Đánh Giá Của Cán Bộ Lãnh Đạo Về Trình Độ Chuyên Môn Của Nl


mạng nội bộ của Chi nhánh và đảm bảo các thông tin trong nội bộ chi nhánh được bảo mật, thông suốt trong quá trình làm việc.

Tài chính, ngân hàng hiện là một trong những lĩnh vực được đánh giá ở mức cao về ứng dụng công nghệ thông tin và chịu nhiều tác động của làn sóng công nghiệp 4.0. Ngành Ngân hàng Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng đã có nhiều biến chuyển trong cấu trúc tổ chức, phương thức hoạt động, quản trị rủi ro, cung ứng dịch vụ nhằm thích ứng với thời đại kỷ nguyên số. Nếu trước đây, nhân viên ngân hàng thường chỉ cần thông thạo một nghiệp vụ và tuân theo một lộ trình thăng tiến nhất định, thì giờ đây cần phải đa năng hơn. Thay vì “lượng”, ngân hàng chú trọng nhiều hơn đến “chất”. Để đáp ứng việc chuyển đổi theo mô hình công nghệ hiện đại cũng như nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, nhân lực ngành tài chính, ngân hàng ngoài am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng phân tích dữ liệu, còn phải thành thạo kỹ năng vận hành công nghệ số. Do đó, các Chi nhánh NHTM Sơn La rất chú trọng đến việc tuyển dụng cũng như đào tạo nhân lực đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng tin học. Cho nên, số nhân lực đạt chuẩn về kỹ năng tin học không ngừng tăng trưởng và đặc biệt là đến năm 2019, các nhân lực của các ngân hàng trên địa bàn Sơn La đã hoàn toàn đạt chuẩn.

Để làm rõ hơn về kỹ năng tin học của NL ngành ngân hàng Sơn La tác giả khảo sát ý kiến của cán bộ, lãnh đạo (người sử dụng lao động) và của nhân viên của một số ngân hàng trên địa bàn Sơn La về “Mức độ đáp ứng công việc về kỹ năng tin học của NL” thu được kết quả như sau:


6.6

16.7

Hoàn toàn đồng

ý

Đồng ý

15.6

Không ý kiến

35.7

Không đồng ý

5.2

7.1

25.6

Hoàn toàn đồng

ý

Đồng ý


Không ý kiến

62.1

Không đồng ý


Biểu đồ 2.5. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo về trình độ chuyên môn của NL

Biểu đồ 2.6. Đánh giá của nhân viên được khảo sát về trình độ chuyên môn của NL


Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Như vậy, nhìn chung kỹ năng tin học của Nhân lực ngành ngân hàng Sơn La được người sử dụng lao động cũng như nhân viên ngân hàng được khảo sát với kết quả khá tốt: 67,5% (mức độ tốt và rất tốt) đối với cán bộ, lãnh đạo và 70,2% (mức độ tốt và rất tốt) đối với nhân viên.

c) Về nâng cao trình độ ngoại ngữ

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh là một phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng và cần thiết. Đặc biệt, trong quy định về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các ngân hàng, ngoại ngữ được xem như là một yêu cầu cần có để xem xét, bổ nhiệm lại và tuyển dụng cán bộ mới. Do đó, việc không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc đối với nguồn nhân lực. Thực trạng trình độ ngoại ngữ của nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La (tham chiếu theo khung năng lực 6 bậc được quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam và các văn bản có liên quan việc quy đổi các bằng cấp, chứng chỉ về ngoại ngữ) như sau:


Bảng 2.6. Thực trạng trình độ ngoại ngữ của nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La (2017-2019)


Nội dung

2017

2018

2019

SS

2018/2017

SS

2019/2018

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Tổng

NL

812

100

934

100

1.098

100

122

15,0

164

17,6

Trên chuẩn (Bậc

5,6)


80


9,8


105


11,2


221


20,1


25


31,3


116


110,5

Đạt chuẩn (Bậc

3,4)


706


87,0


809


86,6


852


77,6


103


14,6


43


5,3

Chưa đạt

chuẩn


106


3,2


20


2,2


25


2,3


-86


-81,1


5


25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La - 8


Nguồn: Chi nhánh NHNN Sơn La

Trình độ ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên ngân hàng và tùy theo vị trí công việc thì yêu cầu về trình độ ngoại ngữ sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung nhân lực ngành ngân hàng phải có tình độ ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên (tương đương với trình độ C theo Quyết định 77, IELTS 5.0 và TOEIC 500). Qua Bảng số liệu có thể thấy, số nhân lực chưa đạt chuẩn yêu cầu chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số nhân lực. Đa số nhân lực ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La đều đã đạt chuẩn yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, thậm chí một số ngân hàng có nhân lực có trình độ ngoại ngữ cao (bậc 5,6) chiếm tỷ trọng cao như: BIDV, Vietinbank.


Để làm rõ hơn về kiến thức của NL ngành ngân hàng Sơn La tác giả khảo sát ý kiến của cán bộ, lãnh đạo (người sử dụng lao động) và của nhân viên của một số ngân hàng trên địa bàn Sơn La về “Nhân viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn để đáp ứng tốt yêu cầu công việc”, thu được kết quả như sau:

6.6

Hoàn toàn đồng

ý

16.7

Đồng ý

15.6

Không ý kiến

35.7

Không đồng ý


5.2 Hoàn toàn đồng

7.1 ý

25.6 Đồng ý


Không ý kiến

62.1

Không đồng ý


Biểu đồ 2.7. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo về trình độ chuyên môn của NL

Biểu đồ 2.8. Đánh giá của nhân viên được khảo sát về trình độ chuyên môn của NL

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Như vậy, mặc dù về cơ bản NL ngành ngân hàng đạt chuẩn về mặt chứng chỉ ngoại ngữ nhưng trên thực tế kỹ năng ngoại ngữ của NL ngành ngân hàng Sơn La chỉ đáp ứng ở mức độ trung bình với yêu cầu công việc. Đối với ngân hàng, kỹ năng ngoại ngữ sẽ hỗ trợ nhân viên giao tiếp, làm việc với khách hàng, đối tác là người nước ngoài. Môi trường làm việc ngày càng phát triển hội nhập khiến thành thạo kỹ năng ngoại ngữ không chỉ là điều kiện hỗ trợ mà trở thành điều kiện tất yếu với mỗi nhân viên.

2.2.1.3. Nâng cao phẩm chất nghề nghiệp

* Ý thức tổ chức kỷ luật

Ý thức tổ chức kỷ luật là một trong những nội dung trọng tâm góp phần nâng cao chất lượng của NL. Đối với NL ngành ngân hàng Sơn La được đánh giá về mặt ý thức tổ chức kỷ luật như sau:

- Chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác.

- Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của Chi nhánh NHTM.

- Báo cáo đầy đủ, trung thực với cấp trên; cung cấp thông tin chính xác, khách quan.


Ngoài các nội dung trong tiêu chí ý thức tổ chức kỷ luật, quy định này cũng đồng thời liệt kê các nội dung cụ thể đối với một số tiêu chí khác như: chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống; tác phong, lề lối làm việc...

Các Chi nhánh NHTM thực hiện xử lý kỷ luật NL theo quy định tại Điều 125 Bộ Luật lao động tuỳ theo từng mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau:

- Hình thức khiển trách: bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.

- Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 06 tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 06 tháng hoặc cách chức được áp dụng: đối với người lao động đó bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đó được quy định trong nội quy lao động.

- Hình thức sa thải.

Bảng 2.7. Thống kê số vi phạm kỷ luật của nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La (2017-2019)


Nội dung

2017

2018

2019

SS

2018/2017

SS

2019/2018

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Tổng

NL

812

100

934

100

1.098

100

122

15,0

164

17,6

Cảnh

cáo

5

9,8

9

11,2

14

20,1

25

31,3

116

110,5

Khiển

trách

25

87,0

22

86,6

29

77,6

103

14,6

43

5,3

Sa

thải

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Nguồn: Chi nhánh NHNN Sơn La

Trong giai đoạn 2017-2019, không có NL nào của ngành ngân hàng trên địa bàn Sơn La bi xử lý kỷ luật với hình thức sa thải, nhưng số NL bị xử lý vi phạm kỷ


luật với hình thức cảnh cáo và kiển trách lại có xu hướng gia tăng. Đây là số NL vi phạm nội quy, quy chế hoạt động của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn Sơn La cũng như chưa có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.

* Tinh thần trách nhiệm

Về cơ bản, đội ngũ nhân lực của ngành ngân hàng Sơn La đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Các cán bộ, nhân viên của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Sơn La luôn thể hiện thái độ nghiêm túc, đúng mực, tôn trọng khách hàng, thể hiện ở cách cư xử công bằng, bình đẳng giữa khách hàng; lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, biết khắc phục, ứng xử khéo léo, linh hoạt và làm hài lòng khách hàng. Cán bộ giao dịch luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ khách hàng nhanh chóng. Không nói chuyện riêng khi phục vụ khách hàng. Trong trường hợp có nhiều khách chờ, luôn sẵn sàng phục vụ khẩn trương và đúng thứ tự, không để tình trạng khách phải chờ đợi khi đã đến lượt phục vụ.

Mỗi người cán bộ luôn thể hiện thái độ niềm nở, biểu lộ sự quan tâm, thái độ vui vẻ. Trong quá trình giao dịch, luôn có thái độ, cử chỉ, nói năng thân thiện với khách hàng, lễ phép với người hơn tuổi và thân ái với người kém tuổi. Trong cư xử, luôn nhẹ nhàng, tình cảm, thân thiện và lịch sự. Nhân lực ngành Ngân hàng Sơn Laluôn nắm vững chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi công việc của mình, thực hiện tốt các yêu cầu của khách hàng. Thành thạo trong các thao tác nghiệp vụ phục vụ khách hàng.

Để đánh giá về tinh thần trách nhiệm của NL ngành ngân hàng Sơn La, tác giả khảo sát cán bộ, lãnh đạo và nhân viên ngân hàng với nhận định “Nhân lực ngành ngân hàng Sơn La có tinh thần trách nhiệm trong công viên cao”, thu được kết quả như sau:


12.4

Hoàn toàn đồng

ý

33.7

Đồng ý

18.5

Không ý kiến

10.2

25.2

Không đồng ý

18.2

Hoàn toàn đồng

ý

Đồng ý

5.5

49

Không ý kiến

27.3

Không đồng ý


Biểu đồ 2.9. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo về tinh thần trách nhiệm của NL

Biểu đồ 2.10. Đánh giá của nhân viên được khảo sát về tinh thần trách nhiệm của NL

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Có 76,3% số nhân viên được khảo sát đánh giá ở mức độ đồng ý (đồng ý và hoàn toàn đồng ý), và có 58,9% số cán bộ, lãnh đạo đánh giá ở mức độ đồng ý với nhận định trên. Mặc dù kết quả đánh giá của nhân viên thấp hơn so với cán bộ lãnh đạo nhưng với 58,9% số cán bộ đồng ý với nhận định Nhân lực ngành ngân hàng Sơn La có tinh thần trách nhiệm trong công viên cao” đã cho thấy thái độ, tinh thần trách nhiệm công việc của NL ngành ngân hàng khá tốt, bởi vì yêu cầu công việc của người sử dụng lao động đối với người lao động khi nào cũng cao, cho nên đánh giá của cán bộ lãnh đạo khi nào cũng khắt khe hơn.

Đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng; có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhằm tạo môi trường rèn luyện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ thuộc diện quy hoạch, công tác tổ chức cán bộ, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm được quan tâm thường xuyên. Việc đánh giá, nhận xét nhân sự dự kiến điều động, bổ nhiệm và luân chuyển được thực hiện hàng năm.

Đối với nhân lực làm công tác tín dụng thực hiện tốt việc tìm kiếm, lựa chọn, tiếp cận đối tượng khách hàng có tiềm năng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Nhanh nhẹn, chuyên nghiệp, nhiệt tình trong việc tư vấn khách hàng lựa chọn sử dụng hợp lý sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Trong quá trình làm việc, đội ngũ cán bộ tín dụng rất cẩn thận trong việc hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng hoàn


thiện hồ sơ đề nghị cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Thẩm định hồ sơ với kỹ năng nghề nghiệp, và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp cao. Công tác kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Thường xuyên thực hiện việc rà soát, đánh giá, phân nhóm khách hàng; kịp thời phát hiện các vấn đề khó khăn, bất cập có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của ngân hàng và có biện pháp xử lý theo quy trình, quy định của ngân hàng.

Đối với nhân lực làm công tác giao dịch thực hiện đầy đủ các thao tác, các bước công việc, quy trình giao dịch, chế độ thanh toán, hạch toán kế toán, chế độ chứng từ của cán bộ làm công tác giao dịch ở mức cao. Trong quá trình làm việc, luôn đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và tính chính xác của các nội dung các giao dịch liên quan đến nhiệm vụ được phân công; luôn đảm bảo thực hiện kiểm đếm giao nhận tiền với khách hàng đúng quy trình thu - chi, giao nhận và bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá theo đúng chứng từ, hợp pháp, hợp lệ thuộc phạm vi hạn mức được giao.

Tóm lại, đối với nâng cao thể lực, kiến thức, kĩ năng và phẩm chất nghề nghiệp cho NL trong giai đoạn 2017-2019, ngành ngân hàng Sơn La đã đạt được những kết quả sau:

- Về cơ bản chất lượng thể lực, kiến thức và kỹ năng của nhân lực ngành ngân hàng Sơn La được nâng cao qua giai đoạn 2017-2019, đáp ứng được yêu cầu công việc được giao. Đặc biệt là chất lượng kỹ năng tin học được nâng cao và 100% đạt chuẩn yêu cầu đặt ra.

- Trong những năm qua, nâng cao phẩm chất nghề nghiệp cho NL luôn được Ban lãnh đạo các Chi nhánh ngân hàng chú trọng, tăng cường đổi mới nhằm nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp. Do đó, các tiêu chí về nâng cao phẩm chất nghề nghiệp như ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của NL ngành ngân hàng Sơn La đều được đánh giá khá tốt.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nâng cao chất lượng nhân lực về thể lực, kiến thức, kĩ năng và phẩm chất nghề nghiệp của ngành ngân hàng Sơn La vẫn tồn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022