Hiện nay toàn đảo có khoảng 4513 người sinh sống trên địa bàn 2 xã Quan Lạn và Minh Châu. Trong đó, xã Quan Lạn có 7 thôn (Thái Hòa, Đông Nam, Đoài, Bắc, Tân Phong, Yến Hải, Sơn Hào) với số dân là 3313 người; xã Minh Châu có 4 thôn (Quang Trung, Ninh Hải, Nam Hải, Tiền Hải) với số dân là 1200 người.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của đảo: 2.23%/năm.
Dân tộc:
Toàn đảo có 9 dân tộc anh em sinh sống gồm: Kinh, Hoa, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Mường, Cao Lan, Nùng, Dao. Trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh có 4428 người, chiếm 98,12% dân số; dân tộc khác có 85 người, chiếm 1,88% dân số.
Lao động:
Số lao động trong độ tuổi trên đảo Quan Lạn là 2371 người.
Nhìn vào cơ cấu lao động trên hình 2.2 ta thấy: số lao động tham gia vào sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 87%; thương mại, dịch vụ chiếm 12,5%; các ngành nghề khác là ,5%.
Tỷ lệ lao động được đào tạo là: 426 người chiếm 17,97%, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo là: 1945 người chiếm 72,03%. Nhìn chung, chất lượng và trình độ lao động được chuyên môn hóa trên đảo còn thấp, số lượng lao động chiếm 52,5% tổng số người, nhưng số đã qua đào tạo mới chỉ chiếm tỷ lệ 17,97% trong lực lượng lao động toàn đảo.
0.5
12.5
Nông-lâm-ngư nghệp Thương mại, dịch vụ
Nghành nghề khách
87
Biểu 2. 2: Cơ cấu lao động trên đảo Quan Lạn.
2.3.1.2. Văn hóa – xã hội
Giáo dục:
Bảng 2. 4: Số lượng các cở sở giáo dục trên địa bàn đảo Quan Lạn
Số lượng | Số phòng học | Số lượng giáo viên | |
Trường liên cấp II-III | 1 | 10 | 34 |
Trường tiểu học | 1 | 08 | 37 |
Trường liên cấp I-II | 1 | 10 | 20 |
Trường mầm non | 2 | 10 | 18 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cở Sở Địa Lý Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Phương Pháp Bản Đồ Và Hệ Thống Thông Tin Địa Lí
- Diện Tích, Chiều Sâu, Dung Tích, Độ Khoáng Hóa Của Các Hồ Nước Trên Đảo Quan Lạn
- Cơ sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 8
- Bản Đồ Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Đảo Quan Lạn
- Xác Định Các Cấp Đánh Giá Và Thang Điểm Đánh Giá
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Ngoài ra trên đảo hiện có 2 trung tâm học tập cộng đồng đã đi vào hoạt động nhưng chưa có trụ sở nên phải mượn phòng của trụ sở UBND xã Quan Lạn và Minh Châu.
Y tế:
Các chương trình mục tiêu y tế được thực hiện có hiệu quả, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm không để dịch bệnh lớn, nguy hiểm xảy ra trên địa bàn toàn đảo. Hệ thống cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư đảm bảo việc sơ cấp cứu và khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân. Công tác phòng chống dịch bệnh vệ sinh môi trường thường xuyên được quan tâm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.
Toàn đảo có 1 Phân viện Bệnh viện đa khoa, 1 trạm y tế nằm ở xã Quan Lạn với 3 y sỹ; 1 trạm y tế nằm ở xã Minh Châu với 1 bác sĩ và 3 y sỹ.
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 65% xã Minh Châu và 35% xã Quan Lạn.
Văn hóa:
- Trên đảo có 1 nhà văn hóa xã đặt tại xã Minh Châu; 11/11 thôn đều có nhà văn hóa thôn.
- Chợ: trên đảo chưa có chợ tại trung tâm các xã, chỉ có các chợ tạm.
- Bưu điện: trên đảo có 02 bưu điện văn hóa xã nhưng chưa có các điểm truy cập internet ở các thôn, bản.
Vệ sinh, môi trường:
- Trên đảo đã có hệ thống thu gom, xử lý rác thải và thoát nước bẩn đặt xã Quan Lạn nhưng vận hành chưa thường xuyên, kịp thời nên còn gây ô nhiễm môi trường; xã Minh Châu chưa có hệ thống thu gom, xử lý rác thải mà do dân tự đốt hoặc chôn lấp nên còn gây ô nhiễm môi trường.
- Toàn đảo hiện có 3 nghĩa trang nhân dân, trong đó xã Quan Lạn có 2 nghĩa trang và xã Minh Châu có 1 nghĩa trang.
Chính sách xã hội:
Được quan tâm thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có công, gia đình chính sách và các đối tượng nghèo, đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã, làm tốt công tác tuyên truyền các chỉ tiêu tuyển dụng xuất khẩu lao động đến người lao động.
2.3.1.3. Kinh tế
Nghành nghề truyền thống và việc làm:
Tồng trọt; chăn nuôi; trồng rừng; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; thương mại và dịch vụ.
Các nghành kinh tế:
- Nông nghiệp: Trồng trọt: diện tích trồng lúa mùa khoản 15 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 22 tạ/ha. Hoa màu các loại là 9 ha, ước tính sản lượng đạt 45,5 tấn.
Chăn nuôi: tổng số đàn trâu 150 con, đàn bò 210 con, tổng số đàn lợn 330 con, tổng số đàn gia cầm trên địa phươn là 1.500. Chính quyền địa phương luôn chỉ đạo các ngành kiểm tra theo dõi dịch bệnh và nghiêm cấm giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm bị dịch bệnh. Hàng năm xuất chuồng trên 80 tấn thịt hơi.
- Lâm nghiệp: Diện tích rừng tương đối lớn, khoảng 1.843,35 ha, đã giao cho 64 hộ với 570 ha đất trồng rừng. Rừng ngập mặn có 550 ha, với 230 ha bãi triều cạn. Hiện nay đang trồng một số diện tích phi lao trên đất cát ven biển và rừng thông đuôi ngựa.
- Ngư nghiệp: Khai thác thủy sản được duy trì ổn định, chủ yếu là khai thác sá sùng ước tính tổng thu nhập từ khai thác sá sùng khoảng 7,5 tỉ đồng/năm; khai thác sứa và các loại hải sản khác ước tính khoảng 15 tỉ đồng /năm.
Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã hiện có 182,90 ha, trong đó hộ gia đình quản lý 182,90 ha; chủ yếu được sử dụng để nuôi hàu, tu hài, ngao với năng suất hơn 25 tấn/năm. Sản lượng nuôi trồng trong vài năm gần đây bị suy giảm do bệnh dịch khiến đời sống người dân nhiều khó khăn.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
+ Chủ yếu là các hộ tự phát, có hình thành cơ sở, tổ sản xuất như: xẻ gỗ, sửa chữa xe máy. Hiện tại có một số ngành nghề sau: khai thác cát pha lê, cát titan; sửa chữa tầu thuyền; sửa chữa xe máy; sản xuất đổ gỗ; … và một số ngành nghề khác. Tuy nhiên sửa chữa tàu thuyền trên đảo chỉ có khả năng sửa chữa tầu thuyền nhỏ.
+Đã có dịch vụ có thể cung cấp một phần nước ngọt, lương thực, thực phẩm và dịch vụ nghề cá; có một số bến bãi neo đậu cho tầu thuyền tránh trú bão.
2.3.1.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất lỹ thuật
Giao thông trên đảo:
Một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của du lịch là cơ sở hạ tầng của khu vực. Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa nhất đối với du lịch bao gồm mạng lưới và phương tiện giao thông, mạng lưới cấp điện, nước.
Tình trạng giao thông với bên ngoài:
Các luồng lạch ra vào đảo, các bến bãi: quanh đảo có các luồng lạch sau:
- Phía Tây và Tây Bắc đảo có luồng Sông Mang độ sâu từ 6-9m
- Phía Bắc đảo có Cửa Đối, độ sâu từ 12-16m
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển mở vịnh Bắc Bộ
Cầu cảng:
- Cảng Quan Lạn nằm ở phía Tây đảo, thuộc địa phận xã Quan Lạn.
- Bến tàu Cửa Đối ở phía Bắc đảo thuộc địa phận xã Minh Châu
Các tuyến giao thông chính:
- Tuyến giao thông Quan Lạn – Hạ Long:
Tàu cao tốc Quan Lạn – Hòn Gai của công ty cổ phần du lịch quốc tế Phúc Thịnh – Việt Anh và tàu gỗ chạy hàng ngày.
- Tuyến giao thông Quan Lạn – Vân Đồn:
Tàu cao tốc Phúc Thịnh – Việt Anh và tầu cao tốc Quang Minh, sáng 8h và chiều 14h từ Vân Đồn đi Quan Lạn, sáng 7h và chiều 13h từ Quan Lạn về Vân Đồn. Ngoài ra còn có tàu gỗ khởi hành sáng 7h và chiều 13h.
- Tuyến giao thông Vân Đồn – Minh Châu:
Tàu cao tốc Chung Hướng, Tàu Minh Châu, sáng 7h30 và chiều 13h30 từ Vân Đồn đi Minh Châu, sáng 6h30 và chiều 13h từ Minh Châu về Vân Đồn.
Tình trạng giao thông trên đảo:
- Trên đảo có hai đường giao thông liên xã từ bến tàu Đông Hồ đến giáp xã Minh Châu với chiều dài 8km và từ bến tàu Cửa Đối đến giáp xã
Quan Lạn với chiều dài 6,8km, cả hai đã được rải nhựa 100% tạo điều kiện cho nhân dân đi lại
- Hệ thống đường giao thông liên thôn ở xã Quan Lạn có 3 tuyến, kích thước mặt đường rộng từ 1-2m; tống chiều dài 8,7km trong đó đã kiên cố hóa 2,6km, đặt 29,88%. Ở xã Minh Châu có tổng chiều dài 6,3km, tuy nhiên chưa kiên cố hóa được nhiều.
- Tuyến đường nội đồng hoàn toàn là đường đất có chiều dài 9,5km ở xã Quan Lạn và 2km ở xã Minh Châu.
- Số cống qua đường hiện có 27 cái.
- Phương tiên di chuyển chủ yếu của người dân là xe máy và xe đạp. Nhưng hiện tại trên đảo vẫn chưa có trạm xăng cố định, nên nhiên liệu được cung cấp thông qua các hộ dân buôn bán nhỏ lẻ.
Hình 2. 3: Bến tàu Quan Lạn
Cơ sở lưu trú:
- Xã Quan Lạn có 5 khách sạn, 18 nhà nghỉ, 3 công ty kinh doanh dịch vụ du lịch với trên 415 phòng nghỉ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu nghỉ cho khách du lịch ra thăm quan địa phương. Ngoài ra, một số hộ dân có hình thức cho khách du lịch ở tại nhà theo hình thức “homestay”, các hộ này chưa đăng ký kinh doanh nên chưa thể thống kê cụ thể số lượng.
- Xã Minh châu có 4 khách sạn lớn là: Minh Chau beach resort, khách sạn Lepont, khách sạn Phương Nam và khách sạn Huy Hoàng. Có 10 nhà nghỉ do người dân dựng lên.
Dịch vụ vận tải:
Trên đảo hiện có 2 công ty và 6 hộ kinh doanh dịch vụ vận tải khách đường thủy để đảm bảo việc đưa đón, phục vụ khách cũng như người dân địa phương thuận tiện. Việc đi lại trên đảo của khách du lịch được phục vụ chủ yếu bằng xe điện (hay còn gọi là xe tuk tuk). Đây là một phương tiện sử dụng điện, có thể chuyên chở số lượng hàng khách từ 10 đến 20 người trên một chuyến, được đánh giá là phương tiện thân thiện, không gây ô nhiễm môi trường. Hiện trên đảo có 160 chiếc xe tuk tuk, trong đó 120 chiếc ở xã Quan Lạn, còn lại ở xã Minh Châu
2.3.2. Tài nguyên dịch vụ nhân văn
2.3.2.1. Tài nguyên du lịch vật thể
Các di tích thời tiền sử
Vân Đồn (hay còn gọi là làng Vân) - một thương cảng lớn được hình thành vào thế kỷ thứ XII (1149) - vốn là tên gọi cổ xưa của xã Quan Lạn ngày nay, tính đến nay cũng đã gần 900 năm tồn tại và phát triển. Do vậy, Đảo Quan Lạn còn lưu giữ những giá trị văn hóa thuộc các thời kỳ.
Tháng 3 năm 1968, Viện khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật khu mộ thời Đông Hán tại dãy núi Đá Bạc, địa phận xã Minh Châu, cách khu trung tâm thương cảng cổ "Cái Làng" khoảng 7km về phía đông bắc. Kết quả, đã thu được nhiều hiện vật rất quý để có thể kết luận vị trí kinh tế quan trọng của khu đảo Vân Hải. Số lượng gần 2000 hiện vật các loại trong hai ngôi mộ M2, M3, không kể ngôi mộ M1 bị hư hại. Ngoài ra, qua khảo cổ còn phát hiện rất nhiều hiện vật của các bộ tộc người làm ăn sinh sống trước đó, những kết quả đó cho chúng ta thấy:
Con người đã cư trú, làm ăn trên khu vực đảo Vân Hải trước đó một thời gian khá dài, sau đó trang Vân Đồn mới được ra đời.
Dấu vết qua các triều đại Lý, Trần, Lê: Trên mặt đất bằng phẳng, trên các triền đồi, trong các thung lũng trên đảo Quan Lạn trước đây là rừng cây tự nhiên đan xen với các khóm nứa, lau. Đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX, do điều kiện kinh tế người dân trong vùng gặp khó khăn, dãy núi khu vực thương cảng cổ Vân Đồn được phát quang để làm rẫy tra hạt lúa nương, dấu vết nền nhà cổ được lộ rõ, mỗi nền nhà cổ cách nhau khoảng 30m, cứ thế kéo dài theo triền núi, trên dưới như ruộng bậc thang được chia thành cụm, mỗi cụm có từ 30 đến 40 nền nhà, các nền nhà đều được bao đá. Đặc biệt có một nền nhà dài rộng khá riêng biệt trên một mặt đồi bằng phẳng, nhiều cây đa cổ thụ vẫn còn, đồi này dân địa phương thường gọi là đồi Đình, có lẽ đình Quan Lạn xưa được dựng tại đây, sau này mới chuyển về Quan Lạn khi thương cảng không còn tác dụng trong việc giao thương buôn bán nữa. Cách đồi Đình không xa, có nhiều nền nhà có diện tích khá rộng, các nhà khảo cổ học cho rằng đó là nền chùa, nền nghè v.v... Đáng chú ý, có một nền miếu qua khảo sát tầng văn hóa 0,50m còn lớp gạch ngói bị đất vùi lấp, có chỗ gạch đã quá mục, màu gạch trộn lẫn với màu đất.
Dọc theo chiều dài bến cảng Vân Đồn xưa, các mảnh vỡ: sành, sứ, gốm đại diện cho các triều đại: Lý; Trần; Lê; đầu đời Nguyễn còn rất nhiều, có chỗ dài tới 50m, các hiện vật không những trải dọc trên bãi biển mà còn nằm ở trong những mảnh ruộng, vườn, dưới độ sâu đến 1 mét, dân trong vùng còn thu nhặt được: bát sứ, đĩa sứ, hũ sành, lọ gốm, chì lưới, chân kê, gương đồng, quả cân, bạc thoi, tiền nước ngoài, tiền Tây Ban Nha, tiền Việt Nam, v.v... Qua kết luận của các đoàn khảo cổ Việt Nam, Việt - Nhật, Việt - Pháp, cùng các giáo sư: Đỗ Văn Ninh, Trần Quốc Vượng, chúng ta được biết rằng: Những hiện vật gốm, sứ, sành có niên đại đời Trần và đời Lê là chủ yếu, hiện vật đời Lý cũng nhiều nhưng không nhiều bằng đời Trần, Lê. Qua khảo sát