Hiệu Lực Của Dịch Chiết Từ Vỏ Và Lá Cây Bạch Đàn Trắng Nồng Độ 25% Đối Với Nấm


4.2.2.2. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 25% đối với nấm

Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng 25% đối với nấm được tổng hợp tại bảng 4.7 và hình 4.7.

Bảng 4.7. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn nồng độ 25% đối với nấm


Chỉ tiêu

Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu


Đối chứng


Biến màu


Mục mềm


Hao hụt

BMdc

BMtt (cm2)

Tbm (%)

Điểm

MMtt (cm2)

Tmm (%)

Điểm

HHtt (cm2)

Thh (%)

Điểm

TB

75,1

1,88

69,74

1

0

100

1

0

100

1

Tổng điểm


3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.


Hình 4 7 Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm 1

Hình 4.7. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 25% và mẫu đối chứn


Kết quả phân tích cho thấy các thanh đối chứng không ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây bạch đàn trắng bị xâm hại hoàn toàn, đối với mẫu có ngâm dịch chiết vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 25% sự xâm nhập của nấm đã giảm đi. Diện tích vết nấm trung bình là 1,88cm2. Vậy ở nồng độ 25% dịch chiết có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt.

4.2.2.3. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 35% đối với nấm

Kết quả nghiên cứu về hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng 35% đối với nấm được tổng hợp tại bảng 4.8 và hình 4.8.

Bảng 4.8. Đánh giá hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn nồng độ 35% đối với nấm


Chỉ tiêu

Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm bảo quản theo các chỉ tiêu

ĐC

Biến màu

Mục mềm

Hao hụt


BMdc

BMtt (cm2)

Tbm (%)


Điểm

MMtt (cm2)

Tmm (%)


Điểm

HHtt (cm2)

Thh (%)


Điểm

TB

75,1

1.51

76.58

1

0

100

1

0

100

1

Tổng

điểm


3


Hình 4 8 Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm 2

Hình 4.8. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm nồng độ 35% và mẫu đối chứng


Kết quả phân tích cho thấy mẫu đối chứng không ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng bị xâm hại hòan toàn, đối với mẫu có ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nồng độ 35% sự xâm nhập của nấm đã giảm đi. diện tích vết nấm trung bình là 1,51cm2. Vậy ở nồng độ 35% dịch chiết có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm. Điểm đánh giá hiệu lực của chế phẩm đối với nấm đạt 3 điểm so với tiêu chuẩn đạt ở mức có hiệu lực tốt.

Để thấy được sự khác nhau của nồng độ chế phẩm được ngâm bằng cồn đến hiệu lực kháng nấm, được tổng hợp tại bảng 4.9

Bảng 4.9. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng ở các nồng độ đối với nấm


Nồng độ (%)


Phương pháp tách

Khối lượng thuốc thấm

(Kg/m3)

Hiệu lực của thuốc theo các chỉ tiêu


Tbm


Điểm


Tmm


Điểm


Thh


Điểm


Kết luận


15

Ngâm

cồn


2,778


68,28


1


100


1


100


1


Tốt


25

Ngâm cồn


4,325


69,74


1


100


1


100


1


Tốt


35

Ngâm cồn


5,435


76,08


1


100


1


100


1


Tốt


Hình 4 9 Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm 3

Hình 4.9. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với nấm của mẫu gỗ ngâm chế phẩm ở các nồng độ và mẫu đối chứng


Kết quả phân tích phương sai ANOVA: thống kê tần suất F = 0,850 với giá trị Sig (hay xác suất p-value) = 0,605 lớn hơn so với 0,05 chỉ ra rằng nồng độ không ảnh hưởng đến hiệu lực của chế phẩm đối với nấm.

Bảng 4.10. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng ở các nồng độ đối với nấm

Nồng độ (%)

Phương pháp tách

Biến màu


15

Ngâm cồn

68,28

Ngâm nước nóng

66,24


25

Ngâm cồn

69,74

Ngâm nước nóng

92,33


35

Ngâm cồn

76,08

Ngâm nước nóng

93,60


92,33 93.60

66,24

69,74 76,08

68,28

Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng ở từng nồng độ gây biến màu đối với nấm

Từ các kết quả đã phân tích ở trên cho thấy khả năng xâm nhập nấm vào mẫu gỗ Thông có ngâm dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng giảm theo chiều tăng của nồng độ dịch chiết. Khi ngâm gỗ Thông ở dịch chiết với


nồng độ càng cao hiệu quả phòng nấm càng tốt. Đối với mẫu gỗ đã ngâm dung dịch bảo quản, tự bản thân gỗ đã tạo ra một môi trường khác hẳn với mẫu gỗ không ngâm dung dịch bảo quản. Nó bỏ qua những điều kiện thuận lợi cho việc nảy mầm của các bào từ nấm, hơn thế dung dịch bảo quản còn phá hoại các bào từ nấm, các hoạt chất của dung dịch bảo quản thấm trong gỗ phản ứng với các thành phần chủ yếu của các bào từ nấm làm cho bào từ nấm không nảy mầm. Kết quả tổng hợp các tác động nói trên của chế phẩm bảo quản đối với nấm là làm chúng biến dạng về hình thái, biến bị, và có khi bị tiêu diệt ngay trên bề mặt gỗ có ngâm tẩm. Tuy nhiên ở nồng độ khác nhau khả năng ức chế sự phát triển của nấm sẽ khác nhau. Điều này giải thích cho kết quả thực nghiệm khi thử nghiệm khả năng xâm nhập của nấm với gỗ thông ở các nồng độ và cách tách dịch chiết khác nhau trên thì ở cách dịch chiết ngâm với cồn mẫu gỗ bị nấm xâm hại ở một số mẫu gỗ kể cả ở nồng độ 35%. Cách tách dịch chiết này có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của nấm nhưng chưa hoàn toàn là hạn chế được sự xâm nhập của nấm sau 1 tháng theo dõi thì vẫn bị nấm ở một số mẫu gỗ. Còn tách dịch chiết với nước nóng ở nồng độ 35% cũng có sự xâm nhập của nấm nhưng k đáng kể.

Vì vậy ta có thể kết luận dung dịch bảo quản từ nồng độ 35% có hiệu lực bảo quản gỗ thông trong phòng chống sự xâm nhập của nấm phá hoại. Khi sử dụng gỗ Thông trong sản xuất, xây dựng, việc lựa chọn nồng độ dung dịch bảo quản sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng. Khi bảo quản gỗ Thông phải được bảo quản trong dung dịch ngâm ở nồng độ 35% để có tác dụng là tốt nhất.

4.3. Hiệu lực với mối của chế phẩm từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng trên gỗ Thông

4.3.1. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng nước nóng đối với mối

Sau khi thử nghiệm trên 60 mẫu thử để thấy được sự khác nhau của nồng độ chế phẩm có ảnh hưởng đến hiệu lực kháng mối trên gỗ, tiến hành thực hiện ngâm mẫu gỗ với chế phẩm ở các nồng độ 15%, 25%, 35% rồi vớt


ra phơi khô sau đó đặt mẫu gỗ thử nghiệm ở môi trường có mối hoạt động mạnh trong thời gian 1 tháng. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.11 và hình 4.11.

Bảng 4.11. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng đối với mối



Nồng độ (%)


Phương pháp tách

Khối lượng thuốc thấm

(Kg/m3)

Hiệu lực của thuốc theo các chỉ tiêu


Tv


Điểm


Tvs


Điểm


Tvr


Điểm

Kết luận


15%

Ngâm nước

nóng


2,248


100


1


100


1


100


1


Tốt


25%

Ngâm

nước nóng


3,581


100


1


100


1


100


1


Tốt


35%

Ngâm

nước nóng


4,981


100


1


100


1


100


1


Tốt


Hình 4 11 Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với mối của mẫu gỗ ngâm chế 4

Hình 4.11. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với mối của mẫu gỗ ngâm chế phẩm ở các nồng độ và mẫu đối chứng

Từ kết quả được tổng hợp trên bảng và thông qua hình 4.11 cho thấy khả năng xâm nhập của mối đối với từng nồng độ là không đáng kể. Khả năng xâm nhập của mối đối với mẫu gỗ Thông có ngâm chế phẩm bảo quản từ vỏ


và lá cây Bạch đàn trắng giảm theo chiều tăng của nồng độ chế phẩm bảo quản và lượng thuốc thấm đối với mẫu đối chứng khi không được ngâm với dịch chiết thì đã bị mối xâm nhập và phá hại hoàng toàn. Mẫu thử được ngâm với dịch chiết ở nồng độ 15% có hiện tượng mỗi tấn công nhưng chỉ dừng lại khi gặp bề mặt của gỗ ở nồng độ 15% mối chỉ đắp mui đất lên bề mặt gỗ và không xẩy ra hiện tượng mối xâm nhập, còn đối với các mẫu thử được ngâm với dịch chiết ở các nồng độ 25%,35% vẫn còn nguyên không có hiện tượng mối tấn công. Từ các kết quả đó cho rằng khi ngâm gỗ thông với dịch chiết ở các nồng độ 15%,25%,35% đều có khả năng trống lại sự xâm nhập của mối.

4.3.2. Hiệu lực của dịch chiết từ vỏ và lá cây Bạch đàn trắng được chiết bằng cồn đối với mối

Qua thử nghiệm trên 60 mẫu thử để thấy được sự khác nhau của nồng độ chế phẩm có ảnh hưởng đến hiệu lực kháng mối trên gỗ, tiến hành thực hiện ngâm mẫu gỗ với chế phẩm ở các nồng độ 15%, 25%,35% rồi tiến hành vớt ra phơi khô sau đó đặt mẫu gỗ thử nghiệm ở môi trường có mối hoạt động mạnh trong thời gian 1 tháng. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.12 và hình 4.12.

Bảng 4.12. Hiệu lực của dịch chiết vỏ và lá cây Bạch đàn trắng đối với mối



Nồng độ (%)


Phương pháp tách

Khối lượng thuốc thấm

(Kg/m3)

Hiệu lực của thuốc theo các chỉ tiêu


Tv


Điểm


Tvs


Điểm


Tvr


Điểm

Kết luận


15%

Ngâm cồn


2,189


100


1


100


1


100


1


Tốt


25%

Ngâm cồn


3,847


100


1


100


1


100


1


Tốt


35%

Ngâm

cồn


6,228


100


1


100


1


100


1


Tốt


Hình 4 12 Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với mối của mẫu gỗ ngâm chế 5

Hình 4.12. Hình ảnh so sánh hiệu lực đối với mối của mẫu gỗ ngâm chế phẩm ở các nồng độ và mẫu đối chứng

Từ kết quả được tổng hợp trên bảng và thông qua hình 4.12 cho thấy khả năng xâm nhập của mối đối với từng nồng độ là Khác nhau. Khả năng xâm nhập của mối đối với mẫu gỗ Thông có ngâm chế phẩm bảo quản từ vỏ và lá

cây Bạch đàn trắng giảm theo chiều tăng của nồng độ chế phẩm bảo quản và lượng thuốc thấm. Mẫu thử được ngâm với dịch chiết ở nồng độ 15% có hiện tượng mỗi tấn công nhưng chỉ dừng lại khi gặp bề mặt của gỗ ở nồng độ 15% mối chỉ đắp mui đất lên bề mặt gỗ và không xẩy ra hiện tượng mối xâm nhập, đối với mẫu đối chứng khi không được ngâm với dịch chiết thì đã bị mối xâm nhập và phá hại hoàng toàn. còn đối với các mẫu thử được ngâm với dịch chiết ở các nồng độ 25%,35% vẫn còn nguyên không có hiện tượng mối tấn công. Từ các kết quả đó cho rằng khi ngâm gỗ thông với dịch chiết ở các nồng độ 15%,25%,35% đều có khả năng trống lại sự xâm nhập của mối.

Thông qua hai thử nghiêm ngâm gỗ thông với nước nóng và cồn ở các nồng độ thì nhìn chung trong cấu tạo của gỗ thông là loại gỗ khá mềm, hơi xốp, nhẹ và là một đối tượng được loài mối rất ưa thích, khi loài mối tiếp cận được thì chúng ăn rất nhanh. Mối là loài côn trùng rất mẫn cảm với hóa chất, với những hóa chất độc hại chúng sẽ đắp đường mui để vượt qua hoặc khi chúng phát hiện ra thức ăn (gỗ) chúng tấn công, nhưng khi phát hiện hóa chất thì chúng tự rời đi. Nhưng dung dịch từ vỏ và lá cây bạch đàn ở các nồng độ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023