CHƯƠNG HAI
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC.
2.1.1 Vị trí địa lý.
Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm ở vị trí tiền tiêu phía Tây Nam của Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 9o48’ đến 10o 26’ độ vĩ Bắc và 103o 29’ đến 104o 09’ độ kinh Đông. Cách thị xã Rạch Giá 115 km, thị xã Hà Tiên 46 km, Thành phố Hồ Chí Minh 500 km đường chim bay. Huyện đảo Phú Quốc gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất đồng thời cũng là hòn đảo lớn nhất Việt Nam với diện tích tự nhiên 563,247 km2 , chiều dài của đảo 49 km, nơi rộng nhất phía bắc đảo 27 km, nơi hẹp nhất nằm ở phía Nam đảo 5 km.
Phú Quốc nằm trong vùng phát triển kinh tế của Đông Nam Á, cách vùng phát triển công nghiệp và du lịch Đông Nam của Thái Lan 500 km, cách Singapore 1.000 km, gần kề cửa ngõ Tây Nam Campuchia. Từ Phú Quốc chỉ cần khoảng từ 1 đến 2 giờ bay là có thể đến thủ đô của các nước Đông Nam Á. Đặc biệt là Phú Quốc có vị trí nằm trên các tuyến đường vận chuyển hàng không và hàng hải quốc tế sôi động nhất của khu vực và thế giới.
2.1.2. Ñòa hình.
Địa hình Phú Quốc nhìn chung khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông suối và đồi núi. Phần lớn diện tích của đảo là rừng và núi, núi có độ cao trung bình khoảng trên 40m và dốc trên 40o, Phú Quốc có 99 ngọn núi tập trung ở vùng Bắc đảo. Có thể chia địa hình thành hai vùng đặc trưng chính như sau:
Vùng Bắc đảo có quy mô diện tích khoảng 40.000 ha, trên 70% diện tích là núi (độ dốc bình quân 25-30%), dưới 30% là diện tích đồi thấp và các dải đất tương đối bằng hoặc lượn sóng. Nhìn chung cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Phía Bắc có dảy Bãi Đại với các đỉnh cao trên dưới 200m. Phía Đông là dảy núi Hàm Ninh tạo thành hình cánh cung kép dài hơn 30 km
theo hướng Bắc Nam, sườn phía Đông dốc, sườn phía Tây thoải hơn, thấp dần về phía Dương Đông, Cửa Cạn. Phía Tây núi thấp dần và không tạo thành dảy, trong đó có một số đỉnh cao 100-200 m. Phía Nam có dảy Suối Đá với các đỉnh cao 150-200 m.
Vùng Nam đảo có diện tích khoảng 16.700 ha, bao gồm nhiều núi thấp xen kẽ và các dải đất tương đối bằng và thấp dần theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ dốc dưới 15%.
Những dạng địa hình có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch: các bãi cát ven biển nằm xung quanh đảo, địa hình đồi núi (tạo cảnh quan, điều kiện phát triển du lịch thể thao, tham quan các khu vực và động vật quý hiếm,...), địa hình đứt gãy tạo các cảnh quan hấp dẫn như khe suối, thác nước (suối Tranh, suối Đá Bàn, thác suối Đá Tranh, suối Tiên,...).
Trong tổng số diện tích đất, có khoảng 6.900 ha có cao độ dưới 5 m và độ dốc dưới 8o chiếm 12,17%. Đất nằm ở cao độ từ 5- 40 m với độ dốc dưới 15o có khoảng 14.380 ha chiếm 25,36%. Phần diện tích còn lại chiếm 62,47% có cao độ trên 40 m và độ dốc trên 15o.
Bảng 1: Hiện trạng phân bố diện tích theo độ cao và độ dốc
Độ dốc | Hiện trạng và tiềm năng sử dụng | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
< 5 m | < 8o | Nông nghiệp, xây dựng, du lịch | 6.900 | 12.17 |
5- 40 m | <15o | Nông nghiệp, xây dựng, du lịch | 14.380 | 25.36 |
>40 m | >15 o | Rừng, du lịch sinh thái | 35.420 | 62.47 |
Tổng | 56.700 | 100.00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 - 2
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Du Lịch Và Vai Trò Của Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân.
- Bài Học Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Ở Một Số Nước Trên Thế Giới.
- Tình Hình Phát Trển Du Lịch Phú Quốc Từ Năm 2000 Đến Nay.
- Tình Hình Thu Hút Đầu Tư Và Tình Hình Triển Khai Đầu Tư Các Dự Án.
- Đánh Giá Của Du Khách Về Thực Trạng Của Các Yếu Tố Sản Phẩm Du Lịch Phú Quốc.
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Nguồn: UBND huyện Phú Quốc “Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Quốc-tỉnh Kiên Giang thời kỳ 1999-2010” 8/1999
Biển ven xung quanh đảo tương đối cạn từ 1,5 – 4 m. Cách bờ từ 100 – 500 m, phần phía Đông đảo chỉ sâu từ 1-3 m, phần phía Tây khoảng 4 m. Tàu vào
được bờ là tàu nhỏ cở 100-200 tấn. Riêng khu vực quần đảo phía Nam An Thới là có biển sâu cho phép tàu có trọng tải lớn có thể vào được. Cụ thể là biển xung quanh Hòn Thơm, Hòn Dừa sâu dừ 11-14 m.
2.1.3 Về địa chất.
Đá trầm tích cát kết, bột kết là nền chính tạo nên đảo. Bề mặt địa hình bị phong hóa tạo nên lớp phủ sét cát pha dăm sạn dày từ 5-15 m. Do địa hình có nhiều núi nên một số khu vực là vùng bồi lắng ven sông, ven biển (Cửa Cạn, Vịnh Đầm, Rạch Tràm,...).
Địa chất động lực: Địa chất công trình tốt, ổn định, không xảy ra động đất, hay sụt lún khu vực.
2.1.4 Về khí hậu.
Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau.
Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối mạnh bởi quy luật của biển nên khí hậu ôn hoà hơn so với đất liền và thích hợp cho nghỉ ngơi du lịch.
Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình khoảng 27,1oC. Tháng nóng nhất cũng chỉ ở mức trung bình 28,3oC và tháng thấp nhất 25oC. Giờ nắng nhiều khoảng 1.445 giờ/năm. Bình quân có từ 6-7 giờ nắng trong ngày.
Lượng mưa bình quân lớn khoảng trên 3000 mm. Đây là điều kiện thuận lợi để có thể xây dựng hồ đập, tích nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt và phát triển du lịch. Tuy nhiên, phân bổ mưa trong năm khá khắc nghiệt. Trên 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa kéo dài trong 8 tháng (kéo dài hơn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), còn 4 tháng từ tháng12 đến tháng 3 lượng mưa rất ít. Điều kiện này đòi hỏi việc tính toán hồ đập để dự trữ nước cho các mùa khô là rất cần thiết.
Gió có hai hướng chính thay đổi trong năm: gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa khô), tốc độ gió trung bình biến đổi từ 2,8
– 4 m/s. Gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa từ 3,0 – 5,1 m/s. Gió mạnh thường xảy ra vào tháng 6, 7, 8 vận tốc gió mạnh nhất có lúc lên đến 31,7 m/s. Theo một số nghiên cứu gần đây, do có gió quanh năm nên Phú Quốc có thể xây dựng các trạm phát điện bằng năng lượng gió đủ cung cấp cho vài ngàn dân mỗi trạm. Ngoài ra vào mùa gió mạnh có thể thi lướt sóng tại một số khu vực bãi biển của Phú Quốc.
2.1.5 Cảnh quan sinh thái.
- Các bãi biển.
Toàn đảo Phú Quốc có mười bốn bãi biển có thể khai thác phát triển du lịch tốt nhất và một số bãi nhỏ nằm rải rác ở một số hòn thuộc cụm đảo Nam An Thới. Đặc điểm nổi bật của các bãi này là địa hình bờ dốc thoãi dần thích hợp nhất cho khai thác du lịch tắm biển và các hoạt động du lịch biển. Các bãi phần lớn còn hoang sơ, chưa được đưa vào khai thác, cạnh các bãi chủ yếu là rừng thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.
Cát ven biển Phú Quốc đặc biệt đa dạng, hình thành một số loại và màu sắc khác nhau tập trung ở các bãi biển như:
+ Bãi Sao: nằm ở phía Đông Đảo, có chiều dài mặt biển khoảng 2,3 km, hình vòng cung, được phủ bởi lớp cát trắng mịn, bề rộng bãi lớn, lưng bãi tựa vào các dãy núi có độ cao khoảng 70 - 150 m, địa hình khu vực bên trong bãi bằng phẳng, dốc lài, bình đồ thấp thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái chất lượng cao. Theo quyết định 1197, nơi đây được quy hoạch thành những khách sạn năm sao, sân golf và trung tâm hội nghị quốc tế.
+ Bãi Khem: bãi Khem kết nối với bãi Sao bởi mũi bãi Khem được giới chuyên gia đánh giá là bãi đẹp nhất Phú Quốc, chiều dài bãi khoảng 1,2 km, ngoài bãi cát trắng mịn, bãi Khem có địa hình lý tưởng cho du lịch chất lượng cao, ở hai đầu bãi là những dãy núi thấp có ghềnh đá thích hợp cho các hoạt động câu cá, lặn biển,...
+ Bãi Đất Đỏ: nằm ở phía Nam An Thới, với chiều dài bãi khoảng 1,2 km, bãi cát có màu đỏ, nước nơi đây trong và xanh thẳm, ít chịu ảnh hưởng bởi sóng gió vào các mùa trong năm (có thể khai thác du lịch quanh năm).
+ Bãi Trường: với chiều dài khoảng 12 km và thẳng được nối liền với bãi Bà Kèo – Cửa Lấp, đồng thời đây là bãi có diện tích mặt bằng lớn nhất Phú Quốc, ngoài việc khai thác du lịch biển còn có thể khai thác du lịch biệt thự nhà vườn và trung tâm thương mại, đô thị Phú Quốc. Theo quyết định 1197, khu vực này sẽ được xây dựng thành trung tâm thương mại và du lịch lớn của đảo Phú Quốc (cạnh sân bay Quốc tế Dương Tơ).
+ Bãi Bà Kèo – Cửa Lấp: gần thị trấn Dương Đông, bãi có cát vàng và nước trong xanh, nơi đây đã hình thành khu du lịch của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang khai thác, tuy nhiên việc quy hoạch và quản lý yếu kém dẫn đến việc phát triển khu vực này hiện nay không được tốt, chưa khai thác được hết thế mạnh cảnh quan.
+ Bãi Ông Lang: có vị trí gần thị trấn Dương Đông trên bờ biển phía Tây Phú Quốc. Bãi tập hợp một số bãi có quy mô nhỏ, tách biệt nhau, tạo thành những khu vực có không gian riêng biệt rất lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Bãi cát khu vực này nhỏ, tuy nhiên có những ghềnh đá tạo cảnh quan đẹp, thơ mộng, đặc biệt có rất nhiều cá ở khu vực ghềnh, do vậy sẽ là điểm hấp dẫn khách du lịch nghỉ duỡng.
+ Bãi Cửa Cạn: với chiều dài khoảng 4km, bãi Cửa Cạn có bãi cát vàng, nguồn nước trong xanh, nơi đây được quy hoạch thành khu sân golf 36 lổ sẽ là điểm hấp dẫn cho du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị chất lượng cao.
+ Bãi Vũng Bầu: thuộc xã Cửa Cạn, nằm hướng tây và phía Bắc đảo, nơi đây có bãi cát vàng óng ánh rất đẹp, chạy dài theo hình vòng cung do hai dãy núi Ông Quới và Vũng Bầu tạo nên, giữa bãi có con rạch bắt nguồn từ hai dãy núi tạo nên, thích hợp cho cả hai mô hình du lịch tắm biển và sông nước. Bãi có chiều dài 2,8 – 3 km, phía trên bãi là khu vực đất đai bằng phẳng hiện là đất rừng tự nhiên thuộc rừng quốc gia Phú Quốc.
+ Bãi Dài: nằm ở phía Bắc bãi Vũng Bầu thuộc xã Gành Dầu, bãi có chiều dài 6km, đứng thứ hai sau bãi Trường từ mũi Vũng Bầu đến mũi Đá Trải, giống như bãi Vũng Bầu, bãi Dài hiện rất hoang sơ. Đất đai phía sau bãi biển tương đối bằng phẳng, hầu hết thuộc đất rừng quốc gia Phú Quốc.
+ Bãi Rạch Vẹm: thuộc xã Gành Dầu nằm về phía Bắc đảo Phú Quốc. Bãi có chiều dài khoảng 3,5 km với bãi cát trắng mịn rất phù hợp cho du lịch bãi biển. Hiện tại trên bãi đã hình thành hai cụm dân cư làng chài, sẽ là điểm hấp dẫn nếu được quy hoạch bố trí lại lấy khu dân cư làng chài làm tâm điểm để phát triển du lịch làng nghề.
+ Bãi Rạch Tràm: thuộc xã Bãi Thơm, bãi này cũng giống như bãi Rạch Vẹm, cát vàng, mịn, rất hoang sơ và có cụm làng chài truyền thống.
+ Bãi Thơm: nằm về phía Nam trung tâm xã Bãi Thơm, bãi có chiều dài khoảng 2 km, đảo còn rất hoang sơ, tuy nhiên chiều rộng bãi cát không lớn.
+ Ngoài ra, trên đảo còn một số bãi nhỏ nằm ở các khu vực phía Bắc đảo, các bãi này cũng còn hoang sơ, đồng thời phía trên đảo đều nằm trong khu vực quản lý của rừng quốc gia Phú Quốc, cũng sẽ là những khu du lịch dã ngoại, leo núi cực kỳ hấp dẫn.
- Các hòn xung quanh đảo Phú Quốc.
+ Quần đảo Nam An Thới: tập trung nhiều nhất là quần đảo Nam An Thới với đảo, lớn nhất là đảo Hòn Thơm. Các đảo nhỏ đều có bãi cát vàng nhưng nhỏ, đẹp. Phần lớn các đảo còn hoang sơ chưa có người ở, tập trung nhất là trung tâm xã đảo Hòn Thơm.
+ Hòn Móng Tay: nằm cạnh bãi Dài, cách khoảng 500 m, thuộc khu vực xã Gành Dầu. Đảo này hiện nay còn rất hoang sơ, chưa có người sinh sống, đảo có bãi cát nhỏ và ghềnh đá với nhiều loài cá, thủy đặc sản như hào, nhum, cua,...có thể dễ dàng bắt. Hiện nay, có một số khách du lịch thuê những tàu nhỏ ra hòn để câu cá đồng thời mang theo một số gia vị và vật dụng để khi bắt cá lên là có thể ăn tại chỗ.
+ Hòn Một: nằm cạnh bãi Thơm, xã Hòn Thơm, cũng là hòn có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hiện nay vẫn còn hoang sơ, nhiều nhà đầu tư rất thích hòn này, vì nó hoàn toàn tách biệt với bên ngoài, thích hợp để đầu tư xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao.
- Rạn san hô và cỏ biển.
Tập trung nhất ở quần đảo Nam An Thới, đặc biệt tập trung ở các đảo nhỏ hòn Xưởng, hòn Móng Tay, hòn Vong, hòn Gầm Ghì, đây là những khu vực thuộc vùng lỗi, vùng được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy chế bảo tồn cỏ biển và san hô Phú Quốc, còn lại nằm rải rác ở các đảo nhỏ khác. Đối với cỏ biển trải dài theo các bãi biển phía Đông từ quần đảo Nam An Thới đến Bắc đảo. Khu hệ cá trong các rạn san hô rất phong phú, các loại họ cá mú (Serranidae) và cá bướm (Chaetontidae) cùng nhiều loài có giá trị kinh tế cao khác. Các nhà nghiên cứu đã thống kê được 89 loài san hô cứng và 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rạn san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài rong biển, trong đó có nhiều loài quan trọng như Trai tai tượng (Tridacna squamosa) và Ốc đun cái (Trochus nilotichus). Nơi đây cũng ghi nhận loài đồi mồi đến vùng đất này đẻ trứng cũng như sự xuất hiện của Bò biển Dugong quý hiếm.
- Các danh thắng khác.
+ Sông ngòi: Phú Quốc có mật độ sông suối là 0,42 km/km2, cao nhất trong các đảo của Việt Nam. Hệ thống sông, rạch với lưu vực nơi rộng nhất khoảng 10 km2, tổng diện tích lưu vực khoảng 456km2, chiếm 77% diện tích toàn đảo. Các sông chính bao gồm sông Cửa Cạn, sông Dương Đông, rạch Đầm, các rạch nhỏ như rạch Tràm, rạch Vũng Bầu, rạch Cá, rạch Cửa Lấp, rạch Cốc,... Các dòng sông thường bắt nguồn từ các dãy núi Đông Bắc chảy ra bờ biển Tây Nam, có độ dốc lớn nên không tích được nước mưa, thường xảy ra xói mòn vào mùa lũ.
+ Suoái: Được thiên nhiên ban tặng, Phú Quốc ngoài rừng nguyên sinh, các bãi biển đẹp, các con rạch đuợc tạo thành bởi các dãy núi lớn, chạy uốn lượn quanh đảo, Phú Quốc còn có các con suối được hình thành bởi dòng chảy từ các dãy núi, nổi bậc là suối Tranh, suối Đá Bàn, suối Tiên. Các dòng suối này chảy mạnh nhất vào mùa mưa, mùa nắng ít nước thậm chí không có nước vào những
năm khô hạn kéo dài. Nguồn nước sạch, khách tham quan có thể tắm, vui đùa và chụp hình lưu niệm.
+ Những dãy núi cao.
Khu vực đỉnh cao Núi Chùa trên dãy Hàm Ninh có độ cao khoảng 560 m với diện tích đất tương đối bằng phẳng khoảng 30 – 40 ha. Từ đỉnh núi này có thể quan sát các khu vực khác nhau của đảo cũng như có tầm nhìn xa tới khu vực biển đảo xung quanh. Tại đây có thể khai thác thành các điểm nhìn, quan sát cho các khách du lịch đồng thời tận hưởng không khí mát mẻ trên đỉnh núi cao này.
- Các sản phẩm địa phương.
Phú Quốc nổi tiếng với nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu và rượu sim. Những nhà thùng nước mắm, những vườn tiêu xanh thẳm sẽ là những điểm tham quan hấp dẫn cho những du khách muốn tìm đến để tham quan, học tập mô hình sản xuất nước mắm; cách thức trồng và chăm sóc hồ tiêu,...
2.1.6 Nguồn nhân lực và nhân văn.
Huyện Phú Quốc có 11 xã và 2 thị trấn với dân số 85.000 người năm 2006. Mật độ dân cư thấp, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các trung tâm đô thị như Dương Đông, An Thới. Tổng số lao động trong độ tuổi là 47.850 người năm 2006 (chiếm 56,3%). Trong đó lao động trong độ tuổi không có việc làm ổn định là 2.254 người (chiếm 4,7%), lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 34.343 người (chiếm 71,8%), lao động trong độ tuổi có khả năng lao động đang làm nội trợ và không có nhu cầu lao động là 11.253 người (chiếm 23,51%). Lực lượng học sinh đang đi học hiện nay là 7.703 người (chiếm 9% dân số toàn đảo).
Trở về với lịch sử, vào năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu đã gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác. Sau đó