Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trong Cho Vay Học Sinh Sinh Viên Của Một Số Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Khác Và Bài Học Đối Với Ngân


ưu đãi về đối tượng vay vốn, chính sách lãi suất ưu đãi có thể nảy sinh đối tượng vay vốn không phải là HSSV (cho vay không đúng đối tượng) và sử dụng vốn vay sai mục đích, cụ thể là:

Cho vay bao cấp của Chính phủ đã dẫn đến tình trạng lựa chọn người vay bị sai lệch, những người khá giả có nhiều mối quan hệ hơn, được tin tưởng hơn thường cố gắng tìm mọi cách để tiếp cận đến nguồn vốn rẻ, vì vậy mà người nghèo thường khó chen vào các chương trình này. Không những thế, cho vay theo hình thức này chính là nguyên nhân làm cho người vay chuyển vốn vay cho các mục tiêu khác dẫn đến kết cục là vốn được cung ứng cho các hoạt động kinh tế thứ yếu và nhiều khi không cần thiết. Hậu quả là xói mòn vốn của ngân hàng, không đủ để cung cấp vốn cho các HSSV khác nữa. Kinh nghiệm của các chương trình cho vay đối với HSSV đạt được thành công cho thấy cho vay món vay nhỏ, thời gian ngắn sẽ giúp ngân hàng lựa chọn đúng đối tượng.

Chính sách lãi suất ưu đãi thường nảy sinh một số mặt tiêu cực như: Tạo cho khách hàng tâm lý ỷ lại, tạo ấn tượng cho rằng chương trình nghiêng về phúc lợi hơn là cho vay, thậm chí người vay thấy không cần thiết phải trả nợ; do lãi suất ưu đãi nên người vay có thể sử dụng sai mục đích như cho vay lại hoặc gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn; gây tiêu cực trong cho vay, lựa chọn không đúng đối tượng vay, tranh giành vốn vay … Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.

1.3.2.3. Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô


- Cơ chế chính sách

Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô. Để thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục chuyên nghiệp, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước, Nhà nước có chính sách cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, chính sách này Nhà nước dùng nguồn lực tài chính quốc gia và ban hành quyết định cho vay hướng dẫn về đối tượng cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay … giao cho NHCSXH thực hiện. Vì vậy việc thay đổi cơ chế chính sách có ảnh hưởng rất lớn


đến cho vay HSSV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Môi trường kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các lĩnh vực còn lại. Vì vậy, sự phát triển ổn định của nền kinh tế sẽ tạo ra được nhiều công ăn việc làm, HSSV ra trường có nhiều cơ hội được làm việc, có thu nhập, có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 6

- Môi trường xã hội

Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng. Đạo đức xã hội ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũng sẽ làm giảm chất lượng tín dụng.

- Môi trường pháp lý

Trong nền kinh tế, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của mình nhưng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật quy định. Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH nói riêng cũng không nằm ngoài vòng kiểm soát đó. Nó phải tuân theo các quy định liên quan của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành. Khi các văn bản pháp luật có liên quan được quy định chặt chẽ, rò ràng, đầy đủ, đồng bộ sẽ giúp cho việc thực hiện chính sách cho vay thuận lợi và kịp thời, tránh sự chồng chéo giữa các ban ngành cũng như việc tín dụng chính sách đến tay đúng đối tượng thụ hưởng. Do vậy, NHCSXH không chỉ nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động này mà còn tạo được lòng tin của người dân đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Môi trường tự nhiên

Do đặc điểm các khoản vay của NHCSXH là cho vay các đối tượng ở khu vực nông thôn có điều kiện khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế kém phát triển … nên khi xảy ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, chiến tranh … thì đây là các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất, điều này tác


động rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì do năng lực tài chính của người vay thấp hoặc không có, điều kiện làm ăn không thuận lợi dẫn đến người vay gặp khó khăn hoặc không có khả năng trả nợ, buộc ngân hàng phải sử dụng các chính sách như giãn nợ, khoanh nợ thậm chí xóa nợ cho những khoản vay này … Tất cả những điều này dẫn đến thất thoát nguồn vốn cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng, làm chậm quá trình phát triển của ngân hàng.

1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh sinh viên của một số chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội khác và bài học đối với Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh sinh viên của một số chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội khác

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng, Cần Thơ.

Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hải Phòng là một thành phố có dư nợ tín dụng HSSV ở mức cao trong hệ thống NHCSXH. Thực hiện phương châm (Giao dịch tại xã, giải ngân tận hộ) dư nợ tín dụng HSSV tăng từ

6.388 tỷ đồng năm 2015 lên 10.731,4 tỷ đồng năm 2019. Khoản tín dụng này đã có mặt tất cả các xã/ phường, quận/ huyện trong toàn thành phố. HSSV ngày càng dễ dàng tiếp cận với vốn cho vay của chính sách, và chính sách đã phát huy hiệu quả, đó chính là kết quả đạt được khá ấn tượng của NHCSXH Hải Phòng sau 16 năm hoạt động. Sở dĩ đạt được kết quả trên là nhờ các biện pháp cụ thể của ban lãnh đạo chi nhánh NHCSXH Hải Phòng trong công tác quản lý tín dụng cho HSSV Cụ thể:

- NHCSXH TP đã tích cực tham mưu cho UBND thành phố, Ban đại diện HĐQT, ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện; tổ chức tập huấn đến cán bộ


của NHCSXH trong toàn thành phố, cán bộ chủ chốt của UBND cấp xã/ phường, cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội cấp quận/ huyện, xã/ phường và Ban quản lý tổ TK&VV; sự chỉ đạo quyết liệt và sâu sát của các cấp lãnh đạo đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho cơ sở để chương trình tín dụng HSSV được thực hiện nhanh, đến đúng đối tượng thụ hưởng.

- Thực hiện nhiều biện pháp để củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, của hoạt động ủy thác với các tổ chức hội đoàn thể các cấp, của các Tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch tại xã/ phường. Hiện nay với mạng lưới tổ TK&VV phủ kín trên khắp các thôn, xóm trong toàn TP cùng với nhiều điểm giao dịch tại xã/ phường của NHCSXH; đồng thời thực hiện được dân chủ công khai từ cơ sở, góp phần xã hội hóa hoạt động của chương trình.

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong tỉnh cũng như các cơ quan báo đài từ TW để tuyên truyền sâu rộng nội dung của chương trình để mọi người dân cũng như các cấp tham gia biết để vừa phối hợp vừa giám sát, đảm bảo chương trình thực hiện công khai dân chủ, kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót và khắc phục. NHCSXH thành phố đã thực hiện 5 phóng sự, 17 bài báo trên tất cả các kênh từ TW đến địa phương. Tổ chức giao dịch theo lịch cố định, niêm yết công khai chính sách, quy trình, thủ tục, danh sách hộ vay tại 100% UBND các xã/phường trong toàn TP đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình vay vốn, trả nợ.

- Để tạo thuận lợi cho hộ gia đình và HSSV trong việc vay vốn và sử dụng tiền vay, NHCSXH đã phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng công thương tổ chức giải ngân tiền vay qua thẻ ATM mang tên SV lập nghiệp. Qua hơn 1 năm triển khai đã phát hành được 15.334 thẻ với số tiền 222,3 tỷ đồng. Việc giải ngân qua thẻ đảm bảo an toàn cho khách hàng, tiết giảm chi phí lưu thông.

- Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chương trình tín dụng đối với học sinh, SV không chỉ riêng NHCSXH mà là trách nhiệm của chính quyền, các ban, ngành liên quan từ TW đến địa phương từ khâu bình xét, xác nhận, phê duyệt đối tượng vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay đến khâu kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành trả nợ cho Nhà nước khi nợ đến hạn,… Do đó NHCSXH Hải Phòng đã tích


cực tham mưu cho UBND, Ban đại diện HĐQT ban hành các văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, các Sở, ngành liên quan tổ chức các cuộc kiểm tra theo nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau nhằm hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo vốn đến đúng đối tượng, đúng mục đích, thu hồi vốn an toàn.

Qua 2 đợt kiểm tra của các đoàn liên ngành cấp Bộ (Bộ Giáo dục, Lao động thương binh xã hội, NHCSXH), 2 đợt kiểm tra toàn diện của NHCSXH Hải Phòng, các đợt kiểm tra thường niên theo kế hoạch của NHNN, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, đặc biệt là 2 đợt kiểm tra của Ban Kiểm tra Hải Phòng và Kiểm toán Nhà nước trong năm 2019 đã kiểm tra được 23.965 lượt hộ vay. Các đoàn kiểm tra đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của NHCSXH cũng như các ban, ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. Kết quả kiểm tra khẳng định vốn vay được chuyển tải đúng đối tượng thụ hưởng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân, tỷ lệ xác nhận đối tượng tín dụng sai thấp 87 hộ chỉ chiếm 0,08% so với tổng số hộ được vay. Các trường hợp sai sót đã được chỉ đạo xử lý kịp thời, đúng quy định.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực miền Trung Tây Nguyên, với 55 NHTM, một NHCSXH, và nhiều tổ chức tài chính khác,… Việc thực hiện tín dụng đối với HSSV đến nay đã hơn 20 năm và là một trong những địa phương thực hiện chương trình này khá sớm, đồng bộ cho tất cả các nơi trên địa phương và đạt được những kết quả khả thi. Dư nợ tín dụng HSSV đến cuối tháng 12/2019 là 14,529 tỷ đồng, với 2.688 hộ vay, nâng tổng số dư nợ tín dụng HSSV trên địa bàn lên hơn 317 tỷ đồng với 15.969 hộ vay. Nguồn vốn đã tạo điều kiện giúp cho hàng nghìn HSSV theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở trong và ngoài thành phố được vay vốn phục vụ học tập. Thành phố đã quán triệt cho vây đúng đối tượng. Nét nổi bật trong hoạt động này là:

- Ngân hàng khảo sát lại số lượng, nhu cầu vay vốn của các em. PGD


NHCSXH các quận, huyện cũng như các điểm giao dịch các xã, phường cùng với chính quyền, đoàn thể cơ sở, các tổ TK&VV đã thông báo tới các thôn, tổ về nội dung chương trình tín dụng đối với HSSV, phổ biến tiêu chuẩn, hướng dẫn thủ tục vay vốn, mức vay mới…

- Để công tác giải ngân vốn tín dụng HSSV năm học mới hiệu quả, kịp thời và đúng đối tượng, NHCSXH thành phố đã chỉ đạo toàn hệ thống tập trung ưu tiên cho nguồn vốn vay HSSV, kịp thời đưa nguồn vốn này tới các hộ nghèo, với mục tiêu không để em nào phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. PGD các quận, huyện, xã, phường chủ động làm việc với chính quyền các cấp, thôn trưởng, tổ trưởng tổ TK&VV cùng các thành phần liên quan bình xét công khai, dân chủ, chính xác ngay từ các thôn, tổ làm cơ sở để tín dụng đúng đối tượng.

- Chương trình tín dụng cho HSSV sẽ nhanh chóng giải ngân khi đúng đối tượng vay. Để không mất chi phí đi lại của người dân, hiện trên địa bàn thành phố có 1.796 Tổ TK&VV với 56 điểm giao dịch tại 56 xã, phường đã sẵn sàng phục vụ người có nhu cầu vay.

- Hầu như tất cả các quận, huyện đều có gia đình có nhu cầu vay vốn cho con em học tập. Số lượng HSSV này tăng dần theo thời gian, và tăng khá cao trong khoảng thời gian đầu năm học mới này. Vì vậy, lãnh đạo NHCSXH Thành phố đề nghị chính quyền các xã, phường ưu tiên dành thời gian xác nhận cho hộ đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Chính phủ.

- Phối hợp với các tổ TK&VV để kiểm tra bằng nhiều phương pháp khác nhau như kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo… Liên hệ với các đơn vị trường học của HSSV vay vốn để kiểm tra việc đóng học phí. Sau đó, NH gửi kết quả về lại cho tổ vay vốn đối với các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích. Trên cơ sở đó, Tổ vay vốn kết hợp với các tổ trưởng dân phố, thông báo tình hình đến các hộ gia đình (người đi vay) để tìm hướng xử lý.

- Yêu cầu cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nắm rò địa chỉ, thân nhân và hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong Ban quản lý tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi trong các giao dịch với NH. Và NH cần phải kiểm tra sổ sách của ban quản lý tổ, việc bình xét tín dụng.


- Tổ chức các buổi tập huấn có thể diễn ra định kỳ 1 tháng/1 lần. Chủ động tổ chức giao ban định kỳ với Tổ trưởng tổ TK&VV tại các điểm giao dịch tại xã, phát động các phong trào thi đua khen thưởng xã, phường, tổ không có nợ quá hạn.

1.4.2. Bài học đối với Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội


Thứ nhất, về đối tượng tín dụng. Cần đặt ra tiêu chí tín dụng, điều này rất cần thiết vì tiêu chí sẽ tạo động lực giúp HSSV học tập tốt hơn đây là yếu tố quan trọng để HSSV dễ dàng tìm kiếm được việc làm, có thu nhập cao, hoàn thành tốt việc trả nợ ngân hàng. NHCSXH chi nhánh Hà Nội cũng cần học tập kinh nghiệm này đưa vào tiêu chí xét giảm lãi suất cho HSSV có thành tích học tập tốt.

Thứ hai, về mức vay: Mức tín dụng hiện nay của Việt Nam còn quá thấp chưa đủ chi phí cho sinh hoạt, chưa kể đến chi phí mua các đồ dùng thiết yếu cho học tập của HSSV. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các hộ gia đình có HCKK, vì:

(1) Mức vay thấp thủ tục phức tạp, họ không muốn vay từ NHCSXH mà vay ngoài với lãi suất cao hơn; (2) Mức vay thấp, họ phải bỏ thêm một lượng chi phí quá lớn điều này vượt qua khả năng tài chính của hộ nghèo, họ buộc phải cho con nghỉ học. Mục tiêu giải quyết khó khăn về tài chính cho HSSV không đạt được. (3) Bên cạnh đó tín dụng định mức cố định như hiện nay cũng không phù hợp, bởi các ngành học khác nhau mức học phí khác nhau, chi phí mua sắm đồ dùng học tập khác nhau. Theo kinh nghiệm của các quốc gia mức vay phù hợp phải đảm bảo ba yếu tố cần thiết: đủ kinh phí tài trợ, thông tin về nhu cầu tài chính của SV (có thể qua khảo sát về chi tiêu của SV) và các chính sách phân bổ phù hợp tránh cào bằng về mức vay.

Thứ ba, về phương thức tín dụng và giải ngân vốn vay. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, tín dụng theo tổ nhóm có tác động lớn là gắn kết trách nhiệm của cả tổ trong việc thụ hưởng tín dụng ưu đãi, đồng thời cho phép các tổ có quyền quyết định cách thức giải ngân vốn, điều này có tác dụng tích cực khuyến khích sự hoạt động và trách nhiệm của tổ trưởng, tạo cơ chế ràng buộc trách nhiệm cao hơn trong mỗi tổ, vốn ưu đãi đến đúng hộ gia đình HSSV có HCKK. Thông thường các


quốc gia thực hiện giải ngân qua thẻ, điều này nhằm mục đích hạn chế tối đa HSSV sử dụng tiền tín dụng đóng học phí không đúng mục đích, học phí luôn đến được nơi cần thu (nhà trường), ngân hàng kiểm soát được vốn vay.

Thứ tư, công tác thu hồi nợ, có thể áp dụng một số biện pháp như Tín dụng phần gốc trả lãi theo tháng để tạo lập cho hộ gia đình nghèo thói quen tiết kiệm trả lãi dần; có chế độ khen thưởng đối với các tổ TK&VV kết hợp thông tin đại chúng gửi các thông điệp tích cực thu hút bổn phận công dân; thành lập bộ phận thu hồi nợ và thực thi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, cập nhật thông tin về thị trường lao động để HSSV có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Thứ năm, công tác thông tin. Thành lập trung tâm quản lý thông tin dữ liệu liên quan đến HSSV nghèo vay vốn từ ngân hàng chính sách sẽ giúp cho cán bộ tín dụng NH có đủ dữ liệu phân tích đánh giá hiệu quả của vốn vay, như thông tin về gia đình, thu nhập chính của gia đình, trường học, ngành học, kết quả học tập đồng thời những thông tin về nhu cầu vay vốn của HSSV để NHCSXH chủ động nguồn vốn đảm bảo tất cả HSSV đều được vay vốn, giải ngân kịp thời như ở Hải Phòng.

Thứ sáu, công tác cán bộ. Quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngân hàng ngoài việc giỏi về chuyên môn, rất cần đến giáo dục đạo đức, nghề nghiệp, phong cách giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng bởi vì khách hàng là những gia đình HSSV nghèo, HSSV mồ côi tâm lý tự ti, dễ mặc cảm cho nên cán bộ NHCSXH cần tạo ra sự quan tâm gần gũi với các khách hàng, để người nghèo coi NHCSXH là người bạn gần gũi và họ mới thực sự giữ chữ tín với ngân hàng.

Thứ bảy, Phối hợp giữa các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội liên quan đến tín dụng cho HSSV. Công tác bình xét, sử dụng vốn vay, trả nợ sau khi HSSV có việc làm. Muốn làm tốt công việc này cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến quy trình, thủ tục, biểu mẫu hóa các đơn từ, mẫu xác nhận, cam kết trả nợ. Công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện tín dụng cho HSSV.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí