Vai Trò Của Người Giao Nhận Trong Thương Mại Quốc Tế

sẽ bán được nhiều hơn, với giá cao hơn, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng lớn. Nhờ uy tín và danh tiếng đó mà doanh nghiệp có điều kiện phát triển thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

- Tổ chức quản lý doanh nghiệp

Trình độ tổ chức quản lý là yếu tố quan trọng hàng đầu. Có tổ chức tốt doanh nghiệp sẽ làm tốt mọi việc. Nếu các yếu tố khác tốt mà tổ chức quản lý không tốt thì hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn không đạt hiệu quả. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở phương pháp quản lý và tính hiệu quả của phương pháp đó, hệ thống tổ chức, văn hóa doanh nghiệp...Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, có năng suất. Ngược lại, một cơ cấu chồng chéo, quyền lực không được phân chia thì hiệu quả hoạt động sẽ kém.

Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thì cơ cấu Ban lãnh đạo, phẩm chất và tài năng của họ có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào, với quy mô nào, kết quả và hiệu quả hoạt động đều phụ thuộc vào đức và tài của đội ngũ lãnh đạo cũng như cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân và việc thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận đó.

Cơ cấu tổ chức không phải là bộ khung cứng nhắc, nó cũng phải thay đổi tùy thuộc vào môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ứng với từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phương pháp quản lý hiện đại, hệ thống tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt dễ thích ứng khi môi trường kinh doanh thay đổi cộng với văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ giúp củng cố vững chắc vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

- Chính sách, chiến lược của doanh nghiệp

Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng, làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng đến việc tạo dựng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một mặt chiến lược được xây dựng dựa trên các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy yếu tố sở trường của doanh nghiệp nhằm cạnh tranh với đối thủ. Mặt khác, thông qua chiến lược doanh nghiệp có thể tạo dựng, duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh mới, và do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao. Chính sách và chiến lược vạch phương hướng và mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro, vượt qua khó khăn thử thách để đi tới thành công. Chính sách và chiến lược gồm nhiều loại: chính sách nhân sự, chính sách sản phẩm mới, chính sách thị trường, chính sách khách hàng...Vạch ra được chính sách và chiến lược đúng là điều cơ bản để doanh nghiệp đạt thắng lợi trong cạnh tranh.

Nói tóm lại, trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh. Không có cạnh tranh sẽ không có sinh tồn và phát triển. Đó là quy luật tồn tại của muôn loài. Đặc biệt là ngày nay trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập kinh tế thế giới của nước ta thì cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế lại diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Để tồn tại và phát triển bền vững doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được quyết định bởi nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố có thể trở thành lợi thế cạnh tranh nếu doanh nghiệp biết cách đầu tư, xây dựng và phát triển nó trong bối cảnh cụ thể của thị trường và cạnh tranh. Hơn nữa, muốn có được năng lực cạnh tranh mạnh, doanh nghiệp phải qua một quá trình xây dựng bộ máy tổ chức, lãnh đạo, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh, tạo dựng được môi trường bên trong và bên ngoài tốt để làm cơ sở vững chắc cho hoạt động của mình. Doanh nghiệp là một tế bào kinh tế – xã hội, nó tồn tại và hoạt động trong môi trường có hàng loạt các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới năng lực cạnh

tranh của nó. Doanh nghiệp cần thấy rõ ảnh hưởng của các yếu tố này để có biện pháp tích cực nhằm hạn chế hoặc loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy các ảnh hưởng tích cực để tạo dựng năng lực cạnh tranh của mình ngày một cao hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

CHƯƠNG II‌‌

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN

Cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận - 4


1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN

1.1. Khái niệm giao nhận, người giao nhận

Dịch vụ giao nhận, theo Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, “là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.”

Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ, hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất cứ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Người giao nhận được xác định là thương nhân, lấy việc tổ chức giao nhận hàng hóa thông qua các bên vận tải đường sông, đường bộ, vận tải biển và vận tải hàng không làm nghề nghiệp của mình.

Trước đây, người giao nhận thường chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc do các nhà xuất nhập khẩu ủy thác như: xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng...Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ trong ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay, người giao nhận đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người giao nhận không chỉ dừng lại ở việc thực hiện một số khâu như làm thủ tục hải quan, thuê tàu...mà tiến tới cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa.

Ở các nước khác nhau, người kinh doanh dịch vụ giao nhận được biết đến dưới những tên gọi khác nhau: Đại lý hải quan (Customs House Agent), Môi giới hải quan (Customs Broker), Đại lý thanh toán (Clearing Agent), Đại lý gửi hàng và giao nhận (Shipping and Forwarding Agent), Người chuyên chở chính (Principal Carrier)...

Trừ phi bản thân người gửi hàng hay người nhận hàng muốn tự mình thực hiện mốt số khâu như làm thủ tục chứng từ, thông quan cho hàng hóa còn thông thường thì người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua tất cả các công đoạn để đến tay người nhận cuối cùng. Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của bên thứ ba khác.

1.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận.

Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhận kho vận. Trừ phi bản thân người gửi hàng (hoặc người nhận hàng muốn tự mình tham gia làm bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, còn thông thường người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các cung đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng. Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của những người thứ ba khác.

Những dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành là:

Doanh nghiệp giao nhận là người hỗ trợ khách hàng khi gửi hàng đi, là người nhận hàng từ khách hàng, chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở.

Tổ chức chuyên chở hàng hóa, trong phạm vi ga, cảng.

Tổ chức xếp dỡ hàng hóa

Làm tư vẫn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa.

Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu

cước.

Làm thủ tục gửi hàng, nhận hàng.

Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch.

Mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng.

Thanh toán, thu đổi ngoại tệ.

Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận.

Thu xếp chuyển tải hàng hóa.

Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận.

Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.

Tổ chức việc đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa, lưu kho, lưu bãi hàng hóa bằng cách trực tiếp tiến hành hoặc thuê lại bên thứ ba thực hiện dịch vụ này.

Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa.

Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi...

Thông báo tình hình đến và đi của các phương tiện vận tải

Thông báo tổn thất với người chuyên chở.

Doanh nghiệp giao nhận còn là người t giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường trong trường hợp có tổn thất thiệt hại xảy ra.

Ngoài ra người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn, vận chuyển quần áo may sẵn trong container đến thẳng cửa hàng, vận chuyển hàng triển lãm ra nước ngoài...Đặc biệt trong những năm gần đây,

người giao nhận thường cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai trò là MTO và phát hành cả chứng từ vận tải.

1.3. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế

Ngày nay cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ của ngành vận tải, các doanh nghiệp giao nhận ngày càng cung cấp các dịch vụ hoàn hảo hơn và đóng vai trò ngày một thiết yếu hơn. Các doanh nghiệp giao nhận đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau.

Với tư cách là người môi giới hải quan (Customs Broker): doanh nghiệp giao nhận thay mặt cho người xuất khẩu và người nhập khẩu khai báo hải quan, làm thủ tục hải quan và thông quan cho hàng hóa như một môi giới hải quan.

Với tư cách là đại lý (Agent): doanh nghiệp giao nhận không đảm nhiệm trách nhiệm của người chuyên chở mà hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng. Doanh nghiệp giao nhận được sự ủy thác của chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho...trên cơ sở hợp đồng ủy thác.

Với tư cách là người gom hàng (Cargo Consolidator): đặc biệt cần thiết trong vận tải hàng hóa bằng container nhằm tập hợp những lô hàng lẻ (LCL) thành những lô hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải. Khi đóng vai trò là người gom hàng, doanh nghiệp giao nhận có thể là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý của người chuyên chở.

Với tư cách là người chuyên chở (Carrier): doanh nghiệp giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng tới nơi nhận hàng như quy định trong

hợp đồng. Khi đó người chuyên chở đóng vai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier) nếu đứng ra ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở, còn nếu người giao nhận trực tiếp đứng ra chuyên chở hàng hóa thì anh ta sẽ trở thành người chuyên chở thực tế (Actual Carrier).‌

Với tư cách là người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO): doanh nghiệp giao nhận sẽ cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hay vận tải “Door to Door” . Khi đó doanh nghiệp giao nhận sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt hành trình vận tải.

2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN

2.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.

Là một quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.000 km, hệ thống cảng biển trải dài từ Bắc vào Nam, với vị trí địa lý trọng yếu, nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế, phải nói rằng thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam một điều kiện rất lý tưởng để phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực giao nhận vận tải nói riêng. Sự ưu đãi này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển buôn bán với các quốc gia, các khu vực trên thế giới mà còn có thể đưa Việt Nam trở thành nơi trung chuyển hàng hoá trong khu vực. Ngoài lợi thế về đường biển, hệ thống sông ngòi cũng đa dạng và phong phú đặc biệt là đồng bằng Nam Bộ, tạo điều kiện phát triển giao thông nội thuỷ. Hàng hoá sau khi được dỡ tại cảng biển sẽ tiếp tục lên các phương tiện vận tải nội thuỷ theo các đường sông đi sâu vào trong đất liền để giao hàng. Hai vùng đồng bằng châu thổ bằng phẳng ở miền Bắc và miền Nam được kết nối bởi dải đất miền Trung cũng là yếu tố thuận lợi cho phát triển hệ thống giao thông đường sắt và đường ôtô, mắt xích quan trọng của vận tải đa phương thức.

Ngoài ra do sự đa dạng về điều kiện địa lý, khí hậu nên mỗi miền đều có những sản phẩm đặc trưng riêng của mình để có mặt trên thị trường thế

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí