Chất Lượng Tín Dụng Trong Cho Vay Học Sinh , Sinh Viên Tại Nhcsxh


- Tỷ lệ HSSV phân theo cấp bậc đào tạo, đối tượng thụ hưởng và vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của công tác tín dụng chính sách đối với HSSV ở từng cấp bậc đào tạo, theo từng đối tượng thụ hưởng và từng vùng kinh tế trong cả nước. Thông qua vay vốn ngân hàng, HSSV có điều kiện vươn lên học tập tốt nhằm nâng cao địa vị xã hội, giảm bớt sự thiếu hụt cán bộ, rút dần khoảng cách chênh lệch về dân trí giữa các vùng miền.

Công thức tính tỷ lệ HSSV phân theo cấp bậc đào tạo được vay vốn Ngân hàng:


Tỷ lệ HSSV phân theo từng

cấp bậc đào tạo được vay vốn Ngân hàng


=

Tổng số HSSV phân theo từng cấp bậc đào tạo được vay vốn Ngân hàng


Tổng số HSSV vay vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 5


Công thức tính tỷ lệ HSSV phân theo đối tượng thụ hưởng được vay vốn Ngân hàng:


Tỷ lệ HSSV phân theo đối tượng thụ hưởng được vay

vốn Ngân hàng


=

Tổng số HSSV phân theo đối tượng thụ hưởng được vay vốn Ngân hàng


Tổng số HSSV vay vốn


Công thức tính tỷ lệ HSSV theo từng vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng:


Tỷ lệ HSSV theo từng vùng kinh tế được vay vốn Ngân hàng

Tổng số HSSV theo từng vùng kinh tế được

vay vốn Ngân hàng

=


Tổng số HSSV vay vốn


c. Thu nhập từ cho vay HSSV


Thu nhập từ hoạt động cho vay HSSV chính là thu lãi thuần từ hoạt động cho vay HSSV cộng với thu phí khác. Chỉ tiêu này càng có giá trị cao thì hiệu quả hoạt động cho vay HSSV càng lớn và ngược lại.


Thu nhập từ hoạt

động cho vay HSSV

=

Thu lãi thuần từ hoạt

động cho vay HSSV

+

Thu phí khác


Trong đó:


Thu lãi thuần từ hoạt

động cho vay HSSV

=

Tổng thu lãi từ hoạt

động cho vay HSSV

-

Chi trả lãi


1.2. Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại NHCSXH


1.2.1. Quan niệm chất lượng tín dụng trongcho vay học sinh, sinh viên tại NHCSXH

Chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên được hiểu là khả năng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV và được HSSV sử dụng vào mục đích đóng học phí, mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường, giúp HSSV giải quyết những khó khăn trong học tập để tiếp tục theo học, giải quyết những khó khăn cho cha mẹ HSSV, đồng thời sau này ra trường có việc làm thu nhập trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi vay đầy đủ và đúng hạn. Chất lượng cho vay HSSV trước hết thể hiện ở việc vốn cho vay ưu đãi của NHCSXH được chuyển tải đến đúng đối tượng cần vốn và được sử dụng đúng mục đích vay vốn, mang lại giá trị thiết thực để đối tượng vay vốn có thu nhập cải thiện mức sống, thoát được những khó khăn về tài chính mà họ đang phải đối mặt giúp các em học tập tốt hơn. Trên cơ sở đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng cho vay và tăng trưởng kinh tế. Giúp người vay vốn nhận thức rò quyền hạn và trách nhiệm

trong quan hệ vay mượn này. (Nguyễn Trọng Hoài, 2007)

Mặc dù, NHCSXH cấp tín dụng không có mục đích thu lời như các Ngân hàng thương mại khác. Tuy nhiên, mục tiêu an toàn và chất lượng cho vay cũng luôn luôn được đặt ra là một trong những mục tiêu chính trong quản lý tín dụng. Ở đây không có mối quan hệ mật thiết giữa rủi ro và sinh lợi như các Ngân hàng thương mại nhưng việc bảo toàn và phát triển vốn đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Theo đó, phải đảm bảo thu hồi được vốn (gốc - lãi) đúng thời hạn,


giảm tối đa nợ quá hạn, nợ xấu khó đòi.

Cho vay HSSV là một trong những giải pháp để thực hiện triệt để chương trình mục tiêu quốc gia đề ra. Do đó chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV được phản ánh trước hết ở khả năng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với vốn tín dụng chính sách và những phản hồi qua ý kiến của chính những người tiếp nhận nguồn vốn này. Đồng thời, chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV cũng được thể hiện thông qua việc giảm tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay HSSV. (Phan Thị Thu Hà, 2004)

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trongcho vay HSSV tại NHCSXH

1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng


- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HSSV

Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong quá trình nâng cao chất lượng cho vay đối với bất kỳ một tổ chức tín dụng nào, bởi nó phản ảnh việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng.

Công thức tính:



Dư nợ quá hạn HSSV

Tỷ lệ nợ quá hạncho vay HSSV

=

x 100%


Tổng dư nợ cho vay HSSV


Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản vay bị HSSV sử dụng sai mục đích hoặc không có hiệu quả, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do không thu hồi được. Một bộ phận của nợ quá hạn mà ngân hàng phải quan tâm là nợ khó đòi, đó là một lời cảnh báo cho ngân hàng rằng hy vọng thu lại tiền cho vay trở lên mong manh. Nợ quá hạn tăng sẽ làm giảm khả năng tài chính của ngân hàng, sự phát triển bền vững trong hoạt động ngân hàng bị ảnh hưởng.

Hiện có hai quan điểm khác nhau xác định nợ quá hạn:

(1) Nợ quá hạn được xác định là khoản nợ do khách hàng sử dụng sai mục


đích xin vay, các khoản nợ đến hạn nhưng khách hành cố tình không trả hoặc đến kỳ hạn cuối cùng hộ vay không trả được gia hạn nợ.

(2) Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá

hạn.

Thực tế, trước đây các NHTM thực hiện chuyển nợ quá hạn theo quan điểm

(1). Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước quy định các NHTM áp dụng quan điểm (2) khi chuyển nợ quá hạn, quan điểm này phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đặc điểm quan trọng trong cho vay HSSV là đối tượng khách hàng rộng lớn, món vay nhỏ, ra trường chưa kiếm được việc làm hoặc đi kiếm việc làm ở nơi xa thiếu trách nhiệm trả nợ nên không tránh khỏi nợ quá hạn. Tuy nhiên, đối với các món cho vay HSSV, việc phân tích nguyên nhân rủi ro, tìm biện pháp giải quyết. HSSV phần lớn là rất sòng phẳng, họ không thể trả được nợ chủ yếu là do chưa kiếm được việc làm, do các nguyên nhân khách quan hoặc chưa có kinh nghiệm trong làm ăn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận sử dụng vốn vay sai mục đích, cố ý chây ỳ không trả nợ.

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay HSSV


Nợ khoanh: là những khoản nợ đã quá hạn sau một thời gian dài và không có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan được ngân hàng cho khoanh nợ, trong thời gian được khoanh không tính lãi.

Công thức tính:


Tỷ lệ nợ xấu cho vay

HSSV

Dư nợ khoanh HSSV + Dư nợ quá hạn HSSV

=

x 100%

Tổng dư nợ cho vay HSSV


Tỷ lệ nợ xấu cho vay HSSV phản ảnh chất lượng cho vay HSSV của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấucao điều đó chứng tỏ chất lượng công tác tín dụng kém, ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn làm tăng chi phí hoạt động, vì vậy cần tăng cường công tác đôn đốc thu hồi tránh để trường hợp hộ vay chây ì, không chịu trả nợ.


1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính


Mục tiêu tối cao của tín dụng chính sách là xoá đói, giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội. Do đó, chất lượng tín dụng chính sách đối với HSSV thể hiện ở việc Ngân hàng giúp cho HSSV có được sự hỗ trợ cần thiết về vốn vay để đảm bảo điều kiện theo học tại trường, từ đó đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo và ổn định chính trị - kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc gia, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo, ổn định chính trị.

- Khả năng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với vốn tín dụng chính sách: đây là một kênh tín dụng hữu ích đối với HSSV nhưng họ không dễ tiếp cận được vì đa số gia đình HSSV thường bị hạn chế về thông tin, họ thường thiếu các phương tiện truyền thông, đặc biệt là những hộ sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo,...thì cơ hội nắm bắt thông tin là rất khó. Do vậy, gia đình HSSV có được sự hiểu biết về vốn tín dụng chính sách và dễ dàng tiếp cận với vốn tín dụng chính sách thì cần phải có chương trình giới thiệu qua kênh thông tin đại chúng, các hình thức tuyên truyền, giới thiệu phù hợp với từng địa bàn, từng vùng, tổ chức mạng lưới giao dịch theo hướng thuận tiện, dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng chính sách cũng góp phần nâng cao chất lượng cho vay đối với HSSV có HCKK.

- Những phản hồi qua ý kiến của chính những người tiếp nhận nguồn vốn này: Nếu những phản hồi khi tiếp nhận nguồn vốn là tốt như: sử dụng vốn đúng mục đích, tâm lý của những HSSV khi vay vốn giúp các em yên tâm hơn trong học tập, những ý kiến phát biểu của hộ vay vốn tín dụng là sự hài lòng tin tưởng vào đường lối và hoạt động của đảng, Nhà nước thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của NHCSXH là hiệu quả. Ngược lại, khi vốn cho vay thường không sử dụng đúng mục đích như học sinh, sinh viên dùng tiền đấy để ăn chơi, tiêu xài không chú tâm cho việc học hành mà phải nghỉ học, thì nguồn vốn đó chu cấp không có hiệu quả.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trongcho vay HSSV của NHCSXH

1.3.1. Nhân tố chủ quan


Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng cho vay HSSV của


NHCSXH bao gồm:

- Chất lượng nhân sự

Quản trị điều hành phải được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, cũng như giữa Ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý … nhằm đáp ứng kịp thời yêu của khách hàng, giúp Ngân hàng theo dòi, quản lý sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động vốn, thực hiện tốt các loại dịch vụ Ngân hàng. Đây là cơ sở để tiến hành hoạt động cho vay HSSV một cách lành mạnh và có hiệu quả.

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động nghiệp vụ và quản lý kinh doanh Ngân hàng. Xã hội ngày càng phát triển yêu cầu chất lượng nhân sự ngày càng cao để có thể đáp ứng kịp thời. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn sẽ giúp Ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện hoạt động cho vay đối với HSSV.

- Quy trình cho vay

Qui trình cho vay bao gồm những quy định cần thiết thực hiện trong quá trình khép kín gồm: Nhận hồ sơ xin vay, quyết định cho vay và giải ngân, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, thu hồi nợ vay cả gốc và lãi. Sự phát triển tín dụng có được đảm bảo hay không tùy thuộc khá nhiều vào việc xây dựng tốt quy trình tín dụng, việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các bước trong quy trình. Đặc biệt là công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay, công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đánh giá được thực trạng của chất lượng tín dụng từ đó tìm ra những thiếu sót, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Hoạt động này bao gồm:

Kiểm tra trước khi cho vay: Nhằm đảm bảo hồ sơ vay là hợp lệ, hợp pháp, đối tượng khách hàng vay vốn đúng là đối tượng chính sách thỏa mãn các điều kiện vay vốn theo quy định.

Kiểm tra trong khi cho vay: Nhằm xác định đúng số tiền đã giải ngân, đúng đối tượng thụ hưởng.

Kiểm tra sau khi cho vay: Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm xác định vốn vay có được sử dụng đúng mục đích xin vay, việc khách hàng sử dụng vốn


vay có hiệu quả hay không, khả năng hoàn trả gốc, lãi của khách hàng, uy tín khách hàng.

- Chính sách huy động vốn

Nhu cầu vốn cho xóa đói giảm nghèo là rất lớn trong điều kiện những hộ gia đình chính sách của nước ta ngày càng tăng so với sự phát triển không ngừng của thế giới. Nếu NHCSXH không đủ vốn cung ứng đến các HSSV thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay đến đúng đối tượng cần vốn mà sẽ xảy ra tình trạng cho vay bình quân, dàn trải, không tính đến nhu cầu thực sự của từng đối tượng.

Bên cạnh đó, NHCSXH là một ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng là công cụ thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, sự tồn tại của nó không phải chỉ ngày một ngày hai mà là chừng nào người nghèo và các đối tượng chính sách chưa thể tiếp cận với các nguồn vốn thương mại khác. Nếu NHCSXH chỉ tiếp cận các nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, từ các chương trình của chính phủ, địa phương thì việc đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo là vô cùng khó khăn, sự tồn tại của ngân hàng trở thành gánh nặng của Nhà nước. Trên thực tế, NHCSXH không chỉ trông chờ vào nguồn vốn này mà còn phải huy động các nguồn khác trên thị trường. Để có thể thu hút được vốn trên thị trường đòi hỏi ngân hàng phải có mạng lưới huy động, phương thức huy động phù hợp với từng thời kỳ, đặc biệt là uy tín của ngân hàng đối với công chúng.

Đồng thời cũng phải từng bước thực hiện thương mại hóa nguồn vốn cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách, điều này sẽ triệt tiêu dần tư tưởng và phương thức bao cấp qua kênh Ngân sách Nhà nước, các tổ chức, các nhân làm từ thiện đối với các hộ chính sách. Bản thân việc cấp phát, cho vay theo lãi suất ưu đãi đã làm giảm đi đáng kể việc tái tạo nguồn vốn đủ để hộ chính sách bước qua ngưỡng của đói nghèo.

- Công tác thông tin tuyên truyền

Thông tin có vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay đối với HSSV, theo dòi và quản lý HSSV, thông tin có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở Ngân hàng (hồ sơ vay vốn, phân tích của cán bộ Ngân hàng …), từ HSSV, từ các cơ quan chuyên về thông tin cho vay đối với HSSV ở trong và ngoài nước, từ các nguồn tin khác (báo, đài..). Số lượng, chất lượng của thông tin thu thập được liên quan đến


việc phân tích, nhận định tình hình cho vay HSSV … để đưa ra những quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì tạo ra khả năng hoạt động cho vay HSSV của Ngân hàng càng có hiệu quả.

- Sự phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội

Công cuộc xóa đói giảm nghèo không chỉ của riêng NHCSXH mà đó là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đối tượng chính sách là tương đối rộng lớn trên toàn đất nước, trong khi đó cán bộ ngân hàng không thể có đủ số lượng để bao quát hết, vì vậy việc phối hợp, liên kết với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đưa nguồn vốn chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng là rất quan trọng. Với phương thức ủy thác cho vay, các tổ chức chính trị - xã hội với mạng lưới rộng khắp của mình sẽ giúp ngân hàng trong việc thực hiện tốt chính sách cho vay cũng như hỗ trợ các hộ vay vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

1.3.2. Nhân tố khách quan


Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cho vay HSSV của NHCSXH bao gồm:

1.3.2.1. Các yếu tố thuộc về khách hàng


Ý thức trả nợ của Khách hàng là yếu tố tác động đến chất lượng cho vay HSSV của NHCSXH. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, theo qui định người vay không phải thế chấp tài sản chỉ cần là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống, được Tổ bình xét cho vay, lập thành danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn và có sự xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Do vậy, việc thu hồi nợ vay (cả gốc và lãi) của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào ý thức trả nợ của người vay.

1.3.2.2. Các yếu tố thuộc về Hội sở chính NHCSXH


Chính sách cho vay của ngân hàng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tún dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Do chính sách cho vay đối với HSSV khác với các hình thức cho vay khác là một số điều kiện ưu đãi về đối tượng vay vốn, chính sách lãi suất

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí