Đặc Điểm Nguồn Nhân Lực Chi Nhánh Ngân Hàng Nhà Nước Tỉnh Sơn


quy định của NHNN và của pháp luật. Nhiệm vụ của các Phó giám đốc và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban do Giám đốc Chi nhánh quy định căn cứ theo nội dung của Quyết định 290/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014.



PHÓ GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC


Phòng

Phòng kế

Phòng

tổng

toán –

tiền tệ -

hợp &

kiểm soát nội

thanh toán

kho quỹ

bộ



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La - 7

PHÓ GIÁM ĐỐC


Thanh tra, giám sát ngân hàng

Phòng hành chính – nhân sự


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHNN CN Sơn La

Nguồn: Chi nhánh NHNN Sơn La

2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh Sơn

La

Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một

đơn vị. Khi có một lực lượng nhân viên hùng hậu, chuyên nghiệp và tận tâm thì đơn vị đã nắm được trong tay chìa khóa để phát triển. Tại NHNN Sơn La số lượng nhân viên đã có sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng và được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 2.2. Cơ cấu nhân lực chi nhánh NHNN tỉnh Sơn La (2017-2019)


STT

Nội dung

2017

Tỷ trọng

(%)

2018

Tỷ trọng

(%)

2019

Tỷ trọng

(%)


Tổng số nhân viên tín dụng

46

100

44

100

43

100

1

Theo giới tính







1.1.

Nam

26

56,5

24

54,5

23

53,4

1.2

Nữ

20

43,5

20

45,4

20

46,5

2

Theo độ tuổi







2.1

Từ 22-30

26

55,9

19

43,3

20

46,7

2.2.

Từ 30-40

14

29,8

20

46,4

20

47,3

2.3

Từ 40 trở lên

6

14,3

5

10,3

3

6,0

3

Theo trình độ chuyên môn







3.1

Đại học, Trên Đại học

35

76

33

76,7

32

74,4

3.2

Cao đẳng – Trung cấp

11

24

11

23,3

11

25,6

Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Sơn La

Tình hình nhân sự của NHNN chi nhánh Sơn La có giảm qua các năm, cụ thể năm 2017 là 46 người, năm 2018 còn 44 người giảm 2 người tương ứng 95,6% so với tổng số người năm trước. Năm 2019 giảm thêm 1 người nữa còn 43 người tương ứng 97,7% tổng số người năm 2018. Đây là số người về hưu và chi nhánh chưa được tuyển bổ sung do chủ trương tinh giảm biên chế công chức của chính phủ trong những năm gần đây.

Về giới tính: Tỷ lệ cán bộ nam chiếm cao hơn nữ qua các năm điều này là do nghiệp vụ thanh tra giám sát là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NHNN do đó chi nhánh ưu tiên tuyển cán bộ nam làm công tác thanh tra giám sát để thuận tiện đi công tác dài ngày, phù hợp với đặc điểm, điều kiện hoạt động của Chi nhánh.

Về độ tuổi: Số cán bộ, nhân viên của Chi nhánh NHNN Sơn La còn khá trẻ, độ tuổi từ 20 – 30 và 30 – 40 chiếm tỷ trọng lớn trong Chi nhánh.

Về chất lượng nhân lực: tại chi nhánh NHNN Sơn La số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học luôn chiếm ưu thế. Năm 2014 số lao động có trình độ đại học chiếm 76%, cao đẳng và trung cấp chỉ chiếm 24% tập trung vào các bộ phận như kho quỹ, hành chính. Và đến năm 2016 số lao động có trình độ đại học và trên đại học còn 74,4% do một số người về hưu tập trung vào bộ phận thanh tra giám sát và tổng hợp. Qua đây cho ta thấy được đòi hỏi của chi nhánh ngày càng cao trong công tác tuyển


dụng để có được những cán bộ có năng lực chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất. Đó là nguồn tài sản lớn góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh, phát triển hệ thống ngân hàng ngày càng bền vững.

2.2. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La

2.2.1. Thực trạng nâng cao thể lực, kiến thức, kĩ năng và phẩm chất nghề nghiệp

2.2.2.1. Nâng cao thể lực

Điều kiện tại nơi làm việc rất quan trọng đến sức khỏe của cán bộ, nhân viên, môi trường làm việc tốt có tác động đến chức năng trạng thái của con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe nên được các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La luôn đề ra mục tiêu đầu tiên là công tác an toàn và sức khỏe cho cán bộ, nhân viên.

Ở Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng đã đưa ra 8 chỉ tiêu đánh giá trạng thái sức khỏe của nhân lực, như chỉ tiêu thể lực chung (chiều cao, cân nặng, vòng ngực); mắt; tai mũi họng; răng hàm mặt; nội khoa; ngoại khoa; thần kinh và da liễu. Trên cơ sở các chỉ tiêu, trạng thái sức khỏe nhân lực được đánh giá xếp loại thành ba loại sau:

Loại A: Thể lực tốt

Loại B: Thể lực trung bình Loại C: Thể lực yếu.


Bảng 2.3. Thực trạng thể lực của nguồn nhân lực của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Sơn La (giai đoạn 2017-2019)


Nội dung

2017

2018

2019

SS

2018/2017

SS

2019/2018

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Tổng

NL

812

100

934

100

1.098

100

122

15,0

164

17,6

Loại A

497

61,2

612

65,5

769

70,1

115

23,1

157

25,7

Loại B

293

36,1

291

31,2

282

25,7

-2

-0,7

-9

-3,1

Loại C

22

2,7

31

3,3

47

4,2

9

40,1

16

51,2

Nguồn: Chi nhánh NHNN tỉnh Sơn La

Như vậy, thể lực của nguồn nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La khá tốt. Nhân lực có thể lực loại A, B chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số NL ngành ngân hàng trên địa bàn Sơn La giai đoạn 2017-2019 với tỷ trọng có tỷ lệ lần lượt là 97,3%, 96,7% và 95,8%. Hằng năm, các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho nhân lực trong Ngân hàng để làm cơ sở phân công, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ từng lao động, đồng thời có chính sách chi trả chế độ dưỡng sức cho lao động yếu bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Những nhân lực có sức khỏe loại C chiếm tỷ trọng thấp và đây là những nhân lực sắp đến tuổi nghỉ hưu.

Các ngân hàng đã liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để tổ chức cho cán bộ, nhân viên qua khám, thông thường các Chi nhánh NHTM tổ chức khám sức khoẻ vào tháng 12 hàng năm và sẽ chi trả chi phí khám cho nhân lực. Ngoài ra, các ngân hàng cũng có phòng Y tế để chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nhân viên. Các Chi nhánh NHTMcòn tổ chức cho cán bộ nhân viên đi tham quan nghỉ mát, phục hồi sức khỏe.

Để làm rõ hơn về chất lượng thể lực của NL ngành ngân hàng Sơn La tác giả khảo sát ý kiến của cán bộ, lãnh đạo (người sử dụng lao động) và của nhân viên của một số ngân hàng trên địa bàn Sơn La, thu được kết quả như sau:



15.5


Đạt yêu cầu

85.5

Chưa đạt

yêu cầu

27.4

Đạt yêu cầu

72.6

Chưa đạt yêu cầu



Biểu đồ 2.1. Đánh giá của cán bộ, lãnh đạo về thể lực của nhân lực ngành ngân hàng


Biểu đồ 2.2. Đánh giá của nhân viên được khảo sát về thể lực của nhân lực ngành ngân hàng

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Như vậy, có sự đánh giá khác nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động về thể lực của nhân lực ngành ngân hàng Sơn La. Trong khi cán bộ, lãnh đạo của một số ngân hàng trên địa bàn Sơn La đánh giá tình hình thể lực của nhân lực khá cao với 85,5% số người khảo sát cho rằng đạt yêu cầu, chỉ có 72,6% nhân viên được khảo sát cho rằng nhân lực ngành ngân hàng có thể lực đạt yêu cầu. Trên thực tế, mặc dù các Chi nhánh ngân hàng Sơn La đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao thể lực cho các nhân viên của mình nhưng với áp lực công việc khá căng thẳng cũng như giờ làm (trung bình 11-12h mỗi ngày) đã ảnh hưởng nhiều đến thể lực của nhân lực ngành ngân hàng Sơn La.

2.2.1.2. Nâng cao kiến thức và kỹ năng

Nhằm nâng cao chất lượng nhân lực trong những năm gần đây, việc đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện nhân lực gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ, gắn với yêu cầu nhân lực của đơn vị luôn được các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm hàng đầu.

a) Về nâng cao trình độ chuyên môn


Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của nhân lực ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La (2017-2019)


Nội dung

2017

2018

2019

SS 2018/2017

SS

2019/2018

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Tổng NL

812

100

934

100

1.098

100

122

15,0

164

17,6

Trên Đại

học

153

18,9

185

19,8

222

20,2

32

20,9

37

20,0

Đại học

612

75,4

714

76,4

841

76,6

102

16,7

127

17,8

Trung cấp –

Cao đẳng


47


5,7


35


3,8


35


3,2


-12


-25,5


0


0

Nguồn: Chi nhánh NHNN Sơn La

Như vậy có thể thấy trình độ chuyên môn của nhân lực ngành ngân hàng Sơn La khá cao với đa số nhân lực có trình độ từ Đại học trở lên và số nhân lực này có sự tăng trưởng qua các năm 2017-2019 và tỷ trọng cũng lần lượt tăng qua các năm: Năm 2018 NL trình độ Đại học và trên đại học chiếm 94,3% tổng số NL ngành ngân hàng Sơn La tăng 134 người tương đương với 37,5% so với năm 2017, qua năm 2019 số NL này tiếp tục tăng 37,8% so với năm 2018 chiếm 96,8% so với năm 2018. Điều này cho thấy các Chi nhánh NHTM Sơn La đã rất quan tâm đến công tác tuyển dụng, cũng như đào tạo và phát triển NL có trình độ chuyên môn cao.

Để làm rõ hơn về kiến thức của NL ngành ngân hàng Sơn La tác giả khảo sát ý kiến của cán bộ, lãnh đạo (người sử dụng lao động) và của nhân viên của một số ngân hàng trên địa bàn Sơn La về “Nhân viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn để đáp ứng tốt yêu cầu công việc”, thu được kết quả như sau:


Hoàn toàn đồng ý

6.6

16.7

Đồng ý

15.6

Không ý kiến


Không đồng ý

35.7

Hoàn toàn không

đồng ý

5.2

7.1

Hoàn toàn đồng

ý

Đồng ý

25.6

Không ý kiến

62.1

Không đồng ý

Hoàn toàn

không đồng ý


Biểu đồ 2.3. Đánh giá của cán bộ lãnh đạo về trình độ chuyên môn của NL

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của nhân viên được khảo sát về trình độ chuyên môn của NL

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Tương tự như đánh giá về thể lực của nhân lực ngành ngân hàng trên địa bàn Sơn La, về nhận định “Nhân viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn để đáp ứng tốt yêu cầu công việc” có sự khác nhau về ý kiến đánh giá của cán bộ lãnh đạo và nhân viên được khảo sát. Trong khi chỉ có 52,4% số cán bộ lãnh đạo đánh giá ở mức đồng ý (đồng ý và hoàn toàn đồng ý) với nhận định trên, có đến 87,7% số nhân viên được khảo sát đánh giá với mức đồng ý. Điều này cho thấy, người sử dụng lao động vẫn chưa hài lòng với trình độ chuyên môn của nhân lực ngành ngân hàng Sơn La hiện nay. Có một số nhân viên ngân hàng chưa nắm rõ sản phẩm, các thuộc tính, đặc điểm từng sản phẩm tín dụng để tư vấn cho khách hàng. Công tác kiểm soát trước, trong và sau khi thực hiện các thủ tục cho khách hàng được thực hiện chưa nghiêm túc, chưa hiệu quả. Công tác tuyển dụng NL còn quá chú trọng vào bằng cấp mà chưa quan tâm đến những kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ cũng như kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp.

b) Về nâng cao kỹ năng tin học

Kiến thức tin học cũng là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ cán bộ viên chức tại Chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong bối cảnh hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên chiến lược, phương tiện đi tắt đón đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua Ban lãnh đạo của các Chi nhánh NHTMngân hàng trên


địa bàn tỉnh Sơn La luôn quan tâm, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học của đội ngũ cán bộ viên chức. Yêu cầu kiến thức tin học cần được cập nhật, nâng cao thường xuyên nhằm đáp ứng sự phát triển công nghệ diễn ra từng ngày đang đặt ra nhiều khó khăn, đòi hỏi nhân lực phải không ngừng nỗ lực để nắm bắt những thành tựu công nghệ mới phục vụ cho công việc.

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về Chuẩn yêu cầu kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin thì chuẩn trình độ tin học bắt buộc là Kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và tươn đương.

Bảng 2.5. Thực trạng trình độ tin học của nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La (2017-2019)


Nội dung

2017

2018

2019

SS 2018/2017

SS

2019/2018

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Số

người

(%)

Tổng NL

812

100

934

100

1.098

100

122

15,0

164

17,6

Trên

chuẩn

67

8,2

57

6,1

87

7,8

-10

-14,9

30

92,6

Đạt

chuẩn

721

88,8

852

91,2

1.011

92,2

13

18,2

159

18,7

Chưa đạt

chuẩn

24

3,0

25

2,7

-

-

1

4,2

-

-


Nguồn: Chi nhánh NHNN Sơn La

Như vậy, có thể thấy nhân lực ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La có trình độ tin học với chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản và tương đương là chủ yếu. Mức trình độ này đảm bảo nhân lực có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của mình. Còn đối với trình độ trên chuẩn là những NL có chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao và tương đương, đây đa số đều là nhân lực làm việc tại các bộ phận tin học của các Chi nhánh NHTM với công việc chuyên môn đặc thù là quản trị hệ thống

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí