Tình Hình Nợ Xấu Và Nợ Quá Hạn Tại Chi Nhánh Bắc Ninh


- Nhóm 1: Bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Hoặc là nợ đã trả đầy đủ cả gốc và lãi theo thời hạn đã được cơ cấu lại và được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ cả gốc và lãi theo thời hạn đã được cơ cấu . Hoặc các khoản nợ được cơ cấu lại về mặt định tính có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn.

- Nhóm 2: Bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.Là các khoản nợ dưới 90 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại hoặc các khoản nợ còn lại của khách hàng có ít nhất 1 khoản bị chuyển sang nhóm có rủi ro cao hơn hoặc các khoản nợ đã cơ cấu lại vẫn trong thời hạn cơ cấu nhưng bị đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm.

- Nhóm 3: Bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Là các khoản nợ từ 90-180 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày hoặc các khoản nợ còn lại của khách hàng có ít nhất 1 khoản bị chuyển sang nhóm có rủi ro cao hơn hoặc các khoản nợ đã cơ cấu lại vẫn trong thời hạn cơ cấu nhưng bị đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm.

- Nhóm 4: Bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao. Là các khoản nợ qua hạn từ 181-360 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90-180 ngày hoặc các khoản nợ còn lại của khách hàng có ít nhất 1 khoản bị chuyển sang nhóm có rủi ro cao hơn hoặc các khoản nợ đã cơ cấu lại vẫn trong thời hạn cơ cấu nhưng bị đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm.

- Nhóm 5: Bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi , mất vốn. Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 181-360 ngày hoặc các khoản nợ còn lại của


khách hàng có ít nhất 1 khoản bị chuyển sang nhóm có rủi ro cao hơn hoặc các khoản nợ đã cơ cấu lại vẫn trong thời hạn cơ cấu nhưng bị đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm.

Theo đúng quy định Chi nhánh Bắc Ninh hiện việc phân loại nợ quá hạn thành các nhóm theo quy định đã được trình bày ở trên.

Bảng 3.6. Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn tại Chi nhánh Bắc Ninh

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1.Nợ quá hạn

2.242,13

4.413,41

4.497,42

2.Nợ xấu

2.713,28

4.709,34

4.777,62

3. Tỷ lệ nợ quá hạn

5,15%

6,67%

5,79%

4.Tỷ lệ nợ xấu

6.23%

7,12%

6,15%

5.Tỷ lệ nợ xấu khách hàng cá nhân

1,42%

3,00%

2,07%

6.Tỷ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp

4,81%

4,12%

4,08%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh - 10

(Nguồn : Phòng Kinh doanh Ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh)

Xét toàn cảnh ngành ngân hàng, năm 2011, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng. Theo đó, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,6 - 3,8% tổng dư nợ. Con số này tới cuối năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,08 %, cho dù theo các tổ chức đánh giá độc lập thì con số thực tế cao hơn nhiều.

Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013. Tuy nhiên, con số mà NHNN vừa cập nhật tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đến tháng 6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức 4,65% tính đến cuối tháng 5/2013.

Tính đến tháng 11/2014, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là 3,8%, tỷ lệ nợ xấu theo kết quả phân loại của NHNN, dựa trên thông tin tín dụng của Trung tâm Thông tin tín dụng (NHNN) là 5,3%.


Như vậy, số nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn cao so với mức quy định là 3% so với NHNN đưa ra.

Tại chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu qua các năm ở mức cao hơn so với quy định. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đối với nhóm khách hàng cá nhân là 1,42%, của khối doanh nghiệp là 4,81%, nợ xấu toàn chi nhánh là 6,23%. Nguyên nhân là do năm 2012 là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực sản xuất của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn khan hiếm. Theo số liệu thống kê của phương tiện truyền thông có tới 50.000 doanh nghiệp phá sản trong năm qua. Những khó khăn của nền kinh tế đã tác động rất nhiều đến lĩnh vực kinh doanh của các Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng. Cụ thể tỷ trọng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2012 thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thương mại và xây dựng chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ xấu của Chi nhánh, các khoản nợ xấu đa số là các khoản nợ trung và dài hạn.

Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Đến năm 2013nợ xấu của Chi nhánh tăng lên 3% đối với nhóm khách hàng cá nhân và đối với khách hàng doanh nghiệp tỷ lệ này là 4,12%; nợ xấu toàn chi nhánh là 7,12%. Mặc dù, năm 2012, Chi nhánh đã có biện pháp, văn bản cụ thể để chỉ đạo giải quyết tình hình nợ xấu của Chi nhánh, đặt mục tiêu là đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 3% nhưng năm 2013 Chi nhánh đã không hoàn thành được kế hoạch. Trong đó, nợ nhóm 4,5 vẫn tiếp tục gia tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, mặt khác, tỷ trọng nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng vẫn tiếp tục tăng thêm, do tình hình của hai ngành kinh doanh này vẫn vô cùng khó khăn. Các khoản nợ xấu của khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp cũng tăng. Đặc biết là các doanh nghiệp tiêu biểu như Công ty Yên Mai, kinh doanh vật liệu xây


dựng, kinh doanh gỗ tổng dư nợ là 5,6 tỷ đồng; Công ty Cường Thịnh kinh doanh vật liệu xây dựng: 4,5 tỷ đồng; các doanh nghiệp này đã nợ quá hạn quá thời gian cho phép, mặc dù Ngân hàng đang có chính sách đôn đốc thu hồi nợ nhưng tình trạng đọng nợ tại các doanh nghiệp chưa được giải quyết. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh.

Nhận thức rõ ảnh hưởng của nợ xấu tới chất lượng hoạt động tín dụng và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nên ngay từ đầu năm 2014, Chi nhánh đã tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu. Ban Giám đốc chi nhánh đã đẩy mạnh xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro trích lập qua các năm, khoanh nợ, giãn nợ, thu hồi nợ bằng phát mãi tài sản bảo đảm. Ngoài ra, Chi nhánh tăng cường kiểm soát chặt chẽ quy trình tín dụng, tránh để các khoản nợ xấu phát sinh thêm nữa. Nhờ vào các biện pháp này, nợ xấu tại Chi nhánh đã dần được khống chế và tỷ lệ nợ xấu bắt đầu có xu hướng giảm trong năm này. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 2,07% đồng đối với các khách hàng cá nhân, và với khách hàng doanh nghiệp còn 4,08%; tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh là 6,15%.

Bảng 3.7. Tình hình nợ xấu của một số NH tại Bắc Ninh

ĐVT: %


Ngân hàng

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Vietcombank

4,32

3,12

4,22

Vietinbank

3,42

2,41

3,42

Techcombank

3,75

3,02

4,01

Agribank

3,91

3,16

3,67

Maritimebank

6,42

5,40

5,31

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường ngân hàng địa bàn Bắc ninh – phòng kinh doanh)

So với các Chi nhánh của các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì có thể thấy, hệ số nợ xấu của các chi nhánh khác mặc dù chịu tình trạng chung của nền kinh tế khó khăn, tỷ lệ nợ xấu ở mức lớn hơn 3% -


Không đạt tiêu chuẩn về tỷ lệ nợ xấu do NHNN đưa ra nhưng tỷ lệ nợ xấu các Chi nhánh này thấp hơn nhiều so với NHHTX Bắc Ninh.

Xem xét một cách toàn diện, nguyên nhân của tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu là do một số ít các hộ vay vốn sử dụng vốn sai mục đích theo đơn xin vay dẫn đến làm ăn thua lỗ, chây ỳ không chịu trả gốc và lãi tiền vay. Đối với các trường hợp này lãnh đạo quỹ cùng các cán bộ tín dụng sẽ sử dụng các biện pháp để sử lý thu hồi tài sản bảo đảm an toàn cho nguồn vốn của Chi nhánh. Cùng với ý thức của các đối tượng vay vốn là một phần trách nhiệm thuộc về phía cán bộ tín dụng.Một số cán bộ tín dụng có trình độ chưa cao hoặc làm công tác cho vay còn chủ quan , duy ý trí, không cập nhật chính xác thông tin khách hàng ,căn cứ đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng do đó cũng phát sinh tình trạng nợ quá hạn. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng, giảm bớt tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu trong các trường hợp nêu trên đòi hỏi cán bộ tín dụng khi quyết định cho vay đối với bất kỳ khách hàng nào đều phải chú trọng xem xét kỹ lưỡng tư cách đạo đức cũng như khẳ năng tài chính của khách hàng để đảm bảo việc trả nợ của khách hàng. Còn nguyên nhân về phía cán bộ tín dụng thì đòi hỏi Chi nhánh phải cho cán bộ của mình được học thêm về nghiệp vụ, cập nhật các thông tin về sự biến động của thị trường tiền tệ và nếu có thể thì mở các lớp bồi dưỡng để họ có dịp nâng cao trình độ chuyên môn trên cơ sở đó sẽ làm tốt công việc của mình.

Hiện nay việc cho vay tại Chi nhánh được chia theo từng khu vực , từng vùng theo đó các cán bộ tín dụng được phân chia quản lý từng vùng tạo điều kiện cho công tác quản lý hồ sơ vay vốn và đôn đốc thu nợ được tốt hơn. Cán bộ tín dụng mỗi khi có khách hàng đến xin vay đều thu thập các thông tin rất đầy đủ và nếu xét thấy đủ điều kiện cho vay thì mới xin ý kiến của cấp trên. Được sự đồng ý của lãnh đạo, cán bộ tín dụng sẽ thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay. Sau khi thẩm định thấy đúng theo giải trình của khách hàng thì mới tiến hành làm thủ tục cho khách hàng vay vốn. Mỗi khách hàng đến xin vay đều phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân cho cán bộ theo dõi để tiện cho việc theo dõi và thu nợ như số điện thoại (nếu có); địa chỉ thường trú;


cơ quan... . Hàng tháng các cán bộ tín dụng có trách nhiệm đôn đốc thu lãi và nhắc nhở khách hàng của mình thời gian trả nợ.Nếu như có trường hợp khách hàng không chấp hành đúng và đầy đủ thì món vay của khách hàng sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn.Hơn nữa nếu như muốn có một khoản cho vay hoàn chỉnh bắt buộc các cán bộ tín dụng phải hoàn tất các khâu về thủ tục cho vay đó là đánh giá trước , trong và sau khi cho vay để đến hạn có thể thu hồi được cả gốc và lãi.Để giảm tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu thì ngoài yếu tố về phía các cán bộ tín dụng thì việc còn do mấy năm gần đây tuy có chịu ảnh hưởng của các hiện tượng về điều kiện bên ngoài tác động nhưng hầu hết các hộ vay vốn đều có mức sống tương đối ổn định ,ý thức của khách hàng cũng ngày càng được nâng lên.

Giai đoạn vừa qua, nhìn chung Chi nhánh đã có những nỗ lực nhất định để giảm thiểu nợ quá hạn và nợ xấu, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh đang ở mức cao hơn rất nhiều so với trung bình hệ thống ngân hàng (theo quy định tỷ lệ nợ xấu là 3%, tỷ lệ an toàn 5%). Chi nhánh cần có những biện pháp nỗ lực hơn nữa để có thể nâng cao chất lượng tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác tín dụng hơn nữa.

- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro

Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất qua đó giúp ngân hàng tránh được các trường hợp khó khăn về tài chính có thể dẫn đến đổ vỡ. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro cần thực hiện theo quy định của nhà nước.

Bảng 3.8. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro giai đoạn 2012 - 2014

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Trích lập dự phòng rủi ro

554,05

1.071,38

1.122,26

Nợ xấu

2.713,2

4.709,34

4.777,62

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

20,42%

22,75%

23,49%

(Nguồn: Ngân hàng hợp tác xã Chi nhánh Bắc Ninh)


Theo quy định của NHNN, với mỗi khoản huy động, ví dụ 10 đồng, các NHNN phải dành 3% cho dự trữ bắt buộc, 10% dự trữ thanh khoản. Ngoài ra, khi bắt đầu cho vay, NH còn phải trích 0,75% cho dự phòng chung (dành cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ). Ngoài ra, khoản trích lập dự phòng khi ứng với mức độ rủi ro từng món nợ, NH phải trích lập dự phòng tăng dần khi rủi ro của các món nợ tăng.

NH Hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh thực hiện TLDP dựa trên việc phân loại tài sản “Có” theo quyết định 488 của Thống đốc NHNN. Có thể tổng kết việc phân loại tài sản Có và tỉ lệ trích tương ứng theo bảng sau:

Các loại tài sản Có không phải trích lập dự phòng bao gồm:

Những khoản cho vay bằng nguồn tài trợ uỷ thác đầu tư theo từng hiệp định đã kí kết với các tổ chức nước ngoài, đã được trích dự phòng theo yêu cầu của từng hiệp định và có cơ chế xử lý rủi ro riêng.

Những khoản nợ đang trong thời gian được khoanh nợ, giãn nợ theo các quyết định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Tổng số tiền phải trích lập dự phòng của Chi nhánh bao gồm số tiền phải trích cho cả 2 loại tài sản Có là hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ thanh toán theo qui định trên.

Thời gian qua, mặc dù công tác trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh có được thực hiện nhưng tỷ lệ trích lập rơi vào khoảng 20%- 24%, như vậy, vẫn chưa đảm bảo được độ an toàn cho Chi nhánh khi Chi nhánh gặp những khoản nợ xấu không đòi được, điều này ảnh hưởng nhiều hoạt động của Chi nhánh.

Mức sinh lời

Mức sinh lời từ hoạt động tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2012 -2014 được thể hiện ở bảng sau:


Bảng 3.9. Thu nhập từ tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại ngân hàng hợp tác chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng lợi nhuận

20.563

30.328

46.657

Lợi nhuận từ cho vay ngoài hệ

thống

13.157

23.789

31.129

LN cho vay ngoài hệ thống/ tổng

LN (%)


63,98


78,44


66,72

(Nguồn: Ngân hàng hợp tác xã Chi nhánh Bắc Ninh)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy, lợi nhuận hoạt động cho vay ngoài hệ thống chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của chi nhánh. Thu nhập từ hoạt động cho vay ngoài hệ thống của Chi nhánh tăng từ 13.157 triệu đồng năm 2012, tăng lên 23.789 triệu đồng năm 2013 và lại tiếp tục tăng trong năm 2014 đạt 31.129 triệu đồng.

3.2.3. Khảo sát khách hàng đánh giá về chất lượng tín dụng của Ngân hàng hợp tác xã chi nhánh Bắc Ninh

3.2.3.1.Khảo sát khách hàng

Để đánh giá được chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, tác giả tiến hành khảo sát khách hàng. Đặc điểm về mẫu đã được nêu tại bảng 2.2. Phiếu khảo sát được thiết kế thể hiện tại phụ lục 01. Dưới đây là bảng về kết quả khảo sát:

Bảng 3.10. Kết quả khảo sát khách hàng


Câu hỏi

Kết quả trả lời

Câu 5: Theo anh chị, mức lãi suất cho vay của Chi nhánh thời

gian qua là:


Cao

0%

Vừa

1,68%

Thấp

98,32%

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 10/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí