DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu | Nguyên nghĩa | |
1 | CT-XH | Chính trị xã hội |
2 | HĐQT | Hội đồng quản trị |
3 | HSSV | |
4 | KT-XH | Kinh tế xã hội |
5 | NHCSXH | Ngân hàng Chính sách xã hội |
6 | NHTM | Ngân hàng Thương mại |
7 | Tổ TK&VV | Tổ tiết kiệm và vay vốn |
8 | UBND | Ủy ban nhân dân |
9 | XĐGN | Xóa đói giảm nghèo |
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An - 1
- Khái Quát Về Các Công Trình Đã Công Bố Đến Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Học Sinh Sinh Viên Của Nhcsxh
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Tín Dụng Chính Sách Đối Với Học Sinh Sinh Viên.
- Mô Hình Cho Vay Tín Dụng Học Sinh Sinh Viên Ở Philippin
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng | Nội dung | Trang | |
1 | Bảng 3.1 | Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Nghệ An giai đoạn 2003-2014 | 36 |
2 | Bảng 3.2 | Dư nợ tín dụng học sinh sinh viên qua các năm của NHCSXH tỉnh Nghệ An | 38 |
3 | Bảng 3.3 | Mức cho vay đối với học sinh sinh viên | 39 |
4 | Bảng 3.4 | Điều chỉnh lãi suất cho vay HSSV qua các năm | 39 |
5 | Bảng 3.5 | Đối tượng thủ hưởng cho vay đối với HSSV | 40 |
6 | Bảng 3.6 | Phân loại dư nợ cho vay học sinh, sinh viên | 42 |
7 | Bảng 3.7 | Tình hình dự nợ tín dụng HSSV tại NHCSXH tỉnh Nghệ An phân theo khu vực đến 31/12/2014 | 43 |
8 | Bảng 3.8 | Phân loại tín dụng HSSV theo trình độ đào tạo | 44 |
9 | Bảng 3.9 | Kết quả xếp loại tổ TK&VV ủy thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH Nghệ An tính đến 31/12/2014 | 46 |
10 | Bảng 3.10 | Kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thông qua các kênh | 48 |
11 | Bảng 3.11 | Thống kê kết quả về đối tượng vay, thời gian vay, chi phí phục vụ cho học tập | 52 |
12 | Bảng 3.12 | Bảng đánh giá mức độ vay vốn của khách hàng | 53 |
13 | Bảng 3.13 | Đánh giá về lãi suất, thời gian, thủ tục của NHCSXH tỉnh Nghệ An tác động đến khách hàng vay vốn | 54 |
14 | Bảng 3.14 | Thống kê số khách hàng giải ngân qua các phương thức | 55 |
15 | Bảng 3.15 | Thống kê thời gian tìm việc làm của HSSV sau khi ra trường | 56 |
16 | Bảng 3.16 | Bảng đánh giá về khó khăn trả lãi, trả nợ, nguồn trả nợ sau khi ra trường | 57 |
DANH MỤC HÌNH
Hình | Nội dung | Trang | |
1 | Hình 3.1 | Tỷ lệ đối tượng được vay vốn của NHCSXH tỉnh Nghệ An năm 2014 | 41 |
2 | Hình 3.2 | Nợ quá hạn chương trình tín dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An năm 2014 | 42 |
3 | Hình 3.3 | Tỷ lệ đối tượng HSSV được vay vốn theo loại hình đào tạo | 45 |
DANH MỤC CÁC BIỂU
Số hiệu | Nội dung | Trang | |
1 | Sơ đồ 3.1 | Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH tỉnh Nghệ An | 29 |
MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Tại Nghệ An, trong những năm qua NHCSXH tỉnh Nghệ An đã phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai sâu rộng tín dụng đối với HSSV tại các huyện trong tỉnh. Nhờ đó đã tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn HSSV thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn được vay vốn đi học, đảm bảo cho các em có chi phí trang trải để yên tâm học hành. Góp phần nâng cao trình độ dân trí cho các hộ gia đình hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách. Đặc biệt là giúp cho các địa phương các vùng miền núi, các huyện nghèo trong tỉnh Nghệ An có thêm nguồn lực trình độ cao để góp phần thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, giúp cho các đối tượng thuộc diện được vay vốn tìm kiếm các công việc tốt hơn, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững, có việc làm ổn định để trả nợ ngân hàng, nuôi sống bản thân và hỗ trợ gia đình thoát khỏi diện hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động quản lý cho vay đối tượng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Đó là: Nguồn vốn cho vay đối với HSSV chưa có tính lâu dài, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý; việc xác định các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn đối với cấp xã chưa được làm thường xuyên ảnh hưởng đến quyền lợi của các hộ có nhu cầu vay vốn; thực tế nhu cầu chi phí của HSSV đối với ngày càng lớn trong lúc đó mức cho vay chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu học tập của các em; tình trạng HSSV ra trường nhưng vẫn không tìm được việc làm đã ảnh hưởng đến công tác quản lý thu hồi vốn cho Nhà nước; chưa có cơ chế xử lý rủi ro thích hợp đối với chương trình HSSV đã làm cho công tác xử lý rủi ro còn nhiều vướng mắc tại địa phương…
1
Bản thân tôi là cán bộ của NHCSXH tỉnh Nghệ An, với mong muốn làm thế nào các hộ gia đình có học sinh sinh viên có hoàn khó khăn nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay, chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời đảm bảo trang trải chi phí học tập cho học sinh, vươn lên học giỏi là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Từ nhận thức đó tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của mình là “ Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”. Thông qua luận văn thạc sĩ này nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề hoạt động cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của tỉnh Nghệ An.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Giải pháp nào để tăng cường công tác quản lý tín dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Nghệ An theo hướng hiệu quả?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn:
- Đánh giá hạn chế và nguyên nhân rút ra từ thực trạng hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2007-2014.
- Đề xuất các quan điểm và các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đối với tín dụng học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu ở trên, luận văn cần có các nhiệm sau đây:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tín dụng học sinh sinh viên.
- Phân tích cụ thể thực trạng thực hiện quản lý tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay.
2
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý đối với NHCSXH và người vay đối với tín dụng học sinh, sinh viên của tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: 2007- 2014
Chương trình tín dụng học sinh sinh viên ra đời vào năm 1998 theo quyết định số 51/1998/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ tín dụng đào tạo với mục đích cho vay với lãi suất ưu đãi cho học sinh, sinh viên đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Tuy nhiên trong phạm vi của mình chỉ nêu chương trình cho vay học sinh sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng nghiên cứu theo phương pháp tổng hợp lý luận, kết hợp với thực tiễn, phân tích tài liệu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng hợp, logic, lịch sử và hệ thống, thống kê, chứng minh, điều tra, tra cứu thông tin trên mạng Internet, thống kê diễn giải, sơ đồ, biểu mẫu và đồ thị trong trình bày luận văn.
- Nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
+ Số liệu thứ cấp: Số liệu hoạt động cho vay các chương trình nói chung và chương trình cho vay học sinh sinh viên nói riêng của NHCSXH tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến nay.
+ Số liệu sơ cấp: Bảng khảo sát câu hỏi đối với người vay nhằm đánh giá hiệu quả tín dụng đối với HSSV trên giác độ người vay vốn.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá tác động cho vay tín dụng chính sách học sinh, sinh viên đối với người đi vay và đối với người cho vay.
- Đề xuất một số giải pháp đối với Chính phủ, các cơ quan ban ngành, NHCSXH nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên được vay vốn NHCSXH, nhằm đảm bảo vốn vay cho các em học sinh sinh viên phát huy có hiệu quả và bảo toàn vốn cho Nhà nước trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết chung về tín dụng chính sách đối với học sinh sinh viên.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn.
Chương 3. Thực trạng tín dụng chính sách học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.
Chương 4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An.