Ảnh Hưởng Của Vhkd Đến Quan Hệ Thương Mại Quốc Tế

biểu hiện qua đời sống vật chất và là kết quả của sự phát triển công nghệ.20 Do đó, nó ảnh hưởng rất lớn đến trình độ nhận thức và lối sống ở quốc gia đó. Ở những quốc gia có trình độ công nghệ cao, các hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống giáo dục, tài chính… rất phát triển. Đó là động lực cho sự mở mang giao lưu kinh tế quốc tế. Vì thế, ở những nước này, thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng. Ngược lại, ở những nước nông nghiệp nghèo, việc buôn bán với thương nhân nước ngoài hầu như không mấy được quan tâm.

Mỹ học (Aesthetics)

Mỹ học gắn liền với nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật, trong xã hội và thường được biểu hiện trong mỹ thuật, âm nhạc, kịch, văn hoá dân gian và khiêu vũ. Mỹ học cũng là một yếu tố văn hoá có ảnh hưởng đến các hành vi ứng xử và những quan niệm trong đời sống xã hội cũng như trong kinh doanh. Một biểu hiện cho tác động này là quan niệm khác nhau về ý nghĩa biểu trưng của màu sắc ở những quốc gia khác nhau. Ví dụ, màu biểu trưng cho sự tang tóc ở Mỹ và Mêhicô là màu đen, trong khi đó ở Viễn Đông là màu trắng và đen, còn ở Brazil là màu tía. Hay như ở các nước theo đạo Hồi, màu xanh lá cây được xem là màu sắc mang lại sự tốt lành nên những quảng cáo có sử dụng màu xanh lá cây hoặc những kiện hàng được bọc bằng màu này sẽ rất được ưa chuộng. Trong khi đó, ở

Châu Phi người ta thường dùng giấy bọc màu đỏ vì đây mới là màu may mắn của họ. 21 Đây cũng là điều quan trọng đối với những người làm marketing. Để tránh những rủi ro về văn hoá khi thâm nhập vào thị trường mới, cần phải nghiên cứu cẩn thận để xem liệu màu sắc mình đang sử dụng cho những sản phẩm, những kiện hàng hay những mẫu quảng cáo có bao hàm ý nghĩa đặc biệt nào không.

Giáo dục (Education)

Giáo dục là một thành tố không thể thiếu của văn hoá. Nó chính là phương tiện chính thức giúp truyền đạt văn hoá cho các cá nhân trong xã hội. Hệ thống giáo dục của một xã hội sẽ góp phần duy trì và tạo nên những khác biệt về văn hoá của


20 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, Luận án TS Kinh tế, tr. 19.

21 Donald Ball, Wendell McCulloch, Michael Geringer, Paul Frantz, Michael Minor (2007), International

Business: The Challenge of Global Competition, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 9, tr. 296.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

xã hội đó so với xã hội khác. Những giá trị và chuẩn mực của xã hội là những nội dung được truyền đạt qua các thế hệ thông qua cả giáo dục chính quy và không chính quy.22 Giáo dục chính quy là giáo dục thông qua hệ thống nhà trường và đóng vai trò chủ chốt trong xã hội. Tại đây, con người được học những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội. Bên cạnh đó, những chuẩn mực đạo đức như sự kính trọng, vâng lời, tính trung thực, sự ngăn nắp, đúng giờ… cũng dần được hình thành trong mỗi học sinh một cách gián tiếp qua đời sống học đường. Còn giáo dục không chính quy chính là sự giáo dục của gia đình và xã hội - đây cũng là môi trường có tác động không nhỏ đến việc hình thành tư duy và nhận thức cho con người.

Trình độ giáo dục của một quốc gia sẽ quyết định đến trình độ dân trí của quốc gia đó. Thước đo trình độ giáo dục của một xã hội chủ yếu là tỷ lệ mù chữ, chất lượng và số lượng trường học, số lượng học sinh và có thể là cả tỷ lệ kinh phí Nhà nước chi cho giáo dục. Với những người hoạt động trong lĩnh vực marketing, tỷ lệ người biết chữ là rất được quan tâm bởi nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ trong việc lựa chọn phương tiện, loại hình quảng cáo, địa điểm bán hàng… Ví dụ, ở Pakistan, tỷ lệ mù chữ lên tới 70% nên đây sẽ không thể là thị trường tốt cho việc

Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam - 3

kinh doanh sách báo và những hình thức quảng cáo sử dụng sách báo hay tờ rơi cũng không thể hữu dụng ở quốc gia này.23 Trong trường hợp này, tốt nhất các nhà làm quảng cáo nên sử dụng những hình thức quảng cáo có hình ảnh.

Như vậy, tìm hiểu trình độ giáo dục của một quốc gia sẽ giúp cho việc quyết định lựa chọn phương thức thâm nhập vào một thị trường mới đạt được hiệu quả.

Cấu trúc xã hội (social structure)

Cấu trúc xã hội được hiểu là cách thức tổ chức xã hội cơ bản của xã hội đó. Mọi xã hội đều có cấu trúc riêng của nó và từ đó hình thành nên các mối quan hệ có ảnh hưởng tới hành vi ứng xử của các thành viên trong xã hội đó. Tuy cấu trúc xã hội bao gồm nhiều phương diện khác nhau nhưng để thấy sự khác biệt trong văn hoá giữa các xã hội thì người ta dựa trên hai phương diện chính.24


22 Charles W.L. Hill (2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6, tr. 105. 23 Charles W.L. Hill (2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6, tr. 106 24 Charles W.L. Hill (2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6, tr. 94.

Đầu tiên là mức độ coi trọng tính cá nhân (đối lập với nó là tính tập thể) của từng xã hội. Những người thuộc những nền văn hoá mang tính cá nhân cao thường coi mình là một cá thể riêng lẻ khác biệt so với những người khác. Họ rất rõ ràng trong khi giao tiếp và thường đi thẳng vào vấn đề cần bàn bạc. Mỹ, Phần Lan, Pháp… là những ví dụ điển hình cho đặc tính cá nhân cao này. Trong khi đó, những nền văn hoá mang tính tập thể cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… lại đề cao tập thể và thường nghĩ cho toàn cục. Ở các công ty của Nhật Bản hay Trung Quốc, tính thân thiện và lòng trung thành là rất quan trọng và thường được duy trì.

Thứ hai là sự phân chia địa vị xã hội. Mọi xã hội đều được phân tầng thành những giai cấp và sự phân chia này dựa trên cơ sở nền tảng xã hội, nghề nghiệp và thu nhập. Giai cấp là những tập đoàn người đông đảo, giống nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, về quan hệ của họ với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, do đó có sự khác nhau về phương thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội mà họ được hưởng. Ấn Độ là nước điển hình cho xã hội tồn tại chế độ phân biệt sâu sắc giữa các tầng lớp và giai cấp khác nhau trong xã hội, ở đó, việc chuyển đổi từ giai cấp này sang giai cấp khác là rất khó. Điều này gây cản không chỉ hạn chế những cơ hội đạt được những vị trí cao trong xã hội mà còn ảnh hưởng đến cả việc thăng tiến trong công việc. Đó là lý do mà trong một công ty của Ấn Độ, những người có năng lực chuyên môn tốt nhưng xuất thân ở một tầng lớp thấp thì chưa chắc đã có thể thăng tiến. Ngược lại,

những người có xuất thân từ những tầng lớp cao hơn trong xã hội sẽ có nhiều cơ hội đạt được những vị trí quan trọng trong công ty hơn.25 Trong khi đó, Mỹ lại là nước điển hình cho những xã hội có sự phân biệt giai cấp thực sự không rõ nét. Và sự chuyển đổi giữa các giai cấp là hoàn toàn có thể.

Hai khía cạnh trên có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy trong kinh doanh và do đó sẽ ảnh hưởng đến phong cách làm việc cũng như phương thức hoạt động của các tổ chức kinh doanh. Trong quan hệ thương mại quốc tế, cấu trúc xã hội là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý bởi họ phải lãnh đạo những người đến từ những nền văn hoá khác biệt với văn hoá của họ.

25 Charles W.L. Hill (2007), International Business, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 6, tr. 102.

1.1.2. Văn hoá kinh doanh

1.1.2.1 Khái niệm văn hoá kinh doanh

Trong kinh doanh, những sắc thái văn hoá cũng được thể hiện rõ nét qua toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của một tổ chức. Cụ thể, nó được biểu hiện từ cách chọn và bố trí máy móc và dây chuyền công nghệ, từ cách tổ chức bộ máy về nhân sự và hình thành quan hệ giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức cho đến những phương thức quản lý kinh doanh mà chủ thể kinh doanh áp dụng sao cho có hiệu quả nhất. Bản thân hoạt động kinh doanh có mục đích là lợi nhuận chứ không lấy các giá trị văn hoá làm mục tiêu trực tiếp song từ những hoạt động cụ thể trên đã dần dần hình thành nên các giá trị văn hoá trong kinh doanh. Chính vì vậy mà đã hình thành nên một khái niệm khá mới mẻ: văn hoá kinh doanh.

Cả văn hoá và kinh doanh đều đã xuất hiện từ rất lâu song mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh mới chỉ được đi sâu nghiên cứu sau khi Hofstede cho xuất bản công trình nghiên cứu mang tên “Văn hoá và tổ chức - phần mềm của ý thức” (Culture and organisations – The software of the mind) vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Cho đến khoảng thập niên 90 của thế kỷ 20, thuật ngữ văn hoá kinh doanh (VHKD) mới xuất hiện.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về VHKD. Có những quan điểm cho rằng VHKD chính là kinh doanh có văn hoá. Điều này biểu hiện rõ trong định nghĩa về VHKD của Giáo Sư Hoàng Trinh: “Văn hoá kinh doanh (hay kinh doanh có văn hoá) có nghĩa là hoạt động kinh tế có hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng, giá trị cao, giá thành thấp, sản phẩm đạt chất lượng cao, tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài, làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước”.26 Định nghĩa trên chưa nêu bật được bản chất của VHKD, ngược lại đã đánh đồng VHKD với kinh doanh có văn hoá, vì thế đã gây nhầm lẫn trong việc xác định đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của

VHKD là những vấn đề văn hoá liên quan đến kinh doanh trong khi đó đối tượng của kinh doanh có văn hoá là việc kinh doanh đảm bảo tính đạo đức. Khác với quan điểm trên, học giả Đỗ Minh Cương đã đưa ra định nghĩa về VHKD như sau: “Văn

26 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, Luận án TS Kinh tế, tr. 52.

hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ”.27 Định nghĩa này đã nêu bật được sự khác biệt giữa VHKD và kinh doanh có văn hoá song lại mắc phải một nhược điểm là không chỉ rõ chủ thể kinh doanh là một quốc gia hay một doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm coi VHKD chính là văn hoá doanh nghiệp bởi chủ thể của VHKD chính là các doanh nghiệp. Tiêu biểu cho quan điểm này là định nghĩa về VHKD của Edgar H.Schein, chuyên gia nghiên cứu về các tổ chức. Theo ông, “Văn hoá doanh nghiệp (hay văn hoá công ty) là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”.28 Cách hiểu này được các nhà nghiên cứu về kinh doanh chấp nhận, xuất phát từ quan niệm coi kinh doanh là hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách hiểu này có phần hạn hẹp vì mặc dù doanh nghiệp là chủ thể chính của mọi hoạt động kinh doanh nhưng kinh doanh cũng là một hoạt động phổ biến liên quan mật thiết đến mọi thành viên trong xã hội.

Có lẽ nhóm quan điểm tiến bộ và đúng đắn nhất là nhóm coi kinh doanh là hoạt động có liên quan đến mọi thành viên trong xã hội. Theo các nhà nghiên cứu trong Viện Kinh doanh Nhật Bản – Hoa Kỳ thì “Văn hóa kinh doanh có thể được định nghĩa như ảnh hưởng của những mô hình văn hoá của một xã hội đến những thiết chế và thông lệ kinh doanh của xã hội đó”.29 Đây là một định nghĩa khá ngắn gọn và đầy đủ, đã bao trùm lên mọi khía cạnh của đời sống kinh doanh.

Cũng theo quan điểm tiến bộ trên, TS Nguyễn Hoàng Ánh, đã đưa ra một định nghĩa tương đối cụ thể và bao quát về VHKD. Đó là “Văn hóa kinh doanh là sự thể hiện phong cách kinh doanh của một dân tộc. Nó bao gồm các nhân tố rút ra từ văn


27 Đỗ Minh Cương (2001), Văn hoá kinh doanh và Triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc Gia, tr. 69. 28 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, Luận án TS Kinh tế, tr. 50.

29 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá

kinh doanh ở Việt Nam, Luận án TS Kinh tế, tr. 51.

hoá dân tộc, được các thành viên trong xã hội vận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình và cả những giá trị, triết lý… mà các thành viên này tạo ra trong quá trình kinh doanh”.30 Theo đánh giá, đây là định nghĩa rõ ràng, đầy đủ và gần gũi với những khái niệm của những học giả tiến bộ. Nó vừa bao hàm những giá trị văn hóa dân tộc được thể hiện trong kinh doanh, vừa có những giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng.

VHKD có ảnh hưởng quyết định đến kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế. Mỗi quốc gia, dân tộc khác nhau lại có những mô hình văn hoá khác nhau, tạo nên đặc trưng riêng cho VHKD. Mặt khác, những yếu tố ảnh hưởng đến VHKD luôn vận động, thay đổi làm cho nó cũng biến đổi theo. Vì vậy, việc tìm hiểu sâu sắc về VHKD của các đối tác chính là chìa khoá thành công cho các doanh nghiệp muốn vươn ra tầm quốc tế.

1.1.2.2. Các khía cạnh của văn hoá kinh doanh

Căn cứ trên góc độ văn hoá quốc gia, nhà nhân chủng học người Hà Lan, Geert Hofstede - một chuyên gia trong lĩnh vực giao lưu văn hoá và quản lý đã đưa ra bốn khía cạnh để xem xét biểu hiện của VHKD, đó là:31

- Tính cá nhân/ Tính tập thể: Đặc điểm này liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân với những người xung quanh. Theo Hofstede, những thành viên trong các xã hội mang tính tập thể cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, thường gắn bó với nhau trong một tổ chức. Do đó, những công ty ở những nước này thường ra quyết định dựa trên ý kiến tập thể. Trong khi đó, ở những xã hội mang đậm tính cá nhân như Mỹ, Canada, Đan Mạch… thì sự liên kết ràng buộc giữa các cá nhân là hết sức lỏng lẻo và những quyết định dựa trên ý kiến cá nhân là phổ biến.

- Sự phân cấp quyền lực: Đây là yếu tố phản ánh mức độ chấp nhận sự phân chia quyền lực bất bình đẳng giữa các cá nhân. Ở những nước có sự phân cấp quyền lực cao như Malaysia, Goatemala, Philipin… những nhân viên tin rằng những người lãnh đạo luôn luôn đúng. Do đó, họ không hề chủ động đưa ra những quyết định bất



30 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, Luận án TS Kinh tế, tr. 54.

31 S. Tamer Cavusgil, Gary Knight, John R. Riesenberger (2007), International Business: Strategy,

Management and The New Reality, NXB Prentice Hall, tr. 137

thường. Trong khi đó, ở những nước có sự phân cấp quyền lực thấp như Đan Mạch, Thuỵ Điển…những quyết định có sự tham gia của nhân viên là cực kỳ phổ biến và mang lại hiệu quả cao.

- Tính cẩn trọng: Đặc điểm này phản ánh mức độ dám chấp nhận và đương đầu với những tình thế không rõ ràng hoặc bất ổn của các thành viên trong xã hội. Nhân viên ở những nước có tính cẩn trọng cao như Nhật Bản, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng gắn bó lâu dài với một công ty. Ngược lại, những nhân viên ở những nước có tính cẩn trọng thấp như Mỹ, Singapore và Đan Mạch lại linh hoạt hơn rất nhiều trong việc chuyển chỗ làm.

- Nam tính/ Nữ tính: Người ta thường dùng đặc điểm này để xem xét vai trò của giới tính trong công việc. Trong môi trường nam tính, vai trò của giới tính rất được coi trọng và các “giá trị nam tính” truyền thống như sự thành đạt, quyền lực… quyết định các ý tưởng văn hoá. Tiêu biểu cho đặc điểm này là Australia và Nhật Bản. Trong môi trường nữ tính, vai trò của giới tính ít được coi trọng hơn và ít có sự phân biệt nam nữ trong công việc. Những nước Bắc Âu là những nước tiêu biểu cho dạng tính cách này.

Căn cứ vào quá trình kinh doanh, có thể coi VHKD bao gồm:32

- Văn hoá doanh nghiệp: đây là thành phần đầu tiên của VHKD vì doanh nghiệp chính là chủ thể của hầu hết các hoạt động kinh doanh.

- VHKD trong Marketing: bao gồm văn hoá trong sản xuất, phân phối và xúc tiến thương mại.

- Văn hóa đàm phán: tức là VHKD trong quá trình giao tiếp, trao đổi và thuyết phục giữa các đối tác kinh doanh để đi đến ký kết các hợp đồng thương mại.

- Văn hoá tiêu dùng: tức là những tập quán, thị hiếu, quan điểm của người tiêu dùng khi lựa chọn, đánh giá để đi quyết định mua hàng.

1.2. Ảnh hưởng của VHKD đến quan hệ thương mại quốc tế

Ảnh hưởng của văn hoá đến hoạt động kinh doanh đã giúp hình thành nên một nền tiểu văn hoá mới đó là văn hoá kinh doanh. Và VHKD chính là yếu tố then chốt,

32 Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Vai trò của văn hoá trong kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, Luận án TS Kinh tế, tr. 59.

quyết định đến tư duy trong kinh doanh, đến giao tiếp trong kinh doanh và đến tâm lý tiêu dùng của người dân trong từng nền văn hoá.

1.2.1. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến tư duy trong kinh doanh

Nói đến tư duy trong kinh doanh quốc tế là nói đến lối nhận thức, quan niệm và thói quen kinh doanh của các thương nhân. Việc nắm bắt được tâm lý, thái độ của đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài là cực kỳ quan trọng để có thể đưa ra những ứng xử và quyết định phù hợp. VHKD của mỗi quốc gia khác nhau sẽ hình thành nên những cá tính và hành vi khác nhau của các nhà kinh doanh.

Ảnh hưởng đầu tiên cần quan tâm là sự khác nhau trong quan niệm về thời gian. Trong kinh doanh, có những quốc gia luôn hướng tới những sự phát triển trong tương lai, có những quốc gia chú trọng tới những thành quả trong quá khứ và cũng có những quốc gia lại chú trọng tới hiện tại. Chẳng hạn Nhật Bản là nước chú trọng tới sự phát triển cho tương lai. Cái họ quan tâm không phải là kế hoạch để phát triển trong quý tới mà là trong 10 năm tới. Còn các nước Châu Âu lại chú trọng tới quá khứ cho nên họ cho rằng những kế hoạch phải của họ phải phù hợp với các truyền thống và giá trị nền tảng đã hình thành trước đó. Cho nên, các công ty Nhật Bản thường có kế hoạch chiến lược cho một giai đoạn khá dài, có khi lên tới hàng thập kỷ, trong khi đó, ở các công ty Châu Âu thì chỉ là vài năm. Mỹ là nước tiêu biểu cho việc chú trọng tới hoạt động kinh doanh trong hiện tại. Do đó, họ rất quý trọng thời gian. Với họ, thời gian là tiền bạc nên họ rất nghiêm ngặt trong việc thực hiện đúng lịch trình, đúng hẹn, đặc biệt là trong các cuộc gặp gỡ làm ăn. Trong khi

đó, các nước Châu Mỹ La Tinh thì lại khá linh hoạt về mặt thời gian. Họ thường có xu hướng đến muộn hơn so với đối tác trong các cuộc gặp.33

Ngoài ảnh hưởng tới nhận thức của người kinh doanh về vấn đề thời gian, VHKD còn ảnh hưởng đến cá tính và thói quen kinh doanh của doanh nhân, từ đó ảnh hưởng đến các hành vi của thương nhân trong kinh doanh. Thương nhân ở những nước chịu ảnh hưởng của nền văn hoá La tinh (Châu Âu, Châu Mỹ) - những nước có tính cẩn trọng thấp - có xu hướng ưa thích sự thay đổi và dám mạo hiểm

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí