Đánh Giá Của Du Khách Về Thực Trạng Của Các Yếu Tố Sản Phẩm Du Lịch Phú Quốc.


dưỡng (điểm trung bình từ 3.68 – 3.91). Với thang đo này các nhà qui hoch, các nhà quản lý cần phải mạnh dạn đầu tư vào các sản phẩm được đánh giá có mức độ quan trọng cao.

2.3.4. Đánh giá của du khách về thực trạng của các yếu tố sản phẩm du lịch Phú Quốc.

Bảng 9: Đánh giá của du khách về thực trạng của các yếu tố

sản phẩm du lịch


Tiêu chí

Ti thiu

Ti đa

Giá trị TB

Khí hu

Tn1

1

5

3.02

Các danh lam thng cnh

Tn2

1

5

3.75

Tài nguyên rng

Tn3

1

5

2.98

Vtrí đa lý

Tn4

1

5

3.34

Các di tích lch s

Nv1

1

5

2.83

Phong tc tp quán đa phương

Nv2

2

5

3.03

Sthân thin ca dân đa phương

Nv3

2

5

3.98

Các lhi truyn thng

Nv4

1

5

3.22

Các cơ slưu trú

Cs1

1

5

2.23

Dch vvui chơi gii trí

Cs2

1

5

2.01

Các phương tin giao thông

Cs3

1

5

2.84

Kết cu htng

Cs4

1

5

2.12

Ý thc bo vmôi trường

Mt1

1

5

2.15

Nghthut m thc

Mt2

1

5

2.01

Thái đphc vca nhân viên

Mt3

1

5

2.34

Tính chuyên nghip ca nhân viên

Mt4

1

5

2.22

Giá c

Mt5

1

5

2.32

Mc đan toàn

Mt6

1

5

3.93

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 - 8


Theo bảng khảo sát của du khách về đánh giá thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch ở mức độ bình thường và kém, riêng yếu tố sự thân thiện của dân


địa phương và mức độ an toàn là tốt, đây là những lợi thế của du lịch Phú Quốc cần được phát huy. Đối với các yếu tố sản phẩm như: trình độ và tính chuyên nghiệp của nhân viên còn rất hạn chế (2.22), dịch vụ vui chơi giải trí thì được đánh giá là rất thấp (2.01), thực tế ở Phú Quốc rất nghèo nàn, có những khu du lịch không có dịch vụ vui chơi giải trí ngoài ngắm cảnh và mua sắm, ý thức bảo vệ môi trường thì quá kém (2.01 – 2.15). Đây là vấn đề mà các nhà quản lý và các nhà kinh doanh khai thác du lịch Phú Quốc đặc biệt phải lưu tâm và xử lý kịp thời.

2.3.5 Đánh giá của du khách về thực trạng của các sản phẩm du lịch Phú Quốc

Bảng 10: Bảng đánh giá của du khách về thực trạng của sản phẩm du lịch Phú Quốc

Tiêu chí

Ti thiu

Ti đa

Giá trị TB

Du lch sinh thái

Sp1

2

5

3.01

Du lch tham quan

Sp2

1

4

2.21

Du lch nghỉ dưỡng

Sp3

1

4

2.45

Du lch mo him

Sp4

1

4

1.97

Du lch hi ngh- hi tho

Sp5

1

5

2.31

Du lch tìm hiu văn hóa –

lch s

Sp6

1

4

2.14

Du lch ln bin

Sp7

1

5

2.34

Du lch câu cá

Sp8

1

5

2.42

Du lch tìm hiu, nghiên cu

đa dng sinh hc

Sp9

1

5

2.05

Các đc sn ca đa phương

Sp10

1

5

3.25

Hàng thcông – mngh

Sp11

1

4

2.23

Kết quả khảo sát bng 10 chúng ta thấy thực trạng du lịch Phú Quốc còn rất hạn chế về loại hình sản phẩm như: Du lịch mạo hiểm, du lịch tìm hiểu lịch sử văn hóa còn rất kém, điểm trung bình từ (1.97 – 2.14) và các sản phẩm khác được du khách đánh giá ở mức trung bình. Cũng qua khảo sát, du khách đánh gía sản phẩm du lịch ở còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lượng kém, chưa phong phú. Như


vậy việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết đối với các nhà quản lý du lịch Phú Quốc.

2.3.6 So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch.

Bảng 11: So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch Phú Quốc.


Tiêu chí

Giá trTB

quan trọng

Giá trị TB

thực trạng

Mức độ

chênh lệch

Khí hậu

Tn1

4.25

3.02

1.23

Các danh lam thắng cảnh

Tn2

4.28

3.75

0.53

Tài nguyên rừng

Tn3

3.15

2.98

0.17

Vị trí địa lý

Tn4

3.59

3.34

0.25

Các di tích lịch sử

Nv1

3.62

2.83

0.79

Phong tục tập quán địa phương

Nv2

4.26

3.03

1.23

Sự thân thiện của dân địa phương

Nv3

4.12

3.98

0.14

Các lễ hội truyền thống

Nv5

3.98

3.22

0.76

Các cơ sở lưu trú

Cs1

4.18

2.23

1.95

Dịch vụ vui chơi giải trí

Cs2

3.98

2.01

1.97

Các phương tiện giao thông

Cs3

3.50

2.84

0.66

Kết cấu hạ tầng

Cs4

3.42

2.12

1.30

Ý thức bảo vệ môi trường

Mt1

3.21

2.15

1.06

Nghệ thuật ẩm thực

Mt2

3.80

2.01

1.79

Thái độ phục vụ của nhân viên

Mt3

4.30

2.34

1.96

Tính chuyên nghip ca nhân viên

Mt4

3.75

2.22

1.53

Giá cả

Mt5

4.15

2.32

1.83

Mức độ an toàn

Mt6

4.00

3.93

0.07


Qua bảng trên chúng ta thấy yếu tố như: tài nguyên rừng, mức độ an toàn, sự thân thiện của dân địa phương có mức chênh lệch khá nhỏ ( 0.07 – 0.17) Các yếu tố này thể hiện đã đáp ứng khá tốt với sự mong muốn của du khách. Đây là một lợi thế của du lịch Phú Quốc. Bên cạnh đó một số các yếu tố như: thái độ, tính chuyên nghiệp của nhân viên du lịch, khu vui chơi giải trí, giá cả… thì mức chênh lệch tương đối lớn ( 1.97 – 1.79). Như vậy du lịch Phú Quốc phải có biện pháp tích cực để thu nhỏ khoảng cách độ chênh lệch này, có như vậy mới tạo ra được các sản phẩm du lịch có giá trị nhằm thỏa mãn cho du khách.

2.3.7 So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các sản phẩm du lịch Phú Quốc.

Bảng 12: So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình mức độ quan trọng và thực trạng các sản phẩm du lịch Phú Quốc.


Tiêu chí

Giá trTB

quan trng

Giá trTB

thc trng

Mc đ

chênh lch

Du lịch sinh thái

Sp1

3.81

3.01

0.80

Du lòch tham quan

Sp2

3.68

2.21

1.47

Du lịch nghỉ dưỡng

Sp3

3.91

2.45

1.46

Du lịch mạo hiểm

Sp4

3.25

1.97

1.28

Du lịch hội nghị - hội thảo

Sp5

3.14

2.31

0.83

Du lịch tìm hiểu văn hóa –

lịch sử

Sp6

3.08

2.14

0.94

Du lịch lặn biển

Sp7

3.24

2.34

0.90

Du lịch câu cá

Sp8

3.09

2.42

0.67

Du lịch tìm hiểu, nghiên

cứu đa dạng sinh học

Sp9

3.35

2.05

1.30

Các đặc sản của địa

phương

Sp10

3.75

3.25

0.50

Hàng thủ công – mỹ nghệ

Sp11

3.25

2.23

1.02


Trong bảng ta thấy du lịch câu cá, đặc sản của địa phương cần được duy trì và phát huy vì đây là những sản phẩm đang có lợi thế, song bên cạnh đó đối với du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, hội thảo cần được đầu tư hơn nữa để thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Bên cạnh một số sản phẩm như du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng qua đánh giá thì mức chênh lệch rất cao (1.47 – 1.46), điều này thể hiện sản phẩm du lịch chủ lực của Phú Quốc chưa đáp ứng được sự mong muốn của du khách.

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DU LỊCH PHÚ QUỐC.

2.4.1 Những thành quả đạt được.

Từ khi có chủ trương cho Phú Quốc phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái của khu vực và quốc tế, du lịch Phú Quốc ngày càng phát triển và đạt được một số kết quả cụ thể như:

- Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch tăng hàng năm góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Phú Quốc nói riêng, Kiên Giang nói chung, tạo được nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo.

- Đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đăng ký xin đầu tư, có những dự án của nhà đầu tư nước ngoài xin đầu tư với quy mô lớn .

- Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch dần được đa dạng hoá và chất lượng được nâng lên.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang được từng bước xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch và góp phần tạo diện mạo mới cho tỉnh.

- Hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và ngày càng hoàn thiện tạo môi trường thuận lợi cho công tác quản lý phát triển du lịch.

- Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ du lịch từng bước được nâng lên, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng đang từng bước khẳng định vị trí và vai trò quan trọng đối với du lịch miền Tây Nam Bộ và cả nước.

2.4.2 Những hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được du lịch Phú Quốc còn nhiều hạn chế:


(1) Hoạt động marketing còn yếu, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, sản phẩm du lịch chưa đa dạng hoá, chưa quan tâm đến công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

(2) Nguồn vốn thiếu thốn, doanh thu ngành du lịch chưa cao, công tác đầu tư phát triển du lịch trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng du lịch, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch còn nhiều hạn chế.

(3) Chưa quan tâm đến bảo vệ tài nguyên du lịch. Việc khai thác du lịch của các khu du lịch hiện nay chưa quan tâm chú trọng nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường.

(4) Chưa chú trọng đến công tác phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.

(5) Cơ chế quản lý của nhà nước được rõ ràng. Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, du lịch chưa được xây dựng đồng bộ.


2.5 SO SÁNH KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Bảng 13: So sánh hoạt động du lịch của 3 đảo: Phú Quốc - Phuket – Bali



Phú Quốc

Phuket

Bali

Vị trí địa lý

Đảo – Đông Nam Á

Đảo – Đông Nam Á

Đảo – Đông Nam Á

Lịch sử

Khoảng 3–4 thế kỷ.

Khoảng 4-5 thế kỷ.

Hàng ngàn năm.

Nhân văn

Đạo Cao Đài, Phật giáo, Thiên chúa giáo.

Phật giáo, Hồi giáo.

Đạo Hindu, Hồi giáo

Kinh tế

Đánh cá, nước mắm, hồ

tiêu, du lịch.

Cao su, du lòch.

Đánh cá, cà phê, du

lòch.

Phương tiện vận chuyển

Máy bay (nội địa), taxi, xe ôm, tàu.

Máy bay (nội địa và quốc tế), taxi, xe ôm, buýt, tuk-tuk, phà.

Máy bay (nội địa và quốc tế), buýt, taxi, thuyền.

Danh lam - thắng cảnh

Bải Khem, bải Thơm, bải Trường,…

Patong, Phi Phi, Fantasea,…

Kuta, Tanjong Benoa, Seminyak,…

Các hình thức giải trí

Tắm nắng, câu mực, mua sắm, du ngoạn, ẩm thực.

Tắm nắng, lướt ván, lặn, mua sắm, múa hát, sòng bài, ẩm thực, lể hội, sex.

Tắm nắng, du ngoạn, mua sắm, tắm bùn, ẩm thực, lễ hội, lướt ván, lặn.

Ẩm thực

Đơn điệu

Phong phú

Phong phú

Giá cả

Đắt

Đắt

Rẻ


Từ đó chúng ta đúc kết được kinh nghiệm:

2.5.1 Ở Bali – Indonesia :

Chính quyền Bali biết kết hợp giữa truyền thống lch sử văn hóa lâu đời với hàng ngàn đền đài và những ưu đãi thiên nhiên như núi lửa, rừng nguyên sinh, bãi biển đẹp để tạo ra một ngành du lịch mang đậm nét đặc sắc riêng của Bali – Indonesia. Chính quyền cũng có những chính sách ưu đãi cho Bali như xây dựng sân bay quốc tế, bảo tồn văn hóa địa phương, phát triển phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra sự thân thiện mến khách của người dân Bali và giá cả hợp lý cũng đóng vai trò không nhỏ trong ngành du lịch Bali. Kết quả của sự kết hợp hài hòa đó chiếm được lòng yêu mến của du khách đông – tây. Bali đã được bầu là địa điểm du lịch hàng đầu thế giới vượt qua cả Hawaii – Mỹ và Santorini – Hy Lạp.

Tuy nhiên một vấn đề khác không kém phần quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch nói chung và đa phương Bali nói riêng đó là vấn đề an ninh xã hội. Mặc dù Bali có hơn 90% cư dân theo đạo Hindu, nhưng Indonesia lại là nước có dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới. Sự xung đột giữa tín đồ đạo Hồi và phương Tây đã làm cho Bali thành điểm nóng của một trong những cuộc xung đột này. Hai cuộc khủng bố tại Bali (2002 và 2005) đã sát hại nhiều dân Bali và du khách. Kết quả là lượng du khách đã giảm đi rất nhiều vì lý do an toàn mặc dù chính phủ Bali có nhiều chính sách mời gọi, nhưng an toàn tính mạng vẫn là trên hết.

2.5.2 Ở Phuket – Thái Lan:

Chính phủ Thái Lan đã nhận thức được việc đáp ứng những nhu cầu của người châu Á muốn hưởng thụ theo phong cách phương Tây và đáp ứng phần nào nỗi nhớ nhà của người phương Tây xa xứ. Ngoài những hình thức nghỉ mát thông thường như tắm biển, mua sắm và nghỉ dưỡng Phuket còn tổ chức những trò thể thao phương Tây như lướt ván, lặn và các quán bar, các hộp đêm, các sòng bài các hình thức sex khác. Việc này cũng gắn liền với việc hình thành các dạng băng đảng Mafia trong xã hội. Ngoài ra tình hình xã hội nói chung tại Thái Lan cũng nhiều bất ổn, nhiều cuộc biểu tình bạo động xảy ra triền miên khắp nơi


trong nước. Mà đó là một trong những vấn đề then chốt làm tê liệt ngành du lịch của Phuket – Thái Lan.

Qua bảng so sánh trên tác giả rút ra được một số nhận xét sau:

Mặc dù thiên nhiên cũng ưu đãi Phú Quốc với nhiều bãi biển đẹp, rừng nguyên sinh và nông – hải sản phong phú. Nhưng Phú Quốc cần được làm giàu thêm bằng các cơ sở vật chất như phương tiện vận chuyển, nhà nghỉ; các hình thức giải trí đa dạng như lễ hội, hoạt động đêm, ẩm thực đa dạng; lòng hiếu khách cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp; giá cả phải chăng, sao cho vừa đáp ứng nhu cầu của du khách vừa bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế địa phương.

Phú Quốc hiện đang cần quy hoạch một cách bài bản, một cách tổ chức chặt chẽ và một cách quản lý luôn làm mới mình trên hòn đảo này. Bên cạnh đó, hạn chế đến mức thấp nhất sự xâm hại của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường tự nhiên của Phú Quốc; và an sinh xã hội cũng là vấn đề tiên quyết để bảo đảm cho Phú Quốc phát triển một cách bền vững.

Tóm li Phú Quốc là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch, thuận lợi về vị trí địa lý và loại hình du lịch đa dạng, hấp dẫn. Thời gian qua Phú Quốc cũng đã đạt được mốt số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên Phú Quốc còn rất nhiều hạn chế về cơ sở vật chất cũng như con người chưa sẵn sàng cho việc phát triển đảo lâu dài. Hoạt động du lch hin nay còn rất đơn điệu, manh múng, co cụm. Nhiu nhóm đầu tư tư nhân, nhiều công ty du lịch hoạt động mỗi công ty một kiểu, chưa mang sắc thái riêng của đơn vị mình, cũng như hài hòa với nét chung của địa phương,... Song song đó là chính sách của nhà nước cũng chưa thật sự rõ ràng để giúp các nhà đầu tư có phương hướng hoạt động và tạo hành lang pháp lý bảo vệ sự đầu tư đó. Điều đó đã làm hạn chế sự phát triển của Phú Quốc và làm ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như tinh thần tham gia làm du lịch của dân đảo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2023