Cơ Cấu Cân Nặng Của Nnl Trong Các Dncncbg Hiện Đại Vn


nay học viên ngành chế biến gỗ sau thời gian đào tạo 18 tháng khi tốt nghiệp ra trường đạt tiêu chuẩn bậc 3/7[94]. Trong khi NNL trực tiếp của các DNDNCBG gần 80% là LĐPT có tỷ lệ đào tạo nghề ngắn hạn sau khi vào DN chiếm gần 76,8%. Như vậy, tỷ lệ công nhân sản xuất trực tiếp tại các DNCNCBG hiện đại có trình độ chuyên môn rất thấp.

Đánh giá CLNNL của các DNDNCBG qua chuyên môn nghề nghiệp là yếu tố then chốt, tuy nhiên NNL được đào tạo chuyên môn chủ yếu trong thời gian ngắn và chương trình ngắn hạn. Tập huấn ngắn hạn không đủ trang bị kiến thức, kỹ năng nghề đầy đủ và bài bản. Điều này khiến cho trình độ NNL trong các DNCNCBG VN chưa có dấu hiệu được cải thiện ngang tầm với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ ngày nay. Do đó, NCS nhận định NNL trực tiếp trong các DNCNCBG có chất lượng thấp.

2.2.1.4. Thâm niên làm việc

Một trong những tiêu chí đánh giá CLNNL là kinh nghiệm làm việc hay còn gọi là thâm niên làm việc, là thời gian NNL làm việc trong DN. Điều này còn thể hiện lòng trung thành của NNL đối với DN và đối với ngành.


trên 20 năm





11.79




từ 15 đến dưới 20 năm




13.54




Từ 10 đến dưới 15 năm





18.63



Từ 5 đến dưới 10 năm







29.

Dưới 5 năm







26.59


0

5

10

15

20

25

30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - 15

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Biểu 2.13.Thâm niên làm việc của NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN

NNL làm việc trong các DNCNCBG hiện đại chiếm tỷ lệ cao nhất (29,43%) từ 5 năm đến dưới 10 năm, thâm niên làm việc dưới 5 năm chiếm 26,59% chủ yếu làm việc trong khâu sơ chế. NNL làm việc từ 15 năm trở lên chủ yếu trong khâu lắp ráp và hoàn thiện, trong khi các DN đang có nhu cầu nhiều hơn về LĐ làm việc trong


khâu tinh chế: cần NNL nhiều kinh nghiệm, nhiều kỹ năng nghề nghiệp trong quy trình SX SP đồ gỗ nhưng cung luôn thiếu hụt so với cầu của các DN. Những LĐ làm việc trong khâu sơ chế có mức độ nặng nhọc nhiều hơn trong các khâu tinh chế, lắp ráp và hoàn thiện nên luôn có sự thay đổi, di chuyển hay bỏ việc nhiều nhất trong khâu này, gây khó khăn cho các DN trong hoạt động SXKD.

Điều đó chứng tỏ công việc và điều kiện làm việc ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn nghề. Thông tin từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cho biết tỷ lệ di chuyển ngành của NNL trong ngành CNCBG dao động từ 20% đến 50%. Có thể thấy sức lôi kéo NNL trung thành với DN chưa thực sự hấp dẫn, bản thân công việc và điều kiện làm việc tại các DNCNCBG thiếu sức hút với NNL ngoài ngành.

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực thông qua thể lực

2.2.2.1. Thể chất nguồn nhân lực

Để đánh giá về thể chất NNL, có thể sử dụng các chỉ số về độ tuổi làm việc, chiều cao và cân nặng của NNL đang tham gia tại các DN. NNL có độ tuổi từ 29 đến 37 chiếm tỷ lệ cao nhất trong các DNCNCBG. Đây là độ tuổi mà được đánh giá là độ chín cả về tư duy và hành động.


37

29

36

31 32

34 35

38 39

19

30

20

21 22 23 24

40 41 42

43

45

51

47 49 50

18

46

48

52

5

25

26

27

28

33

30

25

20

15

10

5

0

Độ tuổi của nguồn nhân lực trong các DN công nghiệp chế biến gỗ Việt Na


Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Biểu 2.14. Cơ cấu tuổi của NNL trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam


Theo số liệu khảo sát, độ tuổi này làm việc nhiều nhất là trong khâu lắp ráp và hoàn thiện trong khi trong khâu tinh chế cần những LĐ ở độ tuổi có hiểu biết sâu sắc, thâm niên kinh nghiệm cao lại đang thiếu hụt. Như vậy là có sự mất cân đối NNL về thâm niên nghề trong các công đoạn SX các DNCNCBG hiện đại VN.


Chiều cao là một thông số cần thiết đo thể lực NNL. Chiếm tỷ lệ cao nhất là NNL có chiều cao từ 1,60m đến 1,69m (chủ yếu nam giới), mức chiều cao từ 1,50m đến 1,59m chủ yếu là LĐ nữ. Mức chiều cao này so với chiều cao TB của nữ và nam trưởng thành của VN đều đạt mức TB và phù hợp giữa chiều cao của người thao tác với máy móc tương đối phù hợp (các loại máy chủ yếu được nhập từ các nước châu Á như Đài Loan, Trung Quốc). So sánh giữa chiều cao trung bình NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN với chiều cao trung bình NNL các nước trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan cho thấy mức tương đương về chiều cao. Điều đó thể hiện một phần thể lực người VN ngang bằng so với thể lực NNL các nước đó.

Bảng 2.14. Chiều cao của NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN


Tiêu chí

Dưới

1,50m

Từ 1,50m

đến 1,59m

Từ 1,60m

đến 1,69m

Trên

1,70m

Tổng

cộng

Số lượng (người)

9

178

223

28

439

- Trực tiếp

6

150

188

24

370

- Gián tiếp

3

28

35

4

69

Tỷ lệ (%)

1,62

40,54

50,81

6,49

100

Nguồn: Điều tra của NCS 2011


Trên 1,70m

6.49

T1,60 đến 1,69m

50.8

T1,50 đến 1,59m

40.54

Dưới 1,50m

1.62

0

10

20

30

40

50

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Biểu 2.15. Chiều cao của NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN

Ngoài độ tuổi và chiều cao của NNL, cân nặng cũng một tiêu chí thể hiện mối quan hệ với sức khỏe. Nếu mức độ cân nặng quá thấp so với chiều cao là không cân đối và ảnh hưởng đến hoạt động của con người. Ngày 28/04/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 641/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người VN giai đoạn 2011-2030 đặt ra mục tiêu phát triển NNL để đạt chiều cao trung bình là 1,67m. Như vậy, so với mức chiều cao hiện tại của


NNL trong nước và cả khu vực có thể thấy NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN đạt mức phát triển chiều cao trung bình.

Tỷ lệ NNL có cân nặng dưới 50kg chiếm 20,08% nhưng cá biệt có trường hợp người LĐ chỉ nặng có 40kg. Chiếm tỷ lệ cao nhất là NNL có mức cân nặng từ 50kg đến 59kg rơi vào cả LĐ nam và nữ, phân bổ đều trong các khâu của quy trình SX cũng như cả LĐ gián tiếp và LĐ trực tiếp.

Bảng 2.15. Cơ cấu cân nặng của NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN


Chỉ tiêu

Dưới

50kg

Từ 50kg

đến 59kg

Từ 60 đến

69kg

Trên

70kg

Tổng

cộng

Số lượng (người)

92

234

104

9

439

- Trực tiếp

78

198

89

5

370

- Gián tiếp

14

36

15

4

69

Tỷ lệ %

20,95

53,31

23,69

2,05

100

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số thể trạng thể lực người trưởng thành của tổ chức y tế thế giới (WHO) được xác định bằng cân nặng chia cho chiều cao bình phương. Nam giới có BMI<19 và nữ giới có BMI<18: người dưới cân; Nam giới có 20<=BMI<25 và nữ có 18 <= BMI < 23: người bình thường; Nam giới có 25<=BMI<30 và nữ giới có 23 <= BMI < 30: người quá cân; BMI >30: người béo phì. BMI > 30: người béo phì cả nam giới và nữ giới. Với mức cân nặng và chiều cao hiện tại của NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN cho thấy, đa số NNL có thể trạng mức trung bình so với chỉ số BMI đã công bố trên toàn thế giới.

Trên 70kg, 2.16

Từ 60 đến

69kg, 23.24

Dưới 50kg, 20.08

Từ 50kg đến 59kg, 53.61

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Biểu 2.16. Tỷ lệ cân nặng của NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN


Như vậy, thể lực của NNL trong các DNCNCBGVN đạt mức TB trong nước và khu vực, được đánh giá là “khỏe mạnh” theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo điều kiện cần và đủ cho hoạt động SX trong các DN theo yêu cầu về thể lực NNL.

2.2.2.2. Sức khỏe nguồn nhân lực

Khi nói về thể lực của NNL, hầu hết xã hội chỉ quan tâm đến chiều cao, cân nặng. Dưới đây NCS có đề cập đến sức khỏe của NNL trong các DNCNCBG hiện đại thông qua tần xuất bị ốm, phải đi khám bệnh khi bị ốm, tình trạng giảm cân do ốm đau hoặc tai nạn trong quá trình LĐ. Về hiện trạng đau ốm thường xuyên không nhiều (2,7%), mức đi khám bệnh thường xuyên chiếm 3,8% và thường là số mắc các loại bệnh mãn tính như viêm dạ dày, đau khớp xương. Còn lại số ít khi bị bệnh trên mức TB (52,4%). Tần xuất thỉnh thoảng sảy ra tai nạn LĐ chiếm khoảng 20,5% và mức độ nặng của tai nạn xảy ra chiếm 11,4%. Tuy nhiên, mức độ đánh giá tai nạn LĐ “nặng” nhưng chưa đến mức làm cho người LĐ bị thương tật vĩnh viễn hoặc tàn phế do tai nạn trong quá trình LĐ. Còn lại, số người cho rằng ít khi xảy ra tai nạn LĐ vẫn chiếm hầu hết trong các DNCNCBG hiện đại (77,8%) và mức độ của tai nạn LĐ là nhẹ và bình thường (61,6%), thậm chí đến 27% số người được hỏi cho rằng tai nạn đó không có gì đáng kể về mức độ nặng nhẹ, do sự không cẩn trọng của người LĐ tạo nên những sơ xuất nhỏ trong quá trình làm việc.

Bảng 2.16. Sức khỏe NNL sản xuất trực tiếp trong các DNCNCBG hiện đại VN


Mức độ /Tiêu chí

Bị ốm

Đi khám

bệnh

Bị giảm

cân

Tai nạn lao

động

Thường

xuyên

Số lượng người

10

14

8

0

Tỷ lệ %

2,7

3,8

2,2

0

Thỉnh

thoảng

Số lượng người

74

90

76

76

Tỷ lệ %

20

24,3

20,5

20,5

Ít khi

Số lượng người

194

142

224

288

Tỷ lệ %

52,4

38,4

65,9

77,8

Không

Số lượng người

92

124

38

6

Tỷ lệ %

24,9

33,5

10,3

1,6

Tổng số

Số lượng người

370

370

366

370

Tỷ lệ %

100

100

98,9

100

Nguồn: Điều tra của NCS 2011


Theo ông Lê Linh – Giám đốc công ty Mỹ Tài, KCN Phú Tài, Bình Định (NCS phỏng vấn 2011) cho biết đôi khi người LĐ ốm đau nhưng không đi khám và chữa bệnh, họ thường mách bảo nhau tự mua thuốc hoặc tham khảo ý kiến của các nhà thuốc trên địa bàn nên mới có chuyện dùng các loại thuốc đặc trị, đắt tiền hoặc các loại thực phẩm chức năng. Nếu bắt đầu có dấu hiệu sức khỏe không bình thường, họ nên đến các phòng khám của các công ty, các nơi khám bệnh tuyến cơ sở và sử dụng các loại thuốc bình thường, ít tiền là có thể trị được bệnh. Tất nhiên là có những bệnh cần có những loại thuốc điều trị bệnh mãn tính, người LĐ đã bị nhờn thuốc thì cần thăm khám thường xuyên để có thể điều trị và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng bệnh tật cũng như hiện tượng giảm cân của người

LĐ trong các DN chủ yếu do lối sinh hoạt không khoa học, thậm chí là tùy tiện trong cuộc sống. Chẳng hạn như chế độ ăn uống không hợp lý (45,4%) làm giảm cân hoặc là nguyên nhân sức khỏe giảm sút.

Bảng 2.17. Mức độ ốm đau, điều trị NNL sản xuất trực tiếp trong các DNCNCBG hiện đại VN

Đơn vị tính: người

Các bệnh thường gặp

Các thuốc dùng khi ốm

Nguyên nhân giảm cân

Loại bệnh

Số

người

Tỷ

lệ %

Loại

thuốc

Số

người

Tỷ

lệ %

Nguyên

nhân

Số

người

Tỷ

lệ %

Cảm cúm thông

thường


234


63,2

Thuốc thông

thường


214


57,8


Do ốm/bệnh


126


34,1

Bệnh mãn tính


86


23,2

Thuốc đặc trị


70


18,9

Do chế độ ăn không

hợp lý


168


45,4

Bệnh nghề

nghiệp

44

11,4

Thuốc

khác

80

21,6

Nguyên

nhân khác

76

20,5

Bệnh khác

4

1,1

Tổng cộng


366


98,9


Tổng cộng


370


100

Tổng

cộng

368

99,5

Nguồn: Điều tra của NCS 2011


Tỷ lệ giảm cân do ốm cũng không hoàn toàn do bệnh tật, mà còn có cả chế độ chăm sóc, bồi bổ các dưỡng chất cho cơ thể; chế độ ngủ không được quan tâm; rượu, bia cũng là nguyên nhân gây đau ốm hay giảm cân. Do đó, việc đánh giá về thể lực của NNL chỉ riêng trong công việc không hoàn toàn chính xác mà còn từ các yếu tố trong cuộc sống tại gia đình các các mối quan hệ bên ngoài DN của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, các số liệu điều tra thống kê của tác giả cũng thấy được một phần tương đối chính xác về sức khỏe NNL.

Bảng 2.18. Tình hình sức khỏe của nhân lực sản xuất trực tiếp trong các trong các DNCNCBG hiện đại VN

Tự đánh giá sức khỏe hiện tại

Số lượng người

Tỷ lệ

Rất khỏe mạnh

60

16,2%

Khỏe mạnh

210

56,8%

Bình thường

96

25,9%

Yếu

4

1,1%

Tổng cộng

370

100%

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Như vậy, có thể nói tình trạng sức khỏe NNL SX trực tiếp tại các DNCNCBG hiện đại tương đối tốt. Tỷ lệ đau ốm và phải nghỉ việc rất ít. Nếu có ốm đau chỉ là những bệnh cảm cúm thông thường (63,2%) và không đến mức phải nghỉ việc vì ốm. Tỷ lệ dùng các các loại thuốc thông thường khi đau ốm là 57,8%.

2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực thông qua tâm lực

2.2.3.1. Thái độ làm việc của nguồn nhân lực

Lượng hóa thái độ con người tại bất kỳ một hoàn cảnh, một lĩnh vực làm việc là một tiêu chí có thể gây tranh cãi, thậm chí có thể dẫn đến xung đột vì đây là một tiêu chí đánh giá rất nhạy cảm. Tuy nhiên, khi đánh giá về thực trạng CLNNL hiện đang làm việc tại các DNCNCBG hiện đại, tác giả đã cố gắng lượng hóa các hành vi của NNL trong quá trình làm việc tại DN để có thể đánh giá về thái độ của họ trong công việc. Với các số liệu điều tra cho thấy tần suất NNL nghỉ làm do các lý do việc riêng của cá nhân là chủ yếu, số người nghỉ làm do ốm đau hay vấn đề sức khỏe không nhiều. Số ít khi nghỉ là chiếm 47%, số thỉnh thoảng nghỉ làm chiếm 44,3%.


Khi nghỉ làm, số lượng người thường xuyên xin phép khi nghỉ chiếm 61,1%. Số những người nghỉ làm không xin phép chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Riêng vấn đề đi làm muộn diễn ra khá phổ biến, mặc dù tỷ lệ trả lời là thỉnh thoảng đi muộn (60%) với mức đi muộn từ 5 đến 10 phút, nhưng trên thực tế số những người đi muộn thường xuyên cao hơn, nhất là những người làm trong các khâu ra phôi, lắp ráp và hoàn thiện. Từ việc đánh giá này, phần nào có thể thấy được CLNNL trong các DNCNCBG hiện đại thông qua thái độ đối với công việc, thái độ đối với phương pháp quản lý trong DN của các cấp trị trong DN.

Bảng 2.19.Thái độ tại nơi làm việc của nhân lực sản xuất trực tiếp trong các DNCNCBG hiện đại VN

Đơn vị tính: người

Mức độ Tiêu chí

Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi

Không


Tổng cộng

Số

người

Tỷ

lệ %

Số

người

Tỷ

lệ %

Số

người

Tỷ

lệ %

Số

người

Tỷ

lệ %

Mức độ nghỉ

làm

10

2,7

164

44,3

174

47,0

22

5,9

370

100%

Xin phép khi

nghỉ làm

226

61,1

130

35,1

12

3,2

2

0,5

370

100%

Đi muộn

6

1,6

222

60

122

33

20

5,4

370

100%

Bỏ nơi làm

việc để làm việc khác


0


0


138


37,3


148


40,0


84


22,7

370

100%

Tiếp khách

trong giờ làm

4

1,1

110

29,7

143

36,2

122

33

370

100%

Tán gẫu trong

giờ làm

80

21,6

208

56,2

76

20,5

6

1,6

370

100%

Tranh cãi với đồng nghiệp

lúc làm việc


2


0,5


86


23,2


214


57,8


66


17,8

368

99,5%

Nguồn: Điều tra của NCS 2011 Đặc biệt đối với khâu ra phôi luôn phải có công nhân phụ máy. Do đó, nếu những thợ phụ đến không đúng giờ không chỉ lãng phí thời gian của thợ máy mà còn lãng phí thời gian của DN. Số công nhân thỉnh thoảng bỏ công việc để làm công việc khác chiếm 37,3% và tần suất ít khi bỏ nơi làm việc chiếm 40%. Một trong những

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022