Dịch vụ hậu mãi
Tìm kiếm ý tưởng
Thử nghiệm ý tưởng
Phân Tích mẫu
Sản xuất thử
Sản
Phân xuất
phối thử đại trà
Các công việc
- Nghiên cứu cơ bản
- Hoàn thiện, cải tiến, đổi mới
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh
- Sáng kiến của người tiêu dùng
- Mua phát minh, sáng chế…
Các mục tiêu chiến lược
Các hoạt động hỗ trợ
- Xây dựng cơ sở hạ tâng
- Quản trị nguồn nhân lực
- Phát triển công nghệ
- Dịch vụ pháp lý
- Dịch vụ đối ngoại
- Nghiên cứu môi trường…
Các hoạt động chính
Thiết kế
Cung ứng đầu vào
Sản xuất
Phân phối thử
Hình 5.14. Mô hình chuỗi giá trị sử dụng để phân tích chức năng, nhiệm vụ công việc
5.3.5.3. Xây dựng các bộ phận và phân hệ của cơ cấu
Bước này sẽ thực hiện quá trình tổng hợp hóa các công việc. Trên cơ sở của các quyết định mang tính nguyên tắc về tiêu chí hợp nhóm các hoạt động, các mối quan hệ quyền hạn, tầm quản trị và mức độ phân quyền, trong gia đoạn này cần tiến hành những công việc cơ bản như sau:
- Bộ phận hóa các công việc: Hợp nhóm các công việc có mối quan hệ gần gũi theo cách thức hợp lý nhất để tạo nên các bộ phận; xã định số người cần thiết trong các bộ phận.
Chức năng hoạt động
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Công việc
Công việc
Công việc
Tổ chức
Công việc
Công việc
Chức năng hoạt động
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Chức năng hoạt động
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Công việc
Hình 5.15. Sơ đồ thể hiện sự phân chia công việc trong tổ chức
Bộ phận
Bộ phận
Bộ phận
Các công việc
Hình 5.16. Sơ đồ thể hiện bộ phận hóa công việc
- Hình thành cấp bậc quản trị: Các cấp quản trị trung gian được hình thành căn cứ vào quyết định về tầm quản trị và tiêu chí hợp nhóm các bộ phận.
- Giao quyền hạn: Xác định ai có quyền quyết định cho ai và ai sẽ phải báo cáo cho ai trong tổ chức. Giao quyền hạn cần thiết cho những người đứng đầu các nhóm để tiến hành quản trị hoạt động.
- Phối hợp: Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động của các bộ phận và chơ chế giám sát kết quả của sự phối hợp đó. Cụ thể là các công cụ phối hợp sẽ sử dụng.
5.3.5.4. Thể chế hóa cơ cấu tổ chức
Việc thể chế hóa cơ cấu tổ chức rất cần thiết đối với quá trình hoạt động của mọi tổ chức; thậm chí ngay cả khi tổ chức có một cơ cấu hoạt động rất hiệu quả cũng rất cần
thể chế hóa. Bởi vì thể chế hóa cơ cấu tổ chức một cách rò rằng để mọi người đều có thể hiểu và làm cho nó trở nên hiệu quả.
Công cụ để thể chế hóa một cơ cấu tổ chức bào gồm:
a. Sơ đồ tổ chức
Mỗi cơ cấu tổ chức đều có thể được biểu diễn bằng sơ đồ, trong đó xác định các bộ phận, các vị trí quản trị quan trọng của cơ cấu và mối quan hệ giữa các vị trí, các bộ phận đó theo các tuyến quyền hạn chủ yếu.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức chỉ cho các nhà quản trị và nhân viên, họ đang ở đâu trong tổ chức, gắn bó với những bộ phận khác và với toàn bộ tổ chức ra sao.
Tuy nhiên, sơ đồ mới chỉ nêu được những mối quan hệ quyền lực chính thức mà chưa nêu được những mối quan hệ quyền lực không chính thức; nó cũng chỉ thể hiện các mối quan hệ quyền hạn trực tuyến chủ yếu mà không cho biết bao nhiêu quyền hạn tồn tại ở các vị trí khác nhau.
b. Mô tả vị trí công việc
Mô tả vị trí là tài liệu xác định các vị trị trong cơ cấu tổ chức với nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những yêu cầu đặc trưng đối với nhân sự đảm nhiệm các vị trí đó. Việc mô tả chi tiết vị trí công việc sẽ giúp cho công việc tổ chức một cách hiệu quả hơn, tránh sự phân công chòng chéo lên nhau hoặc bị bỏ sót sẽ được phát hiện.
Bảng 5.2. Ví dụ về một bảng mô tả vị trí công việc
Vị trí: Đơn vị: Bộ phận:
Giới thiệu vị trí công tác
Quản đốc phân xưởng
May áo sơ mi May
………………………………………………………………………………………….
Quyền hạn và trách nhiệm
1. …………………………………………………………………………………..
2. …………………………………………………………………………………..
…………………..................................................................................................
Đòi hỏi của công việc
1. …………………………………………………………………………………..
2. …………………………………………………………………………………..
…………………..................................................................................................
Trình độ tối thiểu
………………………………………………………………………………………….
c. Sơ đồ phân bổ quyền hạn
Thể chế hóa cơ cấu tổ chức cũng có thể thực hiện thông qua sơ đồ phân bổ quyền hạn. Đây là một biện pháp khá hiệu quả trong vận hành cơ cấu tổ chức, bởi thông qua hình thức này sẽ làm minh bạch trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân; làm cơ sở để điều hành, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ các thành phần trong một cơ cấu tổ chức.
Quyền hạn của các vị trí quản trị | |||
Trưởng bộ phận | Trưởng phòng nhân sự | Giám đốc | |
1. Quản trị nhân sự | |||
- Tuyển nhân viên | - Chọn người được thưm gia thi tuyển | - Quyết định danh sách trúng tuyển | - Phệ chuẩn quyết định tuyển |
- Tiền lương | - Đề nghị danh sách tăng lương | - Quyết định danh sách tăng lương | - Phê chuẩn quyết định tăng lương |
….. | ….. | ….. | ….. |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Tầm Hạn Quản Trị Và Số Cấp Quản Trị
- Sơ Đồ Một Cách Hợp Nhóm Bộ Phận Theo Sản Phẩm
- Phân Bổ Quyền Hạn Giữa Các Cấp Quản Trị - Tập Trung Và Phân Quyền Trong Quản Trị Tổ Chức
- Lãnh Đạo Và Các Căn Cứ Để Lãnh Đạo Trong Quản Trị
- Khái Niệm, Yêu Cầu Và Đặc Điểm Của Các Phương Pháp Lãnh Đạo Con Người
- Các Phương Pháp Lãnh Đạo Thường Dùng Và Hình Thức Thực Hiện
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
Hình 5.17. Sơ đồ phân bổ quyền hạn quyết định
BÀI ĐỌC THÊM
TỔ CHỨC KHOA HỌC LAO ĐỘNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ VÀ QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI CỦA TỔ CHỨC
1. TỔ CHỨC KHOA HỌC LAO ĐỘNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
1.1. Khái niệm
Tổ chức khoa học lao động của nhà quản trị là việc nhà quản trị biết phân bổ và sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian của mình để hoàn thành nhiệm vụ.
Do cùng một lúc nhà quản trị phải thực hiện rất nhiều vai trò khác nhau. Lao động của họ là lao động trí óc, có tính sáng tạo cao, mang tính tổng hợp và có ảnh hưởng tới lao động của những người khác trong tổ chức. Điều đó làm cho nhu cầu tổ chức khoa học lao động của nhà quản trị trở nên đặc biệt quan trọng. Nhà quản trị phải biết:
- Việc nào bản thân phải làm, việc nào có thể ủy thác cho cấp dưới;
- Việc nào phải làm ngay, việc nào có thể trì hoãn;
- Biết nghỉ ngơi trong quá trình làm việc để đầu óc được minh mẫn và có sức khỏe làm việc lâu dài;
- Tránh sai lầm, ùn tắc hoặc bỏ sót việc;
- Biết lường trước mọi việc có thể xảy ra trong chức trách của mình và biết lượng thời gian cần thiết để giải quyết mỗi công việc đó…
1.2. Các công cụ tổ chức khoa học lao động của nhà quản trị
Các nhà quản trị cần kết hợp kinh nghiệm bản thân với các phương pháp của khoa học tổ chức như:
- Bảng xác định thứ tự ưu tiên công việc, trong đó liệt kê tất cả các công việc cần thực hiện trong một giai đoạn nhất định, thời gian cần thiết để hoàn thành công việc và mức độ ưu tiên của từng công việc.
- Các phương pháp lập tiến độ, như phương pháp sơ đồ Gantt, sơ đồ Pert.
- Các phương pháp luật ngân quỹ…
2. QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI CỦA TỔ CHỨC
2.1. Thay đổi và quản lý sự thay đổi
Thay đổi có nghĩa là làm cho sự vật khác đi. Theo nghĩa chung nhất, thay đổi tổ chức là những cố gắng có kế hoạch hoặc không có kế hoạch nhằm hoàn thiện, đổi mới tổ chức theo cách thức có thể giúp nó thích nghi được với những thay đổi của môi trường hoặc đạt được những mục đích mới.
Ví dụ: Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại VN khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Quản lý sự thay đổi là quá trình thiết kế và thực thi có tính toán sự đổi mới tổ chức theo hướng thích nghi với những thay đổi của môi trường hoặc những mục đích mới.
2.2. Nội dung của sự thay đổi tổ chức
2.2.1. Thay đổi cơ cấu
Sự thay đổi cơ cấu dẫn đến việc bố trí, sắp xếp lại các bộ phận cấu thành tổ chức như các mối liên hệ truyền thông, dòng công việc, hoặc hệ thứ bậc quản trị. Những thay đổi đó được thực hiện thông qua:
- Thiết kế lại tổ chức: chuyển từ cơ cấu cơ học, hành chính máy móc sang cơ cấu hữu cơ linh hoạt.
- Thực hiện phân quyền: tạo nên các bộ phận nhỏ tự quản lý nhằm tăng động lực cho các thành viên và tập trung sự quan tâm của họ vào các hoạt động được ưu tiên hàng đầu trong tổ chức. Phân quyền còn khuyến khích mỗi bộ phận tìm cách thích ứng cơ cấu và công nghệ với nhiệm vụ và môi trường của nó.
- Cải tiến dòng công việc và hợp nhóm một cách thận trọng các chuyên môn: điều đó có thể làm tăng năng suất, chất lượng, tinh thần đồng đội và tính sáng tạo của người lao động.
2.2.2. Thay đổi công nghệ
Thay đổi công nghệ bao gồm sự hoàn thiện, đổi mới trang thiết bị, quy trình hoạt động, kỹ thuật nghiên cứu, hoặc các phương pháp sản xuất.
Công nghệ sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên cơ cấu tổ chức. Điều này dẫn đến cách tiếp cận cơ cấu-kỹ thuật hay kỹ thuật-xã hội, với ý định tăng cường khả năng hoạt động của tổ chức thông qua sự thay đổi đồng thời của cơ cấu và công nghệ. Mở rộng công việc và làm phong phú công việc chính là những ví dụ về sự thay đổi theo quan điểm cơ cấu kỹ thuật.
2.2.3. Thay đổi con người
Cả hai cách tiếp cận cơ cấu và công nghệ đều cố gắng làm tăng khả năng hoạt động của tổ chức nhờ sự thay đổi hoàn cảnh công việc. Trái lại, cách tiếp cận con người cố gắng thay đổi hành vi của người lao động bằng cách tập trung vào kỹ năng, thái độ, nhận thức và kỳ vọng của họ.
Tuy nhiên, để việc thay đổi mang lại hiệu quả thì tổ chức nên bắt đầu thay đổi từ phạm vi nhỏ sau đó mở rộng dần hay bắt đầu ngay từ phạm vi lớn. Nếu tổ chức cần làm thử, thì thử ở đâu và với ai? Có phải sẽ làm thử ở nơi dễ dành thắng lợi nhất?..
2.3. Hành động của nhà quản trị
Khi tổ chức cần thay đổi thì việc thay đổi đó cần được quản lý. Lúc này, hành động của nhà quản trị sẽ quyết định đến hiệu quả của quá trình thay đổi. Câu hỏi đặt ra là nhà quản trị phải hành động như thế nào?
2.3.1. Phân tích vấn đề
- Trình bày và giải thích vấn đề làm xuất hiện đòi hỏi phải thay đổi.
- Chứng minh cơ sở vững chắc của nhận định bằng cách dẫn ra những trường hợp tương tự trong các tổ chức hoặc đơn vị khác.
- Giải quyết nguyên nhân của vấn đề.
2.3.2. Xác định và đánh giá các phương án kế hoạch triển khai sự thay đổi
- Đưa ra các phương án thay đổi. Mỗi phương án không chỉ xác định mục tiêu cụ thể cần đạt được mà còn chỉ rò cả quá trình thay đổi, từ lúc bắt đầu cuộc họp thông báo thay đổi thế nào, thời gian giành cho các hoạt động, phương thức tiến hành từng hạng mục thay đổi, ai chịu trách nhiệm đối với sự thay đổi… Kế hoạch cần rò ràng và đơn giản nhất có thể. Hơn thế nữa, kế hoạch cần linh hoạt và có phương án dự phòng.
- Phân tích ưu, nhược điểm của mỗi phương án dưới mọi góc độ.
2.3.3. Lựa chọn phương án thay đổi tối ưu
- So sánh các phương án thay đổi đã xác định.
- Lựa chọn phương án tối ưu.
- Ra quyết định thay đổi.
2.3.4. Truyền đạt quyết định thay đổi
Nhà quản trị cần phải tính toán xem việc thông báo như thế nào, bằng hình thức gì, trong hoàn cảnh nào… về sự thay đổi để không gây tác động tiêu cực tức thời đến người nhận nó. Do đó, một thông báo có tính xây dựng, thuyết phục, lôi cuốn được mọi người cần được thỏa mãn các điều kiện:
- Cô đọng và chính xác.
- Mô tả tình hình hiện tại của tổ chức. Chỉ rò tổ chức cần phải tiến đến đâu và phải làm gì để đến được đó.
- Xác định rò ai là người tổ chức cuộc thay đổi, và ai là người bị ảnh hưởng bởi thay đổi.
- Chỉ rò thời gian và tiến độ thay đổi.
- Giải thích rò tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của cuộc thay đổi, những bước đánh giá dự định và những phần thưởng liên quan.
- Xác định những thứ cơ bản không thay đổi.
- Dự báo trước một số yếu tố bất lợi có thể phát sinh và cách khắc phục.
- Truyền đạt quyết tâm ủng hộ những người tham gia tích cực vào cuộc thay đổi.
- Giải thích cho mọi người hiểu họ sẽ được thông báo những thông tin cần thiết trong suốt quá trình thay đổi như thế nào.
- Được trình bày theo cách có thể tận dụng được sự đa dạng của các phương tiện truyền thông.
2.3.5. Thực hiện sự thay đổi
- Tách rời dứt điểm khỏi quá khứ. Đây là việc rất quan trọng để thức tỉnh mọi người đến với thực tại mới. Tuy nhiên, vẫn cần giữ lại những yếu tố cần thiết để đảm bảo tính liên tục và quá độ trong sự thay đổi.
- Thiết lập sự lãnh đạo mạnh mẽ. Nếu không có một sự lãnh đạo đủ mạnh mẽ thì một tổ chức không nên thực hiện một sự thay đổi lớn.
- Tranh thủ được sự ủng hộ chính trị. Cần phải nỗ lực để dành được sự ủng hộ rộng khắp trong tổ chức và cả những lực lượng bên ngoài tổ chức. Do đó cần phải:
+ Xác định những cá nhân và nhóm mà quyết tâm và nhiệt huyết của họ ảnh hưởng lớn đến những người khác.
+ Xác định đa số quan trọng nhất cần có để đảm bảo kết quả cho sự thay đổi.
+ Xây dựng kế hoạch để giành được sự quyết tâm của nhóm đa số ở trên.
+ Thiết lập hệ thống chỉ đạo để đánh giá tiến bộ trong sự thay đổi.
- Củng cố và chính thức hóa sự thay đổi. Trong suốt tiến trình thay đổi, các nhà quản trị cần ưu tiên thể hiện quyết tâm và nhiệt huyết của mình với sự thay đổi, khuyến khích mạo hiểm và những hành vi mới có ích cho sự thay đổi và tìm cách làm chúng trở thành lối sống của tổ chức.
2.3.6. Kiểm soát sự thay đổi
- Giám sát quá trình thay đổi nhằm thiết lập hệ thống thông tin phản hồi.
- Tiếp tục đề phòng hoặc xua tan những nghi ngại.
- Đánh giá sự thay đổi cho thấy chặng đường đã trải qua, góp phần nhấn mạnh, đẩy nhanh tiến độ và thể chế hóa những thay đổi đã được thực hiện.
- Thực hiện những điều chỉnh cần thiết.