- Tăng trưởng tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tài trợ thương mại quốc tế đạt 30% tỷ trọng doanh thu toàn chi nhánh.
- Giữ vững mạng lưới khách hàng hiện có, tập trung vào các công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực TMQT thông qua việc cải thiện sự hài lòng của khách hàng trong các đánh giá về chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại. Thêm vào đó cần đa dạng hóa mạnh lưới khách hàng, mở rộng mạng lưới tới khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có tham gia sản xuất, XNK các mặt hàng hiện Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh.
- Đa dạng hóa và chuẩn hóa các sản phẩm tài trợ TMQT cho từng đối tượng khách hàng, đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm: dịch vụ ngân hàng kết hợp bảo hiểm cho hàng xuất nhập khẩu, tài trợ TMQT và kinh doanh ngoại tệ,…
- Phát triển và tối ưu hóa các nguồn lực bao gồm nguồn lực về con người là cốt lõi và nguồn lực về công nghệ, nâng cao mức độ tự động hóa trong xử lý giao dịch và xử lý rủi ro.
Yêu cầu:
- Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại. Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ viễn thông (di động, Internet…) và số người sử dụng tăng mạnh đã làm tăng nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng hiện đại (như ví điện tử, tiền điện tử, thanh toán trực tuyến) và cho phép các tổ chức tín dụng mở kênh phân phối dịch vụ mới thông qua các phương tiện điện tử (ví dụ ngân hàng di động, ngân hàng qua tin nhắn, ngân hàng internet, ngân hàng qua điện thoai…). Việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ Tài trợ thương mại không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức tham gia sử dụng dịch vụ mà còn giúp MB quản lý rủi ro tốt hơn do công nghệ thông tin được sử dụng trong việc phân tích, dự đoán, cung cấp đầu vào cho các quyết định kinh doanh, quản lý rủi ro tập trung, quản lý thanh khoản một cách hiệu quả, kết nối và tích hợp các hoạt động ngân hàng đại lý MB.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phụ trách mảng Tài trợ quốc tế tại trụ sở và đặc biệt là tại các chi nhánh của MB. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra
cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tài trợ thương mại, cán bộ quản lý đạt trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thông thạo ngoại ngữ, tinh thông nghiệp vụ, đạt các tiêu chuẩn về nghiệp vụ, nắm vững các khía cạnh pháp lý liên quan đến nghiệp vụ tài trợ thương mại theo các quy định trong nước và thông lệ quốc tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Quản Lý Chất Lượng Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Của Ngân Hàng Tmcp Quân Đội – Chi Nhánh Quảng Ninh
- Đánh Giá Của Khách Hàng Về Yếu Tố Tính Đồng Cảm Của Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Của Mb Quảng Ninh.
- Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Của Ngân Hàng Tmcp Quân Đội – Chi Nhánh Quảng Ninh
- Đa Dạng Hóa Các Loại Hình Tài Trợ Thương Mại Để Nâng Cao Chất Lượng Nghiệp Vụ
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế cho Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Ninh - 15
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế cho Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Ninh - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
3.1.4. Cơ hội và thách thức đối với công tác nâng cao chất lượng dịch vụ Tài trợ thương mại quốc tế trong thời gian tới:
Cơ hội
- Quá trình tự do hóa đang diễn ra với lĩnh vực tài chính theo các khuôn khổ đa phương và song phương cho phép các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường dưới các hình thức khác nhau, kể cả thành lập đối tác chiến lược giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, do đó thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực và tài chính cho lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là các nhân sự chất lượng cao chuyên trách về lĩnh vực tài trợ thương mại.
- Do tỷ lệ sử dụng dịch vụ tài trợ ngân hàng mặc dù có sự gia tăng tuy nhiên vẫn còn chưa cao nên MB có tiềm năng to lớn để tiếp tục mở rộng cung cấp dịch vụ này. Bên cạnh đó, cải cách kinh tế và quá trình mở cửa sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường tiềm năng này thông qua việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc tế, giao thương giữa các nước trên thế giới và thu nhập của người dân.
- Là người đi sau, MB có thể rút ra các bài học từ các nước phát triển hơn và áp dụng các thực tiễn quốc tế tốt nhất.
Thách thức
- Do quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở cao về thương mại và đầu tư. Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài hơn. Đặc biệt, dịch vụ tài trợ thương mại là dịch vụ có mức độ liên kết trực tiếp với bên ngoài, với các tổ chức tín dụng nước ngoài rất lớn, gây ra sự gia tăng tác động gián tiếp đối với ngân hàng thông qua các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
- Kinh nghiệm quốc tế cho thấy quá trình tự do hóa lĩnh vực tài chính có thể đe dọa sự ổn định hệ thống nếu không đi kèm với các cải cách về mặt quản lý và thể chế. Do đó, điều quan trọng là MB cần có trình tự tự do hóa cùng với việc nâng cao năng lực thực hiện các quy định thận trọng và cải cách quản trị và khuôn khổ pháp lý.
- Cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt hơn trong hệ thống ngân hàng, chỉ riêng ở Quảng Ninh, sự xuất hiện của các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, Agribank,… cũng có thể dẫn tới sự thất bại và sụp đổ hoặc ít nhất là gây bất ổn hệ thống nếu như không có chiến lược và khuôn khổ xử lý phá sản phù hợp, đặc biệt với lĩnh vực tài trợ thương mại – lĩnh vực vẫn còn rất nhiều tiềm năng cho các ngân hàng khai thác và phát triển.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Ninh
3.2.1. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
Dự án hiện đại hoá Ngân hàng theo chương trình tài trợ của Ngân hàng thế giới đang trong giai đoạn triển khai tại các chi nhánh của MB. Dự án đã cung cấp cho ngân hàng một cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng hoàn toàn mới, trong đó các mảng nghiệp vụ chính được tổ chức thành các phân hệ riêng biệt như phân hệ chuyển tiền, phân hệ tiền gửi, phân hệ tiền vay, phân hệ tài trợ thương mại, phân hệ cơ sở dữ liệu. Các phân hệ được lắp đặt và vận hành độc lập nhưng cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung thống nhất trong toàn hệ thống. Hệ thống cho phép quản lý một khách hàng một cách tổng hợp trên tất cả các mặt gồm dư nợ tín dụng, dư nợ L/C, dư nợ tiền gửi tại tất cả các chi nhánh của MB do đó ngân hàng có thể nắm chắc tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó có thể dự báo, dự đoán được những nguy cơ phát sinh có thể sảy ra.
Điều này đã khắc phục được tình trạng quản lý rời rạc, đơn lẻ theo từng phòng ban, từng chi nhánh trước đây, dẫn đến tình trạng một khách hàng đã bị vượt hạn mức mở L/C tại một chi nhánh này có thể vẫn được phép mở L/C tại một chi nhánh khác. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng còn góp phần nâng cao chế độ bảo mật trong các phân hệ, nâng cao mức độ chính xác, an toàn, bảo mật của các giao
dịch, hạn chế được nguy cơ bị xâm nhập vào hệ thống thực hiện các giao dịch bất hợp pháp, gây tổn hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng để tham gia vào hệ thống thương mại điện tử trong tương lai.
3.2.2. Đào tạo nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế chuyên sâu
Con người luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Quy trình nghiệp vụ do con người xây dựng và thực hiện. Các quy tắc, quy định, các thông lệ quốc tế cũng được hình thành từ thực tiễn họat động tài trợ thương mại quốc tế. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế an toàn và không ngừng được nâng cao cán bộ làm tài trợ thương mại quốc tế phải tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu luật áp dụng, thông thạo ngoại ngữ và có tư chất đạo đức tốt.
Nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế rất phức tạp, liên quan đến nhiều loại chứng từ, nhiều phương tiện thanh toán và nhiều quy tắc, quy định. Ứng với mỗi tình huống có một quy trình xử lý khác nhau với trách nhiệm và quyền lợi của các đối tác tham gia khác nhau. Ngân hàng luôn là một chủ thể tham gia trong các họat động tài trợ thương mại quốc tế, với nhiều vai trò khác nhau. Nếu cán bộ ngân hàng không nắm chắc quy trình nghiệp vụ, không biết các thao tác xử lý và vai trò của mình trong từng giao dịch thì sẽ không thể tránh khỏi các sai sót trong quá trình thực hiện. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế không chỉ liên quan đến các phương thức thanh toán, phương tiện thanh toán mà còn liên quan đến cả nghiệp vụ vận tải, bảo hiểm, giao nhận. Tức là phạm vi liên quan rất rộng lớn, rất phức tạp và chuyên sâu. Các nghiệp vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không thể tách rời. Một cán bộ tài trợ thương mại quốc tế đòi hỏi phải tinh thông không chỉ về nghiệp vụ tài trợ thương mạiquốc tế mà còn phải am hiểu các nghiệp vụ liên quan như vận tải, bảo hiểm, giao nhận. Cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ các quy định của luật pháp trong nước cũng như luật pháp quốc tế về các nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế như các phương thức thanh toán, các phương tiện thanh toán để vận dụng và tuân thủ.
Đội ngũ cán bộ tài trợ thương mại quốc tế tại Mb Quảng Ninh chủ yếu là cán bộ trẻ năng nổ nhiệt tình nhưng do đặc điểm của loại hình dịch vụ này là mới, đang
được mở rộng ở các chi nhánh trên khắp các địa bàn trên toàn quốc nên cũng không tránh khỏi các hạn chế như trình độ nghiệp vụ của cán bộ chưa cao, chưa được cọ sát thực tế để đúc rút kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ yếu, không thường xuyên cập nhật các thông lệ quốc tế, ý thức chấp hành quy chế, quy trình tài trợ thương mại quốc tế chưa nghiêm túc, thậm chí còn so suất gây tổn thất cho ngân hàng. Để áp dụng tốt các tập quán quốc tế cũng như các văn bản liên quan nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, MB Quảng Ninh cần xây dựng cho mình một chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ làm tài trợ thương mại. Bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ, cũng cần phải quan tâm đào tạo về ngoại ngữ và áp dụng công nghệ thông tin. Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các thanh toán viên sẽ giúp họ soạn thảo được những văn bản chặt chẽ hơn trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo về quyền lợi cho phía Việt Nam khi có tranh chấp xảy ra. Đồng thời khả năng ngoại ngữ, tin học giỏi cũng tạo điều kiện cho các thanh toán viên tự trau dồi kiến thức về các tập quán quốc tế thông qua việc đọc các ấn phẩm khác do ICC xuất bản hoặc bằng tiếng Anh có liên quan đến tài trợ thương mại quốc tế. Việc đọc từ nguyên bản sẽ giúp các cán bộ hiểu sâu hơn về những văn bản đó, tránh được những sai lệch có thể xảy ra của bản dịch.
Vì vậy, công tác tổ chức đào tạo nghiệp vụ là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế tại MB Quảng Ninh. Các công việc cụ thể là: (i). Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện tài trợ thương mại quốc tế nhằm đáp nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, thường xuyên cập nhật những thông tin quốc tế nhằm tạo cho cán bộ điều kiện bắt kịp tình hình biến động của thế giới; (ii). Đa dạng hoá các chương trình tập huấn cho cán bộ trong toàn hệ thống như định kỳ tổ chức các lớp tập huấn trong nội bộ MB Quảng Ninh để cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, tổ chức các diễn đàn để các cán bộ thực hiện nghiệp vụ trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các tình huống, đưa ra các bài học kinh nghiệm để cùng học tập; phối hợp với các ngân hàng nước ngoài tổ chức các chương trình hội thảo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ, tiếp cận với hệ thống ngân hàng trên thế giới; thường xuyên đưa bài lên trang tin tài trợ thương mại trên mạng nội bộ Intranet để các cán bộ tham khảo, trao đổi, thảo
luận; (iii). Đa dạng hoá các hình thức đào tạo bao gồm đào tạo chính quy và không chính quy, kết hợp đào tạo đào tạo tại chỗ với đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài hạn; (iv). Có cơ chế, chính sách khuyến khích bằng các hình thức vật chất hoặc khen thưởng cho cán bộ tự học để nâng cao trình độ phù hợp với cương vị được giao; (v). Tổ chức định kỳ việc thi nghiệp vụ cấp chứng chỉ đưa ra tiêu chuẩn cho cán bộ tài trợ thương mại quốc tế nhằm mục đích thúc đẩy cán bộ phải luôn trau dồi nghiệp vụ nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu công việc và (vi). Tổ chức, khuyến khích cán bộ tham gia học tập, trau dồi ngoại ngữ thông qua các khóa học tập trung và chương trình tự học qua sách báo, đài.
Bên cạnh công tác đạo tạo cán bộ, MB Quảng Ninh còn phải chú ý tới nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ tài trợ thương mại quốc tế. Nhiệm vụ bồi dưỡng ở đây được hiểu một cách khá toàn diện gồm có bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, tư cách đạo đức và văn hóa doanh nghiệp. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế là hoạt động thường xuyên được tiếp cận với môi trường bên ngoài. Cán bộ tài trợ thương mại quốc tế đại diện cho MB Quảng Ninh để tiếp xúc, giao dịch, làm việc với các đối tác quốc tế. Nếu các cán bộ tài trợ thương mại quốc tế không có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu thì sẽ không thể đàm phán với các đối tác quốc tế, vốn là những ngân hàng có rất nhiều kinh nghiệp. Hơn nữa vấn đề đạo đức nghề nghiệp và văn hoá doanh nghiệp đối với cán bộ tài trợ thương mại quốc tế đặc biệt được nhấn mạnh hơn so với các nghiệp vụ khác bởi đây là bộ mặt của MB Quảng Ninh với bạn bè quốc tế.
Trong điều kiện dịch vụ tài trợ thương mại quốc tếnói riêng, dịch vụ ngân hàng nói chung bị cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp đang được đánh giá là một trong những yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Là một ngân hàng quốc doanh, MB không thể so sánh trình độ công nghệ và mức độ đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ với các ngân hàng nước ngoài. Do vậy, yếu tố để cạnh tranh với họ chính là chất lượng dịch vụ của MB Quảng Ninh. Như vậy, thực hiện tốt việc nâng cao trình độ cán bộ là yêu cầu cấp thiết đối với MB Quảng Ninh. Cán bộ có tinh thông nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, tư
cách đạo đức tốt thì mới có thể xử lý các tình huống giao dịch một cách thỏa đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng và khách hàng.
3.2.3. Tăng cường kiểm tra giám sát và thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp
Kiểm tra, giám sát là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các hoạt động của ngân hàng. Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế lại càng phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhanh chóng phát hiện ra sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời.
Công tác kiểm soát phải được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát độc lập. Cán bộ kiểm soát không được phép thực hiện chức năng của thanh toán viên và ngược lại (cài đặt trong thẩm quyền của người sử dụng của các chương trình hỗ trợ). Hoạt động kiểm soát được phân cấp tại chi nhánh và trung ương. Tại chi nhánh, cán bộ kiểm soát chịu trách nhiệm về các giao dịch do mình kiểm soát. Phòng kiểm soát độc lập tiến hành kiểm soát hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại chi nhánh mình theo đúng quy trình nghiệp vụ. Tại trung ương, phòng Tài trợ thương mại quốc tế trung ương xây dựng chương trình kiểm soát đột xuất và định kỳ theo ngày dọc đối với tất cả các chi nhánh có hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, hoạt động của phòng và của chi nhánh cũng được kiểm soát bởi Ban kiểm soát theo cơ chế hoạt động của Ban.Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát được phân chia cụ thể giữa các bộ phận liên quan đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hoạt động tài trợ thương mại quốc tế nhưng không bị chồng chéo:
Tại chi nhánh: Ban lãnh đạo chi nhánh có nhiệm vụ: (i). Bố trí đủ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt để thực hiện và kiểm soát hoạt động tài trợ thương mại quốc tế;(ii). Phê duyệt các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế vượt hạn mức dành cho Trưởng phòng (Tổ trưởng) Tài trợ thương mại quốc tế và(iii). Định kỳ kiểm tra kiểm soát hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại chi nhánh, phát hiện và khắc phục kịp thời các vi phạm quy trình tài trợ thương mại quốc tế và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan.
Cán bộ kiểm soát tài trợ thương mại quốc tế của chi nhánh gồm Kiểm soát viên và Trưởng phòng (Tổ trưởng) tài trợ thương mại quốc tế có trách nhiệm: (i). Kiểm soát về mặt nghiệp vụ các giao dịch phát sinh, đảm bảo xử lý giao dịch theo đúng pháp luật của Nhà nước, đúng quy trìnhtài trợ thương mại quốc tế và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng Trung ương; (ii). Phê duyệt các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế nằm trong hạn mức được Giám đốc chi nhánh uỷ quyền và (iii). Trưởng phòng (Tổ trưởng) Tài trợ thương mại quốc tế chịu trách nhiệm trước Giám đốc chi nhánh về các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế phát sinh tại chi nhánh.
Tại Trung ương, Ban lãnh đạo có nhiệm vụ: (i). Ban hành quy chế kiểm tra kiểm soát hoạt động tài trợ thương mại quốc tế định kỳ và đột xuất tại các chi nhánh; (ii). Ban hành cơ chế xử lý các rủi ro tài trợ thương mại quốc tế trong trường hợp phát sinh và (iii). Xây dựng hạn mức duyệt giao dịch hợp lý cho từng chi nhánh trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
Trong hoạt động kinh doanh của MB Quảng Ninh, hoạt động không thể phát triển một cách độc lập với các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Giữa hai mặt nghiệp vụ: tài trợ xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tồn tại một mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, trong đó tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là khâu cơ sở để phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Ngược lại, sự phát triển của kinh doanh ngoại tệ lại là một trong những yếu tố quyết định cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả và an toàn tài trợ thương mại quốc tế. Trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nghiệp vụ đó, để nâng cao hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của MB Quảng Ninh cần phải có những biện pháp hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho các nghiệp vụ liên quan.
Đối với nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, cán bộ cần làm tốt công tác thẩm định dự án, quản lý tài sản đảm bảo, đánh giá chính xác năng lực tài chính, xếp loại chất lượng tín dụng (hay còn gọi là độ tin cậy tín dụng) cho từng khách hàng. Trên cơ sở đó xây dựng hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu bộ chứng từ… cho từng khách hàng. Đồng thời việc cán bộ tín dụng thường xuyên theo sát hoạt động dinh