Tổng Hợp Các Giả Thuyết Nghiên Cứu Của Luận Án


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong chương 2 của luận án, tác giả đã hệ thống một cách khái quát về cơ sở lý thuyết liên quan đến ngành CNHT, bao gồm: Khái niệm, Đặc điểm, Phân loại CNHT. Tác giả cũng đã khái quát cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM, bao gồm: Quan điểm về chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM; Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM (Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với ngành CNHT; Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối với doanh nghiệp CNHT; Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp CNHT; Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với ngành CNHT). Tác giả đã trình bày một số nội dung chủ yếu đảm bảo chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM. Trong đó, có Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng (Nguồn nhân lực ngân hàng; Nguồn lực về tài chính; Chính sách khách hàng doanh nghiệp CNHT; Quy trình, quy chế hoạt động tín dụng của NHTM; Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng; Mục tiêu, chiến lược phát triển tín dụng của ngân hàng; Năng lực quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng; Hệ thống thông tin khách hàng doanh nghiệp CNHT; Trang thiết bị công nghệ ngân hàng phục vụ hoạt động cho vay; Kiểm tra và kiểm soát nội bộ ngân hàng); Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp CNHT (Đạo đức của khách hàng; Năng lực tài chính của khách hàng; Phương án kinh doanh của khách hàng; Năng lực và kinh nghiệm quản lý điều hành của khách hàng) và Nhóm nhân tố khác (Chính sách phát triển CNHT; Sự phát triển của các cụm liên kết ngành; Sự phát triển của tập đoàn đa quốc gia).

Cũng trong nội dung chương 2 của luận án, tác giả đã nêu kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT của các NHTM nước ngoài ở Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.

Trong chương 2, tác giả đã tổng quan các nghiên cứu có liên quan theo 3 hướng: (i) Các nghiên cứu về ngành CNHT; (ii) Các nghiên cứu về chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại; (iii) Các nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với ngành CNHT. Từ đó tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu để đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án.


Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Thông qua mục tiêu nghiên cứu của luận án và các câu hỏi nghiên cứu mà luận án hướng tới; Kế thừa có phát triển từ các nghiên cứu đi trước, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam như sau:

Năng lực tài chính KH

Chính sách tín dụng

Quy trình tín dụng


Năng lực quản lý RRTD

Hệ thống thông tin KH

Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM

Phương án kinh doanh của KH

Kinh nghiệm và năng lực quản lý của KH

Tham gia tập đoàn đa quốc gia

Liên kết ngành CNHT

Chính sách phát triển CNHT

Đổi mới, ứng dụng KHCN


Nguồn: Đề xuất của tác giả

Sơ đồ 3.1. Mô hình nghiên cứu của luận án

Theo dạng chuẩn của phương trình hồi quy tuyến tính, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án như sau:

Y = β0 + β1 *X1+ β2 *X2 + β3 *X3 + β4 *X4 + β5 *X5 + β6 *X6 + β7 *X7 + β8 *X8 + β9 *X9 + β10 *X10 + β11 *X11 + ɛ.

Trong đó:


- Biến phụ thuộc Y = Chất lượng tín dụng


- β0 là hệ số chặn, β1 → β11 là hệ số góc trong quan hệ giữa biến độc lập Xi đến biến phụ thuộc Y.

- Các biến độc lập: X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11. Trong đó:


X1 - Chính sách tín dụng của ngân hàng - CSTD X2 - Quy trình tín dụng của ngân hàng - QTTD X3 - Năng lực quản lý rủi ro tín dụng - QLRR

X4 - Hệ thống thông tin khách hàng - TTKH


X5 - Đổi mới và ứng dụng KHCN trong SXKD của DN CNHT - KHCN


X6 - Kinh nghiệm và năng lực quản lý của khách hàng - KNQL


X7 - Năng lực tài chính Khách hàng doanh nghiệp CNHT - NLTC


X8 - Phương án kinh doanh của Khách hàng doanh nghiệp CNHT - PAKD


X9 - Chính sách phát triển CNHT – CSPT


X10 - Doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành - CLKN

X11 - Doanh nghiệp CNHT tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia - TĐQG Tại chương 2, tiểu mục 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối

với ngành CNHT tại các NHTM được tác giả phân chia thành 3 nhóm nhân tố: Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng (gồm có 10 nhân tố); Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng (gồm có 04 nhân tố); Nhóm nhân tố khác (gồm có 3 nhân tố). Trong mô hình nghiên cứu của luận án, tác giả lựa chọn 11 nhân tố (từ X1- X11) đại diện cho 3 Nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam. Trong đó, Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng: X1-X4; Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng: X5-X8; Nhóm nhân tố khác: X9-X11.

Việc lựa chọn đại diện các nhân tố ảnh hưởng của các nhóm nhân tố được tác giả tổng hợp lại sau khi thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia về ngành TCNH và lãnh đạo các doanh nghiệp CNHT để đưa vào mô hình nghiên cứu.

Các biến độc lập (X1-X11) trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của đối tượng được khảo sát trong nghiên cứu. Các hệ số βi sẽ được xác định sau khi thực hiện quá trình phân tích từ dữ liệu thu thập được thông qua phần mềm SPSS 25. Như vậy phương trình hồi quy tuyến tính trong mô hình nghiên cứu này thể hiện cụ thể như sau:

Chất lượng tín dụng = β0 + β1 * Chính sách tín dụng + β2 * Quy trình tín dụng + β3

* Năng lực quản lý rủi ro tín dụng + β4* Hệ thống thông tin khách hàng + β5 * Đổi mới và ứng dụng khoa học và công nghệ của DN+ β6 * Kinh nghiệm và năng lực quản lý điều hành


DN+ β7 * Năng lực tài chính Khách hàng + β8 * Phương án kinh doanh của Khách hàng + β9 * Chính sách phát triển CNHT + β10 * Tham gia cụm liên kết ngành + β11 * Tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia + ɛ.

Bảng 3.1: Tổng hợp các biến của mô hình


Biến độc lập

Nguồn

Kết quả nghiên cứu

CSTD

Chính sách tín dụng của

ngân hàng

Nguyễn Văn Tuấn (2015)

Có tác động tích cực


QTTD

Quy trình tín dụng của ngân hàng

Natali Ikawidjaja và công sự (2016); Nguyễn Văn

Tuấn (2015)

Có tác động tích cực

QLRR

Năng lực quản lý rủi ro

tín dụng

Thompson và Strickland

(1990)

Có tác động tích cực


TTKH

Hệ thống thông tin khách hàng

Nguyễn Văn Tuấn (2015) Li và Cộng sự (2015); Parr (2014); FaLi và Cộng sự

(2018)

Có tác động tích cực


KHCN

Đổi mới và ứng dụng khoa học và công nghệ

của doanh nghiệp

FaLi và Cộng sự (2018)

Có tác động tích cực


KNQL

Kinh nghiệm và năng lực quản lý điều hành

doanh nghiệp

FaLi và Cộng sự (2018)

Có tác động tích cực


NLTC

Năng lực tài chính Khách hàng

Combes và Cộng sự (2008); Puga (2010); Giuliano và Cộng sự (1991); Liu và

Cộng sự (1991)

Có tác động tích cực

PAKD

Phương án kinh doanh

của Khách hàng

Luengo và Cộng sự (2012)

Có tác động tích cực

CSPT

Chính sách phát triển

CNHT

FaLi và Cộng sự (2018)

Có tác động tích cực


CLKN

Tham gia cụm liên kết ngành

Duranton và Cộng sự (2005); Marcon & Puech (2010); Bernard, Jensen, Redding, & Schott (2011); Domenech và

Cộng sự (2011).

Có tác động tích cực

TĐQG

Tham gia mạng lưới Tập

Duranton và Cộng sự (2005);

Có tác động tích cực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9


Biến độc lập

Nguồn

Kết quả nghiên cứu


đoàn Đa Quốc gia

Marcon & Puech (2010); Bernard, Jensen, Redding, & Schott (2011); Domenech và

Cộng sự (2011).


Biến phụ thuộc

Nguồn

Kết quả nghiên cứu


CLTD


Chất lượng tín dụng

Herrero (2003); Felicia Omowunmi Olokoyo (2011); Eliona Gremi

(2013); Natali Ikawidjaja &ctg (2016); Nguyễn Văn

Tuấn (2015)

Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng của CSTD, quy trình tín dụng, năng lực tài chính…

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Các giả thiết nghiên cứu của môn hình được thể hiện trong bảng 3.2 như sau:


Bảng 3.2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án


Giả thuyết

Nội dung


H1

Nhân tố “Chính sách tín dụng của ngân hàng” có ảnh hưởng tích cực tới “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT” tại các NHTM Việt Nam.


H2

Nhân tố “Quy trình tín dụng của ngân hàng” có ảnh hưởng tích cực tới “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT” tại các NHTM Việt Nam.


H3

Nhân tố “Năng lực quản lý rủi ro tín dụng” có ảnh hưởng tích cực tới “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT” tại các NHTM Việt Nam.


H4

Nhân tố “Hệ thống thông tin khách hàng” có ảnh hưởng tích cực tới “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT” tại các NHTM Việt Nam.


H5

Nhân tố “Đổi mới và ứng dụng KH&CN của DN” có ảnh hưởng tích cực tới “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT” tại các NHTM Việt Nam.


H6

Nhân tố “Kinh nghiệm và năng lực quản lý điều hành DN” có ảnh hưởng tích cực tới “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT” tại các NHTM Việt Nam.


H7

Nhân tố “ Năng lực tài chính Khách hàng ” có ảnh hưởng tích cực tới “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT” tại các NHTM Việt Nam.


H8

Nhân tố “ Phương án kinh doanh của Khách hàng” có ảnh hưởng tích cực tới “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT” tại các NHTM Việt Nam.

H9

Nhân tố “ Chính sách phát triển CNHT” có ảnh hưởng tích cực tới “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT” tại các NHTM Việt Nam.



H10

Nhân tố “Tham gia cụm liên kết ngành” có ảnh hưởng tích cực tới “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT” tại các NHTM Việt Nam.


H11

Nhân tố “Tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia” có ảnh hưởng tích cực tới “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT” tại các NHTM Việt Nam.

Nguồn: Đề xuất của tác giả


3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU


Để thực hiện quá trình nghiên cứu hiệu quả, tác giả đã kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, chia làm 2 giai đoạn nghiên cứu và gồm tổng cộng 6 bước như sau:

3.2.1 Giai đoạn nghiên cứu định tính


Giai đoạn nghiên cứu này nhằm giúp tác giả xây dựng thang đo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu, bao gồm 3 bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu chính của mô hình là đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam.

Bước 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 11 biến độc lập là 11 nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là “Chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT”.

Bước 3: Xây dựng và hiệu chỉnh thang đo: Đây là bước nghiên cứu định tính quan trọng nhất. Nhiệm vụ trong bước ba sẽ tiến hành phỏng vấn với các chuyên gia bao gồm các giảng viên Đại học có chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, lãnh đạo doanh nghiệp CNHT và lãnh đạo NHTM trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Việc phỏng vấn các chuyên gia nhằm xây dựng hệ thống thang đo nháp cho các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô hình. Việc phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý ngân hàng, các giảng viên và lãnh đạo các doanh nghiệp CNHT nhằm hiệu chỉnh các thang đo để đi đến nhất quán cách hiểu các câu hỏi trong thang đo. Kết thúc giai đoạn nghiên cứu định tính tại bước ba, Phiếu khảo sát/Bảng hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng được hoàn thành.

3.2.2 Giai đoạn nghiên cứu định lượng


Trong giai đoạn này, tác giả tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ thực tế nhằm kiểm


định thang đo và mô hình nghiên cứu, gồm 3 bước tiếp theo:


Bước 4: Nghiên cứu định lượng cần thức hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng các công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) và đồng thời phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm sàng lọc các biến có nội dung trùng lắp, thừa hoặc không đạt độ tin cậy.


Mục tiêu nghiên cứu

Bước 1

Xây dựng mô hình

Bước 2

Xây dựng thang đo

Bước 3

Nghiên cứu định lượng

Hoàn thành Phiếu khảo sát

Bước 3

Hiệu chỉnh thang đo

Bước 4

Kiểm định Cronbach Alpha

• Loại các biến có tương quan với biến tổng < 0.3

• Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha ≥ 0.6

Bước 4

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

• Loại các biến có hệ số tải nhân tố Factor Loading < 0.5

• Kiểm tra nhân tố trích được.

• Kiểm tra tổng phương sai trích được ≥ 50%

• Kiểm tra hệ số KMO (0.5 ≤ KMO ≤ 1)

• Kiểm tra Eigenvalue ≥ 1

Bước 5

Kiểm định mô hình bằng SPSS 25.0

• Kiểm tra độ thích hợp của mô hình.

• Kiểm định các giả thiết của mô hình.

Phân tích tương quan Pearson.

• Phân tích hồi quy đa biến.

Bước 6

Kết quả

nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả


Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiên cứu của luận án

60


Bước 5: Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi quy đa biến. Vì nghiên cứu sử dụng công cụ SPSS 25 để kiểm định mô hình nên đòi hỏi mẫu khảo sát phải bảo đảm (n ≥ 50).

Bước 6: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố, trình bày phần thảo luận các hàm ý nghiên cứu của 11 giả thuyết, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT cho các NHTM Việt Nam.


3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU


3.3.1. Dữ liệu sơ cấp


Nhằm có nguồn dữ liệu sơ cấp để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, tác giả đã thu thập bằng phương pháp điều tra, khảo sát thông qua bảng câu hỏi khảo sát đối với các nhà chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và ngành CNHT. Việc xây dựng bảng hỏi được dựa trên các khái niệm nghiên cứu, kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phương pháp chuyên gia và phương pháp phỏng vấn sâu. Việc điều tra khảo sát được thực hiện qua 2 hình thức:

Khảo sát trực tiếp các chuyên gia: Trường hợp này dành cho giảng viên đại học, các nhà lãnh đạo ngành tài chính ngân hàng, lãnh đạo các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

Khảo sát gián tiếp qua thư điện tử, điện thoại: Trường hợp này cũng dành cho các nhà lãnh đạo ngành tài chính ngân hàng, lãnh đạo các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và giảng viên ở các Trường Đại học.

3.3.2. Dữ liệu thứ cấp


Để phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam, để tổng quan nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận về các vấn đề liên quan của luận án, tác giả đã thu thập các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận án từ rất nhiều nguồn khác nhau như:

- Nguồn dữ liệu thứ cấp để phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam được thu thập từ các báo cáo của NHNN, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2020.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023