Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Ở Huyện Đảo Phú Quốc Theo Hướng Bền Vững‌

về sự phát triển dễ dãi, thiếu hiểu biết, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, nhân văn. Tài nguyên du lịch bị khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch, bảo vệ. Đó chính là hệ quả của việc thiếu sự đầu tư đồng bộ cho du lịch trên huyện đảo Phú Quốc. Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư cho du lịch được đẩy mạnh, cơ sở vật chất kỷ thuật được cải thiện. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn ít so với nhu cầu thực tế. Vì vậy, cần phải thu hút nhiều hơn nữa các nguồn đầu tư từ bên ngoài để Phú Quốc thực sự trở thành “thiên đường du lịch”.

Phát triển nguồn nhân lực:. Du lịch là ngành đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối diện với khách, lao động phải có trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên. Đặc biệt, khi Phú Quốc cùng với cả nước đang vươn tới hội nhập với du lịch các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngụ cán bộ nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế.Hoạt động du lịch còn là lĩnh vực mới mẻ đối với huyện đảo Phú Quốc, với đội ngụ cán bộ quản lý và lực lượng lao động trực tiếp còn thiếu kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn. Trong thời gian qua, du lịch Phú Quốc phát triển nhanh, phát triển một cách ồ ạt, đã phải tạm thời chấp nhận một đội ngụ cán bộ, nhân viên với trình độ nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Lực lượng lao động trong ngành chủ yếu là từ trong đất liền ra, lao động tại chổ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn (35%) trong đó chủ yếu là làm việc đơn giản, không có chuyên môn. Giải quyết vấn đề đó, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao kiến thức và nghiệp vụ cho đội ngụ đang công tác trong du lịch thuộc nhà nước, liên doanh và các thành phần kinh tế khác.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Quốc một số doanh nghiệp, một số tổ chức như hội phụ nữ, đoàn thanh niên… mở các lớp nghiệp vụ du lịch, liên kết đào tạo với các trường chuyên nghiệp cho lao động nông thôn như chương trình đào tạo ngắn hạn, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm từng bước nâng cao tay nghề cho lao động trong hoạt động du lịch tại địa phương. Các trường tham gia đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch cho địa phương như: Cao đẳng Cộng Đồng; Cao đẳng Sư phạm; Cao đẳng nghề; Cao đẳng kinh tế kỷ thuật với các ngành như: quản trị du lịch, văn hóa du lịch, tiếng anh thương mại du lịch và nghiệp vụ du lịch.

Như vậy, trung bình hàng năm, tỉnh Kiên Giang đã đào tạo được khoảng 250 lao động có nghiệp vụ du lịch. Tuy nhiên, số lao động có nhu cầu ra huyện đảo Phú Quốc còn thấp, vì vậy bên cạnh khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tổ chức nhiều hơn nữa các khóa đào

tạo ngay trên địa bàn huyện thì chính quyền địa phương cần phải có những chính sách thu hút lao động có trình độ, có kinh nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay, phấn đấu đến cuối năm 2012 đạt 70.000 đến 80.000 lao động trong ngành có nghiệp vụ du lịch. Đến năm 2011 khi trường Đại học Kiên Giang chính thức được thành lập, khoa Du lịch sẽ thực sự là địa chỉ tin cậy để đào tạo đội ngụ lao động ngành du lịch cho tỉnh nhà, giải quyết được triệt để vấn đề số lượng và chất lượng lao động của ngành hiện nay.


2.2.5.8.Nhận xét chung‌

Những mặt làm được : Phú Quốc được mệnh danh là “Hòn đảo ngọc châu Á” và được các chuyên gia Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào danh sách 12 hòn đảo nổi tiếng nhất thế giới. Thế mạnh của huyện đảo là: Phong cảnh thiên nhiên đẹp, chưa bị hủy hoại bởi tác động của con người; Bãi biển cát trắng tuyệt đẹp và còn rất hoang sơ; Vùng nông thôn yên bình, không khí mát mẻ, trong lành; Các phục vụ tốt, thức ăn ngon, các cơ sở ăn uống, lưu trú sạch sẽ và hoạt động hiệu quả; Con người và văn hóa bản địa đặc sắc, hấp dẫn. Cho đến hiện nay, Phú Quốc đã phát triển trên 5 loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, sinh thái, thể thao, mạo hiểm, nghiên cứu, khám phá... trong tương lai ngành du lịch có thể khai thác hiệu quả hơn nữa các loại hình du lịch đã có và sẽ có.

Về độ bền vững của các loại hình du lịch: Với đặc điểm là quần đảo còn mang tính hoang sơ, các thành phần của tài nguyên tự nhiên đang còn giữ được nét nguyên bản vốn có, vì thế, nó là điểm đến của những ai muốn tìm về nét đẹp của thiên nhiên, vì vậy, các loại hình du lịch ở đây được diễn ra liên tục và có tính lâu dài.

Về mục đích hướng tới: Loại hình du lịch mà Phú Quốc muốn hướng tới là một trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển – đảo chất lượng cao, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế với những phong cách, sắc thái và đặc trưng riêng. Đồng thời là nơi giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này sẽ tạo thêm cơ hội, điều kiện để du lịch Phú Quốc thực hiện bước chuyển mình trở thành một trung tâm phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Những khó khăn, hạn chế : Theo đánh giá của các nhà chuyên gia thì các loại hình du lịch ở Phú Quốc chưa phát triển mạnh như tiềm năng. Các loại hình đang được khai thác rời rạc, trùng lặp và chưa tạo được nét khác biệt riêng với những vùng du lịch khác, những loại hình du lịch mới đưa vào khai thác chưa mang lại hiệu quả. Sản phẩm du lịch chưa có được đặc trưng riêng (trừ nước mắm, chó, tiêu...), du khách còn cảm thấy sự ná ná

giống nhau về sản phẩm du lịch ở đây và các điểm du lịch khách trên cả nước (như Nha Trang, Phan Thiết....).

Phát triển các loại hình du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững - 11

Khách du lịch đến Phú Quốc hiện nay khách nội địa chiếm tỷ trọng cao. Nhu cầu khách nội địa mới dừng lại tham gia các loại hình du lịch như: nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển, mua sắm, tham quan các di tích lịch sử... Khách quốc tế về số lượt khách đến còn khiêm tốn, nhu cầu của khách cao nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế. Qua thăm dò khảo sát 30, du khách đều cho rằng nguyên nhân chính là các loại hình du lịch chưa đa dang, đặc biệt là những loại hình du lịch phù hợp với nhu cầu của giới trẻ.

Nguyên nhân : Theo các chuyên gia trong ngành, có nhiều nguyên nhân như : Điểm xuất phát của nền kinh tế huyện Phú Quốc thấp so với tỉnh Kiên Giang và so với cả nước. Phú Quốc là một huyện đảo, cách xa đất liền, huyện là một quần đảo gồm 40 đảo lớn nhỏ, phân bố rộng khắp trên vùng biển vịnh Thái Lan, rất khó khăn trong việc đi lại giữa đảo này với đảo khác, giữa đảo với đất liền. Phú Quốc thiếu vốn, cơ sở hạ tầng, mức sống, trình độ dân trí thấp, đó là những trở ngại lớn đối với việc bảo vệ khai thác tài nguyên phục vụ du lịch.

Ngành du lịch huyện đảo Phú Quốc vừa qua giai đoạn đầu của sự phát triển. Hệ thống pháp quy còn thiếu đồng bộ, các thể chế chính sách phát triển còn thiếu. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong việc quản lý, bảo tồn, tôn tại tài nguyên du lịch không rõ ràng chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc phát triển ngành du lịch.

Chính sách về khuyến khích đầu tư du lịch, phát triển các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch đã được thông qua từ cấp bộ, cấp tỉnh cho đến địa phương. Tuy nhiên, vấn đề triển khai còn chậm do chính sách về đất đai, giải phóng mặt bằng, thuế, vấn đề giải quyết lao động... Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện. Như mâu thuẩn phát sinh giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế biển đó là vấn đề bố trí luồng lạch, bến đậu ghe thuyền đánh bắt thủy hải sản và các bãi tắm. Vấn đề khai thác các loại hình du lịch như lặn ngắm san hô, thảm cỏ biển với công tác bảo vệ cảnh quan môi trường. Hình thức du lịch đang dừng lại ở « bán » bãi biển, phòng nghỉ mà chưa giúp du khách « mua » được sự trải nghiệm ở những điểm du lịch đó.


30 Kết quả khảo sát đề tài “ Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch bền vững huyện đảo Phú Quốc” do TS Trương Thị Kim Chuyên làm chủ đề tài, Tháng 07/2008

Do trình độ quản lý và đội ngụ cán bộ, nhân viên chưa ngang tầm đòi hỏi của ngành du lịch. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành du lịch quá ít, trình độ về ngoại ngữ của số lao động trong ngành còn thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khá cao. Số lượng hướng dẫn viên du lịch ít về số lượng, thiếu về kinh nghiệm, chưa hiểu tường tận về văn hóa bản địa (do phần lớn lao động là dân nhập cư từ đất liền ra), đã gây cản trở không nhỏ cho phát triển du lịch.

Trình độ dân trí thấp, người dân không hiểu được những gì là lợi ít lâu dài cho cả cộng đồng và cho bản thân mình về các nguồn tài nguyên du lịch, vì vậy vấn đề như khai thác bừa bãi san hô, các loại động thực vật quý... bán sản phẩm dưới dạng quà lưu niệm. Họ ít quan tâm đến những gì mà du khách suy nghĩ và tìm kiếm. Do vậy họ lại chính là người có thể phá hủy những gì là tài sản quý giá, những nét đẹp văn hóa của mình để mong thu được chút lợi trước mắt từ du lịch, điều đó đã gây hạn chế trong việc phát triển các loại hình du lịch ưu chuộng hiện nay. Đây cũng chính là yếu tố đánh mất tính bền vững của du lịch. Ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ vai trò, vị trí, ý nghĩa của các ngành du lịch trong xã hội, trong dân, các ngành các cấp chưa đầy đủ. Chưa tạo được chuyển biến sâu rộng trong xã hội ý thức trách nhiệm tham gia phát triển các loại hình du lịch từ việc giữ gìn bảo vệ tài nguyên, sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường, trật tự, vệ sinh môi trường các tuyến, điểm du lịch đến thái độ đối với du khách trong tầng lớp nhân dân, cán bộ thừa hành công vụ, Phú Quốc thực sự trở thành một trung tâm du lịch chất lượng cao, đúng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đảo Phú Quốc nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Ở HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

3.1.Những căn cứ để đưa ra định hướng và giải pháp‌

3.1.1.Chiến lược phát triển du lịch quốc gia‌

Trong hội thảo "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030" do Viện nghiên cứu phát triển du lịch tổ chức, ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch khẳng định: Phát triển du lịch biển là ưu tiên hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam. Do đó, trong Đề án phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn 2011 – 2020 đến năm 2020, Việt Nam sẽ hình thành 5 khu vực du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực đó là : Khu Hạ Long – Cát Bà ; Lăng Cô – Sơn Trà – Hội An ; Nha Trang – Cam Ranh ; Phan Thiết – Mũi Né ; Khu du lịch Phú Quốc.

Với quan điểm : "Phát triển du lịch biển nhanh và bền vững; Ưu tiên phát triển du lịch biển, đảo đặc thù với chất lượng cao; Phát triển du lịch biển, đảo luôn gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng; Phát triển du lịch biển phải đặt trong quan hệ phát triển tổng thể chung về kinh tế - xã hội". Mục tiêu phát triển du lịch biển giai đoạn 2011 - 2020 trở thành ngành động lực phát triển kinh tế của mỗi một địa phương có tài nguyên biển. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch biển Việt Nam phải đứng vào nhóm nước có du lịch biển phát triển nhất khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Như vậy, phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc trở thành một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng,


3.1.2.Kế hoạch phát triển kinh tế huyện đảo Phú Quốc‌

Dựa trên cơ sở các đề án phát triển du lịch số 178/2004/ QĐ - TTg, quyết định số 633/QĐ –TTg của Thủ tướng chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến 2030, được ví như là “làn gió mới” thổi vào hòn “đảo ngọc”. Mục tiêu là xây dựng đảo Phú Quốc bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng vùng và quốc gia. Từng bước xây dựng một thành phố biển – đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông – Nam Á.

Hiện thực hóa các quyết định của chính phủ, Đảng bộ và nhân dân huyện đảo Phú Quốc tiến hành từng bước thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế qua các giai đoạn : Giai

đoạn 2000 -2010 tập trung vào việc kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thực thi chiến lược đột phá ; Giai đoạn từ 1011 – 2015 tập trung phát triển cơ sở hạ tầng có chất lượng cao và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bước đầu tập trung thu hút du lịch quốc tế ; Giai đoạn từ 2015 – 2020 tập trung thu hút du lịch có chất lượng cao, biển Phú Quốc trở thành sự lựa chọn cho việc tổ chức các sự kiện quốc tế. Đến nay, giai đoạn một đã hoàn thành, Phú Quốc đang bước vào phát triển giai đoạn 2, mặc dù còn này sinh nhiều vấn đề cần khắc phục, song về cơ bản đã từng bước hoàn thành kế hoạch.


3.1.3.Nhu cầu du lịch‌

Hiện nay, số lượng khách du lịch đến Phú Quốc có chiều hướng tăng, nhất là lượng khách trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Phú Quốc càng có nhiều cơ hội giao lưu và hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới trong đó có cả lĩnh vực phát triển du lịch.

Theo kết quả đánh giá sơ bộ của Sở thương mại và du lịch tỉnh Kiên Giang năm 2010, dự báo năm 2015 về khách du lịch: số lượng khách du lịch tăng nhanh qua các năm từ

230.000 lượt khách vào năm 2010 dự báo đạt 800.000 lượt khách vào năm 2015, trong đó khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc có sự khởi sắc (chiếm khoảng 40%). Nhu cầu nghỉ ngơi, tham gia các loại hình du lịch ngày càng cao, trong lúc đó, Phú Quốc mới đầu tư khai thác lĩnh vực du lịch chủ yếu đang trong giai đoạn đầu: Cơ sở lưu trú đạt chuẩn chưa cao, các loại hình du lịch còn ít, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn…chưa đáp ứng được nhu cầu.


3.1.4.Tiềm năng và thực trạng‌

Trước đây, Phú Quốc được biết đến với thương hiệu nước mắm, hồ tiêu nổi tiếng. Từ năm 1996, Phú Quốc mới manh nha phát triển du lịch, và Phú Quốc thực sự được du khách trong và ngoài nước biết đến từ năm 2000 qua hoạt động quảng bá du lịch như "Thiên đường rực nắng" hay "Đảo ngọc"...

Sở dĩ có được điều đó là vì, Phú Quốc có tiềm năng lợi thế so sánh về tự nhiên và nhân văn trong phát triển du lịch hơn các điểm du lịch khác trong cả nước và khu vực như: Có bờ biển dài hình thành nên nhiều bãi biển đẹp như: bãi Giếng, bãi Khem, bãi Sao, bãi Vòng, bãi Thơm, bãi Vũng Bầu, bãi Cửa Cạn, bãi Dinh Cậu, bãi Dài.. có dạng địa hình bờ biển mài mòn đá gốc chạy sát ra biển tạo nhiều cảnh đẹp như Dinh Cậu, mũi Tàu Rũ, mũi Ông Đội...

Ngoài đảo chính Phú Quốc, hệ thống các đảo An Thới, Thổ Châu, Bà Lụa và một số đảo rải rác ở khu vực phụ cận tạo nên cảnh quan đẹp làm tăng sức hấp dẫn của du lịch đảo Phú Quốc; Có khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ẩm quanh năm, khí hậu ít biến động thất thường. Số giờ nắng trong năm cao; Có hệ sinh thái biển - đảo phát triển, đặc biệt có nhiều rạn san hô, thảm cỏ biển có giá trị du lịch và là một trong rất ít vùng biển Việt Nam còn tồn tại loại Dugong. Ngoài ra, Phú Quốc có nhiều địa danh du lịch nhân văn nổi tiếng như : chùa Sư Muôn, chùa Hàm Ninh, đền thờ Nguyễn Trung Trực, nhà lao Cây Dừa, Vườn Quốc Gia Phú Quốc... các món ăn được chế biến từ các đặc sản biển tươi sống như : Bún Kèn, cơm Ghẹ, gỏi cá... Du khách đến Phú Quốc ngoài tham quan các địa danh nổi tiếng, thưởng thức những món ăn đặc sản còn có thể mua những món quà cho người thân sau mỗi chuyến du lịch như : ngọc trai, tiêu, rượu sim, nước mắm...

Căn cứ vào tiềm năng nói trên, Phú Quốc có khả năng khai thác các loại hình du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng biển; Du lịch tham quan thắng cảnh; Du lịch sinh thái; Du lịch thể thao, mạo hiểm; Du lịch vui chơi giải trí; Du lịch hội nghị, hội thảo; Du lịch tuần trăng mật; Du lịch săn bắn thú bán hoang dã; Du lịch mua sắm; Du lịch tàu biển; Du lịch cuối tuần khách du lịch quốc tế trong khu vực; Du lịch gắn với thiên nhiên; Homestay....

Hiện nay, Phú Quốc mới chỉ khai thác được các loại hình du lịch với ưu thế của mình

như :


- Loại hình du lịch tắm, nghỉ dưỡng biển gắn với trung tâm thể thao dưới nước với

chương trình du lịch như: lặn và câu cá ở An Thới (Snorkeling and Fishing in AnThoi archipe logo tour); tắm ở suối Tiên (Trekking suoi tien the fairy stream tour); lặn ngắm san hô (snorkeling at MongTay and Doi Moi islet tour); lặn ngọc trai (dive in Phu quoc island)....

- Loại hình du lịch sinh thái với các chương trình tham quan du ngoạn quanh đảo và các đảo nhỏ (discover the north and south of Phu Quoc indand tour; discover of Phú Quoc islet tour), nghiên cứu các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa với các tour tham quan Dương Đông (Duong Dong tour excursion), du lịch kết hợp tuần trăng mật (Phu Quoc beach vacation)....

- Loại hình du lịch thể thao bao gồm các tour thể thao biển, thể theo núi, và du lịch mão hiểm leo núi...

- Loại hình du lịch vui chơi giải trí, đặc biệt là một số loại hình vui chơi, giải trí cao cấp và các dịch vụ thu hút nhiều khách du lịch.

- Du lịch mua sắm tại một số chợ Dương Đông, An Thới, tại các làng nghề như nước mắm tại các nhà thùng, mua tiêu tại các nhà vườn...

- Du lịch kết hợp với tổ chức hội nghị - hội thảo. Loại hình này chủ yếu tổ chức tại các khách sạn lớn như Sài Gòn – Phú Quốc, Long beach Resort Phú Quốc island hay Chenla resort and spa..., nơi có đầy đủ các trang thiết bị như hội trường lớn, khung viên rộng và được tổ chức dưới dạng: Trung tâm hội nghị, Trung tâm thương mại và ẩm thực...

Nhìn chung: Ngành du lịch Phú Quốc mặc dù mới được biết đến từ năm 1996 nhưng đã có gần như đầy đủ các loại hình du lịch: du lịch sinh thái; du lịch thể thao; du lịch vui chơi giải trí; du lịch mua sắm... Đặc biệt, trong đó các công ty du lịch lớn như Sài Gòn – Phú Quốc, Sài Gòn tourist; khách sạn Thái Bình Dương; Kim Nam Phương Resort... đã đầu tư đưa vào khai thác một số loại hình du lịch mới như đua thuyền buồm, nhảy dù... làm cho hoạt động du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, tạo ra nhiều điểm vui chơi hấp dẫn thu hút khách du lịch và khách tham quan. Tuy nhiên, nếu so sánh về tiềm năng du lịch thì tính đa dạng của các loại hình du lịch chưa cao, một số loại hình còn mang tính trùng lặp như các trò chơi trên biển, hoạt động lặn ngắm san hô mặc dù đã đưa vào khai thác nhiều điểm song chỉ mới tổ chức cho các tour theo đoàn hoặc những người đã biết lặn, chưa mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy, chưa tạo được nét riêng và chưa đủ hấp dẫn để du khách ở lại đây lâu hơn cũng như có mong muốn quay lại vào những lần sau.

Về chất lượng của các loại hình du lịch: Dựa vào các chỉ số so sánh như: mức độ hài lòng của du khách còn thấp, chi phí đi lại khá cao, các bãi tắm và bến tàu cá chưa có quy hoạch cụ thể đang dần làm cho môi trường bị ô nhiểm... đó chính là rào cản du khách đến với Phú Quốc.

Sự bất lợi về thời tiết (chênh lệch thời gian mùa mưa), tình hình chính trị (bất ổn về chính trị, mâu thuẩn giữa các Đảng phái) của các nước trong khu vực là lợi thế cạnh tranh của Phú Quốc. Tuy nhiên, thực tế số lượng khách du lịch có tăng, song thời gian lưu trú còn thấp (nếu ở Bali thời gian lưu trú trung bình là 3,1 ngày/ lượt khách31, Thái Lan là 4,3 ngày/ lượt khách... thì ở Phú Quốc32 mới chỉ đạt 2,1 ngày khách). Như vậy, ngành du lịch cần phải tìm ra các định hướng và giải pháp không chỉ quảng bá thu hút khách du lịch mà còn phải có chiến lược giữ chân du khách ở lại với Phú Quốc dài ngày hơn.


31 Vietnamnet

32 Phòng thông kê huyện Phú Quốc

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí