Các Ngân Hàng Thương Mại Được Cấp Phép Hoạt Động Trên Địa Bàn Tỉnh Sơn La


Thuận Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu và Mường La (theo Quyết định số 11/QĐ ngày 08/01/1963 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước). Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ngân hàng Trung ương, các mặt hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và ngân hàng không ngừng được mở rộng và ngày càng phát triển. hầu hết các ngân hàng cơ sở được thành lập, đội ngũ cán bộ không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Ngân hàng Sơn La đã cho vay hàng trăm triệu đồng vào việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tập trung vốn thực hiện cuộc vận động đưa hai vạn người từ miền xuôi lên khai hoang và phát triển kinh tế.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ngân hàng Sơn La đã phát động toàn ngành chấn chỉnh đội ngũ, kiện toàn tổ chức, nâng cao ý chí chiến đấu, giữ vững phẩm chất và đạo đức cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ. Lúc này, hoạt động ngân hàng chuyển sang thời chiến phục vụ nhu cầu phòng không, chiến đấu, sơ tán đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường, bảo vệ an toàn tài sản, kho tàng, tiền bạc và con người; tiếp tục phục vụ nhu cầu vốn tín dụng, tiền mặt, tiền lương trong khu vực quân đội và tổ chức kinh tế quốc doanh ở nơi sơ tán.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV: “… với nhiệm vụ chiến lược, xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc”, Ngân hàng Sơn La - do đồng chí Mai Văn Nhuần - Trưởng chi nhánh, đã tích cực chủ động, mở rộng một cách hợp lý tín dụng XDCB, đầu tư cho nhiều hạng mục công trình, nhằm tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật CNXH. Toàn ngành quán triệt quan điểm: “… kiên trì nguyên tắc tăng cường quản lý theo cơ chế mới, lấy kế hoạch làm trung tâm, coi tín dụng vốn lưu động là mặt trận phía trước, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu, chuyển mọi hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh XHCN…”, do vậy các mặt công tác tiền tệ, tín dụng, thanh toán, cấp phát XDCB và ngân hàng phát triển mạnh.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước (từ năm 1986), hoạt động ngân hàng cũng được đổi mới, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Cùng với đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc


cải tiến và đổi mới tổ chức, hoạt động ngân hàng. Nghị định 53 ngày 26/3/1988 của Chính phủ ra đời đã chính thức quyết định việc cải tổ hệ thống ngân hàng từ một cấp trở thành hệ thống ngân hàng hai cấp.

Tại Sơn La, tháng 8/1988 hệ thống Ngân hàng Sơn La chính thức bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tỉnh, do đồng chí Cầm Bạc Liêu làm Giám đốc chi nhánh - thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn; các Ngân hàng chuyên doanh gồm: NhNo-PTNT tỉnh, do đồng chí Cầm Hiếu Kiên làm giám đốc; Các Chi nhánh NHTMkinh doanh Vàng bạc đá quý, do đồng chí Vũ Hữu Nhương làm giám đốc, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, vàng, bạc đá quý. Tháng 6/1990, Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng tỉnh (nay là NHĐT-PT) chính thức được tái lập lại, do đồng chí Nguyễn Kim Tuệ làm Giám đốc, hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và cấp phát vốn đầu tư XDCB. Tháng 01/1995, nghiệp vụ cấp phát tín dụng được chuyển sang Cục Đầu tư

– Phát triển tỉnh. Từ đó đến nay, NHĐT-PT tỉnh Sơn La chính thức hoạt động theo chức năng của một NHTM quốc doanh…

Từ năm 1995, hệ thống Ngân hàng Sơn La có thêm mô hình Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, đến nay trên địa bàn đang có 6 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tốt. Năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập trên cơ sở tách hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh. Năm 2008, thành lập mới 2 chi nhánh ngân hàng thương mại là Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương và Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình.

Năm 2013, mô hình Tổ chức Tài chính vi mô được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn.

Năm 2015, thành lập mới Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Sơn La.

Trong suốt quá trình hoạt động, Ngân hàng Sơn La được sự lãnh đạo Thường trực tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; sự đóng góp lớn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Ngân hàng Sơn La


đã vững bước đi lên và không ngừng trưởng thành về nhiều mặt: Từ một đại lý ngân hàng hoạt động nghiệp vụ là quản lý, cấp phát tiền mặt, tổ chức thanh toán và làm một số nghiệp vụ tín dụng mang tính bao cấp. Ngày nay, Ngân hàng Sơn La có một hệ thống tổ chức bộ máy lớn mạnh, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh có chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo sự uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện thanh tra, giám sát, cấp phép về hoạt động ngân hàng; cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ; quản lý ngoại hối, quản lý hoạt động kinh doanh vàng…

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn, bao gồm các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô thực hiện các chức năng kinh doanh tiền tệ: huy động vốn, cho vay, thực hiện chính sách tín dụng đối với các đối tượng chính sách; cung cấp dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, ngoại hối…; màng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng ngày càng được mở rộng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch của khách hàng. hệ thống Ngân hàng Sơn La đã phát triển vững mạnh kể cả về số lượng tổ chức tín dụng, về quy mô hoạt động và đa dạng về loại hình. Tại thời điểm này, toàn tỉnh đã có 127 điểm giao dịch về hoạt động ngân hàng. Trong đó: 9 chi nhánh cấp I; 10 chi nhánh cấp III; 55 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm, 8 quỹ tín dụng nhân dân, 1 tổ chức tài chính vi mô, 43 máy ATM. Đội ngũ cán bộ, nhân viên từ một đại lý có 06 cán bộ bao gồm cả lãnh đạo và nhân viên, đến nay hệ thống Ngân hàng Sơn La có đội ngũ đông đảo, gần 1.000 công chức, viên chức và lao động, trong đó số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 80%. Với tổ chức màng lưới hoạt động và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, nhân viên trên, ngành Ngân hàng Sơn La đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng hệ thống Ngân hàng Việt Nam vững mạnh.

Ngành Ngân hàng luôn đáp ứng đủ các nhu cầu về thu, chi tiền mặt phục vụ cho chi trả tiền lương, tiền công, thanh toán dịch vụ hàng hoá… cho các tổ chức và cá nhân. Luôn quan tâm và chú trọng đến công tác an toàn hệ thống kho, quỹ đảm


bảo an toàn tài sản của Nhà nước và của nhân dân. Trong những năm qua ở một số địa phương còn để xẩy ra các vụ mát mát tiền bạc trong kho, két, các máy ATM, nhưng đối với Ngân hàng Sơn La thì luôn đảm bảo an toàn cao. Đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này luôn đảm bảo về phẩm chất, đạo đức, trung thực, liêm khiết, không vụ lợi cá nhân. Nhiều cá nhân là điển hình tiên tiến trong việc trả lại tiền thừa cho khách hàng.

Bảng 2.1: Các Ngân hàng thương mại được cấp phép hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La

STT

Tên tổ chức tín dụng

Thời gian

thành lập

Số phòng

giao dịch

Số máy

ATM

1

Agribank Sơn La (gồm 10

chi nhánh huyện)

1988

11

15

2

BIDV Sơn La

1991

5

8

3

Vietinbank Sơn La

2008

3

8

4

AB bank Sơn La

2008

6

11

5

NHCSXH tỉnh

2003

11

0

6

MB bank Sơn La

2015

0

2

7

Lienvietpostbank Sơn La

2017

3

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Sơn La - 6

Nguồn: Chi nhánh NHNN Sơn La

Làm tốt công tác huy động vốn tại địa phương: Sơn La là tỉnh miền núi kinh tế phát triển chậm, công tác huy động vốn của các tổ chức tín dụng còn nhiều vất vả, song với sự nỗ lực, cố gắng, sáng tạo tìm mọi biện pháp để huy động vốn, công tác huy động vốn trên địa bàn cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ đầu tư, cho vay các thành phần kinh tế. Với phương châm “Đi vay để cho vay” các TCTD đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư thông qua nhiều kênh huy động vốn là: huy động tiền gửi tiết kiệm truyền thống, phát triển mạnh các hình thức phát hành giấy tờ có giá, khuyến mại bằng dự thưởng…; kỳ hạn rất phong phú như huy động theo tuần, 1 tháng đến 36 tháng, …; lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, khuyến khích người gửi tiền. Duy trì tốt các mối quan hệ với các tổ chức


kinh tế, thường xuyên bám sát thị trường, xây dựng chính sách khách hàng, chú trọng đổi mới phong cách giao dịch. Do vậy, nguồn vốn huy động trên địa bàn không ngừng tăng cao. Tổng huy động vốn năm 1986 chỉ đạt có 233 triệu đồng. Đến 28/02/2017, nguồn vốn huy động tại chỗ đã đạt được 13.017 tỷ đồng.

Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn theo hệ thống của các NHTM, NHCSXH, QTDND trung ương…, các TCTD trên địa bàn đã bám sát, mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kế hoạch, thời vụ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế để chủ động phân tích, nghiên cứu thị trường tìm kiếm các dự án, phương án khả thi để mở rộng cho vay, nhằm hỗ trợ, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Dư nợ cho vay tăng trưởng hàng năm. Năm 1986, dư nợ cho vay chỉ đạt 1,4 tỷ đồng. Đến 28/02/2017, dư nợ cho vay đã đạt 24.581 tỷ đồng, mà nợ xấu chỉ có 1,56% tổng dư nợ.

Vốn tín dụng đã đáp ứng cho các thành phần kinh tế, tập trung phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp nông thôn theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Đến hết năm 2016: Dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn là 11.689 tỷ đồng, tỷ trọng 48,01% trong tổng dư nợ cho vay; cho vay theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 188 xã là

9.189 tỷ đồng; dư nợ cho vay đối với các đối tượng chính sách là 3.107 tỷ đồng.

Đặc biệt trong những năm gần đây, hệ thống Ngân hàng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng. Một số hình thức đã thực hiện là: Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; khảo sát tình hình hoạt động doanh nghiệp nghiệp; tổ chức các buổi làm việc giữa các tổ chức tín dụng với cấp ủy chính quyền các huyện, thành phố và với các doanh nghiệp; đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các chương trình kết nối Ngân hàng Doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị tổng kết chủ trương chính sách về tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn đồng thời triển khai các chính sách tín dụng mới; các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và khách hàng vay vốn được các tổ chức thực hiện thường xuyên như: Cơ


cấu lại thời hạn trả nợ; ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau; miễn giảm lãi suất; giảm lãi suất của các khoản cho vay cũ…

Cùng với các hoạt động huy động vốn và cho vay, ngành Ngân hàng đã và đang ngày càng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, như: Thanh toán liên ngân hàng, chi trả lương qua tài khoản, rút tiền tự động qua máy ATM, các dịch vụ chuyển tiền qua Internet, thanh toán tiền hàng qua điểm chấp nhận thẻ (POS), thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS)… Các Ngân hàng đang vận hành có hiệu quả về hiện đại hoá ngân hàng, các hoạt động giao dịch một cửa, thanh toán, giao dịch liên ngân hàng đảm bảo nhanh, chính xác, an toàn; phát triển mạnh dịch vụ phát hành thẻ, rút tiền và thanh toán tự động qua máy ATM, thu chi hộ tiền thuế, thanh toán hộ tiền điện thắp sáng, tiền nước, các dịch vụ bảo hiểm, đại lý chứng khoán…

Hoạt động an sinh xã hội được ngành Ngân hàng đặc biệt quan tâm và có nhiều đóng góp thiết thực, góp phần xóa đói giảm nghèo trên quê hương Sơn La, tiêu biểu là: Đầu tư xây dựng các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, trung tâm giáo dục lao động; tài trợ xe cứu thương, xe lăn, xây dựng nhà đại đoàn kết, làm nhà cho cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng các nhà, bếp ăn cho học sinh bán trú, quà tết cho người nghèo, tặng bò giống cho người nghèo, hỗ trợ thiên tai bão lũ, các thiết bị trường học…

Tóm lại: hoạt động của Ngân hàng Sơn La đã đóng góp tích cực trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong các thời kỳ, đặc biệt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh đạt tốc độ khá. Vốn tín dụng ngân hàng đã tập trung đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các khu công, nông nghiệp, phát triển kinh tế nhiều thành phần, phục vụ tốt các trương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cho vay hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách xã hội… góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, xoá đói giảm nghèo.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Sơn La

* Chức năng của NHNN chi nhánh tỉnh Sơn La


Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Điều 1 Quyết định này (sau đây gọi là Chi nhánh) là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuôc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Thống đốc) thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.

* Nhiệm vụ của NHNN Chi nhánh Sơn La Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn.

Thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, tiền tệ trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt đông ngân hàng và ngoại hối phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện công tác thông tin tín dụng.

Thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể tổ chức tín dụng và chấp thuận nội dung khác của các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc. Giám sát, chỉ đạo việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

Thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố. Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các tổ chức tín dụng khi được Thống đốc ủy quyền. Quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an


toàn về tài sản, tiền giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá bảo quản tại Chi nhánh và khi giao nhận theo quy định. Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo phân công, ủy quyền của Thống đốc.

Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính, văn hóa công sở.

Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định. Thực hiện công tác quốc phòng, an ninh; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn tại Trụ sở Chi nhánh và các cơ sở vật chất khác thuộc thẩm quyền quản lý của Chi nhánh. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh Sơn La

Cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh Sơn La bao gồm: Giám đốc Chi nhánh, 02 Phó Giám đốc phụ trách bộ phận và 05 phòng ban theo chức năng, với tổng số cán bộ định biên là 46 người. Quy chế hoạt động của NHNN Chi nhánh tỉnh Sơn La thực hiện theo quyết định số 290/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014 của Thống đốc NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, NHNN Chi nhánh Sơn La là đơn vị phụ thuộc của NHNN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN Việt Nam, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ NHTW theo uỷ quyền.

Giám đốc Chi nhánh trực tiếp chỉ đạo các bộ phận chức năng của NHNN Chi nhánh để thực hiện chức năng nhiệm vụ của NHNN Chi nhánh theo uỷ quyền của Thống đốc và một trong những chức năng nhiệm vụ rất quan trọng đó là trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, kiểm soát nội bộ, công tác TTGS; xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí