Phân Loại Doanh Nghiệp Chế Biến Gỗ Theo Thành Phần Kinh Tế



Từ 10 đến dưới 50

tỷ 6.73%

Từ 50 đến dưới 200

tỷ 1.38%

Trên 500 tỷ

0.12%

Từ 200

dưới 5

0.42

Từ 5 đến dưới 10tỷ

7.19%

Từ 1 đến dưới 5 tỷ

45.62%

dưới 0,5 tỷ

18.02%

từ 0,5 đến dưới 1

tỷ 20.52%

Nguồn: Thực trạng DN- Tổng cục Thống kê; Điều tra của NCS 2011

Biểu 2.2. Cơ cấu DNCNCB gỗ chia theo quy mô nguồn vốn

Số lượng các DN có vốn từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ chiếm một lượng rất nhỏ. Mặc dù năm 2000 có 12 DN, năm 2005 tăng lên thành 30 DN nghĩa là tăng lên 2,5 lần nhưng vẫn chỉ chiếm 1,74% tổng số các DN. Năm 2010 là 36 DN, tăng gấp 0,83 lần so với năm 2005. Số DN có lượng vốn trên 200 tỷ lại càng khiêm tốn hơn.

Bảng 2.4. Quy mô nguồn nhân lực trong các DNCNCBG Việt Nam

Đơn vị tính: người


Vùng

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2011

Tổng số LĐ


Số nữ

Số

LĐ TB

Tổng số LĐ


Số nữ

Số

LĐ TB

Tổng số LĐ


Số nữ

Số

LĐ TB

Cả nước

113304

51192

64

253914

136553

99

259054

140640

99

Miền Bắc

37095

16760

41

22503

12102

45

23509

12763

45

ĐB sông Hồng

26500

11973

50

5282

2841

38

5738

3115

38

Đông

Bắc

4125

1863

25

8029

4319

37

8103

4399

37

Tây Bắc

740

335

37

612

330

36

828

450

36

Bắc trung

bộ

5730

2589

30

8580

4614

65

8840

4799

65

Miền Nam

76209

34432

89

231411

124451

113

235545

127877

113

DH Nam trung bộ

15004

6779

124

38335

20616

205

40180

21814

205

Tây

nguyên

7210

3256

70

20570

11062

110

21230

11526

110

Đông

nam bộ

49543

22382

103

16849

8

90618

111

17060

7

92623

111

ĐBS Cửu Long

4452

2011

42

4008

2155

24

3528

1915

24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam - 13

Nguồn: Viforest 2011 và Thực trạng DN, Tổng cục Thống kê 2005- 2011


Do vậy có thể nói, quy mô các DNCNCBG cả về nguồn vốn và NNL hầu hết đều có quy mô vừa và nhỏ. Sự chi phối thị trường phần lớn đều do các DN có quy mô vừa. Còn lại các DN có quy mô lớn cả về nguồn vốn và NNL rất ít và không có sức mạnh chi phối toàn ngành.

NNL làm việc trong ngành năm 2005 tăng gấp 2,24 lần so với năm 2000. Ở miền Bắc NNL ngày một giảm nhưng lại tăng dần ở miền Nam. Số LĐTB trong một DN ở miền Nam cao gấp 2,5 lần so với DN miền Bắc. Miền Đông Nam bộ tập trung NNL trong ngành CNCBG cao nhất nước. Số LĐTB trong một DN cao nhất là Duyên hải Nam trung bộ-vùng kinh tế với 6 tỉnh và các DNCNCBG tập trung nhiều nhất là Quy Nhơn với khu công nghiệp Phú Tài. Đây cũng là vùng có NNL trong các DNCNCBG lớn thứ 2 trong 8 vùng kinh tế của cả nước.

b

h

ĐB sông Hồng

2.21%

Đông Bắc 3.13%

Tây Bắc 0.32%

ĐBS Cửu Long

1.36%

Bắc trung

3.41%

Duyên

trung bộ

Đông Nam bộ

Tây Nguyê

Nguồn: Viforest 2011

Biểu 2.3. Nguồn nhân lực trong CNCBG phân chia theo vùng kinh tế

Sự tham gia và vai trò của các thành phần kinh tế trong CNCBG đã thay đổi: KT tư nhân tham gia và đóng vai trò chủ đạo trong chế biến và cung cấp các SP gỗ. Năm 2000, tỷ lệ DNNN chiếm 40,85% tổng số DN cả nước trong đó miền Bắc có tỷ lệ 45,86%, Đông Bắc 52% và ĐB sông Hồng hơn 50%, miền Nam có tỷ lệ là 35,6%. Còn lại là các DN ngoài nhà nước và DNLD (gọi chung là DN dân doanh-DNDD).

Hiện nay, các DNCNCBG phân chia theo thành phần kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng DNNN chiếm 4% và DNDD 96%. Vùng nhiều DNCBG nhất chủ yếu vẫn là ở Đông nam bộ, Duyên hải Nam trung bộ, ĐB sông Hồng. Vùng có ít các DNCNCBG nhất trong cả nước là Tây Bắc với 3 tỉnh miền núi phía Bắc là Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình.


Bảng 2.5. Phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Vùng

Năm 2000

Năm 2010


Tổng

số

DN

NN

DN

NNN

DN

LD

Tổng số

DN

NN

DN

NNN

DN

LD

Cả nước

896

355

514

27

2564

108

2043

413

Miền Bắc

351

161

184

6

505

40

423

42

ĐB sông Hồng

118

60

56

2

139

6

118

15

Đông Bắc

72

38

32

2

217

16

184

17

Tây Bắc

10

10

0

0

17

2

15

0

Bắc trung bộ

151

53

96

2

132

16

106

10

Miền nam

545

194

330

21

2059

68

1620

371

DH Nam trung bộ

124

60

62

2

187

16

159

12

Tây nguyên

125

57

68

0

187

45

141

1

Đông nam bộ

254

70

165

19

1518

4

1159

355

ĐB sông Cửu Long

42

7

35

0

167

3

161

3

(Nguồn: Viforest, 2011 và Tổng cục Thống kê 2010

Với những biến động của nền KTXH nói chung và ngành KT nói riêng, sau 10 năm DNNN từ 40% năm 2000 đến năm 2010 còn 4%. Điều này chứng minh sức mạnh của nhân dân trong sự tham gia hoạt động kinh tế.

DN ngoài nhà nước

57%

DN liên doanh

3%

DN nhà nước

40%

Cơ cấu sở hữu DN trong CNCBGVN nă


DN liên doanh

16%

DN nhà nước

4%

DN ngoài nhà nước

80%

Cơ cấu sở hữu DN trong CNCBGVN

(Nguồn: Viforest 2011)

Biểu 2.4. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp trong ngành CNCBG Việt Nam


Hiện nay, đồ gỗ VN đã có mặt trên thị trường của 120 nước trên thế giới. Giá và chất lượng SP tương đối phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Từ năm 2005 đến nay, Mỹ luôn là nước nhập khẩu SP gỗ VN nhiều nhất với 25,8% tổng sản lượng SP gỗ XK của VN, sau đó lần lượt là các nước Nhật 16%; Anh là 11%; Đài Loan 6,1%; Pháp 4,6%; Đức 4,3%; Úc 3,5%; Hà Lan 3,2%; Hàn Quốc 3%;

Trung Quốc 2,8%; Bỉ 2%; Tây Ban Nha 1,7%; Đan Mạch 1,6%; Malaysia 1,4%; Các nước còn lại 17,8%.


Đan Mạch

1.60%

Bỉ

2%

Tây Ban Nha

1.70%

Malaysia

1.40%

Các nước khác

17.80%

Mỹ

25.80

Trung Quốc

2.80%

Hàn Quốc

3%

Anh

11%

Hà Lan

3.20% Australia

3.50%

Đức

4.30%

Pháp

Đài Loan

6.10%

(Nguồn: Viforest 2011)

Biểu 2.5.Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam


Đặc điểm phân loại nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

NNL gián tiếp trong các DN thường ít biến động nhưng NNL trực tiếp có mức độ biến động nhiều trong từng năm. NNL gián tiếp thường chiếm khoảng 5%-7% NNL mỗi DN, đó là những cán bộ có trình độ CĐ, ĐH và trung cấp, rất ít cán bộ có trình độ trên đại học. Hàng năm, các DN tuyển NNL mới chiếm khoảng 7%/năm. Thợ bậc 5 trở lên là công nhân kỹ thuật có thể làm được hầu hết các công việc, các thao tác kỹ thuật của ngành CNCBG, số này chiếm khoảng 15%. Còn lại là LĐPT làm theo thời vụ hoặc hợp đồng ngắn hạn [122].

Để hiểu đặc điểm phân loại NNL trực tiếp trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam trước hết cần nắm rõ Quy trình SX tại các DN. Thông thường, quy trình thường chia thành các công đoạn như sau:

- Khâu ra phôi (sơ chế) từ gỗ tròn gồm xẻ gỗ, sấy gỗ, dán, uốn để có được phôi thô. Ra phôi cần đúng quy cách và đảm bảo độ dư gia công chính xác. Để có thể cắt,


phay, rong, lọng được chính xác và theo đúng thiết kế kỹ thuật thì gỗ cần được vẽ trước khi gia công.

- Khâu máy (tinh chế) có các công đoạn: bào, phay, cắt chi tiết tinh xảo, phay mộng, khoan lỗ, chà nhám thô, chà nhám mịn. Đây là khâu quyết định về chất lượng sản phẩm, đòi hỏi công nhân trong dây chuyền SX phải am hiểu và thực hiện đúng quy trình SX cũng như phải có ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật LĐ. Chi tiết gia công phải đúng theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật và mẫu do kỹ thuật ban hành. Người công nhân ở mỗi công đoạn SX phải chịu trách nhiệm về SP do họ thao tác, kiểm tra chất lượng gỗ xẻ đưa vào từ các công đoạn trước đó trước khi tiến hành các thao tác công việc của họ. Tất cả các mặt gỗ gia công ở khâu này đều phải được chà nhám kỹ trước khi giao sang khâu lắp ráp.

- Khâu lắp ráp và hoàn thiện có các công đoạn: bào, phay, cắt chi tiết tinh xảo, phay mộng, khoan lỗ, chà nhám thô, chà nhám mịn. Đây là khâu quyết định về chất lượng sản phẩm, đòi hỏi công nhân trong dây chuyền SX phải am hiểu và thực hiện đúng quy trình SX cũng như phải có ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật LĐ. Chi tiết gia công phải đúng theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật và mẫu do kỹ thuật ban hành. Người công nhân ở mỗi công đoạn SX phải chịu trách nhiệm về SP do họ thao tác và còn có trách nhiệm kiểm tra chất lượng gỗ xẻ được đưa vào từ các công đoạn trước, trước khi tiến hành các thao tác công việc của họ.

Từ quy trình SX này, các DN bố trí công nhân SX trực tiếp trong từng khâu phụ thuộc vào yêu cầu SX.

Lắp ráp và hoàn

thiện 36%

Sơ chế

24%

Tinh chế

40%

Nguồn: Điều tra của NCS 2011

Biểu 2.6. Tỷ lệ nhân lực làm việc tại các khâu chế biến gỗ trong quá trình sản xuất tại các DNCNCBG hiện đại Việt Nam

Khi so sánh giữa các khâu theo lý thuyết và khảo sát thực tế tại các DN, NCS thấy không có sự khác biệt giữa các công đoạn SX. Ba khâu cơ bản trên gồm rất


nhiều công đoạn có thể quy một số công đoạn trong quá trình SX thành các bộ phận sơ chế hoặc bộ phận tinh chế. Bộ phận sơ chế thường có các công đoạn trong khâu ra phôi và khâu máy. Còn lại bộ phận tinh chế cũng có cả các công đoạn của khâu máy, khâu lắp ráp và hoàn thiện. Đây là các công đoạn SX mang tính kỹ thuật, có những công đoạn thực hiện trên máy móc và có những công đoạn thực hiện thủ công (phả, nạo, trám trít, lau keo ở các mối liên kết…). Ở mỗi công đoạn yêu cầu về khả năng thực hiện, kỹ thuật tiến hành và kỹ năng khác nhau và đòi hỏi NNL cần có kỹ năng nhất định đối với từng công đoạn SX.

2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ

Cùng với sự phát triển của ngành CNCBG VN trong thời gian vừa qua, nhu cầu thực tế sử dụng gỗ nguyên liệu phát triển mạnh mẽ. Tổng khối lượng gỗ sử dụng năm 2000 trên 8,8triệu m3, trong đó 51,61% sử dụng cho CNCBG. Năm 2005, tổng khối lượng gỗ nguyên liệu sử dụng là 10triệu m3 và 53,4% sử dụng cho CNCBG. Năm 2010, tổng khối lượng gỗ nguyên liệu sử dụng khoảng 11triệu m3, trong đó gỗ nguyên liệu cho CNCBG chiếm 57,34%. Nguồn gỗ nguyên liệu của VN có là gỗ rừng trồng trong nước và gỗ nhập khẩu. Những năm 2000, lượng gỗ nguyên liệu từ

rừng trong nước đáp ứng khoảng 60%-70% nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, sản lượng gỗ khai thác giảm dần và ngày một khan hiếm hơn, dẫn đến lượng gỗ NK cho sản xuất hiện nay khoảng 80%.

Đông Nam Bộ

4.47%

ĐB sông Cửu Long

3.69%

Tây Bắc

2.20%

Đông Bắc

23.18%

Tây Nguyên

34.20%

ĐB sông Hồng

0.23%

DH Trung Bộ

Bắc Trung Bộ

Nguồn: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN - Viforest 2011

Biểu 2.7. Sự phân bố rừng-nguồn nguyên liệu cho các DNCNCBG Việt Nam

Đến năm 2010, gỗ nguyên liệu NK sử dụng cho các DNCNCB lên đến 80%. Nguyên nhân của việc NK nhiều là do diện tích rừng khai thác của VN thấp và chất lượng gỗ khai thác không cao, gỗ nhỏ và gỗ non chiếm phần lớn lượng gỗ khai thác nên việc xử lý gỗ nguyên liệu làm chi phí SX KD bị đẩy lên cao.


Bảng 2.6.Cơ cấu sử dụng nguyên liệu gỗ của các DNCNCB gỗ Việt Nam


Nội dung

2000

2005

2010

1. Tổng khối lượng gỗ nguyên liệu đã sử dụng (triệu m3)

8,8

10

11

2. Cơ cấu sử dụng (%)




- Gỗ sử dụng cho công nghiệp CBG

51,6

53,4

57,34

- Gỗ dùng làm nguyên liệu ván dăm, MDF

20,19

20,19

24,2

- Gỗ cho CN chế biến giấy và bột giấy

25,52

25,52

17,6

- Gỗ sử dụng làm trụ mỏ

0,68

0,89

0,86

Nguồn: Viforest 2011 Các nước XK gỗ cho VN nhiều nhất là Malaysia, theo thứ tự giảm dần có Lào, Mỹ, Trung Quốc, Myanma, Campuchia, Thái Lan, Braxin, New Zealand, Đài Loan và khoảng 20 quốc gia khác. Khối lượng NK gỗ lớn nhưng ở VN hiện nay chưa hình thành chợ gỗ nguyên liệu tập trung khiến việc giao dịch và mua bán nguyên vật liệu SX không thuận tiện. Vì thế, việc NK gỗ nguyên vật liệu của các DNCNCBG hoàn toàn phụ thuộc vào việc giao dịch trực tiếp thông qua các đối tác nước ngoài, thiếu

tính thống nhất và đồng bộ trong NK nguyên vật liệu gỗ giữa các DNCNCBG VN.

Những SP XK chủ yếu hiện nay gồm: bàn ghế ngoài trời 32%; nội thất, phòng khách, phòng ăn 31,4%; nội thất phòng ngủ 4,1%; đồ gỗ nhà bếp 3,25. Các loại đồ gỗ khác 17,8% và đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác 5,1%. Thị trường XK 120 quốc gia nhưng 3 thị trường XK chính của các DNCNCBG là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Bảng 2.7. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tại 3 thị trường chính

Đơn vị tính: triệu USD


Thị trường Năm

2000

2005

2010

Mỹ

115,46

566,968

930

EU

160,74

457,63

630

Nhật

137,91

240,80

300

Nguồn: Viforest 2011

Trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2007 là thời kỳ phát triển mạnh về XK gỗ và SP gỗ VN. Năm 2003, kim ngạch XK gỗ và SP gỗ cả nước đạt 567 triệu USD, năm 2004 với 1,1 tỷ USD. Các năm tiếp theo, kim ngạch XK gỗ và SP gỗ của


VN tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tăng 35% năm 2005, tăng 23,5% năm 2006. Năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm 2006 và năm 2010 đạt 3 tỷ USD. Điều này chứng tỏ VN đã tìm được chỗ đứng, dần khẳng định vị trí trên thị trường đồ gỗ thế giới. Với việc SX và tiêu thụ nội địa, việc tìm số liệu để phân tích hết sức khó khăn. Nguyên nhân khách quan: do sự phát triển KTXH kéo theo sự phát triển rất nhanh về nhu cầu về các SP gỗ, sự phát triển của các cơ sở SX gỗ phục vụ các nhu cầu nội địa hầu như tự phát mà không có số liệu thống kê đầy đủ. Nguyên nhân chủ quan: trong khoảng mười năm qua chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ về SX và tiêu thụ nội địa của các SP gỗ, các số liệu thống kê không cụ thể và không chính xác. Do đó, NCS chú trọng nghiên cứu các DNCNCBG XK, sử dụng các tài liệu tại các DN có tính điển hình trong ngành để nghiên cứu và phân tích.

2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

2.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực thông qua trí lực

2.2.1.1. Trình độ học vấn

Với 8 vùng kinh tế trong cả nước, duyên hải Nam trung Bộ là khu vực có số LĐTB trong một DN nhiều nhất gồm 6 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh hòa trong đó Bình Định là tỉnh có số DNCNCBG nhiều nhất. Bình Định có các khu công nghiệp (KCN) Phú Tài, KCN Long Mỹ và khu KT Nhơn Hội. Cả ba KCN này đều có các DNCN với nhiều ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu là các DNCNCBG lâm sản và tập trung hầu hết tại KCN Phú Tài. Đây là KCN lớn nhất của tỉnh Bình Định có NNL tham gia LĐ và tạo ra khối lượng SP cũng như giá trị XK lớn của tỉnh Bình Định.

Theo số liệu của Ban quản lý khu kinh tế Bình Định, NNL trong DN của tất cả các ngành năm 2010 tại tỉnh là 21.789 người, riêng ngành CNCBG chiếm 17.657 người (81,03% tổng số NNL trong tất cả các DN mọi lĩnh vực hoạt động KT). Điều đó cho thấy ngành CNCBG tại Bình Định rất phát triển và thu hút được NNL làm việc trong những năm qua.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2022