Tình Hình Thu Hút Đầu Tư Và Tình Hình Triển Khai Đầu Tư Các Dự Án.


Yến, Mũi Đất Đỏ-Mũi Xép (thị trấn An Thới), Bãi Xép-Ông Lang (xã Cửa Dương) và khu vực Bà Kèo-Cửa Lấp.

Khu du lịch nam và bắc Bãi Trường là hai khu du lịch - dịch vụ - thương mại có quy mô lớn nhất đảo Phú Quốc và được nhiều nhà đầu tư trong nước, nước ngoài quan tâm đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Tỉnh đã cho phép 29 nhà đầu tư thuê đất để triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 và dự án đầu tư với tổng diện tích 954ha.

- Các khu vực đã triển khai quy hoạch 1/2000 được phê duyệt vào quý III và quý IV năm 2007 gồm: khu du lịch Bãi Sao (trong đó có sân golf) và khu du lịch Bãi Đất Đỏ, khu du lịch Bãi Khem, khu du lịch phía Bắc rạch Vũng Bầu của Công ty SASCO, khu du lịch-sân golf Bãi Vòng, khu du lịch-sân golf Bãi Dài, khu du lịch Bà Kèo-Cửa Lấp (phía núi), khu du lịch Rạch Tràm, khu du lịch Bãi Thơm-Hòn Một, các khu du lịch ven biển tuyến Đông Đảo thuộc xã Hàm Ninh.

b. Các khu đô thị và khu chức năng.

- Về các khu đô thị: Gồm thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới, Hàm Ninh, Cửa Cạn, Gành Dầu, Đường Bào, Suối Lớn với diện tích 2.300 ha (trong đó Suối Lớn và Đường Bào thuộc xã Dương Tơ là hai khu đô thị hoàn toàn mới; các khu đô thị còn lại là chỉnh trang, nâng cấp, kết hợp với mở rộng đầu tư mới). Hai khu đô thị đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 là Suối Lớn, Đường Bào với diện tích 550 ha (hai khu đô thị này gắn với khu du lịch-dân cư Bắc Nam Bãi Trường) và khu du lịch-đô thị mới Gành Gió thuộc thị trấn Dương Đông 140 ha;

- Về sân bay mới của Phú Quốc tại xã Dương Tơ: Cụm Cảng hàng không miền Nam đã thuê tư vấn Singapore lập quy hoạch, dự án và thiết kế sân bay mới.

- Khu vực cảng Vịnh Đầm: Công ty Đầu tư xây dựng thương mại Sài Gòn đang triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 để xây dựng dự án đầu tư cảng và khu công nghiệp Vịnh Đầm.


- Cảng Đất Đỏ: Đây là cảng vận tải hành khách có tải trọng lớn, hiện nay đã có một nhà đầu tư Thái Lan xin đầu tư cảng biển này theo hình thức BOT.

- Cảng An Thới: Bộ giao thông vận tải đã phê duyệt thiết kế dự toán với tổng vốn trên 125 tỷ đồng, tỉnh đang triển khai lập phương án bồi thường giải tỏa.

- Các tuyến đường giao thông: Đảo Phú Quốc được phân bổ 401 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cơ sở hạ tầng, Sở Giao thông Vận tải đang xúc tiến hoàn thành các thủ tục đầu tư để khởi công xây dựng các tuyến đường trên đảo bằng vốn trái phiếu Chính phủ như đường Dương Đông-Cửa Cạn (bao gồm cầu Cửa Cạn và Rạch Cóc) vào cuối tháng 8/2007 (ngày 29/6/2007 mở thầu tuyến đường này), vốn đầu tư 178,5 tỷ đồng; đường Dương Đông-Cửa Lấp (bao gồm cầu Cửa Lấp) đang lập thiết kế cơ sở và phương án bồi thường với tổng vốn đầu tư khoảng 186 tỷ đồng. Đường Dương Đông-An Thới, đoạn từ cầu Cửa Lấp-An Thới đang khảo sát thiết kế lại do có sự thay đổi tuyến theo quy hoạch mạng lưới giao thông mới.

- Về các hồ nước: Tỉnh đã phê duyệt đề cương và chi phí khảo sát lập dự án 3 hồ nước trên đảo Phú Quốc là: hồ Cửa Cạn (35 triệu m3), hồ Suối Lớn (1,5 triệu m3) và mở rộng hồ Dương Đông đạt công suất 10 triệu m3. Hiện có các nhà đầu tư nước ngoài như Công ty La Perla International Living, Công ty Eden Hàn Quốc xin đầu tư các hồ nước trên đảo.

- Về đường điện cáp ngầm: Hiện nay có các nhà đầu tư của Trung Quốc, Anh, Singapore, Tây Ban Nha đang nghiên cứu dự án đường điện cáp ngầm từ Hà Tiên ra Phú Quốc.

- Ngoài ra tỉnh Kiên Giang cũng đang xúc tiến các quy hoạch chi tiết bệnh viện 500-1.000 giường, các trường dạy nghề, các trường đào tạo tại Phú Quốc.

2.2.7 Tình hình thu hút đầu tư và tình hình triển khai đầu tư các dự án.

a. Tình hình thu hút đầu tư.

Đến nay, UBND tỉnh đã cấp phép đầu tư cho 14 dự án, với tổng diện tích là 665 ha, tổng vốn đầu tư là 2.530 tỉ đồng; chấp thuận chủ trương cho 84 nhà đầu


tư với tổng diện tích 3.472 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 27.516 tỉ đồng; có ý kiến ghi nhận 51 dự án, với tổng diện tích đăng ký là 1.756 ha, tổng vốn đầu tư

4.178 tỉ đồng. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tiếp nhận 67 hồ sơ đăng ký xin thực hiện dự án đầu tư với tổng diện tích đăng ký là 2.267 ha, tổng vốn đầu tư là 18.376 tỉ đồng.

b. Tình hình triển khai các dự án đầu tư.

- Đối với 14 dự án đã được cấp phép, phê duyệt dự án đầu tư.

Đến nay chỉ có 1 dự án hoàn thành đi vào hoạt động là Công ty TNHH Veranda, đây là dự án liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án trên phần đất đã có giấy chủ quyền của doanh nghiệp trong nước (dùng đất để góp vốn liên doanh). Các dự án còn lại đang xây dựng, dự kiến trong năm 2009 sẽ có khoảng 5 dự án đưa vào khai thác.

- Các dự án đã có chủ trương đầu tư.

- Đối với các dự án đã có chủ trương của tỉnh cũng đang triển khai các bước đầu tư như lập quy hoạch chi tiết 1/500, dự án đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.8 Tình hình thành lập tổ chức bộ máy và xây dựng cơ chế chính sách phát triển đảo Phú Quốc.

- Về thành lập tổ chức bộ máy: Căn cứ Quyết định 38 và Quyết định 42 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đang chỉ đạo hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất để Ban quản lý đầu tư và phát triển đảo Phú Quốc sớm đi vào hoạt động.

- Về cơ chế chính sách ưu đãi: Quyết định 178 và Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ cho phép Phú Quốc được hưởng các ưu đãi cao nhất đang được áp dụng tại Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút kêu gọi đầu tư vào Phú Quốc.


2.3 ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ DU LỊCH CỦA PHÚ QUỐC.

Cuộc khảo sát lấy ý kiến của khách du lịch đánh giá về sản phẩm du lịch Phú Quốc được tác giả thực hiện trên 250 khách, tuy nhiên số bảng câu hỏi thu về chỉ sử dụng được 195.

Từ yêu cầu của nội dung đề tài, thông qua trao đổi với các nhà nghiên cứu và quản lý ngành du lịch, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi sơ bộ và tiến hành khảo sát thử nghiệm gần 20 du khách đến Phú Quốc, sau đó hoàn thiện và đưa ra bảng câu hỏi chính thức dùng để khảo sát.

Nội dung bảng câu hỏi dành cho du khách được thiết kế theo chiều cột dọc gồm hai phần chính:

Phần 1: Ý kiến đánh giá của du khách về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch với các tiêu chí như: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất du lịch, cơ sở hạ tầng và yếu tố môi trường kinh tế – xã hội của địa phương.

Phần 2: Ý kiến đánh giá của du khách về các sản phẩm du lịch cần được đa dạng hóa tại địa phương.

Nội dung bảng câu hỏi theo chiều ngang, bên trái bảng câu hỏi là ý kiến đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố sản phẩm du lịch với 5 mức độ: Rất quan trọng, quan trọng, bình thường, ít quan trọng và không quan trọng. Phía bên phải bảng câu hỏi là đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố về sản phẩm du lịch tại Phú Quốc với 5 mức độ: rất tốt, tốt, bình thường, kém và rất kém.

Kết quả như sau:


2.3.1. Kết quả thu nhập từ những thông tin cá nhân.

Bảng 6: Các thông tin về cá nhân của du khách tại Phú Quốc.


Tiêu chí

Phân loại

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam

93

47.60

Nữ

102

52.30

Độ tuổi

Từ 18 – 25 tuổi

32

16.41

Từ 26 – 35 tuổi

41

21.03

Từ 36 – 45 tuổi

54

27.69

Trên 45 tuổi

68

34.87

Nghề nghiệp

Nhân viên văn phòng

55

28.21

Công nhân

58

29.74

Thương gia

37

18.97

Các thành phần khác

45

23.08

Từ các nơi đến

Tp. Hoà Chí Minh

62

31.79

Hà Nội

23

11.79

Đồng Bằng Sông Cửu Long

54

27.69

Miền trung

28

14.36

Đông Nam bộ

12

6.15

Nơi khác

16

8.21

Mức chi tiêu bình quân USD/ngày

Đối với khách quốc tế

42

85.00

Thông qua các kênh thông tin

Truyền hình

27

13.38

Báo, tạp chí

34

17.44

Sách, quảng cáo

23

11.7

Mạng internet

28

14.36

Các công ty lữ hành du lịch

20

10.26

Người thân, bạn bè

45

23.07

Các hình thức khác

18

9.23

Số lần đến Phú Quốc

1 lần

82

42.05

2 lần

58

29.74

3 lần

32

16.41

Trên 4 lần

23

11.79

Sẽ quay trở lại

187

95.90

Không

8

4.10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 - 7

Qua bảng thông tin trên ta thấy số khách đến Phú Quốc lần đầu cao nhất (42,05%), và các lần tiếp theo ít dần đi, chính vì vậy nếu Phú Quốc không có những sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn thì khó có cơ hội đón du khách quay trở lại các lần tiếp theo (số khách quay trở lại lần 3 chỉ 16.41%).


Số khách sẽ trở lại Phú Quốc chiếm tỷ lệ rất cao (95.90%), điều này thể hiện Phú Quốc là nơi du khách đánh giá cao về cảnh quan thiên nhiên của các bãi biển và họ tin tưởng trong thời gian không xa nữa Phú Quốc sẽ là thiên đường về du lịch sinh thái và biển.

Qua khảo sát du khách biết về Phú Quốc và đến Phú Quốc cơ bản thông qua người thân, bạn bè, qua báo chí. Do hiện nay, báo chí thường hay đăng những thông tin về chủ trương, chính sách của Chính phủ đối với Phú Quốc. Một điều chứng tỏ rằng, công tác quảng bá về du lịch của huyện Phú Quốc còn chưa được tỉnh cũng như huyện Phú Quốc quan tâm đúng mức. Khách du lịch nước ngoài biết rất ít về Phú Quốc, phần lớn được giới thiệu và biết qua bạn bè và các công ty lữ hành du lịch.

2.3.2 Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố sản phẩm du lịch.

Bảng 7: Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố sản phẩm du lịch.


Tiêu chí

Ti thiu

Ti đa

Giá trTB

Khí hu

Tn1

3

5

4.25

Các danh lam thng cnh

Tn2

3

5

4.28

Tài nguyên rng

Tn3

1

5

3.15

Vtrí đa lý

Tn4

1

5

3.59

Các di tích lch s

Nv1

1

5

3.62

Phong tc tp quán đa phương

Nv2

2

5

4.26

Sthân thin ca dân địa phương

Nv3

1

5

4.12


Các lhi truyn thng

Nv4

3

5

3.98

Các cơ slưu trú

Cs1

3

5

4.18

Dch vvui chơi gii trí

Cs2

3

5

3.98

Các phương tin giao thông

Cs3

2

5

3.50

Kết cu htng

Cs4

2

5

3.42

Ý thc bo vmôi trường

Mt1

2

5

3.21

Nghthut m thc

Mt2

3

5

3.80

Thái độ phc vca nhân viên

Mt3

3

5

4.30

Tính chuyên nghip ca nhân viên

Mt4

2

5

3.75

Giá c

Mt5

3

5

4.15

Mc đan toàn

Mt6

2

5

4.00


Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng ta thấy du khách đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố của sản phẩm du lịch rất cao, đó là các yếu tố: danh lam thắng cảnh, khí hậu, cơ sở lưu trú, giá cả và đặc biệt là sự thân thiện của dân địa phương, thái độ phục vụ của nhân viên là rất quan trọng.

Từ những số liệu trên đòi hỏi các nhà quản lý cần đưa ra các chiến lược và chính sách phù hợp nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch tốt nhất để thỏa mãn khách hàng. Bên cạnh việc phát triển sản phẩm du lịch phải gắn liền với công tác bảo vệ tài nguyên nhân văn cũng như tài nguyên môi trường để đảm bảo sự bình ổn và phát triển bền vững.


2.3.3. Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của sản phẩm du

lòch.


Bảng 8: Đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của sản phẩm du lòch.


Tiêu chí

Ti thiu

Ti đa

Giá trị TB

Du lch sinh thái

Sp1

2

5

3.81

Du lch tham quan

Sp2

2

5

3.68

Du lch nghdưỡng

Sp3

2

5

3.91

Du lch mo him

Sp4

2

5

3.25

Du lch hi ngh- hi tho

Sp5

1

5

3.14

Du lch tìm hiu văn hóa – lch s

Sp6

2

5

3.08

Du lch ln bin

Sp7

2

5

3.24

Du lch câu cá

Sp8

2

5

3.09

Du lch tìm hiu, nghiên cu đa dng sinh hc


Sp9


2


5


3.35

Các đc sn ca đa phương

Sp10

2

5

3.75

Hàng thcông – mngh

Sp11

2

5

3.25


Theo kết quả nghiên cứu, du khách đánh giá rất cao về mức độ quan trọng của sản phẩm du lịch. Các sản phẩm đó là: loại hình du lịch tham quan, các sản phẩm đặc trưng (đặc sản) của địa phương, loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2023