ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
BÙI THỊ THANH THUÝ
VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – NĂM 2007
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 2
- Cơ Quan Thanh Tra Hành Chính – Phương Thức Bảo Đảm Pháp Chế, Kỷ Luật; Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Cá Nhân, Cơ Quan, Tổ Chức
- Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 4
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
BÙI THỊ THANH THUÝ
VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT MÃ SỐ : 603801
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. PHẠM HỒNG THÁI
HÀ NỘI – NĂM 2007
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRA
NG
LỜI NÓI ĐẦU1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA CƠ6
QUAN THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1.1. Cơ sở lý luận 6
1.1.1. Quan niệm về thanh tra và thanh tra hành chính6
1.1.2. Quan niệm về khiếu nại và giải quyết khiếu nại10
1.1.3. Cơ quan thanh tra hành chính – phương thức bảo
đảm pháp chế, kỷ luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 17
cá nhân, cơ quan, tổ chức
1.2. Cơ sở pháp lý 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN37
THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Khái quát về tình hình khiếu nại hiện nay 37
2.2. Thực trạng hoạt động của cơ quan thanh tra 40
hành chính trong giải quyết khiếu nại
2.2.1.Hoạt động quản lí nhà nước về công tác giải quyết 41
khiếu nại
2.2.2. Hoạt động tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan hành 51
chính cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại
2.2.3 Công tác tiếp công dân
2.2.4. Hoạt động của Tổng Thanh tra Chính phủ 56
60
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG64
VAI TRÒ CƠ QUAN THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
3.1 Yêu cầu khách quan và chủ quan đòi hỏi tăng 64
cường vai trò cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại
3.1.1. Yêu cầu khách quan 64
3.1.2. Yêu cầu chủ quan 68
3.2. Các giải pháp cụ thể 74
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền 74
các cấp đối với công tác thanh tra trong giải quyết khiếu nại
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật quy định về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong giải quyết khiếu nại
3.2.3. Đổi mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh76
tra hành chính
3.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra trong sạch, vững81
mạnh
83
KẾT LUẬN88
LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, cơ quan thanh tra là một trong những công cụ quan trọng và hữu hiệu để thực hiện và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường pháp chế, kỷ luật xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, thông qua giải quyết những khiếu nại của công dân, cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã tiến hành những biện pháp nghiệp vụ cần thiết góp phần phát hiện và xử lí những hành vi vi phạm pháp luật. Nhờ đó luật pháp được bảo đảm tính nghiêm minh và nhà nước có thêm thông tin về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức của mình từ đó có biện pháp chấn chỉnh để phục vụ nhân dân được tốt hơn.
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển pháp luật về khiếu nại ở nước ta từ năm 1945 đến nay luôn gắn liền với tổ chức và hoạt động hệ thống cơ quan thanh tra mà trong đó chủ yếu là cơ quan thanh tra hành chính. Trước khi có Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981, việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại hầu như chỉ qui định trong các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra. Kể từ Pháp lệnh 1981 đến nay, cơ chế giải quyết khiếu nại ngày càng cụ thể, rõ nét hơn từ việc giải quyết khiếu nại giao cho cơ quan thanh tra xem xét giải quyết đến việc giao từng phần và cuối cùng là cơ quan đóng vai trò tham mưu cho thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc giải quyết khiếu nại và thực hiện các công việc mang tính quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại.
Vì vậy hiện nay không ít cán bộ trong và ngoài ngành thanh tra cho rằng quyền lực cơ quan thanh tra hành chính các cấp ngày càng bị hạn chế; vai trò thanh tra bị giảm sút, không có quyền xử lý mạnh mẽ như trước kia. Nếu chỉ nhìn nhận vậy có thể sẽ mang tính phiến diện. Thẩm quyền có thể bị thu hẹp nhưng không có nghĩa vai trò giảm sút. Người thủ trưởng có thể đưa
ra được quyết định đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào ý kiến “ ban tham mưu”. Đặc biệt trong tình hình hiện nay công tác giải quyết khiếu nại còn nhiều vấn đề bức xúc, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu nại còn rất hạn chế trong đó có một phần do công tác thanh tra chưa được thực hiện tốt. Hơn nữa cơ quan thanh tra hành chính thực hiện vai trò của mình trong việc giải quyết khiếu nại không chỉ trong phạm vi xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cùng cấp . Ngoài ra còn tham mưu cho công tác ban hành văn bản pháp luật về giải quyết khiếu nại; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về pháp luật khiếu nại; tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức việc thực hiện các quy định khiếu nại; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức về giải quyết khiếu nại.., góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại.
Như vậy giữa lý luận về vai trò cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại và thực tiễn thực hiện như thế nào? Đã tương xứng chưa. Đó cũng là một vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu.
Mặt khác, hiện nay có rất nhiều quan điểm xung quanh vấn đề đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay. Có những đề xuất như thành lập cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ để chuyên việc giải quyết khiếu nại theo con đường hành chính bên cạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà hành chính. Như vậy liệu vai trò của cơ quan thanh tra hành chính sắp tới trong xu thế cải cách cơ chế giải quyết khiếu nại có thay đổi gì không ?
Vì vậy, cần phải có sự đánh giá khách quan, toàn diện về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong việc giải quyết khiếu nại, từ đó có phương hướng, biện pháp cụ thể góp phần củng cố, tăng cường vai trò cơ quan thanh tra hành chính để có thể đạt kết quả tốt nhất trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại. Để đáp ứng mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại; góp phần đảm bảo pháp chế, kỷ luật, quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân, cơ quan, tổ chức . Xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi của lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài: "vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay ".
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu xung quanh lĩnh vực thanh tra và công tác giải quyết khiếu nại ở các cấp độ khác nhau. Như PGS.TS. Trần Ngọc Đường “ vị trí, vai trò thanh tra trong quản lý nhà nước “, Tạp chí Thanh tra số 9/1998; Quách Lê Thanh và nhóm nghiên cứu “ tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra”, Đề tài khoa học cấp Bộ; Phạm văn Khanh và nhóm nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng”; Bài viết: " Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo" của ông Tạ Hữu Thanh, Tổng Thanh tra nhà nước, đăng trên tạp chí Thanh tra số 10/1997; Đề tài khoa học cấp Bộ “ hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam “ của Thanh tra Chính phủ năm 2004; Luận án thạc sĩ của Đinh Văn Minh “ Hoàn thiện pháp luật nhằm đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam “ năm 2005; ….
Về cơ bản, các tác giả nói trên mới chỉ đề cập đến vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra nói chung thể hiện trên các lĩnh vực khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng… chưa đi sâu và đánh giá toàn diện về vai trò cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại không những đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại mà còn
góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận khi tìm hiểu về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
Mục đích của luận văn: Làm rõ những cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại; đánh giá thực trạng vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại
, nêu phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại cũng như nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hiện nay.
Luận văn có các nhiệm vụ:
- Luận giải cơ quan thanh tra hành chính là phương thức bảo đảm pháp chế, kỉ luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức thông qua giải quyết khiếu nại ;
- Trình bày, đánh giá thực trạng vai trò giải quyết khiếu nại của cơ quan thanh tra hành chính trong thời gian qua;
- Đưa ra các phương hướng, giải pháp để củng cố, tăng cường vai trò cơ quan thanh tra hành chính khi giải quyết khiếu nại từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại.
4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói chung và công tác thanh tra nói riêng.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và một số phương pháp khác để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề.
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU