dụng hàng ngày từ kích thước đến hình dáng bên ngoài như ti vi, tủ lạnh, xe máy, xe hơi, nhà lầu... với giá đắt đỏ. Họ đốt thật nhiều vàng mã với nhiều lý do khác nhau, với những mô hình đồ sộ. Có người mong cho “người âm” có cuộc sống sung túc; có người khi đốt vàng mã chỉ vì buôn bán thua lỗ nên đốt để giải xui, cầu xin các “cô hồn” cho buôn may bán đắt; có người đốt vàng mã để toại nguyện ước muốn có một vật dụng nào đó và họ đốt mô hình đồ vật mong ước. Trong những ngày lễ hội, có người chi hết cả chục triệu đồng để mua đồ vàng mã. Số lượng vàng mã nhiều quá tín chủ đốt không xuể, người phục vụ trong nhà chùa kêu gọi xếp thành đống, nhà chùa sẽ đốt hộ, như trường hợp của chị Linh (32 tuổi, xã Thụy Hải, có chồng là chủ tàu). Hiện tượng đốt vàng mã quá nhiều, quá lớn gây lãng phí tiền của, gây ô nhiễm môi trường và thiếu thẩm mỹ, cần được loại bỏ.
3.3. Giải pháp
3.3.1. Nhóm giải pháp về nhận thức
3.3.1.1. Nâng cao nhận thức của Ban Quản lý di tích trong việc giữ gìn, trùng tu, tôn tạo cụm di tích
Như phần thực trạng đã nêu, đại đa số các thành viên của Ban Quản lý và Ban Khánh tiết di tích đều là các cụ cao niên trong làng được bầu ra nhưng chỉ làm việc theo tấm lòng nhiệt tình, tính tự giác còn về phương pháp khoa học quản lý chưa được đào tạo bài bản. Hồ Chủ Tịch đã từng dạy để có phong cách lãnh đạo, quản lý khoa học đòi hỏi người cán bộ phải "đặt kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết thực", đồng thời phải có "óc tổ chức", chia công, xếp việc, tổ chức động viên "toàn dân ra thi hành" và phải "khéo kiểm soát" để tổng kết "rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng" (trích trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”của Hồ Chủ Tịch, năm 1947). Vì thế để giữ nguyên giá trị di tích, cần nâng cao nhận thức của Ban Quản lý, Ban Khánh tiết di tích bằng cách cung cấp cho họ Luật Di sản, các loại sách báo đề cập đến các vấn đề di tích
và quản lý di tích, lễ hội,…; mở những lớp đào tạo, tập huấn về cách quản lý di tích, cách bảo tồn, giữ gìn hiện trạng di tích,...
Công tác quản lý quá trình triển khai các dự án xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích là hoạt động có tính chất chuyên ngành. Do đó tất yếu phải có cơ chế quản lý mang tính chuyên biệt trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật Di sản văn hoá và Luật Xây dựng.
3.3.1.2. Phối hợp giữa chính quyền địa phương với Mặt trận Tổ Quốc, các ban ngành đoàn thể, mặt trận khu dân cư trong việc giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo cụm di tích
Có thể bạn quan tâm!
- Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 8
- Mối Quan Hệ Giữa Cụm Di Tích Và Không Gian Văn Hóa Làng
- Vấn Đề Quản Lý, Tổ Chức Hướng Dẫn/ Phục Vụ Khách Tham Quan
- Phải Đảm Bảo Kinh Phí Cho Hoạt Động Tôn Tạo Di Tích
- Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 13
- Chúc Văn ''cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Quốc. Tuế Thứ.... Niên, Thất Nguyệt, Sơ Thập Nhật...thời.
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Các tổ chức này phải thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân trong làng, trong xã thực hiện một cách năng động, sáng tạo các chủ trương, chính sách của Bộ, của Sở, của Ban quản lý trong việc giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo cụm di tích. Đây là công việc khó khăn và lâu dài, cần sự kiên trì, bền bỉ bởi phần nhiều nhân dân đều cho rằng công việc quản lý, bảo vệ di tích là của xã, của huyện, của Tỉnh, còn bản thân họ không có trách nhiệm, nghĩa vụ hay quyền lợi gì ở công tác quản lý này và nếu tham gia, họ cũng không biết bản thân mình phải làm gì. Vì thế, mặt trận Tổ quốc cần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, giám sát hoạt động của Ban quản lý; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để cùng đưa ra cách bảo vệ và gìn giữ di tích hiệu quả nhất.
Trong ngày lễ hội, nhiều khách đến tham quan nên rất cần sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể. Lực lượng công an xã phối hợp với Hội thanh niên, đội ngũ thanh niên tình nguyện để điều tiết giao thông và tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, xử lý những vi phạm diễn ra trong lễ hội như tệ nạn đánh bạc, lạm dụng tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan. Kiên quyết không để
các hoạt động đó làm biến tướng lễ hội, góp phần đưa hoạt động lễ hội đi vào nề nếp, nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách và người hành hương
3.3.1.3. Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về giá trị của cụm di tích; vai trò của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo cụm di tích
Tuyên truyền để người dân hiểu rõ về cụm di tích, về đối tượng thờ tự, về lịch sử di tích, về các giá trị để tạo niềm tự hào cho nhân dân đồng thời khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch văn hoá. Có thể tuyên truyền bằng cách in tờ rơi, in sách phát cho dân, cho khách; viết bài đọc trên phát thanh của làng, xã, đọc ở cụm di tích. Ban quản lý di tích có thể phối hợp với các trường học, cho học sinh đi tham quan, điền dã tại di tích để nghe các cụ kể chuyện, giúp giới trẻ dần tiếp cận và có sự hiểu biết về di tích.
Bên cạnh đó, tích cực bài trừ buôn thần bán thánh, tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, không tin vào bói toán hay những tờ tử vi tiên đoán vận mệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tránh bị những đối tượng hành nghề bói toán lợi dụng. Giải thích cho dân hiểu đâu là tín ngưỡng tâm linh của dân tộc, đâu là mê tín dị đoan, vạch ra hậu quả nghiêm trọng, kể ra các trường hợp có thật ở trong làng xã hoặc xung quanh đã phải gánh chịu hậu quả ấy như thế nào khi tin vào mê tín, bói toán.
Về vấn đề đốt đồ mã, vàng mã đang diễn ra tại di tích hiện nay thì đây là một phần của nghi thức truyền thống trong tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam, là một phương tiện giao tiếp giữa người còn sống với thế giới siêu nhiên. Đây vốn xuất phát từ truyền thống hiếu thảo, luôn hướng về tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Trong các dịp lễ trọng của cá nhân, gia đình hay cộng đồng đều có phần cung tiến và đốt đồ mã, vàng mã, nhưng hiểu biết về nghi thức, ý nghĩa cũng như cách thức thực nghi lễ này không phải ai cũng hiểu hết. Vì
vậy phải đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục cho người dân hiểu rõ ý nghĩa của việc đốt vàng mã, còn ý nghĩ cung tiến càng nhiều, đốt càng nhiều thì được lộc càng nhiều là tư duy thực dụng, người dân cần nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành nghi lễ, nếp sống văn minh trong cung tiến và đốt nó như thế nào. Bên cạnh đó, cũng phải nhấn mạnh là trong giáo lý của đạo Phật không khuyến khích đốt vàng mã. Vì vậy, để hoạt động tín ngưỡng diễn ra đúng với bản chất, góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, bài trừ mê tín dị đoan tại lễ hội thì cần có cái nhìn đúng đắn về chùa chiền và giáo lý đạo Phật.
Cùng với đó, rất cần sự quản lý của Ban Quản lý khu di tích với các quy định và thực thi các quy định như: Mỗi người chỉ đốt một nén nhang hoặc vào ngày hội, ngày lễ đầu năm đông người đến dự thì cụm di tích thắp hương vòng loại 1 ngày hoặc 3 ngày và cấm nhân dân không thắp hương trong những ngày đó để tránh tình trạng hương khói nghi ngút, dẫn đến hỏa hoạn xảy ra. Những năm gần đây, dù Ban quản lý đã tích cực nghiêm cấm, ngăn chặn và xử lý, xử phạt hoạt động bói toán diễn ra trong khuôn viên đền, chùa và đạt hiệu quả tối đa, nhưng hoạt động đó vẫn diễn ra ở nơi khác, đặc biệt là khu vực ngã tư với nhiều hình thức trá hình. Ban quản lý di tích cần tích cực công tác kiểm tra hơn nữa, phối hợp với lực lượng an ninh xã kiên quyết dẹp bỏ, bài trừ hoàn toàn không cho hiện tượng bói toán lưu hành hay bán các loại sách mê tín di đoạn dưới bất kỳ hình thức nào. Còn về vấn đề đốt vàng mã nhiều và lan tràn, cần có quy định cụ thể, đốt những đồ vật gì, đốt như thế nào và người trông coi sẽ là người trực tiếp đốt giúp tín chủ.
Tự do tín ngưỡng là một quyền của công dân được Nhà nước bảo vệ. Tuy nhiên người dân cũng cần phải trang bị cho mình kiến thức về tôn giáo, tín ngưỡng, có như vậy mới không rơi vào mê tín dị đoan. Đồng thời có sự hiểu biết và trân trọng các giá trị văn hóa của việc đi chùa lễ Phật, đến Đền cầu may mắn. Tuyên truyền để người dân thấy rằng cần phải sống và làm việc
theo hiến pháp, pháp luật, theo đúng đạo lý. Muốn ấm no, hạnh phúc không có gì khác ngoài việc phải làm việc, lao động chân chính. Đức Phật là một bậc Giác ngộ, một nhà tư tưởng, không phải là một vị thần có nhiều quyền năng để có thể ban phúc cho tất cả mọi người. Phật dạy chúng ta về nhân quả, con người tạo nhân tốt lành thì quả tốt lành nhất định đến.
3.3.1.4. Quán triệt cho cán bộ và nhân dân nhận thức đầy đủ được ý nghĩa của việc bảo tồn, tôn tạo di tích, gắn liền với xây dựng nếp sống văn hóa trong lễ hội
Cùng với việc nhận thức về giá trị, về ý nghĩa của việc giữ gìn, trùng tu, tôn tạo cụm di tích, cần gắn liền với xây dựng nếp sống văn hóa trong lễ hội, thực hiện tốt Quyết định 17/2012/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành quy định thực hiện nếp sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Việc xây dựng nếp sống văn hóa có ý nghĩa thiết thực cho chính người dân và cộng đồng làng trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
3.3.1.5. Cần nhận thức đúng đắn việc xây dựng nếp sống văn hóa, làng văn hóa là một quá trình lâu dài, liên tục và trước hết là phải xây dựng nếp văn hóa trong lễ hội của di tích
Việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vốn có đồng thời xây dựng những giá trị văn hóa mới tiến bộ phù hợp với làng xã nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn là một quá trình lâu dài, liên tục, mang tính toàn diện, vừa có thuận lợi, vừa đầy khó khăn, thách thức, cần sự bên bỉ, kiên trì, nhẫn nại. Vì thế, bên cạnh kế hoạch chung mang tính tổng thể và lâu dài, làng cần có những bước đi cụ thể trong từng giai đoạn nhất định; tích cực tìm tòi sáng tạo các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa.
3.3.1.6. Phát huy ý thức chủ động, tự giác của dân làng cũng như của chính quyền làng xã trong việc bảo tồn và trùng tu cụm di tích
Việc bảo tồn, trùng tu di tích là công việc chung của cả làng, do chính làng tổ chức thực hiện. Vì vậy, làng cần phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của lãnh đạo, của nhân dân trong làng đồng thời đưa ra các ý tưởng, ý kiến trong việc đóng góp công sức, kinh phí,… không nên trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ kinh phí hay sự thúc giục, áp đặt của cấp trên. Đồng thời, mỗi người dân phải có ý thức tự giác cao, có tình yêu quê hương làng xóm, nhiệt tình trong hoạt động chung của làng xã, cùng nhau nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình cũng như tích cực nâng cao sự hiểu biết về cụm di tích, về văn hóa để góp phần nâng cao trình độ dân trí của làng. Điều này, cần có sự hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành đoàn thể tích cực tuyên truyền tới nhân dân.
3.3.2. Nhóm giải pháp hoạt động thực tiễn
3.3.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; kiên quyết bài trừ các tệ nạn, hoạt động mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh
Cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ban chấp hành đoàn thể,… trong việc bài trừ các tệ nạn, hoạt động mê tín dị đoan; cần có quy định cụ thể hơn trong việc quản lý di tích. Đồng thời, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải là đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn chứ không phải là phối hợp với các ban quản lý di tích ở cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến di tích, nếu không chính bộ máy này lại gây khó cho các ban quản lý cấp cơ sở. Cụ thể:
Lấy chi bộ làm trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện việc quản lý di tích. Ban hành chính sách thu hút và tập hợp quần chúng vì sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá.
Thực hiện tốt công tác vận động, xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong việc quản lý, giữ gìn di tích. Mở lớp tập huấn về công tác quản lý điều hành cho các thành viên trong Ban quản lý di tích thông qua sự giúp đỡ hỗ trợ của Ban Quản lý di tích Tỉnh, phòng Văn hóa Thông tin huyện kết hợp với ban văn hóa xã.
Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác dân vận cho các đồng chí phụ trách. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền và phổ biến Luật di sản văn hóa và các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Khuyến khích các nhà trường trên địa bàn nhận chăm sóc, bảo vệ di tích.
Quản lý công tác tu bổ di tích theo đúng Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của Bộ Văn hóa - Thông tin. Ban hành chính sách quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của di tích (tiền công đức, tiền bán vé, tiền tài trợ, tiền kinh doanh dịch vụ tại di tích...) theo định hướng ưu tiên sử dụng các nguồn thu của di tích cho việc tu bổ, tôn tạo di tích.
Mở các cuộc họp nhằm tìm giải pháp bảo tồn khu di tích. Những góp ý, đề xuất của một số chuyên gia và cán bộ văn hóa địa phương cần được bổ sung cụ thể, chặt chẽ hơn. Nhất là trong mô hình, cơ cấu quản lý các di tích, cũng như phải quy định rõ hơn về trách nhiệm của lực lượng trông coi trực tiếp di tích.
Về hoạt động mê tín đang diễn ra hiện nay, thực tế, chúng ta không thể bài trừ hoàn toàn tệ nạn này. Tuy nhiên, để hạn chế phần nào mê tín dị đoan, cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, thực hiện đồng bộ một số biện pháp như tăng cường tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, như xây dựng gia đình văn hóa; làng, thôn, xã; cơ quan, đơn vị văn hóa. Phát
huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để xây dựng môi trường văn hóa ở cơ sở trong sạch, lành mạnh. Tăng cường công tác giáo dục cho nhân dân hiểu về pháp luật do Đảng, Nhà nước quy định về việc phòng chống các hoạt động mê tín dị đoan để nhân dân có biện pháp ngăn chặn và kịp thời báo với cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Liên tục tăng cường công tác kiểm tra; bổ sung, tăng cường lực lượng công an trong những dịp lễ hội, lễ Tết. Từ đó góp phần phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội, giúp nhân dân yên tâm trong lao động, sản xuất và đời sống.
Bên cạnh đó, việc đưa ra giải pháp quản lý đốt đồ mã, vàng mã ở di tích không phải là để bài trừ mà là đưa ra định hướng đúng cho cộng đồng trước sự bùng nổ cũng như những sai lệch về tâm linh với những ý tưởng, ý nghĩ mới mà người ta gắn cho nghi thức này. Ban quản lý di tích nên bố trí bàn ghi công đức, đặt hòm công đức đúng quy định, khoa học, thuận tiện cho du khách để hiện tượng thắp hương nhiều trong di tích, dâng lễ mặn, cài tiền vào tay phật, đặt, rải, quăng ném tiền không đúng chỗ,… ngày càng giảm đi.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý di tích đã được các ban ngành, chính quyền địa phương và nhân dân quan tâm giữ gìn, kịp thời phát hiện xử lý các hành vi xâm hại di tích, các hành vi mê tín dị đoan, đốt vàng mã triền miên. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về các giá trị di sản văn hóa được chú trọng. Công tác kiểm tra được tăng cường và có nhiều biện pháp xử lý kịp thời, góp phần thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa.
3.3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cụm di tích; đồng thời cần tôn vinh giá trị người đi biển
Cụm di tích Phấn Vũ chưa trở thành một điểm du lịch thu hút khách du lịch. Vì thế địa phương cần tiến hành thường xuyên công tác tuyên truyền,