KH&CN để nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của đơn vị nghiên cứu.
- Về cơ cấu, nguồn tài chính ngoài NSNN đầu tư cho hoạt động KH&CN được hình thành như sau:
+ Doanh nghiệp đầu tư phát triển hoạt động KH&CN. Doanh nghiệp dành một phần vốn để đầu tư phát triển hoạt động KH&CN nhằm đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vốn đầu tư phát triển KH&CN của doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Thông thường, doanh nghiệp lập quỹ phát triển KH&CN để chủ động đầu tư phát triển KH&CN.
Doanh nghiệp không chỉ nghiên cứu phục vụ ứng dụng cho bản thân doanh nghiệp mình, mà họ cũng có thể đầu tư nghiên cứu những vấn đề KH&CN thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm quốc gia. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp được xét tài trợ một phần kinh phí từ NSNN.
+ Quỹ phát triển KH&CN của tổ chức, cá nhân. Quỹ phát triển KH&CN là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận để tài trợ không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay với l<i suất thấp hoặc không lấy l<i nhằm hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân hoạt động KH&CN
Quỹ phát triển KH&CN của tổ chức cá nhân được hình thành từ các nguồn như vốn đóng góp của các tổ chức cá nhân sáng lập, không có nguồn gốc từ NSNN; Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng, của các cá nhân, tổ chức; Vốn do liên doanh liên kết với các tổ chức khác.
+ Vốn vay ngân hàng. Ngân hàng cho các tổ chức KH&CN vay vốn để thực hiện các chương trình đề tài nghiên cứu theo nguyên tắc hoàn trả với mức l<i suất hợp lý.
+ Nguồn tài chính từ các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức quốc tế như Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu ¸ (ADB), Ngân hàng Nhật Bản (JB),... thường dành nguồn tài chính đáng kể để tài trợ cho nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, các trường đại học cũng dành một nguồn tài chính để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu ở nước ngoài.
+ Các nguồn tài chính ngoài NSNN khác, từ nguồn thu thông qua các hoạt động đào tạo và nghiên cứu, cho thuê địa điểm, các hoạt động dịch vụ khoa học... các trường đại học đ< dành một phần kinh phí để đầu tư cho hoạt
động KH&CN trong nhà trường.
Cũng cần nói thêm rằng, trong điều kiện nguồn tài chính cho KH&CN chủ yếu từ NSNN cấp và nguồn tài chính ngoài NSNN còn hạn hẹp, người ta có thể phân chia nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học thành nguồn tài chính trực tiếp từ NSNN và nguồn tài chính khác. Trong cách phân chia này, điểm chú ý là các nguồn tài chính khác bao gồm cả tài chính từ NSNN và các nguồn tài chính ngoài NSNN.
Thực tế hoạt động KH&CN cho thấy, các trường đại học có mối quan hệ không những với các doanh nghiệp tư nhân, với các tổ chức x< hội không sử dụng NSNN, mà còn có mối quan hệ với các địa phương, các bộ ngành, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức x< hội sử dụng NSNN để đầu tư cho hoạt động KH&CN. Thông qua hợp đồng nghiên cứu, các trường đại học nhận được nguồn tài chính từ các địa phương, các bộ ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức x< hội. Về bản chất, nguồn này cũng chính là từ NSNN, nhưng không phải trực tiếp từ NSNN cấp cho trường, mà qua hệ thống trung gian là địa phương, các bộ ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức x< hội.
Việc phân chia nguồn tài chính theo cách thứ hai này do điều kiện nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN chủ yếu từ NSNN cấp và nguồn tài chính ngoài NSNN còn hạn hẹp, nhưng cũng cho thấy tính chủ động của các trường đại học trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu và chủ
động khai thác huy động nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN. Trường nào có kết quả nghiên cứu tốt, sản phẩm nghiên cứu cho uy tín với x< hội, sẽ ký kết được nhiều hợp đồng, do đó sẽ được x< hội đầu tư tài chính nhiều hơn và ngược lại.
Thứ ba, tổ chức phân phối sử dụng và sự vận động của nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN trong trường đại học do đặc điểm của cơ chế kinh tế quyết định.
Tuỳ thuộc vào từng cơ chế kinh tế, việc tổ chức phân phối, sử dụng và sự vận động của nguồn tài chính cũng có sự khác nhau.
Trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN chủ yếu là nguồn từ NSNN. Các nguồn tài chính khác đều được tập trung vào NSNN và sau đó được phân phối theo một kế hoạch thống nhất. Vì vậy, sự vận động của nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN sẽ đi từ Nhà nước tới các đơn vị nghiên cứu và các đơn vị nghiên cứu giao vốn cho các nhà khoa học trên cơ sở các nhiệm vụ đ< được các
đơn vị KH&CN giao.
Về bản chất, ta có thể gọi đây là mô hình vận động nguồn tài chính hai nhân tố: Người đặt hàng và các đơn vị nghiên cứu. Để mô hình hoá quá trình vận động của vốn theo mô hình này, chúng ta xem hình 4.
Hình 4. Mô hình vận động nguồn tài chính hai nhân tố | |
Từ Ngân sách nhà nước Các Cỏc nhà Trường đại học khoa học |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Hoạt Động Khoa Học Và Công Nghệ Trong Các Trường
- Tài Trợ Cho Hoạt Động Kh&cn - Nhà Nước Hay Doanh Nghiệp ?
- Bản Chất Của Cơ Chế Tài Chính Đối Với Hoạt Động Khoa Học Và Công Nghệ Trong Các Trường Đại Học.
- Sử Dụng Nguồn Tài Chính Đối Với Hoạt Động Kh&cn Trong Các Trường Đại Học
- Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học công nghệ trong các trường Đại học ở Việt Nam - 8
- Thực Trạng Cơ Chế Tài Chính Đối Với Hoạt Động Kh&cn Trong Các Trường Đại Học Ở Nước Ta
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
ở đây, cả người đặt hàng và người nghiên cứu đều thuộc khu vực nhà nước. Nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN trong cơ chế này là từ NSNN. Người làm công tác nghiên cứu cũng thuộc nhà nước. Từ NSNN nguồn tài chính sẽ đưa đến trường đại học, với tư cách là cơ quan chủ trì các đề tài, dự
án. Trên cơ sở kế hoạch nghiên cứu được phê duyệt, các trường đại học ký hợp đồng với các nhà khoa học để nghiên cứu đề tài. Khi kết thúc hợp đồng, các cơ quan chủ trì nghiệm thu đề tài và bàn giao kết quả nghiên cứu cho người đặt hàng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, nguồn tài chính cho KH&CN có mô hình vận động khác. Do nguồn tài chính cho KH&CN được hình thành từ nhiều nguồn, từ NSNN, từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ các tổ chức quốc tế, từ các tổ chức x< hội và từ các cá nhân trong và ngoài nước;
Đồng thời, trong cơ chế thị trường phạm vi người nghiên cứu cũng rộng hơn, không chỉ là các trường đại học, đơn vị thuộc kinh tế nhà nước, mà người nghiên cứu còn thuộc nhiều thành phần kinh tế, không chỉ là các đơn vị thuộc
sở hữu nhà nước mà còn là những đơn vị ngoài sở hữu nhà nước; không chỉ là
đơn vị nghiên cứu mà còn cá nhân nhà khoa học. Do đó, sự vận động của nguồn tài chính cho KH&CN cũng rộng hơn (xem hình 5).
Hình 5. Mô hình vận động nguồn tài chính ba nhân tố | ||
- Từ nguồn nhà nước -Từ doanh nghiệp -Từ các tổ chức x< hội, cá nhân - Tổ chức nước ngoài Các nhà Các khoa học Trường đại học |
Như vậy, nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN có thể đi từ Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức x< hội, các cá nhân, các tổ chức nước ngoài tới các trường đại học, rồi sau đó đến các nhà nghiên cứu, nhưng cũng có thể vận động trực tiếp từ nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức x< hội hoặc cá nhân, các tổ chức nước ngoài có nhu cầu sản phẩm khoa học đặt hàng, cấp tài chính và nhà khoa học thanh toán hợp đồng trực tiếp với người
đặt hàng. Ta có thể gọi đây là mô hình ba nhân tố.
1.1.3. Nội dung cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN trong các trường đại học
Với bản chất và các chức năng của tài chính, cơ chế tài chính là một phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều cấp độ khác nhau. Trên phạm vi quốc gia,
cơ chế tài chính bao gồm các chính sách và các hình thức tổ chức quản lý quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp, đối với NSNN, đối với hộ gia đình, đối với hoạt động tài chính đối ngoại... Các phân hệ chính sách tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đồng thời, mỗi phân hệ này cũng mang tính độc lập tương đối, thực hiện mục tiêu của mình bằng các giải pháp và công cụ thích hợp.
Trong hoạt động KH&CN, cơ chế tài chính cũng được hình thành từ nhiều bộ phận cấu thành và mỗi bộ phận có vị trí vai trò nhất định của nó. Nhưng tổng thể cơ chế tài chính đảm bảo nguồn tài chính cho lĩnh vực KH&CN hoạt động và nhà nước có thể điều tiết hoạt động của lĩnh vực này phục vụ mục tiêu điều tiết vĩ mô trong mỗi thời kỳ.
Mặc dù cơ chế tài chính có phạm vi tiếp cận rất rộng, nhưng luận án này chỉ đi sâu xem xét các chính sách, biện pháp, hình thức huy động và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học.
1.1.3.1. Chính sách và biện pháp huy động nguồn tài chính đối với hoạt động KH&CN trong các trường đại học.
Đây là bộ phận quan trọng nhất đối với cơ chế tài chính cho hoạt
động KH&CN trong các trường đại học. Do đặc điểm của hoạt động KH&CN như đ< nói trên, việc huy động nguồn tài chính bao gồm nhiều kênh khác nhau, do vậy cần có nhiều chính sách và các biện pháp khác nhau như:
- Chính sách và các biện pháp đầu tư nhà nước cho hoạt động KH&CN
- Chính sách và các biện pháp huy động vốn trong nước và nước ngoài
- Chính sách và các biện pháp về tín dụng
- Chính sách và các biện pháp về thuế đối với hoạt động KH&CN
- Chính sách và các biện pháp hình thành các quỹ tạo vốn phát triển KH&CN,v.v.
Trong hệ thống các chính sách biện pháp trên, chính sách và các biện pháp đầu tư nhà nước cho hoạt động KH&CN có vai trò rất quan trọng. Hàng năm, nhà nước xây dựng kế hoạch ngân sách cho hoạt động KH&CN. Kế hoạch này dựa trên hai căn cứ. Một mặt, chỉ tiêu nghiên cứu, triển khai trong năm, các nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sửa chữa bổ sung tài sản cố định, nhu cầu phát triển hoạt động nghiên cứu, nhu cầu đầu tư về chiều sâu và nhu cầu đầu tư khác của các cơ sở nghiên cứu; mặt khác là dựa vào khả năng của NSNN. Trên cơ sở khả năng ngân sách, nhà nước phê duyệt ngân sách cấp cho hoạt động nghiên cứu, trong đó có các trường đại học.
Ngân sách Nhà nước (NSNN) đầu tư cho hoạt động KH&CN nhiều hay ít phụ thuộc vào hai nhân tố là yêu cầu về số lượng và chất lượng của hoạt
động KH&CN từ phía nhà nước; và khả năng NSNN cấp cho hoạt động KH&CN.
Yêu cầu về số lượng và chất lượng của hoạt động KH&CN từ phía nhà nước phụ thuộc vào mục tiêu phát triển KH&CN của nhà nước, như lĩnh vực khoa học, các loại hình công nghệ ưu tiên, nhu cầu đào tạo nhân lực khoa học, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài về KH&CN.
Trong chiến lược phát triển kinh tế x< hội của đất nước cho mỗi thời kỳ, nhà nước xác định những nhiệm vụ của KH&CN, xây dựng lên các hướng nghiên cứu và những hoạt động nghiên cứu ưu tiên. Trên cơ sở đó, xác định mức đầu tư cho hoạt động KH&CN.
Trong phát triển KH&CN, việc đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư chiều sâu có vai trò quan trọng. Khoản đầu tư này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, phát triển tiềm lực cho các tổ chức KH&CN.
Trong nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN, hàng năm, nhà nước còn có ngân sách để đào tạo, đào tạo lại nhân lực về KH&CN có trình
độ cao ở trong nước hoặc đưa đi học ở nước ngoài. Việc nhà nước chú trọng
đào tạo bồi dưỡng nhân tài, những người có trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề còn tuỳ thuộc vàp từng thời kỳ phát triển. Nếu thời kỳ mà nhà nước có chỉ tiêu đào tạo nhiều, đòi hỏi chất lượng cao thì NSNN cấp cho đào tạo đội ngũ này sẽ nhiều và ngược lại.
Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển của x< hội, tính tất yếu của việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển KH&CN là ngày càng cao. Vì vậy, NSNN hầu hết
đều phải tăng chi cho đào tạo phát triển và bồi dưỡng nhân tài về KH&CN.
Về khả năng nguồn tài chính từ NSNN cấp cho hoạt động KH&CN,
được xem xét trên hai góc độ là quy mô NSNN và tỷ lệ NSNN cấp cho hoạt
động KH&CN trong các trường đại học.
+ Quy mô ngân sách nhà nước. Nếu NSNN có nguồn thu lớn, khả năng NSNN cấp cho hoạt động KH&CN nói chung và cho các trường đại học nói riêng sẽ tăng lên và ngược lại. Đến lượt nó, quy mô NSNN lại phụ thuộc vào nguồn thu của NSNN, vào kết quả sản xuất kinh doanh của toàn x< hội. Sản xuất càng tăng trưởng, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có l<i,
đóng thuế một cách đầy đủ, thì NSNN có thêm nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN.
+ Tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động KH&CN của các trường
đại học. Nếu tỷ lệ đầu tư từ NSNN cao, thì nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học cũng cao và ngược lại. Đến lượt nó, tỷ lệ đầu tư từ NSNN cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học phụ thuộc vào những chính sách và tổ chức hoạt động KH&CN của nhà nước. Nếu nhà nước nhận thấy các trường đại học có khả năng và điều kiện trong việc phát triển KH&CN phục vụ phát triển kinh tế x< hội thì các trường đại học sẽ được nhà nước quan tâm và