Bảo Đảm Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Du Lịch Phù Hợp V I Thực Tiễn Việt Nam Và Xu Thế H I Nhập Quốc Tế

Quá trình thực hiện đến nay đã nhận thức ngày càng rõ hơn về mục tiêu, đặc trưng và cơ chế vận hành của nền KTTT định hướng XHCN. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện, tạo khung pháp lý đồng bộ, thuận lợi hơn cho sự vận hành của nền KTTT định hướng XHCN. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, bình đẳng và thông thoáng hơn, nâng cao hơn vai trò, sức cạnh tranh của các chủ thể, các loại hình doanh nghiệp; huy động tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước; tạo nhiều việc làm mới, góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội.

Ngành kinh tế du lịch - ngành kinh tế “mũi nhọn” vận hành trong cơ chế kinh tế thị định hướng XHCN, cần phải tiếp tục hoàn thiện đồng bộ: (i) quy định pháp luật du lịch, quy tắc, chuẩn mực xã hội điều ch nh hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và du khách; (ii) Các quy định về hành vi vi phạm và biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; (iii) Cơ chế thực thi, kiểm tra, giám sát việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch.

Việc hoàn thiện đồng bộ pháp luật du lịch và pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

3.1.3. Bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch phù hợp v i thực tiễn Việt Nam và xu thế h i nhập quốc tế

Trong xu thế hội nhập tích cực, chủ động với thế giới, nước ta đã thực hiện nhiều đổi mới, hoàn thiện thể chế chính trị, hệ thống luật pháp. Đặc biệt, trong hệ thống luật pháp, đã sửa đổi Luật Đầu tư, các quy định pháp luật về xuất cảnh, du lịch,… đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam và các cam kết quốc tế Việt Nam đã tham gia.

Đảng ta cũng khẳng định, việc xây dựng và thực thi pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật".

Theo đó, khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ với khoảng 110 phân ngành trong tổng số 155 phân ngành thuộc 11 ngành dịch vụ theo phân loại của WTO, trong đó có cam kết về dịch vụ du lịch: Đối với dịch vụ khách sạn - nhà hàng, trong vòng 8 năm kể từ khi gia nhập, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn; Đối với dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch, cho phép thành lập liên doanh không hạn chế vốn góp nước ngoài. Các công ty có vốn dầu tư nước ngoài không được phép cung cấp dịch vụ đưa khách ra nước ngoài (outbound) và dịch vụ lữ hành nội địa (domestic).

Hệ quả tất yếu của vấn đề này là hoạt động nội luật hóa pháp luật về du lịch được thực hiện. Việc sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật hiện hành, ban hành văn bản pháp luật mới cho phù hợp với các cam kết quốc tế về dịch vụ du lịch. Trong một thế giới ngày càng đa dạng, vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch cần dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa các chuẩn mực pháp luật quốc tế với điều kiện đặc thù ở mỗi quốc gia.

3.2. Giải pháp đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại thành phố Hải Phòng

3.2.1. Giải pháp chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật xử lý VPHC

oàn thiện Luật xử lý vi phạm hành chính

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng - 13

Từ thực trạng pháp luật xử phạt VPHC còn nhiều bất cập như trên, để hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng nhằm giúp hoạt động xử phạt VPHC có hiệu lực, hiệu quả thì pháp luật cần phải được hoàn thiện bằng cách trực tiếp sửa các quy định của pháp luật theo hướng hợp lý hơn, rõ ràng hơn ở một số điều khoản của Luật Xử lý VPHC 2012,cụ thể:

Một là, Điều 58 Luật Xử lý VPHC năm 2012 có quy định việc lập biên bản vi phạm hành chính. Theo đó, khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời

lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt vi phạm không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý VPHC năm 2012. Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần”. Quy định này tưởng chừng rất đơn giản, nhưng thực tế cho thấy, việc hiểu và áp dụng quy định này như thế nào cho đúng với tinh thần mong muốn của nhà làm luật, giới hạn trong nội dung quy phạm trên là điều không đơn giản. Vậy, nếu việc lập biên bản vi phạm hành chính không đúng các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý VPHC năm 2012 và sau khi người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, mà có khiếu nại và qua rà soát phát hiện có sai phạm ở khâu lập biên bản vi phạm hành chính, thì cán bộ thực thi công vụ trước đó đã lập biên bản có được lập lại biên bản vi phạm hành chính không? Đây là vướng mắc từ thực tiễn áp dụng xử phạt VPHC trong du lịch.

Nếu cho rằng việc lập lại biên bản vi phạm hành chính là cần thiết và không sai, thì cần phải có văn bản hướng dẫn thống nhất việc này có thể được áp dụng cho những trường hợp nào, tránh mỗi chủ thể lập biên bản hiểu và “hợp thức hóa” biên bản vi phạm rất khác nhau gây ra sự tùy tiện, mà hậu quả của nó là tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực thi pháp luật xử lý vi phạm hành chính không được bảo đảm.

Hai là, thực tế cho thấy, các hành vi VPHC phổ biến hiện nay xảy ra trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế - xã hội, kể cả trong lĩnh vực du lịch gây ảnh hưởng đến mỹ quan, văn hóa, văn minh đô thị. Một số hành vi vi phạm tưởng như nhỏ nhặt như đổ rác ra đường, phóng uế b a bãi không ch gây cho cộng đồng cảm giác khó chịu và thực sự làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường sống, mất mỹ quan của các đô thị trong quá trình hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; hành vi cò mồi, chèo kéo, đeo bám du khách, trộm cắp tài sản của du khách,… làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Mặc dù

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp xử lý nhưng vi phạm trong các lĩnh vực này vẫn tiếp diễn phức tạp, nhiều vụ vi phạm diễn ra ngang nhiên, thách thức dư luận, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.

Khoản 1 Điều 122 Luật Xư lý VPHC năm 2012, quy định về các biện pháp ngăn chặn tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Theo quy định của Luật, hiện ch có thể áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình ch ngay với hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. Còn với một số hành vi vi phạm khác như: trộm cắp tài sản của du khách; đánh bạc; mua bán, vận chuyển hàng cấm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,... định lượng giá trị vi phạm trong các trường hợp này chưa đến mức xử lý hình sự, nhưng cần phải xem xét đến các yếu tố đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn tái phạm hoặc có tiền án là dấu hiệu cấu thành cơ bản của một số tội phạm trong Bộ luật Hình sự, thì Luật Xử lý VPHC năm 2012 chưa có quy định về tạm giữ hành chính đối với những trường hợp này. Đây là vướng mắc cần nghiên cứu tháo gỡ, vì tạm giữ người theo thủ tục hành chính là biện pháp đảm bảo cho việc xử lý người vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên các hành vi trên không nằm trong điều khoản được tạm giữ, khiến cho các cơ quan gặp lúng túng khi xử lý người vi phạm. Bên cạnh đó, một số đối tượng vi phạm nếu là người vãng lai, không có nhân thân, lai lịch không rõ ràng hoặc cố tình che giấu nhân thân, lai lịch thì lại càng khó khăn cho công tác xác minh và áp dụng các biện pháp xử lý đối tượng. Ngoài ra, hiện tại các cơ quan chuyên trách chưa xây dựng được hệ cơ sở dữ liệu về vi phạm hành chính nên việc cập nhật kịp thời thông tin, thống kê về tình hình vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính còn gặp nhiều khó khăn.

Để đảm bảo cho việc xác minh chính xác nhân thân đối tượng vi phạm và áp dụng các biện pháp xử lý đảm bảo đúng người đúng tội đòi hỏi Luật xử lý vi phạm hành chính cân nhắc bổ sung quy định tạm giữ người theo thủ tục hành

chính, là biện pháp cần thiết đảm bảo cho việc xử lý người vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Ba là, bên cạnh việc quy định thẩm quyền xử phạt thì Luật Xử lý VPHC năm 2012 cũng trao thẩm quyền lập biên bản VPHC cho người có thẩm quyền đang thi hành công vụ khi phát hiện VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Những người có thẩm quyền đang thi hành công vụ bao gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người ch huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu, những người được ch huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản. Như vậy, bên cạnh những người có thẩm quyền xử phạt như vừa đề cập, thì còn có một số lượng không nhỏ người có thẩm quyền lập biên bản VPHC. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động vừa nêu đều chưa hình thành được cơ chế kiểm tra việc thi hành pháp luật trong VPHC, hay nói một cách khác là chưa ai kiểm tra việc xử lý VPHC đúng hay sai. Cũng theo quy định hiện hành, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý VPHC trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa có văn bản quy định rõ việc xử lý trách nhiệm của những chủ thể này trong việc buông lỏng công tác “kiểm tra” hoặc có thực hiện kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý VPHC trong phạm vi quyền hạn của mình, nhưng thực hiện một cách rất hình thức, chủ yếu nhằm “hoàn thành” kế hoạch đặt ra. Vì thế, hầu như cơ quan chức năng không phát hiện hoặc phát hiện rất ít sai phạm, dù đã có sự kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý VPHC trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình. Trong khi đó, có những trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt VPHC bị khởi kiện ra Tòa hành chính hoặc khiếu nại lên người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại (lần thứ hai) theo Luật Khiếu nại năm 2011, kết quả yêu cầu hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính do sai phạm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật nội dung hoặc từ

sự lên tiếng, phản ánh qua kênh báo chí mà phát hiện sai phạm của nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Để bảo đảm cho Luật xử lý VPHC đi vào thực chất, cần bổ sung quy định trách nhiệm “hậu kiểm” của những chủ thể có thẩm quyền đang thi hành công vụ nhằm phát hiện ra những sai phạm trong quá trình thi hành pháp luật về xử lý VPHC, tránh buông lỏng kiểm tra, giám sát.

oàn thiện Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

Để giải quyết vấn đề còn tồn tại của Nghị định xử phạt VPHC trong du lịch thì trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan quản lý chuyên môn về du lịch, phải nhận thức đúng đắn về những thách thức khi nền kinh tế nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng hội nhập sâu hơn để thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.

Hiện nay, Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 07/11/2006 sau 11 năm tích cực đàm phán; trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này ngày 11/01/2007. Điều này có nghĩa là Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết quốc tế của mình trong nhiều lĩnh vực nói chung cũng như lĩnh vực du lịch nói riêng. Trong Biểu cam kết dịch vụ, Việt Nam đã đưa ra cam kết mở cửa cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam đối với 11 ngành dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch được xếp ở vị trí thứ 9. Theo đó, Việt Nam cam kết mở cửa các ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế phần vốn góp của phía nước ngoài; Việt Nam không cam kết dịch vụ HDV du lịch, có nghĩa không cho phép HDV nước ngoài hành nghề tại Việt Nam, do đó, HDV du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam.

Khi thực hiện những cam kết này cũng đặt ra vấn đề phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch. Muốn làm được điều này thì công tác tìm hiểu nghiên cứu các cam kết hợp tác quốc tế phải được các cơ

quan quản lý nhà nước tìm hiểu, tư vấn và báo cáo tác động để đảm bảo điều ch nh, bổ sung quy phạm pháp luật du lịch nói chung và quy phạm xử lý VPHC trong du lịch phù hợp với những điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết, gia nhập.

Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong du lịch và Nghị định 28/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 158/2013/NĐ-CP là một công cụ đắc lực giúp cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao và du lịch trên toàn quốc quản lý, chấn ch nh có hiệu quả các hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá, kinh doanh du lịch, thể thao và quảng cáo. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thi hành các Nghị định này, đã bộc lộ một số bất cấp cần thiết phải được điều ch nh, bổ sung, cụ thể:

Thứ nhất, mức phạt tiền còn thấp đối với một số hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng, tần suất lặp đi lặp lại nhiều lần, đo đó pháp luật chưa đủ sức giáo dục, răn đe nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch như hành vi “chặt chém” của các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh ăn uống hoặc hành vi vận chuyển khách không đảm bảo về điều kiện an toàn cho du khách,… Đơn cử hành vi “chèo kéo, ép buộc khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ” bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điều 48 khoản 1 điểm a); “Không ban hành, niêm yết nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch” bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến

5.000.000 đồng (Điều 45 khoản 2 điểm c).

Để tăng cường tính răn đe và ngăn chặn với những đối tượng vi phạm, đảm bảo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh cho cả nước và cho thành phố Hải Phòng nói riêng, cần điều ch nh tăng mức phạt tiền đối với những hành vi VPHC trong du lịch, đặc biệt là đối với những hành vi VPHC trong nhóm dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển và HDV du lịch. Từ đó xử lý thỏa đáng các trường hợp vi phạm cũng như phòng ngừa vi phạm tốt hơn, đảm bảo an toàn cho du khách.

Thứ hai, thẩm quyền xử phạt của Thanh tra viên chuyên ngành với mức phạt ch là 500 nghìn đồng; thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở VH,TT và DL cũng ch được áp dụng mức phạt tối đa là 25 triệu đồng. Đây là một trở ngại lớn đối với lực lượng thanh tra chuyên ngành vì chưa phù hợp với thực ti n thi hành. Bên cạnh đó chưa phân định thẩm quyền cụ thể cho 05 lực lượng xử phạt là Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện thẩm quyền của họ, đó là việc xác định hành vi VPHC nào thuộc thẩm quyền được xử phạt.

Do vậy, để hoàn thiện pháp luật xử phạt VPHC trong du lịch, vấn đề “thẩm quyền xử phạt” đặt ra là tăng mức phạt đối với thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành và Chánh Thanh tra Sở VHTTDL; đồng thời bổ sung các quy định về phân định thẩm quyền xử phạt cho 05 lực lượng trên để việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo đi vào thực chất.

Thứ ba, nhiều hành vi vi phạm hành chính trong du lịch xảy ra trên thực tế nhưng chưa được quy định trong Nghị định 158/NĐ-CP, vì thế không có căn cứ để cơ quan có thẩm quyền áp dụng xử lý khi có hành vi vi phạm xảy ra, trước tiên còn khuyết thiếu cả định nghĩa thế hành vi VPHC trong lĩnh vực du lịch. Do vậy, phương hướng hoàn thiện là bổ sung các quy định còn khuyết thiếu như sau:

- Trước hết Nghị định về xử phạt VPHC trong du lịch cần rà soát, bổ sung những hành vi VPHC khác trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay Nghị định này mới ch tập trung vào các hành vi VPHC về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, kinh doanh lưu trú du lịch và vận chuyển khách du lịch. Trong khi thực tế phạm vi điều ch nh của luật du lịch rất rộng, bao gồm các quy định về "tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, quy hoạch du lịch; khu du lịch, điểm du lịch; xúc tiến hỗ trợ phát triển du lịch; quản lý nhà nước về du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch; dịch vụ du lịch khác". Do đó điều kiện tiên quyết để hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch là phải xác định được hành vi nào là

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí