Cải Tiến Quy Trình Tín Dụng Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Của Chi Nhánh


bước tiến tương xứng với sự mở rộng và pháttriển của toàn hệ thống, qua đó thúc đẩy hiện đại hoá Ngân hàng Hợp tác, nâng caokhả năng cạnh tranh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bên cạnh việc phải thường xuyên đảm bảo yêu cầu các hệ thống được vận hành ổn định 24/7, hoạt động CNTT của Chi nhánh cần đặc biệt chú trọng tới công tác mở rộng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ cho hệ thống QTDND, ngoài việc tiếp tục triển khai hệ thống CNTT phục vụ cho việc đào tạo hệ thống ngân hàng điện tử (CF-eBank) theo Hội sở, Chi nhánh cần cử cán bộ tham gia đầy đủ các khóa đào tạo nghiệp vụ, phần mềm của Trung tâm công nghệ thông tin.

Chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Hệ thống quản lý và giao dịch tài khoản tiền gửi, tiết kiệm tập trung” để thay thế cho hệ thống giao dịch hiện tại. Phần mềm mới được xây dựng theo mô hình tập trung hóa, lấy khách hàng làm trung tâm, cung cấp nhiều tiện ích, quản lý sản phẩm đa dạng và linh hoạt, dữ liệu được lưu trữ và xử lý tập trung, trực tuyến tại trung tâm xử lý. Triển khai chính thc hệ thống quản lý và giao dịch tiền gửi, tiết kiệm tập trung theo kế hoạch của Hội sở.

Chi nhánh cần tich cực thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy sản phẩm thẻ, sản phẩm ngân hàng hiện đại trên thị trường.

4.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ của Chi nhánh

Ngày nay, trong thời đại mà khoa học công nghệ phát triểnnhanh như vũ bão, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mộtdoanh nghiệp muốn tăng trưởng và chiếm lĩnh được thịtrường thì phải tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ chuyênmôn tương xứng. Nhận thức rõ điều đó, ban lãnh đạo Ngânhàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh luôn coi hoạt động đào tạo đóng vai trò địnhhướng cho việc phát triển tổ chức và là chìa khoá của thành công trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngoài hệ thống của mình.


Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh cần cử cán bộ chủ chốt tham gia cáckhóa đào tạo, hội thảo chuyên đề có nội dung thiết thực đốivới hoạt động Ngân hàng như các chương trình “Nghiệp vụthen chốt trong quản lý một Ngân hàng thương mại”; khóahọc “Kỹ năng lãnh đạo và quản lý”; Tập huấn công tác quản trị rủi ro cho ngân hàng. Qua đó giúp cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp quản lý cóthêm kiến thức, thông tin bổ trợ cần thiết trong nghiệp vụchuyên môn, nâng cao năng lực bản thân đồng thời nângcao hiệu quả công việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Chi nhánh cũng cần chú ý tới công tác đào tạo dànhcho đội ngũ nhân viên mới được tuyển vào làm việc. Chi nhánh cần phối hợp với Trung tâm đào tạo,các đơn vị đào tạo đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên ngân hàng. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, việc đào tạo kỹ năng phải được thực hiện bắt buộc, đồng thời cần có đào tạo thực tế tại các Chi nhánh.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần liên kết với Học viện ngân hàng, Đại học kinh tế,…. tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn dành cho QTDND nhằm nâng cao chất lượng cán bộ đang làm việc tại các Quỹ cơ sở thành viên. Đối với cán bộ tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, Chi nhánh cần có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian cho các cán bộ này được học tập, nâng cao trình độ. Sau khi học tập, nâng cao trình độ, cán bộ cần được xem xét bố trí đúng người, đúng việc để sử dụng tốt đa trình độ chuyên môn.

Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay ngoài hệ thống tại Ngân hàng hợp tác Chi nhánh Bắc Ninh - 14

Không chỉ đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Bắc Ninh cần có chủ trương xây dựng cho cán bộ ý thức tự giác, năng lực sáng tạo, tinh thần học hỏi, khả năng áp dụng công nghệ hiện đại và xử lý tình huống thực tiễn. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Hợp tác ngày một phát triển bền vững cả về số lượng và chất lượng, không ngừng phát huy nội lực và sức mạnh tiềm tàng, giúp “con thuyền” Ngân hàng Hợp tác vững tay lái, chắc tay chèo vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Chi nhánh nên thực hiện chuyên môn hoá với từng cán bộ tín dụng bằng cách chia khách hàng theo từng nhóm có đặc điểm riêng rõ nhất là chia


theo ngành. Trên cơ sở đó, căn cứ vào năng lực sở trường và kinh nghiệm của từng nhóm cán bộ tín dụng để phân công thực hiện cho vay đối với một loại khách hàng nhất định. Để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp phân công lại nhân viên cũng cần phải hạn chế. Việc chuyên môn hoá như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn. Bên cạnh việc thực hiện chuyên môn hoá, Chi nhánh phải không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng. Chi nhánh nên định kỳ mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ về thị trường, công nghệ để giúp CBTD vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình.

4.2.6. Cải tiến quy trình tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh

Qua một số cuộc thăm dò đối với các khách hàng thời gian qua cho thấy, nhiều khách hàngcó nhu cầu vay vốn nhưng chưa vay vốn ngân hàng do vướng mắc trong thủ tục vay vốn. Vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh Bắc Ninh ngoài việc cải tiến quy trình, thủ tục cho vay của nội bộ mình cần phối hợp với các cơ quan khác nhằm cải cách các thủ tục liên quan để giảm thiểu các thủ tục cho khách hàng. Chi nhánh cũng càng tăng cường hơn nữa hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các khách hàng trong việc thiết lập các dự án, phương án vay vốn, tích cực tham gia và tác động vào quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn để giảm bớt thời gian, lãng phí thất thoát cho doanh nghiệp. Bởi vì qua quá trình trao đổi thông tin này, ngân hàng sẽ hiểu rỏ hơn về khách hàng và có cơ hội chọn lọc tốt hơn.

Cải tiến quy trình nghiệp vụ ngọn nhẹ nhằm giảm bớt các thủ tục giấy tờ khi vay vốn để giảm thiểu thời gian, chi phí cho khách hàng. Chẳng hạn có thể áp dụng quy trình một cửa vào hoạt động cho vay, theo quy trình này thì khách hàng từ lúc nộp hồ sơ xin vay cho đến khi giải ngân chỉ cần liên hệ và


thực hiện theo hướng dẫn của một bộ phận nhân viên duy nhất trong ngân hàng, không phải liên hệ qua nhiều phòng, nhiều bộ phận. Ngoài ra khi khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ khác như giao dịch tài khoản, giao dịch bảo lãnh, đều cũng liên hệ tại nơi đã liên hệ ban đầu và được giả quyết mọi yêu cầu.

Gia tăng nguồn vốn và mở rộng mạng lưới hoạt động.

Để giải quyết tốt vấn đề này thì chi nhánh Bắc Ninh ngoài việc tăng cường thu hút lượng tiền gửi từ khách hàng trên địa bàn, từ thị trường liên ngân hàng hay đi vay các TCTD khác thì chi nhánh cần phải nỗ lực tìm kiếm các nguồn từ nước ngoài.

4.2.7. Mở rộng tín dụng tiêu dùng nhằm phát triển cho vay ngoài hệ thống

Nếu như tín dụng tiêu dùng mới được biết đến và xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm gần đây thì ở những nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Hoa kỳ, Nhật…thì thuật ngữ đã được xuất hiện vào những thập niên 70, khi mà hoạt động tín dụng bị cạnh tranh khốc liệt bởi các công ty tài chính, các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán thì tín dụng tiêu dùng đã trở thành cứu cánh lớn cho các TCTD. Tín dụng tiêu dùng là loại tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân và hộ gia đình nên tín dụng tiêu dùng có những hình thức sau: cho vay mua nhà, ôtô, cho vay du học, cho vay học phí, cho vay đi làm việc tại nước ngoài…Vì vậy, cho vay tiêu dùng có đặc điểm: thứ nhất, nhu cầu cho vay phong phú vì khách hàng vay vốn rất đa dạng; thứ hai, mục đích sử dụng vốn rất linh hoạt; thứ ba, có rủi ro cao hơn so với các loại cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Do đó, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn cho vay trong lĩnh vực khác, cộng thêm thời hạn cho vay tiêu dùng khá đa dạng: cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Hiện nay, Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển, cuộc sống của người dân đang từng bước được cải thiện nên mong muốn của người dân lúc này không chỉ “ăn no, mặc ấm” mà giờ đây mong muốn của họ là “ăn ngon, mặc đẹp”. Đồng thời, thông tư 07 thông qua ngày 26/2/2010 cũng quy


định rất rõ về cho vay tiêu dùng theo lãi suất thoả thuận. Vì vậy, trong thời gian qua một số các TCTD đã thấy được nhưng lợi ích tiềm năng của tín dụng tiêu dùng nên đã có nhưng phương án tích cực đầu tư vào mạng lưới hệ thống thẻ và dịch vụ tiêu dùng. Do đó, để có thể cạnh tranh tốt hơn so với các TCTD trên địa bàn thì Ngân hàng hợp tác xã chi nhánh Bắc Ninh nên chú trọng hơn nữa vào các khách hàng cá nhân trong các hoạt động tín dụng của mình. Đặc biệt là đẩy mạnh chiến dịch mở tài khoản cá nhân tại Chi nhánh để tạo cơ sở cho việc củng cố nâng cao chất lượng những sản phẩm đã có và mang đến khách hàng những sảm phẩm mới nhất, tốt nhất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân. Trong một vài năm gần đây, nhu cầu mua nhà và sửa nhà đã trở thành mong muốn thiết yếu của rất nhiều người dân khi mà thu nhập của họ ngày một gia tăng. Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng cũng tiềm ẩn khá nhiều những rủi ro. Vì vậy, ngoài việc Chi nhánh mang đến cho khách hàng những sản phẩm mới, tiện ích thì bên cạnh đó cần phải có cơ chế giám sát sao cho phù hợp.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam

Thứ nhất: NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lượng của trung tâm tín dụng để giúp các TCTD nắm bắt thông tin về các TCKT một cách chính xác, kịp thời. NHNN nên qui định hạn mức tín dụng cho phù hợp với khả năng của các TCTD.

Thứ hai: NHNN cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện có hiệu quả cao nhất về hoạt động kiểm soát độ an toàn của các TCTD nhằm hạn chế thấp nhất những sai lầm có thể gặp phải ở các TCTD, công tác thanh tra của NHNN sẽ giúp các TCTD sẽ quan tâm hơn tới chất lượng hoạt động cho vay của mình. Việc thanh tra ngân hàng phải được tiến hành thường xuyên tránh làm theo các đợt, thành cao trào, vừa không phát hiện kịp thời sai


phạm, không hiệu qủa, vừa gây xáo trộn ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của các TCTD. Thường xuyên kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm quy chế tín dụng , bắt buộc các TCTD phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng. Giải quyết các tồn tại và nâng cao năng lực, tính ổn định của các TCTD.

Thứ ba: Hiện đại hoá Ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ, tạo tiền đề để cho các TCTD trong chiến lược huy động và sử dụng vốn. Từng bước quốc tế hoạt động TCTD hội nhập với cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện cho các TCTD trong hoạt động tín dụng.

Thứ tư: Việc hoàn thiện các văn bản sẽ góp phần vào việc tăng trưởng vốn cho các TCTD, điều đó góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Ngoài ra cần có biện pháp và chủ trương thiết thực nhằm hỗ trợ các TCTD khai thông tồn đọng nợ quá hạn, điều chỉnh, bổ sung các nghị định liên quan để xử lí nợ quá hạn.

4.3.2. Đối với Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam

- Đề nghị Ngân hàng hợp tác xãViệt Nam triển khai và hướng dẫn một cách cụ thể các văn bản quyết định của NHNN về các hoạt động ngân hàng cho các chi nhánh ngân hàng trực thuộc, đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đồng bộ trong toàn hệ thống.

- Đề nghị Ngân hàng hợp tác xãViệt Nam nhanh chóng triển khai công tác hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đầu tư chiều sâu vào các trang thiết bị thuộc hệ thống thu thập thông tin, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công việc như máy vi tính, phần mềm … với số lượng phù hợp với điều kiện làm việc của từng cán bộ và tìm hiểu khai thác những công nghệ, phần mềm mới trong lĩnh vực ngân hàng giúp giảm bớt các công đoạn trong quá trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng.

- Ngân hàng hợp tác xãViệt Nam cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trao đổi tình hình, kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, cần có


nhiều hơn nữa các dự án đào tạo cho các nhà lãnh đạo các chi nhánh về lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện đại, đủ năng lực để lãnh đạo các chi nhánh.

- Cần đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, hạn chế thấp nhất tổn thất có thể xảy ra, nâng cao chất lượng tín dụng toàn hệ thống.

4.3.3. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bắc Ninh

- UBND tỉnh cần chỉ đạo việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế với cơ cấu hợp lý, xây dựng nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch chất lượng cao thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Chính những yếu tố trên góp phần thúc đẩy tăng trưởng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Bắc Ninh qua các dự án đầu tư có tính hiệu quả cao.

- Đối với sở kế hoạch đầu tư thì hiện nay việc cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp diễn ra tương đối chậm, thủ tục chưa nhanh chóng, thuận tiện. Sau khi cấp phép thành lập doanh nghiệp thì gần như buông lỏng, không theo dõi tình hình hoạt động các doanh nghiệp được cấp giấy phép này như thế nào vì thế trên địa bàn tỉnh hiện nay xảy ra một hiện tượng là rất nhiều doanh nghiệp được cấp giấy phép nhưng không hoạt động, hoạt động không đúng như trong giấy phép kinh doanh, công tác kế toán còn nhiều sai sót không trung thực… chính vì vậy trong thời gian tới UBND tỉnh cần chỉ đạo cho Sở kế hoạch & Đầu tư chấn chỉnh lại công tác này tạo điều kiện cho chi nhánh Bắc Ninh nâng cao được chất lượng cấp tín dụng đúng đối tượng cần vốn.

- UBND tỉnh nhanh chóng chỉ đạo với Sở tài nguyên và môi trường cải tiến thủ tục đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất, … cho người dân tạo điều kiện để người dân mạnh dạn đầu tư phát triển SXKD đồng thời khi có những giấy chứng nhận này là điều kiện đảm bảo đề ngân hàng có thể cho vay vốn.


- UBND tỉnh chỉ đạo các sở như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương… nhanh chóng có các quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các vùng miền, nghề… mang tính ổn định cao, thời gian dài, tích cực giúp đỡ người nông dân trong các công tác nông nghiệp như nhanh chóng tìm cây trồng vật nuôi nào phù hợp cho từng vùng trên địa bàn thành phố, chuyển giao áp dụng công nghệ mới vào SXKD từ đó nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2024