Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Hợp Tác Chi Nhánh Bắc Ninh Thời Gian Tới


Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY NGOÀI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG HỢP TÁC

CHI NHÁNH BẮC NINH


4.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh thời gian tới

Năm 2014, phong trào thi đua của Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh đã có những chuyển biến, tiến bộ vượt bậc, toàn thể cán bộ nhân viên trong cơ quan đã phấn đấu thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao, các chỉ tiêu công tác, chỉ tiêu thi đua đề ra của năm 2015 đạt tỷ lệ cao.

Ngân hàng hợp tácChi nhánh Bắc Ninh cùng phối hợp các đơn vị trong tỉnh phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

Ngoài những mục tiêu thực hiện chung của Đảng, Nhà nước, Ngành Ngân hàng và hệ thống, năm 2015 Chi nhánh Bắc Ninh đặt ra những mục tiêu cơ bản để phấn đấu trong năm tới như:

Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về các chỉ tiêu chung của cả nước, của tỉnh, ngành ngân hàng và Ngân hàng hợp tácgiao để góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của năm 2012 với mục tiêu thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ NHTW và của Tỉnh, đảm bảo tăng trưởng bền vững, an toàn, chất lợng và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước theo tinh thần Chỉ thị 39/CT- TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị. Nâng cao chất lợng, hiệu quả các phong trào thi đua để công tác thi đua, khen thởng thực sự là động lực thúc đẩy toàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Gắn thi đua rèn luyện đạo đức, phẩm chất người cán bộ ngân hàng với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn,

Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh - 13


nghiệp vụ nâng cao trình độ ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cơng trong quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng.

Chú trọng xây dựng và chăm lo, bồi dưỡng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến làm nhân tố thúc đẩy phong trào thi đua của đơn vị. Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển năm 2015

Chấn chỉnh và tăng cờng kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trong Chi nhánh.

Chấp hành đúng các quy định của Pháp luật về hoạt động Ngân hàng, các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam. Đặc biệt là các quy định của Ngân hàng Nhà nớc về kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trởng kinh tế. Kiểm soát chặc chẽ chất lợng tín dụng; tăng cờng giám sát chặt chẽ huy động và cho vay, không để rủi ro thanh khoản. Nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động ngân hàng; nâng cao hiệu quả, chất lợng hoạt động.

Tăng cường huy động vốn và cho vay, điều chỉnh cơ cấu đầu t tín dụng phù hợp theo hớng an toàn, bền vững và kiểm soát chặt chẽ chất lợng tín dụng; phân tích, đánh giá phân loại các khoản vay để có giải pháp phù hợp đối với từng đối tợng vay vốn; Tiếp tục tập trung đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt chính sách xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng đều đạt trong sạch, vững mạnh.

Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt chính sách xã hội, thực hiện tốt quy chế đân chủ ở ác cơ quan đơn vị, nội bộ cơ quan đoàn kết, tổ chức Đảng và các đoàn thể đều đạt trong sạch vững mạnh. Nghiêm chỉnh chấp hành Luật phòng chống tham


nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Quyết định số 101/2011/QĐ-UBND ngày 16/08/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc: Quy định một số điều về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ nhiệm ngày truyền thống, đón nhận các doanh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức, rà soát bổ sung quy chế hoạt động để nâng cao chất lợng hoạt động của Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị. Thực hiện tốt công tác tham mưu chỉ đạo và tổ chức các phong trào thi đua, công tác khen thưởng.

Phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị về hoạt động kinh doanh như:

- Tổng nguồn vốn hoạt động tăng trên 13%

- Hoàn thành tốt chỉ tiêu dư nợ tín dụng của Ngân hàng hợp tác giao

- Nợ xấu dới 1%

- Lợi nhuận trớc thuế tăng trên 7% so với kế hoạch Ngân hàng hợp tác giao

- Đảm bảo thực hiện việc an toàn kho quỹ, tăng cờng đổi mới công nghệ, mở rộng tiện ích ngân hàng ngày càng tạo thuận tiện cho khách hàng.

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh

4.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn

Hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng hợp tác xã chi nhánh Bắc Ninh nói riêng từ thay đổi Ngân sách Nhà nước thực hiện việc “mang tiền chính phủ cho dân làng vay đủ” nay chuyển sang phương châm “đi vay để cho vay”. Do vậy việc xác định hiệu quả kinh tế để quyết định đầu tư là công đoạn không thể thiếu được. Nó là mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng. Công tác thẩm định là quá trình xem xét, phân tích các dữ liệu, giữ kiện thu thập được trong hồ sơ tín dụng của khách hàng và từ nhiều nguồn khác với mục đích xác định chắc chắn trước khi cho khách hàng vay và theo dõi xử


lý nợ vay. Khi tiến hành thẩm định cán bộ tín dụng phải tiến hành đúng nội dung, quy trình thẩm định .Không chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp mà còn phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ những người xung quanh, từ đồng nghiệp, lãnh đạo…. Từ đó tiến hành kiểm tra thẩm vấn khách hàng để thẩm định tư cách khách hàng trên cơ sở đó quyết định cho vay hay không cho vay (một trong các yếu tố quyết định đến hồ sơ vay vốn của khách hàng có được duyệt hay không). Cán bộ tín dụng chỉ coi trọng tài sản đảm bảo mà coi nhẹ tính khả thi của dự án nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cũng là một vấn đề cần xem xét để loại bỏ. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công tác tín dụng của bất kỳ một tổ chức tín dụng nào.

Về nguyên tắc khi đi vay các hộ phải tự lập phương án sản xuất không được nhờ cán bộ tín dụng làm hộ tránh tình trạng cán bộ tín dụng vừa là người thổi còi vừa là người đá bóng. Do trình độ, hiểu biết về lĩnh vực còn hạn chế nên hầu hết khách hàng khi xin vay đều không tự lập đượcphương án nên rất cần sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng phải là người am hiểu, có trình độ chuyên môn sâu, nắm bắt được thông tin về pháp luật, kinh tế xã hội có cơ sở kinh tế lý luận thực tiễn để tư vấn cho khách hàng khi họ đến vay vốn để họ biết cách sử dụng vốn cho hợp lý tạo thu nhập cao, tránh tình trạng vay về đầu tư không đúng mục đích dẫn đến mất vốn không trả được nợ vay ngân hàng , mất tài sản đảm bảo. Có nhiều trường hợp đã bị rơi vào tình trạng như vậy do đó quỹ nên đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động cho vay để rút ra những giải pháp cho vay hợp lý, tránh tình trạng nợ quá hạn.

Từ việc thẩm định dự án vay vốn của các khách hàng cán bộ tín dụng phải tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới tính khả thi và xác định khả năng trả nợ của khách hàng để từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay. Như


vậy việc thẩm định phải xem xét toàn diện các nhân tố ảnh hưởng tới dự án chứ không đơn thuần dừng lại ở việc tính toán lỗ lãi trên phương diện số liệu.

Việc đầu tiên của cán bộ tín dụng khi có khách hàng đến xin vay là phải thẩm định tư cách đạo đức của họ để tránh tình trạng nợ khó đòi do ý thức của khách hàng. Đạo đức của con người xây dựng nên uy tín của họ đối với người khác ,cũng như vậy uy tín vay mượn của khách hàng trong quá khứ với quỹ và các tổ chức tín dụng khác là vấn đề đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm bắt được.Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cũng nên có hướng dẫn một số các định mức kinh tế kỹ thuật chủ yếu bởi vì chúng là cơ sở khoa học để cán bộ tín dụng tính toán đến chi phí. Phải thường xuyên kiểm tra việc sư dụng vốn vay để phát hiẹn kịp thời dấu hiệu rủi ro nhằm hạn chế rủi ro đó.

Tóm lại công tác thẩm định là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới công tác tín dụng và chất lượng của hoạt động cho vay. Nó là bước tiền đề cho quyết định cho vay hay không cho vay của cán bộ tín dụng cũng như của lãnh đạo. Trong các năm hoạt dộng tiếp theo Ngân hàng hợp tác xã Bắc Ninh nên tiếp tục cải thiện công tác thẩm định để chất lượng hoạt động của công tác cho vay vốn được tốt hơn.

4.2.2. Tăng cường thông tin và truyền thông nhằm mở rộng cho vay khách hàng ngoài hệ thống

Tập trung khai thác tốt dự án “Văn phòng điện tử” của Ngân hàng Hợp tác. Trên cơ sở này, Chi nhánh cần xây dựng website riêng của mình. Đây là kênh thông tin linh hoạt để các Chi nhánh cung cấp thông tin, cơ chế, chủ trương, chính sách mới, giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ kịp thời khó khăn trong việc triển khai sản phẩm cho vay cho các khách hàng ngoài hệ thống.

Chi nhánh cần chủ động tuyên truyền và đưa thông tin về Ngân hàng Hợp tác, phối hợp với các đơn vị báo chí để đăng tin, bài theo chỉ đạo của lãnh đạo, phản ánh hiệu quả và vai trò của Ngân hàng đối với kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Phối hợp với một số đơn vị báo chí, truyền hình tổ


chứcquay phim, đưa tin về Hội nghị tổng kết của Chi nhánh và các sự kiện khác trong hoạt động Ngân hàng. Hợp tác trên truyền hình, báo chí như đài truyền hình của tỉnh, báo của tỉnh hay website của tỉnh đưa tin về Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh. Tổ chức phối hợp với Đài truyền hình Bắc Ninh đi thực tế tại các huyện, xã như gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo chính quyền địa phương (UBND huyện, xã), các QTDND thành viên, các thành viên vay vốn phỏng vấn xây dựng phóng sự tài liệu về Ngân hàng để quảng bá hình ảnh, thương hiệu. Chủ động viết tin, bài cung cấp cho website những thông tin mới liên quan tới hoạt động của Chi nhánh. Chỉ đạo các Chi nhánh cấp dưới thường xuyên gửi tin, bài để biên tập đăng tải trên Bản tin “Thông tin Ngân hàng Hợp tác” và cập nhật thông tin thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử của Chi nhánh. Ban lãnh đạo cần chỉ đạo, yêu cầu các Chi nhánh cấp dưới tăng cường thông tin, tuyên truyền về hoạt động của đơn vị dưới nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ hoạt động nghiệp vụ, nâng cao uy tín của đơn vị, góp phần củng cố vị trí của đơn vị nói riêng, hệ thống QTDND nói chung trong nhân dân.Đồng thời, yêu cầu các chi nhánh thực hiện viết tin, bài tuyên truyền, thông báo sự kiện chuyển đổi hoạt động sang Ngân hàng Hợp tác đăng trên các báo địa phương và truyền hình địa phương theo quy định.

Chi nhánh tổ chức các buổi toạ đàm kết hợp với tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm giữa các QTDND trên địa bàn phụ trách, đồng thời tạo diễn đàn trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động cho các QTDND thành viên nhằm góp phần nâng cao nghiệp vụ, tăng cường mối liên kết hệ thống.

4.2.3. Ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Trong hoạt động của mình, cũng giống như các Ngân hàngthương mại khác khác, Ngân hàng Hợp tác cũng phải đối mặtvới nhiều rủi ro. Phổ biến


nhất là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan do những biến động của nên kinh tế cũng có thể do những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng như năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế dẫn đến những sai sót nhầm lẫn trong quy trình nghiệp vụ hoặc do đạo đức của cán bộ yếu kém dẫn đến cố tình sai phạm nhằm mục đích tư lợi cá nhân. Nhận thức rõ vấn đề này, Chi nhánh cần đẩy mạnh thực hiện Quy chế kiểm tra kiểm soát nội bộ và tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo Quyết định số 59/2014/QĐ-NHHT và Quy trình kiểm tra nội bộ theo quyết định số 60/2014/QĐ-NHHT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phát hiện, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt động của Chi nhánh.

Cần tổ chức bộ phận Kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của Ngân hàng Hợp tác. Chi nhánh cần phải duy trì thường xuyên việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế liên quan đến hoạt động của các bộ phận làm công tác tín dụng để kịp thời phát hiện các sai sót, sai phạm trong hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả nhằm củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.

Chi nhánh cần đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trên tất cả các khâu của quá trình cho vay:

Kiểm tra trước khi cho vay: thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn.

Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc rút vốn vay, chuyển tiền thanh toán của khách hàng có phù hợp với mục đích vay hay không, có đủ căn cứ hợp pháp, hợp lệ hay không?

Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Kiểm tra vật tư đảm bảo vốn vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ vay trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay và tình hình tài chính của doanh nghiệp.


Thứ hai, tăng cường xử lý nợ xấu, nợ quá hạn

Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh Bắc Ninh không thể không tránh khỏi vấn đề nợ quá hạn. Vì vậy, để hạn chế mức thấp nhất cũng như xử lý nợ quá hạn một cách nhanh nhất, Chi nhánh Bắc Ninh có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Cần nhất quán quan điểm là giải quyết dứt điểm nợ xấu, kiên quyết làm rõ thực chất nợ xấu vì việc đánh giá nợ xấu không đúng thì sẽ không đưa kế hoạch hợp lý để xử lý nợ xấu một cách triệt để và nếu không cẩn thận thì sẽ xảy ra khủng hoảng tiền tệ cho hệ thống và nền kinh tế. Chi nhánh Bắc Ninhkhông thể vì tính thành tích, cần có cái nhìn trực diện vào thực chất của nợ xấu. Tổ chức kiểm tra sử dụng vốn chi tiết đến từng khách hàng, từng món vay kết hợp với đánh giá, phân loại nợ cụ thể. Đặc biệt qua đó phân tích chính xác những nguyên nhân dẫn đến không thu hồi được nợ quá hạn

- Giải quyết nợ xấu một cách lâu dài và đồng bộ. Giám sát rủi ro tổng thể danh mục tín dụng và giám sát từng khoản vay, việc làm này cần phải làm thường xuyên ở toàn Chi nhánh Bắc Ninhcũng như đối với các cán bộ tác nghiệp thông qua việc kiểm tra định kỳ các khoản vay. Sau khi đã phân tích và phân loại nợ xấu, Chi nhánh Bắc Ninhcần tiến hành các biện pháp đôn đốc thích hợp với từng khoản nợ xấu. Đây là biện pháp ít tốn kém song mang lại hiệu quả không nhỏ.

- Thành lập hội đồng xử lý rủi ro và đảm bảo cho hội đồng làm việc có hiệu quả, ngân hàng cần lập ban xử lý nợ xấu với một số cán bộ vững vàng nghiệp vụ, thông hiểu khách hàng nợ, có kinh nghiệm trong công việc của mình, ngân hàng có thể xây dựng một cơ chế thưởng hấp dẫn trong thu hồi nợ xấu với tất cả các đối tượng giúp thu hồi nợ cho ngân hàng.

4.2.4. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng

Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, hoạt động công nghệ củaNgân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh cũng phải có những

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí