Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Pháp Luật Về Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Của Ngân Hàng Thương Mại

CTKLM. Một hành vi chỉ bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi chủ thể thực hiện nó có ý định hoặc đã đưa tài sản trí tuệ của người khác vào khai thác thương mại, đồng nghĩa với việc trở thành một đối thủ cạnh tranh của chính chủ sở hữu tài sản trí tuệ đó.

+ Quan hệ với pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng: Pháp luật về hành vi CTKLM ngày càng có xu hướng tiếp cận gần hơn với pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng khi đặt trọng tâm bảo vệ người tiêu dùng bên cạnh trọng tâm bảo vệ các đối thủ cạnh tranh và môi trường cạnh tranh nói chung. Các hành vi CTKLM thuộc nhóm thứ ba trên đây, đặc biệt là các dạng hành vi mang tính chất lừa dối, cưỡng ép… có mặt trong nhiều đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng.

+ Quan hệ với pháp luật về hạn chế cạnh tranh: Pháp luật về hành vi CTKLM có sự gắn bó với bộ phận thứ hai của pháp luật cạnh tranh nói chung, đó là pháp luật về hạn chế cạnh tranh. Có thể hình dung nếu như hành vi hạn chế cạnh tranh là những hành vi đẩy lùi cạnh tranh, làm cạnh tranh vận hành dưới mức bình thường, dẫn đến triệt tiêu cạnh tranh, thì CTKLM là những hành vi đẩy cạnh tranh lên quá mức, khiến nó vận hành quá nóng, vượt khỏi các giới hạn có thể chấp nhận được của thị trường và xã hội. Hai bộ phận pháp luật trên đây bổ sung cho nhau, tạo thành khuôn khổ pháp luật chung điều chỉnh cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Thiếu một trong hai bộ phận, cơ cấu thị trường cũng như tương quan lợi ích của các chủ thể hoạt động trên đó sẽ không thể được bảo vệ một cách đầy đủ và toàn diện.

1.3.1.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về hành vi CTKLM

Với vai trò là một công cụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên biệt, pháp luật về hành vi CTKLM điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản như sau:

Mối quan hệ về hành vi CTKLM giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh trên thị trường

Đây là mối quan hệ cơ bản và chủ yếu nhất để hình thành nên quan hệ

cạnh tranh nói chung và quan hệ CTKLM nói riêng. Pháp luật về hành vi CTKLM sẽ tác động đến nhóm quan hệ này thông qua việc hình thành các chuẩn hành vi và công khai việc định hướng, tác động đến quá trình thực hiện các hành vi này của các chủ thể tham gia. Về phía mình, các chủ thể tham gia bắt buộc phải lựa chọn một cách ứng xử phù hợp nhất với những chuẩn mực hành vi trong cạnh tranh nói chung đã được quy định.

Nếu như pháp luật chống hạn chế cạnh tranh tập trung nhằm vào từng hiện tượng, hành vi có tính độc quyền, thâu tóm thị trường thì pháp luật về hành vi CTKLM lại hướng tới những hành vi cụ thể của một chủ thể nhằm mục đích cạnh tranh và chính hành vi đó mang bản chất thiếu lành mạnh, có thể vô tình hay cố ý tạo ra những thiệt hại cho doanh nghiệp đối thủ. Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hành vi CTKLM thường mang đặc trưng của quan hệ thị trường và được điều chỉnh bằng dân luật khi phát sinh quan hệ CTKLM. Nhiều khi những hậu quả của hành vi gây ra chỉ tác động đến một chủ thể nhất định và việc chủ thể đó có thực hiện khởi kiện hay không thì cơ quan quản lý nhà nước mới được giải quyết. Vì thế, những chế tài trong quan hệ này là đình chỉ hành vi, buộc bồi thường thiệt hại. Mục đích của pháp luật điều chỉnh nhóm hành vi CTKLM nhằm không cho phép chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh trái với đạo đức, tập quán kinh doanh tốt đẹp, gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng vì mục tiêu cạnh tranh.

Mối quan hệ giữa cơ quan thi hành luật cạnh tranh với các chủ thể kinh doanh khi phát sinh các hành vi CTKLM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Khi chủ thể kinh doanh thực hiện hành vi CTKLM, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong điều kiện nhà nước vận hành nền kinh tế thị trường, cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết, kiểm soát nhóm quan hệ này. Để điều chỉnh nhóm quan hệ CTKLM, pháp luật quy định rõ về khuôn khổ, nguyên tắc, cơ chế áp dụng và thực thi

pháp luật về cạnh tranh, hiệu lực của các quyết định xử lý vi phạm, quy trình phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác giám sát và xử lý các hành vi CTKLM [37].

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 6

Tóm lại, với những nội dung cụ thể là các quy phạm pháp luật với chức năng là công cụ của nhà nước để điều chỉnh, kiểm soát, quản lý và xử lý những hành vi CTKLM trên thị trường, pháp luật về hành vi CTKLM nói riêng và pháp luật cạnh tranh nói chung là sự hội tụ của 3 mục tiêu cơ bản: bảo vệ cạnh tranh, bảo vệ thị trường, bảo vệ các chủ thể trong quan hệ kinh tế tham gia trong thị trường, bảo vệ người tiêu dùng.

1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại

Trước hết, có thể khẳng định, pháp luật về hành vi CTKLM của NHTM là một bộ phận của pháp luật CTKLM, điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh trong hoạt động của các NHTM, bao gồm các quy phạm pháp luật xác định hành vi bị coi là CTKLM; trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi; trình tự, thủ tục khiếu nại và thủ tục giải quyết, các biện pháp chế tài được áp dụng nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng được diễn ra một cách công bằng và không bị tác động tiêu cực bởi những hành vi CTKLM, không phù hợp chuẩn mực đạo đức.

Như đã phân tích, hoạt động ngân hàng là hoạt động mang nhiều rủi ro, những hậu quả từ hành vi CTKLM phát sinh từ hoạt động ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến luồng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, mà nó còn làm ảnh hưởng đến mục tiêu an toàn của hệ thống ngân hàng. Nhằm từng bước tạo lập môi trường cạnh tranh an toàn, lành mạnh, Nhà nước nghiêm cấm hành vi CTKLM của các chủ thể tham gia thị trường. Là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm trong nền kinh tế, ngành ngân hàng cần phải có quy định pháp lý hết sức chặt chẽ và hiện đại để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh rất đa dạng

và liên tục thay đổi nhằm duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các TCTD [13]. Do đó, việc phát hiện, xử lý một cách chính xác hành vi CTKLM của các chủ thể tham gia thị trường cần phải được dựa trên hành lang pháp lý cụ thể, thống nhất.

Cơ chế điều chỉnh pháp luật về hành vi CTKLM của NHTM là một hệ thống các biện pháp pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau, thông qua đó mà thực hiện sự tác động lên các quan hệ trong lĩnh vực ngân hàng. Hệ thống đó bao gồm các quy phạm pháp luật về CTKLM nói chung và quy phạm pháp luật ngân hàng nói riêng, các quan hệ pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và việc thực hiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Thứ nhất, về mục đích điều chỉnh

Pháp luật về hành vi CTKLM của NHTM nhằm ngăn chặn các hành vi sai trái trong hoạt động ngân hàng bằng việc quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng, các chủ thể có căn cứ pháp lý để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, tránh vi phạm pháp luật và có thể tố giác hành vi phạm luật.

Pháp luật cũng quy định cụ thể về giải quyết các tranh chấp phát sinh và xử lý vi phạm nhằm mục đích răn đe, giáo dục; xây dựng nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử trong kinh doanh và các hoạt động liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đồng thời, pháp luật cũng xây dựng trật tự kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, khuyến khích cạnh tranh và phát triển kinh doanh một cách lành mạnh thông qua việc bảo vệ quyền lợi của đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, trật tự quản lý nhà nước.

Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về hành vi CTKLM của NHTM là các quan hệ trong hoạt động ngân hàng của các NHTM được pháp luật ngân hàng và các luật chuyên ngành có liên quan khác điều chỉnh. Theo đó, phạm

vi điều chỉnh pháp luật đối với hành vi CTKLM của NHTM được xác định bởi các quan hệ giữa các chủ thể là nhà nước, người thực hiện dịch vụ ngân hàng và khách hàng phát sinh bởi nhóm các hành vi như ép buộc, gièm pha, gây rối trong hoạt động kinh doanh, quảng cáo, khuyến mại nhằm mục đích CTKLM của NHTM…

Thứ ba, về đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hành vi CTKLM của NHTM được xác định bởi nhóm các hành vi cụ thể như:

(i) Cung cấp thông tin dễ gây hiểu lầm có hại cho các TCTD và khách hàng khác

(ii) Xâm phạm bí mật kinh doanh của TCTD

(iii) Ép buộc khách hàng trong kinh doanh

(iv) Gièm pha TCTD khác

(v) Gây rối hoạt động kinh doanh của các TCTD khác

(vi) Quảng cáo nhằm CTKLM

(vii) Lạm dụng cơ chế lãi suất trong cạnh tranh

(viii) Khuyến mại nhằm CTKLM

(x) Phân biệt đối xử của hiệp hội

(xi) Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ [12].

Tiểu kết Chương 1

Sau hơn 20 năm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cho thấy, CTKLM đang diễn ra trong tất cả các ngành kinh tế, các lĩnh vực, tồn tại song hành cùng quá trình cạnh tranh là các hành vi CTKLM. Có thể khẳng định, ở đâu có cạnh tranh, ở đó có các hành vi CTKLM.

CTKLM là những hành vi cụ thể của các chủ thể, nhằm mục đích cạnh tranh, được thực hiện bằng các thủ đoạn không trung thực, không lành mạnh (có thể là trái pháp luật hoặc đi ngược lại đạo đức, tập quán truyền thống trong kinh doanh) cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh khác và người tiêu dùng xã hội. CTKLM diễn ra trên tất cả các lĩnh vực và hoạt động của các NHTM cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Các hành vi CTKLM của các NHTM cũng liên quan và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, bởi vậy, Nhà nước cần phải có biện pháp điều chỉnh hợp lý nhằm hạn chế các hành vi CTKLM của NHTM, vi phạm đạo đức kinh doanh gây hậu quả xấu cho môi trường kinh doanh cũng như xã hội nói chung.

Pháp luật về hành vi CTKLM của NHTM trước hết là một bộ phận của pháp luật CTKLM, điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh của các NHTM trong lĩnh vực ngân hàng, bao gồm các quy phạm pháp luật xác định hành vi bị coi là CTKLM; trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi; trình tự, thủ tục khiếu nại và thủ tục giải quyết, các biện pháp chế tài được áp dụng nhằm đảm bảo cho hoạt động của các NHTM được diễn ra một cách công bằng. Từ tính chất đặc thù và thực tiễn hoạt động của các NHTM, đặt ra yêu cầu cần phải đề cao vai trò của pháp luật về hành vi CTKLM của NHTM ở thị trường Việt Nam, cũng như ở các khu vực thị trường khác trên thế giới.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


2.1. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Luật Cạnh tranh là đạo luật chung điều chỉnh về quan hệ cạnh tranh trong nền kinh tế được áp dụng cho tất cả các đối tượng chủ thể tham gia quan hệ pháp luật cạnh tranh ở các lĩnh vực khác nhau. Các hành vi CTKLM quy định tại Luật Cạnh tranh như một thước đo chung để áp dụng cho các hành vi CTKLM ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế. Vì vậy, những hành vi CTKLM cơ bản trong Luật Cạnh tranh được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng theo hai hình thức là áp dụng trực tiếp và/hoặc được hướng dẫn áp dụng cùng những quy định pháp lý chuyên ngành ngân hàng liên quan đến việc điều chỉnh các hành vi CTKLM trong lĩnh vực hoạt động của mình.

2.1.1. Thực trạng các quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại

Trong thời gian qua, để triển khai Luật Cạnh tranh cũng như các quy định xử lý các hành vi CTKLM, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh và Nghị định 119/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Nghị định 116/2015/NĐ-CP; Nghị định 07/2015/NĐ-CP ngày 16/01/2015 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội

đồng Cạnh tranh (thay thế Nghị định 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh); Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh; Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính Phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (thay thế Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp); Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (thay thế Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh)...

Điều 39 Luật Cạnh tranh đã quy định 9 hành vi có thể bị coi là CTKLM bao gồm: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc bên khác trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm CTKLM, khuyến mại nhằm CTKLM, phân biệt đối xử của hiệp hội, lôi kéo vào bán hàng đa cấp bất chính và các hành vi CTKLM khác... Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể cho từng hành vi trên. Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 tuy quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, song chủ yếu là hướng dẫn các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh.

Về chủ thể thực hiện các hành vi CTKLM: Điều 2 Luật Cạnh tranh quy định chủ thể thực hiện các hành vi CTKLM bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi là doanh nghiệp) và các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo các quy định về CTKLM trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đối tượng áp dụng của các quy định này rộng hơn nhiều, bao gồm không chỉ các tổ chức, cá nhân hoạt động ở Việt Nam, mà

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí