Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím Dendrobium amabile tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 3


đây rất ít ỏi chỉ có một vài loài địa lan với sức sống vô cùng mạnh mẽ. Ở các vùng Ôn Đới hoa lan bắt đầu phong phú hơn, phân bố nhiều loài địa lan sống sát mặt đất. Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2004) [3].

Theo Helmut Bechtel (1982) . Hiện nay trên thế giới có hơn 750 loài lan rừng, gồm hơn 25.000 giống được xác định, chưa kể một số lượng khổng lồ Lan lai không thể thống kê chính xác số lượng [11].

Cây hoa lan (Orchidaceae) thuộc họ phong lan (Orchidaceae), bộ lan (Orchidales), lớp một lá mầm (Monocotyledoneae).

Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần cực Bắc như Thuỵ Điển, Aleska, xuống tận cuối cùng ở cực nam của Ostralia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này là ở trên các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt châu Mỹ và Đông Nam Á. Ngay ở các vùng nhiệt đới họ phong lan cũng phân bố rộng khắp từ vùng đầm lầy sát Biển Hồ qua các đồi núi thấp lên các vùng núi cao. Mặc dù đa số các loài lan chỉ mọc ở độ cao dưới 2000 m so với mặt nước biển, song có một số ít loài sống cả ở độ cao 5000m so với mặt nước biển (ở Colômbia có một số loài phong lan sống ở núi quanh năm tuyết phủ). Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2004) [3].

Ở Châu Á, các nước Thái Lan, Lào Campuchia, Việt Nam... có Hoàng thảo (Dendrobium), Hồ điệp (Phalaenopsis), Phượng vĩ (Renanthera). Các nước Châu Mỹ như Venezuela, Colombia... có các chi Cattleya, Miltonia...

Theo presley (1951) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6.800 loài, trong đó có Dendrobium có 1.400 loài, chi phalaenopsis có 35 loài, chi Vanda có 60 loài Nguyễn Tiến Bân [1].

Theo Briger (1971), ở vùng khí hậu ôn hoà số lượng loài giảm đi nhanh chóng và rò rệt. Bắc bán cầu có khoảng 75 chi và 900 loài. Nam bán cầu có khoảng 40 chi và 500 loài, toàn Châu Âu có khoảng 120 loài và Bắc Mỹ khoảng 170 loài Nguyễn Tiến Bân [1].


Theo R.L. Dresler (1981) ở Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8.266 loài, Trên thế giới có một số nước tập trung nhiều loài như Colombia có 1.300 loài và Tân Ghinê có 1.450 loài, Phan Thúc Huân (1987) [5].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Theo Trần Hợp (1990) . Hệ thực vật họ phong lan nước ta vô cùng phong phú, chúng phân bố từ bắc vào nam. Một số loài chỉ xuất hiện ở các tỉnh phía bắc, một số khác chỉ phân bố ở các tỉnh phía nam, số ít phân bố rộng từ bắc vào nam làm cho sự phân chia về phân bố khá phức tạp . Tuy nhiên có thể sơ bộ chia sự phân bố đó làm 6 khu vực sau: [6]

- Khu Đông Bắc Bộ: đây là nơi có vĩ độ cao và khí hậu lạnh nhất nước ta, tập trung một số loài lan Á Nhiệt Đới, Nhiệt Đới như Cymbidium, Phalaenopsis, Vanda, Paphiopedium, Dendrobium..

- Khu Tây Bắc Bộ: nằm ở vị trí có vĩ độ cao, tuy nhiên có nhiều dãy núi che chắn và có gió lào vào mùa hè nên các loài lan ở đây chịu nóng tốt hơn như: Eria, Bulbophylum, Rhynchostylis, Dendrobium...

- Khu Trường Sơn Bắc: đây là vùng chuyển tiếp của khu hệ phong lan miền Bắc và miền Nam. Một số loài chủ yếu: Habenaria, Phaius, Flickingeria, Dendrobium...

- Khu Trường Sơn Nam: do địa hình chia cắt nhiều nên các loài lan phân bố ở đây rất phức tạp, có những loài Nhiệt Đới và Á Nhiệt Đới, đặc biệt có loài chịu khô nóng kéo dài như: Eria, Cleisostoma, Liparis..., loại chịu ẩm như Bromheadia, Calanthe...

- Đối với lan Kiều tím hay còn gọi là hoa lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Hường có nguồn gốc xuất sứ từ rất nhiều nơi đặc biệt vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam mọc từ Miền Bắc vào đến Miền Nam Bộ dọc theo dãy Trường Sơn giáp với nước Lào,Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam xuất hiện tại các tỉnh như Thái Nguyên,Thanh Hóa,Tây Ninh...


2.2.3. Đặc điểm hình thái


Lan Kiều tím loài phong lan ưa nắng thoáng mát và nhiệt độ ở nơi trồng lan 1

Lan Kiều tím loài phong lan ưa nắng, thoáng mát và nhiệt độ ở nơi trồng lan thủy tiên nên duy trì từ 20 – 300C là cây có thể sinh sống và phát triển tốt nhất. Không cần tưới nước quá nhiều lần trong một tuần, độ ẩm duy trì từ 60 – 80%, nhiệt độ quá thấp sẽ khiến lan phát triển chậm hoặc có các biểu hiện teo thân, tóp ngọn.

Lan kiều cho số lượng hoa nhiều, chùm hoa to, dài, nhiều màu sắc và khá bắt mắt, hoa lâu tàn, thời gian nở từ 7 đến 15 ngày.

Thân: Phong lan thân thẳng thường mọc dựng lên trên hướng ánh nắng, thân cây thường cao từ 25-40cm,đường kính thân khoảng 0,5-1cm.

Lá loại này ra rất ít,chỉ khoảng từ 3-5 lá,lá dài từ 7-10 cm và rộng khoảng 5-7 cm(hoặc có thể to hơn 7cm,loại đặc biệt,dạng lá mít),màu của lá


thường có màu xanh đậm,màu xanh vàng tùy thuộc vào tình trạng cây đủ nắng hoặc thiếu nắng hoặc thiếu nắng, lá mọc dạng so le và cách nhau từ 1-2cm.

Cổ lá thường có khấc màu xanh trắng,trên lá cây có thể sẽ có nhiều gân và có thể có sọc trắng mờ dọc,cuối từng chiếc lá sẽ có những vết khuyết nhỏ chéo giữa nửa lá này và nửa lá bên kia.Thường cây đến cuối năm sẽ ngừng phát triển và rụng lá từ gốc sau đó lan dần lên ngọn nhưng cây vẫn hút nước qua rễ để nuôi thân và cho hoa năm tới.

Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu xanh trắng, Thân rễ thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Cây ra rễ ở gốc và ở các cây ki con mọc ra trên thân cây cũ. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển rất chậm. Rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.

Mùa nở hoa: Mùa Hoàng Thảo Thủy Tiên Hường hoặc Kiều tím nở hoa thường vào mùa hè,ra hoa vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 6.Hoa nở dải rác và có cây cho tận 2 lần hoa trong 1 năm.

Màu Sắc và Hương thơm: Màu sắc của Hoa Lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Hường hoặc Kiều tím chỉ có là màu trắng tím và lưỡi có màu vàng đậm viền trắng.

Hoa Lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Hường hoặc Kiều tím rừng cánh hoa rất đa dạng như cánh bay,cánh sen,cánh mai.. cánh hoa rất đa dạng làm cho người sưu tầm rất lâu mới có thể khám phá hết,hơn nữa mùi hương cũng rất nhẹ nhàng và đầy quyến rũ. Độ bền của hoa khoảng 5-7 ngày nếu ở trong điều

kiện nóng và khô,cũng có thể lên đến khoảng >7 ngày nếu thời tiết mát mẻ [21].

2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Sử dụng phân bón hữu cơ cung cấp một thay thế an toàn hơn để lựa chọn tổng hợp. Sử dụng của họ gắn liền với sự gia tăng trong nông nghiệp


hữu cơ. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, có hơn 14.000 trang trại hữu cơ và các trại chăn nuôi ở Hoa Kỳ. Trong số này, 50 phần trăm sử dụng phân bón hữu cơ như mùn hữu cơ và phân bón cho cây trồng của họ. Phân bón hữu cơ giúp thực vật trong một số cách cho dù đó là một hoạt động canh tác quy mô toàn hoặc cho các nhà máy khu vườn.

Theo Thomas (1985) , chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rò qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con [15].

Giả thuyết rằng tưới cây, bón phân quá ít hoặc quá nhiều sẽ làm chậm tăng trưởng thực vật được chứng minh là đúng.

Sử dụng các số liệu chính xác của phân bón là rất quan trọng để tối ưu hóa năng suất của vườn hoặc trang trại. Đôi khi sử dụng liên tục của phân bón sẽ gây ra các chất dinh dưỡng và muối để tích lũy trong đất trong một khoảng thời gian. Vì vậy, sử dụng phân bón mỗi tuần một lần thay vì hàng ngày hoặc có đất kiểm tra có thể được đề nghị để cải thiện n ăng suất và bảo vệ cây trồng [13].

Cây hoa lan được biết đến đầu tiên từ năm 2800 trước công nguyên, trải qua lịch sử phát triển lâu dài, đến nay ở nhiều quốc gia đã lai tạo, nhân nhanh được nhiều giống mới đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới ngày càng được quan tâm, chú ý nhiều hơn, đặc biệt nhất là Thái Lan.

Thái lan có lịch sử nghiên cứu và lai tạo phong lan cách đây khoảng 130 năm Parinda - Sriyaphai (2002). Hiện nay, Thái Lan đã nghiên cứu và làm chủ công nghệ sản xuất cây giống bằng nuôi cấy mô tế bào và công nghệ sản xuất, điểu khiển ra hoa đồng loạt một số loài phong lan, đặc biệt là các


loài lan Hoàng Thảo (Dendrobium) chiếm 80%. Đặc biệt khí hậu ở Thái Lan lại rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lan Hoàng Thảo. Chính vì vậy, Thái Lan là nước đứng đầu về xuất khẩu hoa phong lan trên thế giới kể cả giống và cây lan cắt cành [14].

Cây lan biết đến đầu tiên ở Trung Quốc là Kiến lan (được tìm ra đầu tiên ở Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan. Ở Phương Đông, lan được chú ý đến bởi vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương thơm tuyệt vời của hoa. Vì vậy trong thực tế lan được chiêm ngưỡng trước tiên là lá chứ không phải màu sắc của hoa (quan niệm thẩm mỹ thời ấy chuộng tao nhã chứ không ưa phô trương sặc sỡ). Các nhà khoa học Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật thành phố Thẩm Quyến, Viện Nghiên cứu Thẩm Quyến, Đại học Thanh Hoa và Viện Nghiên cứu Gen Hoa Đại tuyên bố đã hoàn thành việc phác họa khung bản đồ gen hoa lan, Trung Quốc phác họa khung bản đồ gen hoa lan (2009) [16].

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích so sánh gen của 11 loài hoa lan khác nhau và tạo ra được hệ thống tiến hóa tương đối hoàn chỉnh. Sau khi hoàn thành việc phác họa khung bản đồ gen hoa lan, các nhà khoa học sẽ tiếp tục hoàn thiện bản đồ gen chi tiết.

Lan đối với người Trung Hoa hay Lan đối với người Nhật, tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu, quý phái và thanh lịch như có người đã nói “Mùi hương của nó tỏa ra trong sự yên lặng và cô đơn”. Khổng Tử đề cao lan là vua của những loài cây cỏ có hương thơm. Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm, từ thế kỷ thứ V trước công nguyên đã có tranh vẽ về phong lan còn lưu lại từ thời Hán Tông.

Ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong


lan đã đi khắp các miền của địa cầu. Lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch Cập, Hạc Đính rồi Kiến Lan... lan chính thức ra nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới hơn 400 năm nay.

Địa lan (Cymbidium) hay còn gọi Thổ lan là một loại hoa lan khá phổ thông, vì hội đủ điều kiện: có nhiều hoa, to đẹp, đủ màu sắc và lâu tàn, rất thông dụng cho việc trang trí trưng bày. Hiện nay nước Mỹ có nhiều vườn địa lan dùng cho kỹ nghệ cắt bông như Gallup & Tripping ở Santa Barbara nhưng cũng phải nhập hàng triệu đô la mỗi năm từ các nước Âu Châu và Á châu để cung ứng cho thị trường trong nước. Năm 1904, Noel Bernard thực hiện phương pháp gieo hạt cộng sinh với nấm để gây sự nảy mầm, ông nhận thấy rằng các hoa lan con nảy mầm trong rừng đều bị nhiễm nấm, ông đã cô lập các nấm ở rễ hoa lan con và cấy vào hạt lan, chính bằng phương pháp này ông là người đầu tiên làm cho 100% hạt lan nảy mầm. Hans Burgff (1909) đã làm nảy mầm hạt lan trên môi trường dinh dưỡng 0,33% đường saccarose trong điều kiện hoàn toàn bóng tối. Năm 1922, Lewis Krudso một nhà khoa học người Mỹ lại thành công trong việc gieo hạt ở môi trường thạch và ông nhận thấy rằng sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian thu hái quả Ajchara – Boonrote (1987) [10].

2.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) . Đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh


sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của cây đối với hoàn cảnh [2].

Nguyễn Thị Kim Lý (2009) cho rằng, nên tưới nước phân cho lan vào buổi sáng sớm hay lúc chiều mát, không nên tưới phân vào buổi trưa. Bình thường tưới 1 lần trong 1 tuần, nếu vườn lan giâm mát thì khoảng cách dài hơn, 10 – 15 ngày/lần. Ngược lại, vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần. Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại gây ảnh hưởng bất lợi cho lan.

Trước khi lan bước vào mùa nghỉ dùng loại phân bón có nồng độ kali cao để tăng sức chịu đựng như phân N:P:K loại 10:20:30. Cũng theo Nguyễn Công Nghiệp, không nên dùng nồng độ phân bón quá 1 g/lít nước vì sẽ làm cây lan chết hoặc thoái hoá. Phân bón qua lá dưới dạng phun sương là rất hiệu quả.

Theo Nguyễn Hạc Thúy (2001), phân bón qua lá gồm phân hóa học (vô cơ), phân hữu cơ (xác bã động, thực vật,…) và phân hữu cơ có nguồn gốc EDTA và các Aminoacid thuỷ phân từ các chất hữu cơ giàu protein (phân pomior). Tác giả đã xác định phân có tỷ lệ đạm cao 30:10:10) phù hợp cho cây con, những cây đang nảy chồi mới, những cây sau khi cắt hoa. Phân có tỷ lệ lân cao (6:30:30) kích thích ra rễ, hoa, làm cho lá bớt màu xanh, giảm lượng nước ở trong lá, tăng khả năng đề kháng của cây. Phân có tỷ lệ kali cao (10:20:30) giúp cây khỏe, chống hạn, sâu, bệnh tốt. So với cây trồng khác thì cây lan cần lượng kali tương đối nhiều vì mục đích chính của nuôi trồng lan là thưởng thức hoa. Kali giúp hoa có màu sắc đẹp, bền, thường sử dụng phân có tỷ lệ kali vào lúc cây lan có hoa. Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2002) đã xác định tỷ lệ bón phân N:P:K phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của lan như N:P:K loại 30:10:10 thúc đẩy tốt cho việc tăng trưởng, ra lá lan. Loại

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí