Dư Nợ Cho Vay Và Tốc Độ Tăng Trưởng Dư Nợ Tín Dụng Dnnvv Tại Các Nhtm Qua Các Năm.


DNNVV chiếm tỷ trọng cao, các NHTM cổ phần đa số mới thành lập chi nhánh trên địa bàn.

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DNNVV tại các NHTM qua các năm.

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Dư nợ cho vay DNNVV

4.643

5.642

6.686

7.467

8.136

Tốc độ tăng trưởng tín dụng DNNVV


23,1%


21,5%


18,5%


11,7%


9,0%

Tỷ lệ dư nợ/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn


43%


45%


49%


46%


44%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DNNVV của các NHTM


Qua bảng biểu đồ trên cho thấy dư nợ cho vay các DNNVV tăng lên theo xu hướng 1


Qua bảng, biểu đồ trên cho thấy, dư nợ cho vay các DNNVV tăng lên theo xu hướng phát triển của các DNNVV. Tuy nhiên, năm 2010, 2011 do những tác động bất lợi của nền kinh tế như: lạm phát tăng cao, giá cả các nguyên vật liệu đầu vào cơ bản phục vụ cho sản xuất kinh doanh tăng, lãi suất NH tăng, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do những bất ổn kinh tế chính trị tại một số nước trên thể giới. Các vấn đề trên đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNVV, nhiều DNNVV phải duy trì hoạt động ở mức cầm chừng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Các DNNVV hạn chế vay vốn NH, tập trung trả nợ với những khoản vay với lãi suất cao, tận dụng tối đa nguồn vốn tự có do vậy dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tại NHTM đã giảm đáng kể.

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay các DNNVV của NHTM phân theo thời gian.


Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Dư nợ cho vay Ngắn hạn


Tỷ lệ dư nợ NH/tổng dư nợ

2.461


53,0%

3.132


55,5%

3.631


54,3%

4.062


54,4%

4.613


56,7%

Dư nợ cho vay Trung, dài hạn


Tỷ lệ dư nợ TDH/tổng dư nợ

2.182


47,0%

2.510


44,5%

3.055


45,7%

3.405


45,6%

3.523


43,3%


Như vậy, trên địa bàn các NHTM cho vay ngắn hạn DNNVV chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung, dài hạn (tỷ trọng cho vay ngắn hạn trung bình các năm là 54,8%) và có xu hướng tăng dần. Nhất là trong 03 năm trở lại đây tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đã giảm dần, xuất phát từ một số nguyên nhân do nguồn vốn huy động tại chỗ của các NHTM chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn (chiếm tỷ trọng trên 70%), trong khi NHNN Việt Nam quy định tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn tại các TCTD, bên cạnh đó các NHTM trung ương đã khống chế việc cho vay trung, dài hạn đối với một số chi nhánh trên địa bàn.


Năm 2011, Các NHTM Nhà nước đi đầu trong cho vay các DNNVV, đạt dư nợ 5.532 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68%/tổng dư nợ cho vay các DNNVV, các NHTM Cổ phần với dư nợ đạt 2.604 tỷ đồng, chiếm 32%/tổng dư nợ, được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV tại các NHTM năm 2011


Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV


32%


NHTM Nhà nước NHTM Cổ phần


68%


Bảng 2.6: Dư nợ cho vay các DNNVV phân theo nhóm ngành kinh tế tại các NHTM qua các năm.

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm


Nhóm ngành


Năm 2007


Năm 2008


Năm 2009


Năm 2010


Năm 2011

Nông lâm nghiệp và thủy sản

667

801

956

1.163

1.414

Công nghiệp và xây dựng

2.211

2.618

3.442

3.384

3.101

Thương mại và dịch vụ

1.765

2.223

2.288

2.920

3.621

Tổng cộng

4.643

5.642

6.686

7.467

8.136


Nhóm ngành nông lâm nghiệp qua các năm luôn có xu hướng tăng cao cả về số dư lẫn tỷ trọng, do các DN nhóm ngành này luôn được Nhà nước quan tâm phát triển, đã có nhiều các chính sách hỗ trợ. Đối với nhóm ngành công nghiệp và xây dựng luôn chịu ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực, tích cực của nền kinh tế, bên cạnh đó là nhóm ngành có nhu cầu về vốn cao song do những hạn chế trong hoạt động của đại bộ phận các DN vì vậy mà nhóm ngành này khó tiếp cận với nguồn vốn từ NH, bên cạnh đó công tác thẩm định của các NH càng ngày càng chặt chẽ hơn. Trên địa bàn tỉnh, nhóm ngành Thương mại và Dịch vụ là nhóm ngành mũi nhọn của tỉnh và ít chịu những tác động bất lợi của nền kinh tế, do vậy luôn có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu (nhóm 3,4,5) của các DNNVV tại NHTM qua các năm.

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu


Năm 2007


Năm 2008


Năm 2009


Năm 2010


Năm 2011

Dư nợ xấu (nhóm 3,4,5)

77

89

126

150

242

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

1,67%

1,58%

1,89%

2,01%

2,98%

Qua bảng số liệu cho thấy nợ xấu của các DNNVV qua các năm có xu hướng gia tăng, nhất là trong năm 2010, 2011 các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn vì chi phí sản xuất tăng, hàng hóa tiêu thụ chậm, hoạt động không hiệu quả, dẫn tới các DN không trả được nợ NH làm gia tăng nợ xấu. Theo báo cáo của NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ năm 2011, nợ xấu chủ yếu tập trung ở nhóm 3,4, nợ khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chỉ chiếm 30,2% trên tổng nợ xấu của các NHTM. Ngoài ra, khối NHTM Nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong toàn hệ thống với 4,14% tổng dư nợ, NHTM Cổ phần là 1,82%.

Theo một cuộc điều tra của NHNN tỉnh Phú Thọ ngày 10/12/2011 về tình


hình quan tệ tín dụng của NHTM đối với DN trên địa bàn, trong số các DNNVV hiện đang quan hệ tín dụng có 23% DN đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, 73,2% DN hoạt động trung bình, 3,8% DN đang gặp khó khăn, trong đó có 1,42% DN có khả năng mất vốn. NHNN tỉnh Phú Thọ cũng đã tiến hàng điều tra đối với 48 DNNVV có quan hệ từ 02 ngân hàng và vay vốn tại 01 ngân hàng từ 02 tỷ đồng trở lên, đa số các DN này có nguồn vốn chủ sở hữu thấp (chỉ chiếm 34,4%/tổng nguồn vốn hoạt động), nguồn vốn vay NH chiếm 51,2%/tổng nguồn vốn hoạt động, hệ số nợ chung ở mức cao 0,66 lần, hệ số thanh toán lãi vay bình quân 2,1 lần, có 32/48 DN được các ngân hàng xếp hạng tín dụng loại A, 16/48 DN xếp loại B.

Như vậy thực tế cho thấy, với tình hình khó khăn và nhiều biến động của nền kinh tế như hiện nay, khả năng phá sản của các DNNVV khá cao, do đó, công tác thẩm định cho vay DNNVV được đặc biệt quan tâm, nhằm tránh những rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của ngân hàng.

2.2.2. Những kết quả đạt được trong công tác thẩm định cho vay DNNVV của NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:

Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật công nghệ, cũng như đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa tăng trưởng tín dụng vừa đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất, các NHTM đã không ngừng hoàn thiện, cải tiến quy trình, quy định cho vay để công tác thẩm định ngày một chất lượng hơn, hiệu quả hơn, thể hiện ở các mặt sau:

2.2.2.1 Khả năng thu thập thông tin về khách hàng từng bước được cải thiện rõ rệt:

Khoa học kỹ thuật và CNTT ngày một phát triển hiện đại, bên cạnh việc thu thập thông tin từ các kênh truyền thống như qua các mối quan hệ, qua báo đài, thì việc thu thập thông tin khách hàng từ Internet trở nên phổ biến và thuận lợi, cụ thể là qua Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) và các website của các cơ quan ban ngành, DN có liên quan.

Nếu như trước đây CIC chỉ mới cung cấp một số thông tin thô và chưa tiến


hành phân tích thông tin cũng như đánh giá, xếp loại tín dụng DN thì đến nay, CIC cũng đã dần nâng cao được chất lượng cung cấp thông tin, với việc khắc phục tình trạng cung cấp thông tin thô mà thay vào đó là những thông tin đã qua phân tích, xử lý, kết hợp với việc đánh giá xếp loại tín dụng DN. Thông qua việc cải thiện các thông tin do CIC cung cấp, các NH đã có được một kênh quan trọng để đánh giá, thẩm định khách hàng chính xác hơn về năng lực tài chính, tài sản thế chấp, tình hình vay vốn NH và đặc biệt là mức độ uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng với NH. Từ đó, giúp cho NH có cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro.

Cùng với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin, các cơ quan ban ngành, các DN cũng đã xây dựng các website riêng, cung cấp nhiều thông tin bổ ích, mà qua đó ngân hàng có thể tham khảo, thu thập phục vụ cho công tác thẩm định của mình.

2.2.2.2. Quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn được xây dựng đầy đủ và chi tiết tại hầu hết các ngân hàng:

Nhu cầu thẩm định cho vay đặc biệt đối với các DNNVV ngày một nhiều, phức tạp và đa dạng, đòi hỏi năng lực thẩm định của CBTD phải tốt, thông thạo, nhanh chóng và có hệ thống, vừa đảm bảo đáp ứng nhanh nhu cầu vay của khách hàng, vừa hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Do vậy, các NHTM ngày một coi trọng công tác thẩm định cho vay và hầu hết ngân hàng đều đã xây dựng quy trình thẩm định khá chi tiết, dễ hiểu nhằm hướng dẫn cho cán bộ nắm bắt được các nội dung cần thẩm định khi tiếp nhận một hồ sơ vay vốn. Đây là một bước tiến lớn trong công tác thẩm định hồ sơ vay. Qua đó, CBTD có thể hệ thống hóa các nội dung cần thẩm định, không bỏ xót các vấn đề quan trọng có liên quan đến hồ sơ vay và đặc biệt tốt đối với các CBTD mới, giúp họ tránh sai sót, bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu tác nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở tài liệu để xem xét, đánh giá mức độ tuân thủ nghiệp vụ của CBTD, từ đó, có thể ngăn chặn và quy trách nhiệm cá nhân đối với những hành động tiêu cực, làm phương hại đến lợi ích của ngân hàng.


2.2.2.3. Nội dung thẩm định ngày càng hoàn thiện hơn:


Nếu như trước đây, công tác thẩm định hầu như chỉ chủ yếu xem xét khía cạnh tài chính, thì đến nay nội dung thẩm định đã tính đến các khía cạnh khác nhau của một DN: đó không chỉ là việc đơn thuần tính toán các chỉ tiêu tài chính mà còn là xem xét tư cách pháp lý của người vay, lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp, việc xem xét các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án, phân tích các rủi ro mang tính thị trường. Bên cạnh đó còn thẩm định về phương diện kỹ thuật, phương diện kinh tế, phương diện tổ chức, vận hành công trình và phương diện vệ sinh môi trường. Như vậy nội dung thẩm định đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, phù hợp với những tiêu chuẩn chung và với đòi hỏi phát triển của nền kinh tế thị trường.

2.2.2.4. Về tổ chức và phân cấp thẩm định:


Khắc phục những hạn chế trong thời gian qua và để nhằm chuyên môn hoá công tác thẩm định, trong những năm gần đây một số NHTM đã xây dựng phòng tín dụng DN. Phòng này chuyên trách đảm nhiệm việc thẩm định các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Đây là một bước tiến đáng kể của các NHTM. Bên cạnh đó, ngân hàng đã có quy định rõ ràng đó là, đối với những dự án nhỏ có tổng mức vốn dưới 2 tỷ đồng thì do các ban tín dụng tiến hành thẩm định, còn đối với những dự án trên 2 tỷ, có tổng vốn đầu tư lớn, có tính chất phức tạp về mặt kinh tế - kỹ thuật thì thẩm quyền thẩm định phải thuộc về hội đồng tín dụng. Việc phân cấp thẩm định rõ ràng như vậy sẽ vừa giúp cho công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng, không bị chồng chéo, rút ngắn thời gian thẩm định đồng thời tránh được những rủi ro có thể gây ra những thiệt hại cho ngân hàng

2.2.2.5. Phương pháp thẩm định khoa học và linh hoạt hơn:


Phương pháp thẩm định mà ngân hàng áp dụng ngày càng khoa học và hiện đại. Phương pháp chủ yếu được ngân hàng sử dụng trong quá trình thẩm định là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp dự báo. Các phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ theo tính


chất của dự án và lượng thông tin cán bộ thẩm định thu thập được. Các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình thẩm định cũng được áp dụng khá linh hoạt. Điều này thể hiện ở chỗ: mặc dù quy trình thẩm định đã quy định rõ ràng các bước, các công đoạn trong quá trình thẩm định, song trên thực tế vẫn có một khoảng mở nhất định, nghĩa là việc lựa chọn chỉ tiêu nào, lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá đối với mỗi dự án là phụ thuộc khá linh hoạt vào trình độ và cách nhìn nhận của cán bộ thẩm định, thậm chí còn phụ thuộc vào mối quan hệ của khách hàng. Tuy nhiên dù có linh hoạt đến đâu thì các cán bộ thẩm định vẫn luôn hướng sự phân tích đánh giá của mình đến việc đảm bảo đưa ra một cách khách quan và tổng thể toàn diện nhất.

2.2.2.6. Rút ngắn thời gian thẩm định:


Từ việc tổ chức thẩm định, xây dựng quy trình, phương pháp thẩm định khoa học và logic, các NHTM đã rút ngắn được thời gian thẩm định so với trước đây từ đó giúp DN không bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp. Hiện nay các NHTM quy định trung bình thời gian thẩm định hồ sơ tín dụng không quá 15 ngày, tuy nhiên ngân hàng cũng cần lưu ý đảm bảo sao cho tính nhanh chóng phải đi đôi với chất lượng thẩm định.

2.2.3. Những hạn chế trong công tác thẩm định cho vay DNNVV tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:

Bên cạnh các kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV, vẫn còn những hạn chế nhất định đang tồn tại trong công tác thẩm định cho vay tại các NHTM, vì vậy, tình trạng nợ xấu vẫn tiếp diễn và có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.

2.2.3.1. Hạn chế về năng lực, chuyên môn, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng:

Bộ phận tín dụng của NHTM có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả cho NHTM. Các đề xuất, quyết định của bộ phận này có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng nhưng cũng có thể gây ra những thiệt hại, thậm chí là sụp đổ ngân hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2023