Vấn Đề Đặt Ra Là Những Câu Hỏi, Giả Thuyết Và Những Lập Luận Cơ Bản Về Ý Nghĩa Của Đề Tài Nghiên Cứu


Ngoài ra luận án còn tham khảo các văn bản như nghị định, quyết định của chính phủ, các thông tin trên các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học liên quan. Đồng thời sử dụng các kiến thức được trang bị và những hướng dẫn của các nhà khoa học đi trước, các góp ý khác của các đồng nghiệp và các nhà quản lý kinh tế ngành ngân hàng trong nghiên cứu….

1.4.2.2. Phân tích dữ liệu

Dữ liệu thô sau khi được thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp, lựa chọn, hiệu chỉnh, mã hoá và phân tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ… để minh hoạ cho những nội dung phân tích. Qua đó sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của các dữ liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy cho các kết quả nghiên cứu.

1.4.3. Vấn đề đặt ra là những câu hỏi, giả thuyết và những lập luận cơ bản về ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

1.4.3.1. Vấn đề nghiên cứu dẫn đến những câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu sau

- Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng trong nghiên cứu?

- Trước đây có những nghiên cứu nào về thực trạng quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần chưa ?

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là tập trung chủ yếu vào loại hình cho vay?

- Ngân hàng thương mại được xác định như thế nào?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

- Lý thuyết quản trị hoạt động tín dụng ngân hàng?

-Có thể quản trị hoạt động tín dụng Lào bằng hững hình thức nào?

Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào - 3

- Có thể xây dựng mô hình về quản trị hoạt động tín dụng của ngân hàng từ cơ sở lý luận không?

- Thực trạng quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM tại Lào được phản ánh qua những chính sách quản trị chủ yếu?


- Những thành tựu, những hạn chế và những nguyên nhân hạn chế đối với quản trị tín dụng của các NHTM tại Lào cần được xác định rõ ràng nhưng phải được khái quát cao?

- Nếu đưa ra những giải pháp phù hợp đặc thù quản trị tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần thì hiệu quả tín dụng của NHTM tại Lào như thế nào?

- Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị nào đưa ra cho các nhà quản lý, cho Ngân hàng Nhà nước Lào và cho Chính phủ ?

1.4.3.2. Những lập luận cơ bản về ý nghĩa của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ các nhà quản lý ngân hàng trong loại hình ngân hàng thương mại, từ đó có quyết định về các giải pháp nâng cao khả năng quản trị họa động tín dụng của các NHTM tại Lào.

Những nghiên cứu về sự tác động có tính hệ thống đối với quản trị tín dụng trong hoạt động ngân hàng, đánh giá năng lực quản trị hoạt động tín dụng thông qua các chính sách chủ yếu như quản trị vốn, nguồn vốn; cho vay (trong giới hạn chỉ tập trung nghiên cứu loại hình cho vay), phân cấp phán quyết tín dụng, … Nghiên cứu này phản ánh thực trạng quản trị hoạt động tín dụng của các NHTM Lào.

1.5. Kết cấu của luận án

Kết cấu luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Tổng quan về quản trị hoạt động tín dụng tại NHTM Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng quản trị hoạt động tín dụng tại NHTM Lào

Chương 5: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm hoạt động quản trị tín dụng tại các NHTM Lào

Chương 6: Kết luận và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các NHTM Lào


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTM

2.1. Những vấn đề cơ bản về NHTM

2.1.1. Khái niệm NHTM

Do NHTM hoạt động rất đa dạng, kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp, thay đổi theo không gian và thời gian, lại mang đậm dấu ấn của môi trường kinh tế xã hội cụ thể, nên về mặt khoa học, rất khó đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về ngân hàng được chấp nhận rộng rãi.

Theo Luật Ngân hàng của nước Cộng hòa Pháp, “Tổ chức được xem là NHTM là mọi DN công hữu hay tư nhân, luôn cả chi nhánh hay đại lý của ngân hàng nước ngoài, mà hoạt động chủ lực là thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ tài chính với tiền gởi nhận của cá nhân, DN hay tổ chức sự nghiệp….”. Luật của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vốn được xây dựng trên nền tảng Luật Châu Âu, đặc biệt là Luật của nước Pháp do ảnh hưởng từ thời kỳ Đông Dương ngày trước, hiện nay còn chịu thêm ảnh hưởng của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam láng giềng.

Theo Luật các TCTD của Lào được ban hành năm 1999, “Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, có các loại hình ngân hàng sau: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”.

Như vậy, NHTM là một DN kinh doanh tiền tệ có hoạt động bao gồm ba lĩnh

vực:


- Nghiệp vụ nợ (tạo lập nguồn vốn)

- Nghiệp vụ có (cho vay, đầu tư, kinh doanh)

- Nghiệp vụ môi giới, trung gian (dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn, thông tin,

giữ hộ . . .)


Các lĩnh vực này liên quan mật thiết với nhau, đan xen chặt chẽ trong hoạt động ngân hàng trên thị trường nội địa cũng như quốc tế; chúng hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo thêm uy tín và hình thành nên thương hiệu của ngân hàng.

Các phương tiện tài trợ của ngân hàng thường mang các tính chất chung sau

đây:

- Luôn luôn là một dạng phiếu nợ, là một chứng thư xác nhận một chủ quyền

tài chính hay chủ quyền tài sản hữu hình dù được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào.

- Liên quan đến hai chủ thể: chủ nợ (người cho vay, nhà đầu tư, nhà trợ cấp) và khách nợ (người đi vay, người nhận đầu tư, người nhận trợ cấp)

- Cung cấp ba nhóm dịch vụ:

+ Chia sẻ giữa hai chủ thể trên về khả năng thanh toán các công cụ tài trợ (khả năng chuyển dịch tài sản thành tiền mặt và ngược lại với chi phí thấp)

+ Chia sẻ rủi ro

+ Chia sẻ thông tin (cơ hội kiếm lời)

Các dịch vụ này rất phức tạp vì các chủ thể và các công cụ tài chính tiền tệ ngày càng đa dạng, linh hoạt, không phải lúc nào cũng đảm bảo được sự nhất trí cao về lợi ích. Nói cụ thể hơn, dịch vụ tài chính tiền tệ là những thao tác nghiệp vụ kỹ thuật như: cung ứng tiền giấy và các chứng từ có giá khác, giao dịch tiền tệ theo các phương thức giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, giao sau, quyền chọn, dịch vụ môi giới tài chính tiền tệ, dịch vụ thanh toán, tín dụng, bảo lãnh v.v. . .

Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt với đối tượng chủ yếu là “quyền sử dụng các khoản tiền tệ”. Đặc quyền phát hành đồng tiền pháp định thuộc về Ngân hàng Phát hành còn được gọi là Ngân hàng Trung ương, NHTM phải bỏ chi phí mua lại “quyền sử dụng” tiền này trong một thời gian nhất định. Do vậy, hầu hết các nghiệp vụ của NHTM đều có kỳ hạn cụ thể (không thể có hiệu lực vĩnh viễn), hoàn trả và có lãi (không thể biếu không).


2.1.2. Chức năng và vai trò của NHTM

2.1.2.1. Chức năng của NHTM.

Là một trung gian tài chính, NHTM có ba chức năng chính sau:

- NHTM là một trung gian tín dụng, tuân thủ phương châm “đi vay để cho

vay”.

- NHTM làm thủ quỹ cho khách hàng, giúp khách hàng tiếp nhận, xử lý cùng

hạch toán theo dõi các luồn tiền ra vào của họ.

- Hệ thống NHTM có thể tạo ra “bút tệ” theo cấp số nhân (hệ số tạo tiền).

2.1.2.2. Vai trò của NHTM

NHTM thể hiện vai trò của mình ở hai mặt sau đây:

- Thực thi chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương hoạch định (tham gia điều tiết kinh tế vĩ mô).

- Góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô thông qua chức năng tạo tiền (bút tệ).

2.1.3. Hoạt động tín dụng của NHTM

2.1.3.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng

2.1.3.1.1. Khái niệm tín dụng NHTM

TDNH là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân hàng là một trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu. Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay.

Chủ thể tham gia trong quan hệ TDNH là ngân hàng, nhà nước, DN và hộ dân cư. Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền, do đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều. Đây chính là ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa TDNH với các loại hình tín dụng khác.


2.1.3.1.2. Đặc điểm của TDNH

TDNH thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân.

TDNH cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.

Quá trình vận động và phát triển của TDNH độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp mà nhu cầu TDNH gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hóa không tăng, nhất là trong thời kì kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hóa bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống lại tình trạng phá sản. Ngược lại torng thời kì kinh tế hung thịnh, các DN mở mang sản xuất, hàng hóa luân chuyển tăng mạnh nhưng TDNH lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế.

Hơn nữa TDNH còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác là:

- TDNH có thể thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.

- TDNH có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.

- TDNH có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.

2.1.3.2. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng

Một là, cho vay có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định

Đây là nguyên tắc đảm bảo thực chất của tín dụng. Tính chất tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắc này không được thực hiện đầy đủ. Chủ thể khi vay vốn phải cam


kết trả đủ vốn và lãi sau một thời gian nhất định, cam kết này được ghi trong khế ước vay nợ hoặc hợp đồng tín dụng.

Hai là, cho vay tài sản có giá trị tương đương làm đảm bảo

Tài sản có giá trị tương đương làm đảm bảo có thể là vật tư hàng hóa trong kho, trên đường, tài sản cố định của DN, số dư trên tài khoản tiền gửi, hóa đơn chuẩn bị nhập hàng hoặc có thể là cam kết trả nợ thay của cơ quan khác, cá nhân,... thậm chí có thể là uy tín của chủ DN. Giá trị đảm bảo là cơ sở của khả năng trả nợ, là cơ sở hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong nhiều trường hợp khác nhau.

Ba là, cho vay có mục đích, theo kế hoạch thỏa thuận từ trước (theo hợp đồngđã ký kết)

Quan hệ tín dụng phản ánh nhu cầu về vốn và lợi nhuận của các DN, của khách hàng. Nó liên quan chặt chẽ tới quá trình sản xuất – kinh doanh, làm dịch vụ của các DN, hay tiêu dùng cá nhân song lại mang tính thỏa thuận rất lớn. Do đó nó phải được pháp luật bảo hộ. Hợp đồng tín dụng phản ánh nhu cầu tín dụng của DN, của khách hàng, là cơ sở pháp lý cho các bên tham gia quan hệ tín dụng, là điều kiện để ngân hàng cũng như DN, khách hàng tính toán các yếu tố và hiệu quả của quá trình kinh doanh. Trong đó ngân hàng giám sát chặt chẽ sử việc sử dụng món vay theo đúng mục

2.1.3.3. Các hình thức và vai trò của tín dụng NHTM trong nền kinh tế.

Một là, các hình thức tín dụng

Sự phát triển các hình thức tín dụng, nhất là TDNH, cho đến nay đã có nhiều thay đổi và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tác động như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ; của sự toàn cầu hóa và khu vực hóa thông qua các tổ chức tiền tệ quốc tế và khu vực đã tạo điều kiện cho TDNH phát triển ở trình độ cao, đặc biệt là việc áp dụng kỹ thuật điện toán, với sự phát triển chiến lược sản phẩm một cách đa dạng song song với việc tiến hành các mặt hoạt động của marketing ngân hàng. Các nhà quản lý và chuyên gia về hoạt động ngân hàng sử dụng nhiều tiêu thức phân loại TDNH bao gồm:


- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng, tín dụng được chia làm các loại: tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa, là loại tín dụng cấp cho các chủ thể kinh tế để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa; tín dụng tiêu dùng, là hình thức tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà ở, xe ô tô, các hàng hóa tiêu dùng khác.... Ngày nay, tín dụng tiêu dùng là một trong những xu hướng phát triển và trở thành một thị trường tín dụng rộng lớn.

- Căn cứ vào sự đảm bảo tín dụng, tín dụng được chia làm các loại: tín dụng không có đảm bảo, là loại tín dụng mà người vay không buộc phải sử dụng tới tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng; tín dụng có đảm bảo, là loại tín dụng mà người cho vay đòi hỏi người vay vốn phải có tài sản, cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba.

- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả, chia thành: tín dụng trả góp, là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ; tín dụng hoàn trả cố định, là loại tín dụng được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận; tín dụng hoàn trả theo yêu cầu, là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập,...

- Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng của các ngân hàng người ta chia tín dụng thành các loại: cho vay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản,...), cho thuê tài chính, chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh tín dụng...

- Căn cứ theo thời gian tín dụng thì TDNH được chia ra làm 2 loại.

+ Loại một: tín dụng ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn là các khoản tín dụng mà thời hạn không quá 12 tháng nhằm đáp ứng các nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời của khách hàng, như bổ sung ngân quỹ, đảm bảo khả năng thanh toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lưu động hay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân tạm thời thiếu hụt. Đây là loại tín dụng có mức rủi ro thấp do thời gian hoàn vốn nhanh, tránh được các rủi ro thường gặp trong quan hệ tín dụng: rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tỷ giá... cũng như sự bất ổn

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí