Phát triển khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận thực trạng và giải pháp - 14

nâng cao năng lực sản xuất. Công nghiệp chế biến tiếp tục duy trì ổn định, trong đó sản xuất gia công hàng may mặc, giày dép, chế biến thuỷ sản đông lạnh, sơ chế mủ cao su tăng khá. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Công tác khuyến công được duy trì thường xuyên. Đã đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần Đầu tư Tân Thành An đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp La Gi.

Hoạt động của các khu công nghiệp năm 2015 đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy còn gặp khó khăn do tình hình thị trường, nguồn vốn, nhưng bằng sự nổ lực và kịp thời có các giải pháp hợp lý đến nay tình hình sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp dần được duy trì ổn định và tạo được tăng trưởng. Doanh thu năm 2015 của các Doanh nghiệp trong khu công nghiệp ước đạt 3.010 tỷ đồng (đạt 101% kê hoạch); Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 46 triệu USD (đạt 102,2% KH); Nộp ngân sách đạt 59 tỷ đồng (đạt 101,7% KH). Các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 49 dự án (trong đó có 16 dự án FDI), cho thuê 169,3 ha (tỷ lệ lấp đầy là 26,24%) với tổng vốn đầu tư là 3.073,7 tỷ đồng và 143,28 triệu USD; trong đó, có 36 Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy vậy hoạt động sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ phát triển chậm, mẫu mã hàng chưa phong phú, giá thành cao, không cạnh tranh được các sản phẩm cùng chủng loại từ các địa phương khác. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản còn phát triển chưa mạnh, chưa tương xứng tiềm năng, quy mô sản xuất trên lĩnh vực này nhìn chung còn nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm yếu, chưa đủ sức vươn xa, đứng vững ở những thị trường lớn.

Triển khai các công trình, dự án điện: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 phát điện ổn định; đã tổ chức Lễ công bố khởi công Dự án BOT Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ; Lắp đặt thành công dầm chính lò hơi nhiệt điện Vĩnh Tân 4; khởi công Dự án nhà máy điện gió Phú Lạc; thi công hoàn thành dự án thủy điện Đan Sách 2, đường dây 220 kV Vĩnh Tân - Phan Thiết, đường dây 110 kV và TBA Ma Lâm 63 MVA; thi công dự án thủy điện Đan Sách, Đan Sách 3, đường dây 220 kV Phan Thiết - Phú Mỹ (Bà Rịa); đang chuẩn bị thủ tục để khởi công dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3; chuẩn bị thủ tục đầu tư các dự án thủy điện: La Ngâu, Thác Ba và Phong điện 1 - Bình Thuận giai đoạn 2.

Đầu tư phát triển:

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước cả năm ước đạt 1.200,8 tỷ đồng (đạt 56,1% so với kế hoạch năm); trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh 821,1 tỷ đồng (đạt 52,2% KH năm); Vốn ngân sách cấp huyện 303,8 tỷ đồng (đạt 67% KH năm); Vốn ngân sách cấp xã 75,8 tỷ đồng (đạt 66,7% KH năm).

Dự ước vốn đầu tư phát triển xã hội cả năm đạt 16.500 tỷ đồng.

Đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư:

Trong 11 tháng đã cấp đăng ký mới cho 581 doanh nghiệp và chi nhánh; cấp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh 852 trường hợp; thông báo giải thể 190 doanh nghiệp, chi nhánh và xác nhận tạm ngưng hoạt động 77 doanh nghiệp.

Từ đầu năm đến nay đã cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư cho 27 dự án vốn đầu tư đăng ký là 3.899,6 tỷ đồng, diện tích khoảng 542,6 (trong đó, có 23 dự án trong nước vốn đăng ký là 3.659,8 tỷ đồng và 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài vốn đăng ký là 239,8 tỷ đồng (52,4 triệu USD); cấp điều chỉnh cho 14 dự án (trong đó, có 10 dự án trong nước điều chỉnh tăng vốn là 2.597 tỷ đồng và 04 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn là 913 tỷ đồng (41,5 triệu USD).

Thương mại, Giá cả, Du lịch, Xuất nhập khẩu, Giao thông vận tải Thương mại, Giá cả

Tổng mức bán lẻ hàng hóa cả năm ước đạt 24.559 tỷ đồng (tăng 11,76% so với năm trước); doanh thu dịch vụ đạt 11.855 tỷ đồng (tăng 12,94% so với năm trước).

Hàng hoá trên thị trường phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Từ đầu năm đến nay, giá hàng tiêu dùng biến động không đáng kể; các mặt hàng thiết yếu giữ giá ổn định. Đã tổ chức các Phiên chợ đưa hàng Việt về các huyện; triển khai rà soát các quy hoạch về phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; hệ thống kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; tổ chức khảo sát, thẩm tra tiêu chí 7 (chợ nông thôn) tại các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Giá hàng tiêu dùng sau 1 năm tăng 1,52% (so với tháng 12/2014). Trong 11 nhóm hàng hoá dịch vụ có 01 nhóm giảm là: giao thông (giảm 8,78% do tác động

giá xăng dầu giảm), các nhóm hàng khác tăng với mức thấp; trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,11% (lương thực giảm 0,49%; thực phẩm tăng 4,46%; ăn uống ngoài gia đình tăng 2,21%); đồ uống thuốc lá (tăng 2,72%); may mặc, mũ nón, giày dép (tăng 2,48%); nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 4,16%); thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 1,59%); thuốc và dịch vụ y tế (tăng 0,45%); bưu chính viễn thông (tăng 0,09%); giáo dục (tăng 1,87%); văn hoá, giải trí (tăng 1,82%); các dịch vụ khác (tăng 2,65% so với tháng 12/2014).

Xuất nhập khẩu

Dự ước kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm đạt 331,9 triệu USD (đạt 113,8% kế hoạch năm; tăng 14% so với năm trước). Trong đó: Nhóm hàng thủy sản đạt 123,1 triệu USD (đạt 98,5% kế hoạch năm; giảm 0,39% so với năm trước). Nhóm hàng nông sản đạt 11,7 triệu USD (đạt 42,2% kế hoạch năm; bằng 31,6% so với năm trước). Nhóm hàng hóa khác đạt 197,1 triệu USD (đạt 141,8% kế hoạch năm; tăng 51% so với năm trước), trong đó hàng may mặc 141,1 triệu USD (đạt 144,1% kế hoạch năm; tăng 50,1% so với năm trước).

Xuất khẩu dịch vụ cả năm ước đạt 152,7 triệu USD; đạt 114,6% KH năm; tăng 15,6% so với năm trước.

Nhập khẩu cả năm ước đạt 166,6 triệu USD, giảm 32,4% so với năm trước; trong đó thức ăn gia súc và nguyên liệu chế biến đạt 54,2 triệu USD, tăng 78,3% so với năm trước; phụ liệu vải dệt may, giày da 74,5 triệu USD, tăng 43,8% so với năm trước.

Kết quả trên cho thấy xuất khẩu hàng thuỷ sản giữ ổn định. Song nhóm hàng nông sản bị giảm sút khá lớn do lượng hàng và đơn giá xuất khẩu quả thanh long, cao su giảm; mặt hàng nhân hạt điều đến nay vẫn chưa xuất khẩu được. Nhóm hàng hoá khác vượt kế hoạch và tăng khá cao so với năm trước do hàng may mặc, giày dép xuất khẩu giữ ổn định và tăng khá.

Giao thông vận tải, Viễn thông

Vận tải hàng hoá, hành khách ổn định, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại của nhân dân. Ước tính khối lượng luân chuyển hàng hoá đường bộ cả năm đạt 388,6 triệu tấnkm (tăng 12,3% so với năm trước); luân chuyển hàng hoá đường thủy đạt 981 ngàn tấnkm (tăng 0,3%); luân chuyển hành khách đường bộ đạt 905,2 triệu

lượt ngườikm (tăng 11,4%); luân chuyển hành khách đường thuỷ đạt 3.697 ngàn lượt ngườikm (tăng 6,6%).

Công tác thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm về thanh tra an toàn giao thông được duy trì thường xuyên.

Tai nạn giao thông trong 11 tháng đầu năm xảy ra 615 vụ (giảm 57 vụ so với cùng kỳ năm trước); gây chết 198 người (giảm 26 người); gây thương tích 582 người (tăng 13 người)

Hoạt động viễn thông tiếp tục phát triển. Ước đến cuối năm, số thuê bao điện thoại cố định có 75 ngàn thuê bao (giảm 16,7% so với năm trước); thuê bao di động có 1,607 triệu thuê bao (tăng 2,8% so với năm trước); thuê bao Internet có 62 ngàn thuê bao (tăng 7,7% so với năm trước); tỷ lệ người sử dụng Internet (quy đổi) ước đạt 38,5%.

Thu, chi ngân sách; Hoạt động tín dụng: Thu, chi ngân sách

Ước thu ngân sách năm 2015 đạt 7.469,4 tỷ đồng (đạt 92,44% dự toán năm), tăng 3,41% so với năm trước. Trong đó thu nội địa đạt 4.360 tỷ đồng (đạt 110,94% DT năm), tăng 4,17% so với năm trước; riêng thu thuế, phí đạt 3.907,2 tỷ đồng (đạt 113,25% DT năm), tăng 3,85% so với năm trước; thuế xuất nhập khẩu đạt 247,4 tỷ đồng (đạt 70,69% DT năm), giảm 26,25% so với năm trước; thu từ dầu thô 2.861,9 tỷ đồng (đạt 75,3% DT năm), tăng 5,9% so với năm trước.

Mặc dù có một số chính sách thuế thay đổi, Nhà nước đang đẩy nhanh lộ trình thực hiện cải cách thuế, giảm mức điều tiết thu đối với một số đối tượng chịu thuế, sắc thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư nhưng trong năm ngành Thuế đã phối hợp với các địa phương cố gắng khai thác các nguồn thu mới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu; xử lý nợ đọng thuế có hiệu quả; đẩy mạnh các nguồn thu từ đất, quản lý kê khai thuế qua mạng Internet nên kết quả thu nội địa đạt khá. Các loại thu đạt dự toán năm là: thu từ DN nhà nước TW, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất mặt nước, thuế bảo vệ môi trường, lệ phí trước bạ, thu xổ số kiến thiết. Các loại thu tăng hơn năm trước, song chưa đạt được dự toán năm là: thu từ DN nhà nước địa phương, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu cấp quyền khai thác khoáng sản. Các

loại thu giảm so với năm trước và không đạt được dự toán là: thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài, thu ngoài quốc doanh, các loại phí, lệ phí.

Ước chi ngân sách địa phương cả năm đạt 7.227,2 tỷ đồng (đạt 114,3% dự toán năm); trong đó chi đầu tư phát triển 895 tỷ đồng (đạt 119,3% dự toán năm); chi thường xuyên 4.646,3 tỷ đồng (đạt 104% dự toán năm). Trong chi ngân sách, đã bám sát theo Nghị quyết HĐND Tỉnh, ưu tiên chi đầu tư phát triển; đảm bảo thanh toán khối lượng công trình trọng điểm, các khoản chi lương, phụ cấp lương, kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy hành chính, các chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh

Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng ổn định; lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,0 - 5,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5,2 -7,0%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng là 6,0 -7,0%/năm. Lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn phổ biến ở mức 7%/năm, các lĩnh vực khác từ 9-11%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 10,0 - 11,75%/năm

Trong năm các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã bám sát sự điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình thanh khoản và cung cầu ngoại tệ của thị trường, sự chỉ đạo của Hội sở chính để ấn định tỷ giá mua, bán phù hợp. Các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, các giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện thông suốt; diễn biến thị trường vàng, ngoại hối trên địa bàn tiếp tục phát triển theo hướng ổn định.

Ước đến 31/12/2015, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 21.777 tỷ đồng, tăng 10,34% so với đầu năm; dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 25.661 tỷ đồng, tăng 17,5% so với đầu năm.

Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, đến 30/11/2015 dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 12.190 tỷ đồng, chiếm 47,15% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 770 tỷ đồng, chiếm 2,98% tổng dư nợ; dư nợ cho vay DNNVV đạt 5.363 tỷ đồng, chiếm 20,74% tổng dư nợ; dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 1.843 tỷ đồng/ 123.667 khách hàng (trong đó cho vay hộ nghèo đạt 249 tỷ đồng/15.691 khách hàng); dư nợ cho vay học sinh, sinh viên đạt 554

tỷ đồng/23.921 khách hàng; dư nợ cho vay nước sạch vệ sinh môi trường đạt 329 tỷ đồng/42.609 khách hàng.

Cho vay hỗ trợ nhà ở đến 30/11/2015 đã thực hiện với dư nợ 16,4 tỷ đồng/42 khách hàng.

Cho vay phát triển thuỷ sản (theo Nghị định 67) đến 15/12/2015 đã giải ngân được 106,37 tỷ đồng; trong đó dư nợ cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 24,34 tỷ đồng và cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 82,03 tỷ đồng.

Công tác tiền tệ kho quỹ, thanh toán bù trừ điện tử và thanh toán điện tử liên ngân hàng được tổ chức thực hiện tốt. Thanh toán không dùng tiền mặt được quan tâm đẩy mạnh. Mạng lưới ATM và POS tiếp tục được duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng dịch vụ. Đến nay, toàn địa bàn có 143 máy ATM (tăng 11 máy so với cuối năm 2014) và 1.047 máy POS (tăng 70 máy so với cuối năm 2014), tất cả máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau.

So với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu K XH đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, cụ thể như sau:


STT


Tên chỉ tiêu

Mục tiêu

Ước

thực hiện


Ghi chú

1

Sản lượng lương thực (ngàn tấn)

750

782,5

Vượt mục tiêu

2

Sản lượng hải sản (ngàn tấn)

189

198,2

Vượt mục tiêu

3

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

425

484,7

Vượt mục tiêu


Trong đó : Kim ngạch xuất khẩu hàng

hóa

291,7

331,9

Vượt mục tiêu

4

Thu ngân sách (tỷ đồng)

8.080

7.469

Không đạt MT


Trong đó: Thu nội địa

3.930

4.360

Vượt mục tiêu

5

Chi đầu tư phát triển (tỷ đồng)

895

750

Vượt mục tiêu

6

Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (%)

99,90

99,98

Vượt mục tiêu

7

Giải quyết việc làm (1000 người)

24,35

24,35

Đạt mục tiêu

8

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%)

9,0

8,8

Vượt mục tiêu

9

Tỷ lệ giảm sinh (%)

0,03

0,03

Đạt mục tiêu

10

Giảm tỷ lệ hộ nghèo (%)

1,5

1,5

Đạt mục tiêu

11

Tỷ lệ DS N.thôn SD nước hợp vệ sinh(%)

94,5

94,5

Đạt mục tiêu

12

Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch

(%)

98,2

98,2

Đạt mục tiêu

13

Tỷ lệ chất thải rắn ở ĐT được thu gom xử

lý (%)

90,2

90,2

Đạt mục tiêu

14

Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý (%)

20,2

20,2

Đạt mục tiêu


15

Tỷ lệ KCN đang hoạt động có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi

trường (%)


100


100


Đạt mục tiêu

16

Tỷ lệ độ che phủ (%)

53

53

Đạt mục tiêu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phát triển khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận thực trạng và giải pháp - 14

Dân số, lao động và giáo dục

Dân số toàn tỉnh là 1.157.199 người với tổng số hộ là 278.180. Trong đó nam chiếm 49,7% và nữ là 50,3%; dân số thành thị chiếm 39,4% và nông thôn chiếm 60,6%. Dân số trong độ tuổi từ 15-19 chiếm tỷ trọng cao nhất với 11,7%, từ 10-14 chiếm 11,1%, từ 5-9 chiếm 9,1%, từ 60 tuổi trở lên chiếm 7,4%.

Về giáo dục: Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các bậc như: Mầm non 85%; Tiểu học 99,4%; THCS 99,6% và THPT 92%. Toàn tỉnh có 10/10 huyện, thị xã, thành phố và 127/127 xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí