Số Liệu Khảo Sát Về Trình Độ Học Vấn Nnl Các Dncncbgvn


Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Biểu 2.8. Tỷ lệ trình độ học vấn NNL các DNCNCBGVN

Về CLNNL thông qua số lượng NNL được đào tạo chuyên môn còn những hạn chế nhất định. NNL có trình độ đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) trong các DNCNCBG chỉ 4,4%, trình độ trung cấp khoảng 15,92% trong khi NNL có trình độ ĐH trong các DN của tất cả các ngành là 6,52%, trình độ trung cấp là 17,75%. Còn lại là LĐPT chiếm đại đa số và ngành CNCBG chiếm 79,64%. Tỷ lệ NNL nữ tham gia trong các DNCNCBG tương đối đông, TB khoảng 51,5%.

Bảng 2.8. Số liệu khảo sát về trình độ học vấn NNL các DNCNCBGVN



Chỉ tiêu


Tổng số


Số nữ

Trình độ

CĐ, ĐH

và trên ĐH


TC


LĐPT

Số lượng NNL gián tiếp và trực

tiếp (người)

439

226

21

73

346

Tỷ lệ %

100

51,45

4,72

16,57

78,71

Thu nhập TB (ngàn đồng)

2715

3530

2710

1905

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - 14

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Khi so sánh với NNL trong Tổng công ty Dầu VN, NNL có trình độ CĐ, ĐH và trên ĐH chiếm tới 47,67%. Riêng tỷ lệ NNL có trình độ ĐH và trên ĐH chiếm 40,75% và NNL có trình độ CĐ chưa đến 7% toàn bộ NNL Tổng công ty. Số công nhân kỹ thuật có trình độ trung cấp và LĐPT chiếm 52,33% nhưng số công nhân có trình độ trung cấp chiếm 2,22%[57]. Như vậy, số LĐPT khoảng 50% và thấp hơn nhiều so với NNL trong các DNCNCBGVN. Điều này chứng tỏ NNL trong ngành CNCBG có trình độ học vấn thấp, LĐ chưa được đào tạo chuyên môn chiếm phần

lớn và NNL đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp.


Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD của các DNCNCBGVN


Chỉ tiêu Năm

2000

2005

2010

2011

Số LĐ trung bình/DN (người)

85

64

99

99

Nguồn vốn TB/DN (tỷ đồng)

5

7

7,6

7,6

Doanh thu thuần TB/LĐ (triệu đồng)

70

118

157

188

Thu nhập TB tháng/người (ngàn đồng)

712

1026

2524

2579

Nguồn: Viforest 2011 và Thực trạng DN-Tổng cục Thống kê 2011

Mức lương TB của NNL ngành CNCBG đạt khoảng 2,5 triệu đồng/người/tháng năm 2010. Tuy nhiên, công nhân SX trực tiếp là LĐPT thì mức tiền công, tiền lương nhận được hàng tháng thấp hơn. Thêm vào đó, hầu hết số LĐPT này không tham gia đóng bảo hiểm y tế, ký hợp đồng LĐ ngắn hạn. Chế độ trả công cho NNL ngành gỗ chưa thật sự thu hút được NNL có trình độ cao tham gia vào ngành.

Nếu sử dụng cơ cấu tỷ lệ tốt nghiệp ĐH, CĐ và trung cấp là một tiêu chí về chất lượng trí lực, ngành CNCBG không nằm ngoài tình trạng chung về cơ cấu không hiệu quả. Đặc biệt hơn, một ngành CN chế biến thì chắc chắn cần NNL kỹ thuật là những người làm việc trực tiếp trong các nhà xưởng. Tuy nhiên, trên thực tế sự chênh lệch về tỷ lệ đào tạo ở nước ta lại quá lớn. Trên thế giới TB 1 người tốt nghiệp ĐH, CĐ thì có 4 người tốt nghiệp trung cấp và 10 công nhân kỹ thuật. Ở VN tỷ lệ này là 1-1,16-0,92 (theo điều tra của diễn đàn kinh tế thế giới 2005). Riêng các ngành kỹ thuật, tỷ lệ này 1-4-7 (Thuỵ Điển); tỷ lệ 1-5-10 (Trung Quốc); VN hiện nay là: 1-2,5-0,5. Nguyên nhân nào khiến VN có con số chênh lệch lớn như vậy, làm mất cân đối NNL tham gia hoạt động KT và dẫn đến chất lượng NNL không cao? So với tổng số khoảng 600 trường ĐH, CĐ trong cả nước, khoảng 30 trường có tham gia đào tạo về lâm sản và chế biến lâm sản nói chung nhưng không phải các trường đều có đào tạo về CNCBG. Có trường mới nâng cấp từ trung cấp thành CĐ và từ CĐ nâng lên thành ĐH. Đây là một con số rất khiêm tốn trong việc đào tạo NNL cho ngành chế biến lâm sản nói chung và ngành CNCBG nói riêng.

2.2.1.2. Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề có thể được coi là thành tố của CLNNL, trong phạm vi luận án tác giả sử dụng để phân tích và đánh giá về CLNNL trong các DNDNCBG.


Rong Cắt/Xẻ 26

38

Lọng Mộng 35 57

Phay 36

BLàop ráp và hoàn

55

thiện 133

150

100

50

0

Sơ chế

Tinh chế Lắp ráp và hoàn

thiện

SX đồ mộc hiện đại đã được chia ra thành từng công đoạn cụ thể, vì vậy việc tổ chức huấn luyện nâng cao tay nghề, rèn kỹ năng cho NNL trong các DNCNCBG hiện đại tiến hành đối với từng loại đối tượng cụ thể. Căn cứ vào yêu cầu chất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật và các tiêu chí đặt hàng cụ thể từ phía khách hàng, các DN tiến hành tập huấn, rèn luyện kỹ năng nghề cho NNL trong từng công đoạn cụ thể và riêng biệt. Mỗi DN không nhất thiết đều có những công đoạn và SX giống hệt nhau. Có những DN thực hiện từ mua gỗ tròn rồi tiến hành ra phôi, lắp ráp; có những DN mua sẵn các loại vật liệu đã được tẩm sấy, đã được dán hay ép thành ván nhân tạo và chỉ việc gia công SP … nên khi tính riêng từng DN thì sẽ có những công đoạn và thứ tự các công đoạn không hoàn toàn giống nhau.

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Biểu 2.9. Số lượng lao động trực tiếp được đào tạo kỹ năng nghề

NNL mới tuyển dụng thường được đào tạo tại chỗ trong công việc, khi đã có một số kỹ năng nhất định, hàng năm NNL trực tiếp có thể được đào tạo, huấn luyện, tập huấn cho thi nâng bậc, nâng cao tay nghề và rèn luyện thêm kỹ năng. Tại các DN Nhà nước và các DN tư nhân có quy mô vừa và lớn, công nhân có cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc, còn các DN tư nhân, công ty TNHH có quy mô nhỏ thường không quan tâm đến cấp bậc của công nhân SX và không phân loại NNL trực tiếp theo cấp bậc công nhân hay cấp bậc công việc. Có những DN tổ chức một cách bài bản và lấy đó là mục tiêu nâng cao CLNNL cho DN (tập đoàn Trường Thành-TTF), có những DN gửi NNL đi tập huấn tay nghề do Hiệp hội gỗ và Lâm sản tổ chức hàng năm, học tại các trung tâm đào tạo nghề do địa phương tổ chức các lớp học ngắn hạn. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng cho người đi học các lớp do các đơn vị này tổ chức. Phần vì ảnh hưởng thời gian làm việc tại DN, phần vì hiệu quả sau


khi tham gia các lớp này đối với NNL không cao. Do đó, các lớp này không thực sự thu hút được toàn bộ NNL trong các DNCNCBGVN.

Đánh giá về hiệu quả các đợt tập huấn ngắn hạn được tổ chức bên ngoài DN có nhiều ý kiến khác nhau. Các DN trong ngành không mấy mặn mà với hình thức tập huấn nghề đó, bản thân người LĐ thấy đó chỉ là một hình thức tăng thêm kỹ năng về mặt XH. Còn về việc nâng cao tay nghề, thực chất các các hình thức học và đào tạo thiết thực tại DN có hiệu quả hơn.

Bảng 2.10. Kỹ năng làm việc theo nhóm của NNL trực tiếp trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ hiện đại Việt Nam

Mức độ phối hợp

Số lượng nhân lực

Tỷ lệ %

Rất chặt chẽ

28

7,6

Chặt chẽ

184

48,7

Bình thường

154

41,6

Miễn cưỡng

4

1,1

Tổng cộng

370

100

Nguồn: Điều tra của NCS 2011


Miễn cưỡng, 1.1

Rất chặt chẽ, 7.6

Bình thường, 41.6

Chặt chẽ , 48.7

Khả năng làm việc theo nhóm

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Biểu 2.10. Kỹ năng phối hợp làm việc theo nhóm của nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ hiện đại Việt Nam

Với các DNCNCBG hiện đại, việc tổ chức tập huấn tay nghề hàng năm nhằm nâng cao kỹ năng nghề cho cho công nhân SX. Tuy nhiên, việc nâng cao kỹ năng đó không chỉ từ tập huấn nghề nghiệp. Việc cùng nhau làm việc nhịp nhàng của các công nhân trong tổ, nhóm làm việc cũng thể hiện kỹ năng phối hợp công việc và đoàn kết trong một không gian chung, nơi làm việc chung. Mức độ phối hợp chặt


chẽ (48,7%) theo đánh giá của bản thân chính những người làm việc tại các DN. Như vậy, có thể coi kỹ năng phối hợp của NNL trong các DNCNCBG hiện đại với mức độ chặt chẽ chưa đạt mức TB, thậm chí chỉ dừng ở mức phối hợp bình thường. Điều này cho thấy sự lãng phí trong sử dụng NNL và thời gian tác nghiệp của NNL, hiệu quả sử dụng NNL không cao.

Hiểu biết về hóa chất trong quá trình SX các SP đồ mộc hiện đại không kém phần quan trọng. Điều đó thể hiện NNL đó có được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng và chi tiết về nghề nghiệp của họ hay không. Nếu được đào tạo chuyên sâu, NNL phải biết hóa chất đó dùng trong giai đoạn nào, loại gỗ nào được sử dụng hóa chất đó, tuổi thọ của SP cũng ảnh hưởng từ việc sử dụng hóa chất và thời gian tiếp xúc với hóa chất... (Theo lời ông Hoàng Trung Trực (2011), giám đốc xí nghiệp lâm sản XK PISICO).

Bảng 2.11 thống kê tỷ lệ ít hiểu biết và sử dụng về hóa chất trong ngành chiếm 58,9%. Thậm chí tỷ lệ không biết chút gì về hóa chất của ngành chiếm 28,1%. Một mặt cho thấy sự khó luân chuyển công việc giữa các bộ phận và các khâu trong chuỗi SX tại các DNCNCBG hiện đại. Mặt khác, đó là sự hiểu biết về ngành nghề của số công nhân SX trực tiếp rất sơ sài, là sự thiếu hụt kiến thức về ngành nghề và là kết quả của đào tạo không bài bản.

Bảng 2.11. Khả năng hiểu biết về hóa chất trong ngành của NNL trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ hiện đại Việt Nam

Mức độ hiểu biết

Số lượng người

Tỷ lệ %

Trực tiếp

Gián tiếp

Rất nhiều (> 7 loại)

8

2

2,2

Nhiều (từ 3 đến 6 loại)

40

7

10,8

Ít (< 3 loại)

218

41

58,9

Không biết

104

19

28,1

Tổng cộng

370

69

100

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Tuy tiêu chí này không phải là tiêu chí quan trọng để đánh giá kỹ năng nghề nghiệp, nhưng lại là một phẩn để thể hiện về sự am hiểu ngành nghề của NNL, phản


ánh CLNNL và chất lượng của hoạt động quản lý NNL trong một ngành còn nhiều điều cần phải hoàn thiện.

58.9

60

40

20

0

28.1

2.2

10.8

Rất nhiều Nhiều Ít Không biết

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Biểu 2.11. Khả năng hiểu biết về hóa chất trong ngành của nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ hiện đại Việt Nam

Thêm một tiêu chí để đánh giá về kỹ năng của NNL thông qua thái độ làm việc của NNL. Có thể sự nỗ lực và nhiệt tình rất cao nhưng khả năng giải quyết sự cố hoặc khó khăn lại có thể không cao do trình độ chuyên môn, tay nghề non kém nên kỹ năng xử lý tình huống khi gặp khó khăn cũng không thể cao. Tỷ lệ rất cố gắng giải quyết tình huống khi gặp khó khăn trong công việc chỉ 11,9%; mức độ cố gắng cũng chỉ 48%. Như vậy, lòng nhiệt tình đối với công việc của NNL chưa đạt mức trung bình. Nguyên nhân của thiếu lòng nhiệt tình này do đâu?

Có thể , 10.3

Không , 89.7

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Biểu 2.12. Kỹ năng thiết kế SP của NNL tại các DNCNCBG hiện đại VN Thêm vào đó, trên 80% công nhân SX trực tiếp không có khả năng thiết kế SP đồ mộc. Đó chính là sự thiếu hụt kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nên có cố gắng cũng không có kết quả; đó là biểu hiện của sự thiếu động lực trong LĐ? Không có khả năng thiết kế SP đồ mộc có thể còn liên quan đến kiến thức về mỹ thuật hay tư duy sáng tạo có nhiều giới hạn. Tất cả những điều đó đặt ra cho các nhà quản lý và những nhà nghiên cứu cần tìm ra các nguyên nhân nhằm nâng cao CLNNL cho các DNCNCBG hiện đại VN.


Như vậy, có thể còn nhiều tiêu chí để đánh giá kỹ năng làm việc của NNL trong các DNDNCBG, tuy nhiên trong phạm vi luận án này NCS không thể đưa được hết các tiêu chí ra để phân tích và đánh giá. Với việc phân tích các kỹ năng trong sự phối hợp làm việc theo nhóm, sự hiểu biết về hóa chất trong công việc cũng như khả năng thiết kế SP đều thể hiện các kỹ năng NNL trong các DNCNCBG hiện đại thấp, chưa đạt mức trung bình. Do đó, có thể đánh giá về thực trạng CLNNL trong các DNCNCBG hiện đại thông qua kỹ năng của NNL SX trực tiếp là không cao, thể hiện CLNNL thấp.

2.2.1.3. Kiến thức chuyên môn

Theo ông Tô Đinh Sử - Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Định (NCS phỏng vấn 2011), khoảng 80% LĐ trong các DNCNCBG là LĐPT. Do tiền lương của những LĐPT rất thấp nên hiện tượng bỏ việc, chuyển sang làm việc khác tương đối phổ biến. Do đó, các DN hàng năm liên tục phải tuyển dụng mới, phải hướng dẫn nghề và tổ chức huấn luyện nghề hàng năm. Với tỷ lệ LĐPT chiếm phần lớn trong các DNCNCBG hiện đại. Do không được đào tạo bài bản dài hạn nên hàng năm các DN thường tổ chức tập huấn cho lực lượng LĐ này tại các các cơ sở sản xuất.

Bảng 2.12.Tỷ lệ đào tạo nghề của NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN

Đơn vị tính: người

Các tiêu chí

Không

Tổng cộng

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Đào tạo về CBG






trước khi vào DN

62

14,1

377

85,9

439

- Trực tiếp

52


318


(100%)

- Gián tiếp

10


59



Đào tạo nghề (ngắn hạn) ngay sau khi vào DN

- Trực tiếp

- Gián tiếp

338

284

54

76,8

101

86

15

23,2

439

(100%)

Nguồn: Điều tra của NCS 2011 NNL làm việc trong DNCNCBG trên thực tế hơn 85% lại chưa được đào tạo về CBG. Tỷ lệ đào tạo nghề ngay sau khi vào DN đạt 76,8%. Có một số khi tham gia trong DN hoàn toàn không được đào tạo nghề mà có thể thực hiện ngay khi vào DN. Đó là những NNL làm công việc đóng gói sản phẩm, dọn dẹp, bốc xếp và vận tải


hàng hóa. Các DN tổ chức tập huấn nghề cho tất cả NNL hàng năm đạt 96,2% số NL tham gia và kinh phí cho tập huấn nghề hàng năm do các DN bỏ ra. Tuy nhiên, tập huấn ngắn hạn chỉ là một biện pháp mang tính hình thức, điều này không làm cho NNL tăng thêm kỹ năng nghề. Trong các đợt huấn luyện này, chủ yếu là cung cấp các thông tin chung về nghề, tạo cơ hội giao lưu, tăng tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong DN, giữa các khâu, các công đoạn SX trong DN được tốt hơn.

Bảng 2.13. Số nhân lực đào tạo dài hạn về chế biến gỗ sau khi vào DN


Tiêu chí

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Tổng

Cử đi đào tạo trên 1 năm về CBG

26

7,02

370 (100%)

Trong đó: - Công ty hỗ trợ thời gian

- Công ty hỗ trợ toàn bộ

15

11

61,69

42,31

26 (100%)

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Với những người có sự cam kết gắn bó với DN, các DN tạo điều kiện nâng cao kiến thức, trình độ và tay nghề. Số được gửi đi đào tạo dài hạn chủ yếu là các quản đốc, trưởng các bộ phận SX trong các DN. Tuy nhiên, con số này không hoàn toàn xác thực do có những người đi học dài hạn nhưng không thống kê được. Đó là những người tự đi học ngoài giờ các ngành học khác nhau để ngoài việc nâng cao trình độ của bản thân, cũng có khi là để chờ một cơ hội việc làm khác tốt hơn là làm công nhân SX trong các DNCNCBG, nhất là tại các DN tư nhân, các công ty TNHH. Tại các DN này, người LĐ không thực sự gắn bó với DN do có rất nhiều nguyên nhân: các chế độ đãi ngộ thấp như lương thấp, điều kiện làm việc không đảm bảo sức khỏe, các chế độ thăm khám và chữa bệnh không được quan tâm… Do đó, người LĐ coi như có một chỗ trú chân, một trạm dừng để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho bản thân để tìm kiếm một cơ hội khác trong tương lai. Điều này cũng không thể trách họ vì họ có quyền lựa chọn nơi làm việc và các chế độ tốt nhất cho nghề nghiệp và cuộc sống khi có cơ hội.

Theo Quyết định của Bộ NN&PTNT ban hành Quy chế Xét duyệt quy hoạch mạng lưới và Cấp giấy phép Chế biến gỗ và Lâm sản sản khác trong đó có quy định: một trong các điều kiện thành lập cơ sở sản xuất chế biến gỗ và lâm sản yêu cầu cán bộ kỹ thuật và công nhân phải có cấp bậc thợ từ bậc 4/ trở lên [18]. Thêm vào đó, hiện

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí