Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tóm tắt chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT - BGD&ĐT, ngày 22/10/2009 19

Bảng 2.1: Quy mô mạng lưới trường, lớp, HS cấp THCS 30

Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 3 năm qua 30

Bảng 2.3: Đội ngũ CBQL THCS 3 năm qua 31

Bảng 2.4: Đội ngũ GV THCS 3 năm qua 32

Bảng 2.5: Thực trạng mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn 34

Bảng 2.6: Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới việc đánh

giá mức độ đáp ứng Chuẩn của GV THCS 36

Bảng 2.7: Thực trạng mức độ thực hiện nội dung đánh giá GV THCS theo Chuẩn nghề nghiệp của các trường THCS thị xã Quảng Yên 38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS thị xã Quảng Yên do GV tự đánh giá 43

Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS thị xã Quảng Yên do Tổ CM đánh giá 43

Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả xếp loại GV các trường THCS thị xã Quảng Yên do Hiệu trưởng đánh giá 43

Bảng 2.11: Những khó khăn của GV trong quá trình tự đánh giá theo Chuẩn 45

Bảng 2.12: Những khó khăn của tổ chuyên môn trong quá trình đánh giá

GV theo Chuẩn 47

Bảng 2.13: Những khó khăn đối với HT trong việc triển khai và áp dụng chuẩn nghề nghiệp để đánh giá GV 49

Bảng 2.14: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn

của các trường THCS thị xã Quảng Yên 51

Bảng 2.15: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp 53

Bảng 2.16: Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp 55

Bảng 2.17: Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động đánh giá

GV theo Chuẩn nghề nghiệp 56

Bảng 2.18: Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên 58

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh

vi

Quảng Ninh 80


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Biểu đồ 2.1: Kết quả điều tra mức độ chính xác của việc đánh giá GV bằng Chuẩn 35

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 81

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển KH - KT và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng: không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Ý thức được điều đó, Đại hội XI của Đảng xác định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.

Để thực hiện được mục tiêu đó, đội ngũ giáo viên có một vai trò vô cùng quan trọng để làm cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ tịch đã từng nói "Không có thầy thì không có giáo dục". Rõ ràng phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục vì giáo viên, trước hết là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình và qua các hoạt động giáo dục mà tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách học sinh. Trong vai trò truyền thụ tri thức, người thầy là người hướng dẫn, tổ chức, tư vấn để người học thực hiện mọi nhiệm vụ nhận thức và phát triển kĩ năng. Hơn nữa, người giáo viên, ngoài năng lực dạy học còn phải có năng lực cảm hóa người học, năng lực giúp hình thành và phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi đúng đắn trong những mối tương tác đa dạng với con người, xã hội, tự nhiên. Chỉ với vai trò đó, người giáo viên mới có thể đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu của cuộc cải cách chương trình giáo dục phổ thông trong những năm tiếp theo thực hiện “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đồng thời cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản về việc đánh giá giáo viên như: Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập; Quyết định số 16/2008/QĐ - BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên, các văn bản trên chưa thực sự đưa ra được những chuẩn để đo lường, đánh giá các năng lực cần có của giáo viên, để từ đó thúc đẩy việc tự bồi dưỡng phát triển năng lực.

Năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT. Theo đó, Chuẩn nghề nghiệp là một hệ thống nội dung về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Các phẩm chất, năng lực được trình bày theo lối tiếp cận năng lực hoạt động, với cấu trúc phản ánh logic các công đoạn hoạt động giáo dục, dạy học. Mỗi hoạt động ở từng công đoạn được xác định bằng các hành động cấu thành các kĩ năng giáo dục, dạy học cụ thể. Như vậy, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên có giá trị như là một thước đo năng lực hành nghề của giáo viên diễn ra trong bối cảnh thực tiễn giáo dục. Bên cạnh đó, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên được ban hành còn nhằm hướng tới mục tiêu giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp để từ đó giáo viên tự xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, tự phát triển. Kết quả đánh giá giáo viên còn là cơ sở để các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng kế hoạch, chương trình tài liệu, phương pháp và hình thức bồi dưỡng phù hợp cho đội ngũ giáo viên trung học nói chung và bồi dưỡng cho giáo viên chưa đạt Chuẩn nói riêng; đồng thời sử dụng đội ngũ giáo viên hiệu quả và thực hiện chính sách đãi ngộ đối với giáo viên.

Cho đến nay, ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh chưa có công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp nhằm giúp cho hoạt động đánh giá giáo viên THCS có hiệu quả.

Với tầm quan trọng đó, tác giả chọn vấn đề: "Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các Trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh" làm đề tài luận văn của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp cho các trường THCS thị xã Quảng Yên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh.

4. Giả thuyết khoa học

Việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh hiện nay đã đạt được những kết quả nhất định, song còn chưa đồng bộ ở các khâu, chưa chính xác hoá được thang đo các mức độ trong từng tiêu chí của Chuẩn để áp dụng thống nhất trong đánh giá GV. Tồn tại này do nhiều nguyên nhân trong đó có các biện pháp QL của Hiệu trưởng nhà trường. Vì vậy, nếu đề xuất được các biện pháp hợp lý, đồng bộ thì hiệu quả QL hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp sẽ tốt hơn tác động tích cực đến chất lượng giáo viên của các trường THCS trên địa bàn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đánh giá giáo viên và quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp.

5.2. Khảo sát, phân tích thực trạng đánh giá giáo viên và các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp.

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong hoạt động đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lý đánh giá giáo viên THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THCS.

6.2. Giới hạn về địa bàn, thời gian nghiên cứu

Tiến hành khảo sát thực trạng, khảo nghiệm hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của 05 trường THCS trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong ba năm học 2015 - 2016, 2016 -2017 và năm học 2017 - 2018.

6.3 Giới hạn về khách thể khảo sát

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.

- Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, tổ Chuyên môn của Phòng GD&ĐT liên quan đến công tác chỉ đạo, quản lý các trường THCS.

7. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nhiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Đọc và phân tích các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các văn bản có liên quan đến luận văn.

- Phân loại, hệ thống, khái quát hoá các vấn đề lý luận, các văn bản về Chuẩn nghề nghiệp GV, quản lý hoạt động đánh giá gáo viên trong nhà trường phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Nghiên cứu những quy định của ngành GD&ĐT có liên quan đến việc đánh giá giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp, nhằm xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận của luận văn.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Bằng phiếu hỏi dành cho CBQL và GV trường THCS để tìm hiểu thực trạng ĐGGV và thực trạng QL của Hiệu trưởng trong việc ĐGGV trường THCS theo Chuẩn nghề nghiệp (Các Phiếu hỏi ở phần phụ lục của luận văn).

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu

Thiết kế các câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV về thực trạng ĐGGV và QL hoạt động ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp.

7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục, giảng dạy, hoạt động chuyên môn của giáo viên và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, các sản phẩm hoạt động quản lý giáo viên của Hiệu trưởng.

7.2.4. Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động ĐGGV và QL của Hiệu trưởng trong việc ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp.

7.2.5. Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực này gồm: Các thày cô giáo khoa Tâm lí Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các đồng chí làm công tác quản lý Phòng GD&ĐT, CBQL và GV trường THCS có kinh nghiệm trong việc ĐGGV.

7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm

Phương pháp khảo nghiệm nhận thức của các khách thể (CBQL và GV) về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã nêu.

7.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để phân tích dữ liệu như tính trung bình cộng, độ lệch chuẩn, tính hệ số tương quan thứ bậc trong kết quả khảo sát…

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí