nước đều có chính sách hỗ trợ vốn cho các DN này. Các NHTM thường cấp tín dụng kết hợp với việc hỗ trợ xuất khẩu cho các DNNVV.
Tại Đài Loan: Các NHTM Đài Loan luôn sát cánh cùng DN thông qua nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp nhu cầu của DN, đồng thời cũng theo sát để hỗ trợ DN trong quá trình sử dụng vốn vay. Các khoản tín dụng cũ hoặc mới đều được ngân hàng xem xét đánh giá một cách cẩn thận theo một quy trình cụ thể. Trong đó, tài sản đảm bảo của khách hàng luôn được ngân hàng theo dõi và tái đánh giá định kỳ (thông thường khoảng 6 tháng). hồ sơ tín dụng của khách hàng được ngân hàng lưu trữ một cách đầy đủ, cận thận, rõ ràng thuận tiện cho việc tái thẩm định hoặc sử dụng cho những mục đích khác nhau. Ngân hàng cũng theo dõi chặt chẽ thời gian nhân viên ngân hàng nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ khách hàng (từ 3 đến 7 ngày) để tra lời đầy đủ cho khách hàng.
Tại Ấn Độ: Việc cấp tín dụng cho khách hàng được các NHTM xem xét một cách rất cẩn thận, đặc biệt là các báo cáo tài chính, cấu trúc vốn, hàng tồn kho,... của DN. Các NHTM chủ yếu dựa vào các báo cáo cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các chỉ số tài chính và phi tài chính được ngân hàng xem xét đánh giá một cách thận trọng, là các căn cứ quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng cho DN hay không.
Tại các nước ASEAN:
Hầu hết các NHTM các nước ASEAN đều có cơ cấu tổ chức phân theo đối tượng khách hàng: các nhân và DN giúp các ngân hàng tập trung các nguồn lực để phục vụ cho từng đối tượng khách hàng ngày càng tốt và chuyên nghiệp hơn. Thông thường, các NHTM tại các nước này đều có hội đồng tín dụng và bộ phận chuyên trách để quản lý Tài sản Nợ và Tài sản có để kiểm soát và quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, trong cơ cấu tổ chức, các NHTM luôn có một bộ phận hỗ trợ tín dụng giúp bộ phận tín dụng cập nhật, quản lý và khai thác có hiệu quả các thông tin cần thiết về khách hàng...giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao, hạn chế đến mức tối đa rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã đề cập đến những vấn đề chung về thẩm định cho vay DNNVV. Phân tích đặc điểm, vai trò DNNVV và những tồn tại hạn chế DNNVV hiện nay, phân tích vai trò tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, vai trò của công tác thẩm định cho vay của NHTM và phân tích các nội dung thẩm định cho vay.
Trong phần tiếp theo, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định cho vay DNNVV của NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay. Để từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay các DNNVV trong hoạt động tại NHTM trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DNNVV TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHTM TỈNH PHÚ THỌ.
2.1.1. Tình hình hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn.
2.1.1.1. Tình hình phát triển hệ thống NHTM.
Trong những năm gần đây, môi trường hoạt động của các NHTM Việt Nam đã có rất nhiều đổi mới. Với chủ trương cởi mở, khuyến khích sự cạnh tranh và phát triển trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hàng loạt các NHTM mới được thành lập, chưa kể sự mở rộng quy mô của các ngân hàng trước đó và sự tham gia của các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh đã làm cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng quyết liệt hơn.
Theo Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng tỉnh Phú Thọ năm 2011 của NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, đến hết năm 2011 trên địa bàn tỉnh có tổng cộng
13 NHTM chi nhánh cấp I; 15 NHTM chi nhánh cấp II thuộc hệ thống NHNo&PTNT; 105 phòng giao dịch thuộc hệ thống NHTM, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Số lượng NHTM đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các năm.
NHTM Nhà nước | NHTM Cổ phần | Tổng cộng | |||
Chi nhánh | PGD | Chi nhánh | PGD | ||
Năm 2007 | 07 | 43 | 01 | 01 | 52 |
Năm 2008 | 07 | 58 | 03 | 04 | 72 |
Năm 2009 | 07 | 69 | 03 | 07 | 86 |
Năm 2010 | 08 | 79 | 04 | 18 | 109 |
Năm 2011 | 08 | 83 | 05 | 22 | 118 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thẩm Định Tình Hình Hoạt Động, Sản Xuất Kinh Doanh Của Dn:
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động tại các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ - 4
- Thẩm Định Rủi Ro Tín Dụng Độc Lập Đối Với Khoản Vay:
- Dư Nợ Cho Vay Và Tốc Độ Tăng Trưởng Dư Nợ Tín Dụng Dnnvv Tại Các Nhtm Qua Các Năm.
- Hạn Chế Về Thông Tin, Trang Thiết Bị Phục Vụ Cho Công Tác Thẩm
- Nguyên Nhân Dẫn Đến Hạn Chế Trong Quy Trình, Tổ Chức Thẩm Định Và Cơ Chế Quản Lý, Chính Sách Cho Vay:
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo của NHNN Chi nhánh tỉnh Phú Thọ năm 2011)
2.1.1.2. Hoạt động NHTM thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương:
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phát triển màng lưới hoạt động rộng khắp, đến các huyện, vùng sâu, vùng xa nhằm đáp ứng cơ bản các nhu cầu kinh tế xã hội của địa phương. Qua đó đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của Tỉnh. Bên cạnh việc cho vay thương mại đối với các DN, hệ thống Ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập và giữa các vùng kinh tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.
Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế gặp khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, ngành ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của việc đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành Ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn địa phương cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay.
Nhận thức sâu sắc quan điểm kinh tế nhiều thành phần và vai trò của các khu vực kinh tế, hệ thống NHTM trên địa bàn đã có những chuyển biến căn bản về hoạt động tín dụng, tỉ trọng cho vay khu vực DN đã tăng đáng kể trong nhiều năm. Nhờ đó, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
2.1.2. Xu hướng phát triển của loại hình DNNVV tác động tới công tác
thẩm định cho vay của các NHTM:
Từ sau khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cho đến nay, chính sách kinh tế nhiều thành phần được thực hiện một cách nhất quán, Nhà nước đã không ngừng đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa, từng bước xóa bỏ dần vai trò quản lý kinh tế của các sở ngành chủ quản, cải tiến mô hình hoạt động của tổng công ty, chuyển DN nhà nước sang các DN cổ phần. Qua đó, Nhà nước chủ yếu giữ vai trò chỉ đạo, hỗ trợ hơn là vai trò ra lệnh và kiểm soát, từ đó tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi thành phần kinh tế, phát huy mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.
Với sự thay đổi chính sách như trên cùng với đặc điểm kinh tế xã hội của VN, số lượng DNNVV luôn tăng trưởng không ngừng và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số DN, vai trò và sự đóng góp của loại hình DN này đối với nền kinh tế nước ta ngày càng quan trọng. Vì vậy, sự phát triển của DNNVV luôn được Chính phủ quan tâm, và đã được thể hiện rõ qua Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 về phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm (2006-2010). Theo đó, mục tiêu tổng quát là “đẩy nhanh tốc độ phát triển DNNVV, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng cho nền kinh tế”, kèm theo là hàng loạt các giải pháp nhằm kích thích sự tăng trưởng và phát triển bền vững của loại hình DN này như: cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cải cách chính sách thuế, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, công nghệ và kiến thức cho DN. Cho tới nay, các DNNVV đã có những bước phát triển mạnh và giữ vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện tại và trong tương lai.
Với bối cảnh và tình hình thực tế như trên, đã có sự tác động và làm thay đổi rất lớn đến công tác thẩm định cho vay DNNVV tại các NHTM, thể hiện ở các điểm:
- Nền kinh tế nước ta đang trải qua giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng rất lớn
đến sự tồn tại và phát triển của các DN, nhất là các DNNVV. Tuy nhiên, với định hướng phát triển mà Chính phủ đã đề ra và quá trình phát triển của kinh tế đất nước, loại hình DNNVV luôn luôn là loại hình DN chiếm đa số trong nền kinh tế, đồng thời là đối tượng phục vụ chính của các NH.
- Khối lượng các chi nhánh, phòng giao dịch NHTM được phát triển dày đặc dẫn đến cạnh tranh giữa các NHTM ngày một gay gắt, trong khi lượng DN hoạt động tốt, có hiệu quả thì giới hạn, đặc biệt trong thời điểm khó khăn như hiện nay. Vì vậy, dưới sức ép từ cạnh tranh giữa các NHTM với nhau, để tiếp tục phát triển, mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các NHTM không có cách gì khác hơn là phải không ngừng tăng trưởng tín dụng cho vay DNNVV, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, với mục tiêu đảm bảo an toàn ngay cả khi nền kinh tế đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất, ẩn chứa nhiều rủi ro.
Các vấn đề trên đặt ra cho các NHTM phải không ngừng chú trọng công tác thẩm định cho vay, vừa đảm bảo nhanh chóng giải quyết cho vay để thu hút khách hàng tốt, tăng trưởng dư nợ, vừa có thể hạn chế rủi ro, tránh cho vay các khách hàng có năng lực tài chính yếu kém.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY DNNVV TẠI NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ:
2.2.1. Tình hình cho vay DNNVV của các NHTM:
Phú Thọ là một trong những tỉnh có thành phố công nghiệp đầu tiên của cả nước, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao, song do xuất phát điểm thấp, vì vậy qua nhiều năm phát triển nền kinh tế vẫn chưa có bước đột phá, còn trì trệ và đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Theo Điều tra của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ đến hết năm 2011 có 3.750 DN đăng ký kinh doanh, trong đó có 3.728 DNNVV, chiếm 99,4% trên tổng số DN đăng ký, song chỉ có 2.313 DN hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu, chiếm 61,7%/tổng số DN đăng ký kinh doanh toàn địa bàn.
Đối tượng cho vay là DNNVV tại các NHTM hiện nay không ngừng tăng
qua các năm, cả về doanh số lẫn dư nợ cho vay, nhiều NHTM có tỷ lệ cho vay DNNVV chiếm trên 70% tổng dư nợ. Theo Báo cáo của NHNN tỉnh Phú Thọ năm 2011 về tình hình vay, trả nợ tín dụng của các DNNVV thì tổng số DN đang quan hệ tín dụng với NHTM là 1.897 DN (chiếm trên 82% số DNNVV đang hoạt động).
Bảng 2.2: Số bộ hồ sơ vay vốn của DNNVV được các NHTM tiếp nhận và thẩm định, giải quyết cho vay thống kê qua các năm như sau:
Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | |
Tổng số bộ hồ sơ đã tiếp nhận và thẩm định | 4.219 | 3.855 | 3.884 | 2.932 | 2.618 |
Số bộ hồ sơ sau khi thẩm định được giải quyết cho vay | 4.101 | 3.701 | 3.795 | 2.853 | 2.560 |
Tỷ lệ % số bộ hồ sơ đã giải quyết cho vay/tổng số bộ hồ sơ đã tiếp nhận | 97,2% | 96,0% | 97,7% | 97,3% | 97,8% |
Các NHTM trên địa bàn từng bước nâng cao công tác tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn theo hướng nhanh gọn, giảm các thủ tục cần thiết song vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Vì vậy hầu hết các bộ hồ sơ vay vốn của DN đủ các điều kiện và thủ tục đã được các NH tiếp nhận và giải quyết cho vay kịp thời. Tuy nhiên, không ít DN không đủ điều kiện vay vốn NH do năng lực tài chính yếu kém, nợ cao, công tác quản trị kinh doanh chưa hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận thấp, không đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay, tình hình tài chính không minh bạch, phương án, dự án kinh doanh không khả thi,...
Cũng theo Báo cáo của NHNN tỉnh Phú Thọ doanh số cho vay, thu nợ của các NHTM đối với DNNVV qua các năm như sau:
Bảng 2.3: Doanh số cho vay, thu nợ tín dụng DNNVV tại các NHTM.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2007 | Năm 2008 | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | |
Doanh số cho vay | 5.876 | 6.109 | 9.457 | 8.005 | 7.564 |
Doanh số thu nợ | 3.224 | 5.110 | 8.413 | 7.224 | 6.895 |
Năm 2011, tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV của NHTM Nhà nước trên tổng doanh số cho vay của các NHTM là 72%, đối với NHTM Cổ phần tỷ trọng này là 28%. Tỷ trọng này được thể hiện qua biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV tại NHTM năm 2011
Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV
28%
NHTM Nhà nước NHTM Cổ phần
72%
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ năm 2011)
Qua biểu đồ, ta thấy tỷ lệ (%) doanh số cho vay DNNVV của khối NHTM Nhà nước chiếm tỷ lệ lớn hơn so với NHTM Cổ phần, nguyên nhân do các NHTM Nhà nước đã có bề dày hoạt động lâu năm trên địa bàn và có dư nợ cho vay các