất cân xứng về thông

34


tin cung – cầu; Ngoài ra, còn 3 yếu tố tác động gián tiếp gồm: (i) Chất lượng cung ứng; (ii) Chi phí cung ứng; (iii) Năng lực cung ứng.

Quế Anh (2020), Ngành công nghiệp của Nga suy giảm do ảnh hưởng Covid-19. Cụ thể, theo ước tính sơ bộ của Cơ quan thống kê liên bang cho thấy, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nga trong tháng 10/2020 đã chậm lại và sự suy giảm của ngành công nghiệp Nga vào cuối năm 2020 xuống tới -4%, mức giảm tổng sản phẩm quốc nội tương ứng (GDP) sẽ là -4,6%, thấp hơn mức dự kiến của chính phủ. Chỉ số hoạt động kinh doanh (PMI) của các ngành sản xuất ở Nga vào tháng 10/2020 đã giảm xuống 46,9 điểm, trong khi chỉ số này của tháng 9/2020 ở mức 48,9 điểm. Nếu PMI đạt hơn 50 điểm cho thấy hoạt động kinh doanh tăng lên và nếu dưới mức này hoạt động kinh doanh trở nên đình trệ. Giai đoạn giãn cách xã hội hồi đầu năm tại Nga, chỉ số PMI trong tháng 4/2020 đã giảm từ 47,5 xuống 31,3 điểm, và đây là chỉ số tồi tệ nhất kể từ khi chỉ số này được nghiên cứu, tính toán từ tháng 9-1997. Một trong những ngành công nghiệp có đà suy giảm rõ rệt là ngành khai thác khoáng sản. Cụ thể, khai thác dầu khí của Nga trong tháng 10 giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 10 tháng đầu năm 2020, sản lượng khai thác dầu giảm 8,2%. Xuất khẩu dầu trong tháng 10 thấp hơn 18,9% so với tháng 10-2019. Đại dịch Covid- 19 cũng khiến các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ giảm và đây là lý do để các chuyên gia kinh tế dự báo rằng GDP của Nga sẽ giảm 4,4 - 4,6% vào cuối năm nay. Mức giảm 4,6% thật sự tồi tệ so với kỳ vọng trước đó của nhiều nhà kinh tế, tuy nhiên nó phù hợp với ước tính suy giảm từ 4 - 5% mà Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra trước đó. Mức sụt giảm này lớn hơn dự báo lạc quan 4,1% của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). (Quế Anh, 2020), [57]

Bộ Công Thương (2020), Thúc đẩy phát triển CNHT giúp ngành công nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu. Hiện nay, “do CNHT kém phát triển, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu – đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực như điện tử; dệt may; da – giày - túi xách; sản xuất, lắp ráp ô tô”... Chính vì vậy, khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ tại các quốc gia cung ứng linh phụ kiện sản xuất chủ yếu cho Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản..., các ngành công nghiệp trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo đảm các yếu tố đầu vào sản xuất trong thời gian đầu năm 2020. Phải đến khi các quốc gia nêu trên đã qua đỉnh dịch, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu nhập khẩu cho các ngành sản xuất của Việt Nam mới được phục hồi. Việc đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho


thấy rõ một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam: nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển khiến Việt Nam không tự chủ được về các yếu tố đầu vào của sản xuất dẫn đến tình trạng phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu (mà việc nhập siêu các yếu tố đầu vào cho sản xuất là tình trạng kéo dài từ rất nhiều năm trở lại đây), khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa rất thấp. (Bộ Công Thương, 2020), [4]

2.3.1.2Các nghiên cứu về vai trò của Công nghiệp hỗ trợ:

- Các nghiên cứu nước ngoài:


Vai trò của CNHT được nhắc đến đầu tiên trong nghiên cứu của Michael Porter (1990). Theo Porter thì 4 nhân tố trong mô hình Kim cương gồm: (i) Các điều kiện về yếu tố sản xuất kinh doanh (nhân lực, vật lực và trí lực), (ii) Các điều kiện về nhu cầu với các nội dung về kích cỡ, cấu trúc và mức độ phức tạp của nhu cầu tại thị trường nội địa đối với hàng hóa dịch vụ của của một ngành công nghiệp nhất định, (iii) Chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh trong nước của các doanh nghiệp, (iv) Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành hổ trợ. Tác giả đã “coi trọng ngành CNHT và các ngành công nghiệp liên quan, coi đó là động lực thúc đẩy phát triển và là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của quốc gia, của ngành”. (Michael Porter, 1990), [28].

Ngoài ra, vai trò của CNHT còn được đề cập trong các nghiên cứu của JICA (1995) [113], Thomas Brandt (2012) [112]. Các nghiên cứu đều khẳng định “vai trò quan trọng của CNHT đối với quá trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế”. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA (1995) [113] “đưa ra những kết luận về mối liên hệ, tính liên kết trong sản xuất sản phẩm, cũng như những yêu cầu và điều kiện thúc đẩy CNHT Nhật Bản phát triển, góp phần phát triển nền kinh tế”. Thomas Brandt (2012) [112] “phân tích mối quan hệ giữa DNNVV với CNHT tại hai nước Nhật Bản và Thái Lan, từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa DNNVV với CNHT, đồng thời nhấn mạnh CNHT chủ yếu được thực hiện bởi các DNNVV. Vì vậy, muốn phát triển CNHT cần phải dựa trên nền tảng phát triển các DNNVV”.

Thomas Brandt (2012), [112] đi sâu phân tích vai trò của CNHT trong ngành cơ khí. Bài viết đã phân tích thực trạng ngành CNHT cơ khí tại Malaysia trên các tiêu chí về khuôn mẫu, gia công, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp cán kim loại, công nghiệp đúc, công


nghiệp xử lý nhiệt, công nghiệp xử lý bề mặt… từ đó khẳng định máy móc đã phát triển nhanh chóng trong vòng 3 thập kỷ qua song song với sự phát triển tổng thể của ngành công nghiệp sản xuất quốc gia. Malaysia đã được quốc tế công nhận về khả năng và chất lượng sản xuất trong rất nhiều lĩnh vực của ngành cơ khí. Từ đó đưa ra kết luận về sự đóng góp to lớn của ngành CNHT cơ khí cho quá trình phát triển ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung . Tác giả nhấn mạnh rằng “để phát triển ngành CNHT cơ khí đòi hỏi phải duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua các kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm bằng cách: giảm chi phí, giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, quản lý sản phẩm và giới thiệu các sản phẩm mới hiệu quả hơn, phục vụ nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp một cách nhanh chóng, thiết lập trung tâm dịch vụ giá trị cao”. (Thomas Brandt, 2012), [112].

- Các nghiên cứu trong nước:


Tiếp cận vai trò của CNHT dưới góc độ phân tích các lý thuyết liên quan, nghiên cứu của Trần Văn Thọ (2011) đã phân tích con đường phát triển ngành CNHT ở Việt Nam theo hướng toàn cầu hóa, thông qua sự phát triển CNHT như là lĩnh vực của hệ thống DNNVV, đồng thời chỉ rõ vai trò quan trọng của phát triển CNHT ở Việt Nam hiện nay, coi CNHT như là một mũi đột phá chiến lược để trong thời gian ngắn khắc phục các mặt yếu cơ bản của ngành công nghiệp Việt Nam . (Trần Văn Thọ, 2011), [61]

Phan Đăng Tuất (2005), “khẳng định vai trò quan trọng của CNHT đối với nền kinh tế, từ đó phân tích con đường phát triển CNHT của Việt Nam là cần thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nhật bản thông qua việc trở thành vệ tinh hay nhà cung cấp của các sản phẩm đầu vào phục vụ cho ngành lắp ráp Nhật Bản”. Từ sự phân tích về vai trò của CNHT, tác giả đã đưa ra khẳng định “đối với Việt Nam cần quan tâm hàng đầu cho CNHT phát triển ngay nếu không muốn quá muộn”. (Phan Đăng Tuất, 2005), [48].

Hoàng Văn Việt (2012) cho thấy vai trò của CNHT là một nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động, khả năng phát triển và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành, địa phương và quốc gia. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển CNHT cần phải thực hiện được những việc sau: (i) Nghiên cứu quy hoạch ngành công nghiệp tổng thể, từ đó xác định ngành công nghiệp mũi nhọn với lợi thế cạnh tranh cao; (ii) Phát triển các doanh nghiệp trung tâm từ đó xây dựng các mối liên kết, mạng lưới thông tin và cơ sở dữ liệu; (iii) Tạo

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí