Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Bảo Tồn Biển Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang


du lịch bền vững dựa vào cộng đồng là đề tài thu hút các chuyên gia về du lịch trên thế giới và ở Việt Nam.

Trên thế giới

Thuật ngữ du lịch dựa vào cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ những năm 1970. Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành, lan rộng và tạo ra sự phong phú, đa dạng cho các loại sản phẩm du lịch vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực châu Phi, châu Úc, châu M La Tinh. Hiện nay DLCĐ được các Tổ chức phi chính phủ, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới quan tâm đầu tư và bắt đầu phát triển mạnh ở các nước châu Á, trong đó có các nước trong khu vực ASEAN như: Indonesia, Philipin, Thái Lan, Malaysia, n Độ, Nepal, ...

Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2000) đã nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý với khái niệm: “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương".

Năm 2002, Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc họp Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tại Johannesburg, đã kêu gọi “Phát triển bền vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn hóa và môi trường nơi họ sinh sống”. Bên cạnh đó, hội nghị cũng đưa ra sáng kiến phát triển bền vững gắn với xóa đói giảm nghèo hay gọi là sáng kiến STEP nhằm tài trợ cho một số dự án phát triển du lịch giảm nghèo tại một số quốc gia.

Trong cuốn “Community Development Through Tourism”, tác giả Sue Beeton (2006) đã tiếp cận “Từ lý thuyết đến thực hành trong đó có đưa ra các trường hợp minh họa cụ thể giúp người đọc có điều kiện so sánh và áp dụng”. Cuốn sách cũng đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, cách tiếp thị DLCĐ cũng như đối phó với khủng hoảng DLCĐ.


Và bên cạnh những công trình liên quan đến loại hình du lịch cộng đồng từ các nhà nghiên cứu du lịch trên thế giới thì Việt Nam cũng đã có sự quan tâm cần thiết và đạt những thành tựu khả quan.

Tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Các công trình về du lịch bền vững trong đó có du lịch cộng đồng của các nhà nghiên cứu đầu ngành về du lịch đã đóng góp to lớn về mặt lý luận cho đề tài, tiêu biểu như:

Trong 2 tài liệu có liên quan là “Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng” và “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của PGS.TS Phạm Trung Lương (2002) đã khẳng định cần thu hút cộng đồng địa phương (CĐĐP) vào các hoạt động du lịch và chia sẻ những lợi ích từ hoạt động du lịch với CĐĐP trong một số nguyên tắc phát triển du lịch bền vững nói chung.

TS. Võ Quế (2006) trong cuốn “Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng”, đã hệ thống cơ sở lý luận cho DLCĐ và nghiên cứu các mô hình phát triển DLCĐ một số quốc gia trên thế giới.

Tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) - chủ biên trong cuốn “Du lịch cộng đồng” đã hệ thống cơ sở lý luận DLCĐ, đưa ra các mô hình kinh nghiệm về phát triển DLCĐ tại các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, bên cạnh đó tác giả cũng đã hoàn thiện cơ sở lý thuyết cho việc lập kế hoạch phát triển DLCĐ.

Vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồng lần đầu tiên được đưa ra tại hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam (2003) tổ chức tại Hà Nội. Sau đó đã được nhiều tỉnh thành nghiên cứu áp dụng thành công như: loại hình du lịch ở nhà dân (homestay) ở bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), Sapa (Lào Cai), du lịch cộng đồng ở đảo Cát Bà (Hải Phòng). Ở miền Trung, đã có Thừa Thiên Huế với loại hình “homestay” ở làng cổ Phước Tích; du lịch Làng bản tại thôn Dõi - huyện Nam Đông.

Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu ở cả trong nước và trên thế giới đã chứng minh được rằng cộng đồng dân cư đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển các


dịch vụ cung cấp cho khách du lịch, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và là chủ thể để phát triển du lịch. Tuy vậy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về mô hình DLCĐ tại KBTB Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.


Tóm tắt chương 1.

Trong chương một tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, những tiền đề cho phát triển DLCĐ đã được làm rõ thông qua các vấn đề về nguyên tắc, điều kiện, các thành phần quan trọng tham gia vào hoạt động DLCĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng. Về mặt thực tiễn, tác giả đã nghiên cứu các mô hình phát triển DLCĐ trên thế giới và tại Việt Nam để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát triển mô hình DLCĐ phù hợp nhất để áp dụng cho KBTB Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Tóm lại, phát triển DLCĐ đang được quan tâm và trở thành xu hướng cho các địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững. Trong bối cảnh hiện nay khi các địa phương ven biển đều coi du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì sự phát triển DLCĐ sẽ là sự lựa chọn nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội tại giữa du lịch đại chúng và việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Phát triển DLCĐ được xem là một hình thức kinh doanh có trách nhiệm không chỉ đảm bảo các lợi ích hiện tại cho các tầng lớp cư dân trong xã hội mà nó còn cho các thế hệ mai sau. Đặc biệt với những người dân vùng biển đảo, còn nhiều khó khăn thì việc tiếp cận với những kiến thức, thêm ngành nghề mới sẽ là một hình thức giảm nghèo có hiệu quả và mang tính nhân văn sâu sắc.


Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG


2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: Khu bảo tồn biển Phú Quốc

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

2.1.1.1. Khái quát chung


Huyện Đảo Phú Quốc nằm trong Vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Kiên Giang, cách Hà Tiên 45km, cách thành phố Rạch Gía 120 km, cách đường lãnh hải Việt Nam - Campuchia 4,5 km, tổng diện tích 593 km2, dân số 101.629 người, mật độ trung bình 95 người/km2. Từ Bắc xuống Nam đảo có chiều dài 52 km, nơi rộng nhất từ Tây qua Ðông nằm ở mạn Bắc khoảng 25 km. Phú Quốc còn được gọi là hòn đảo của 99 ngọn núi, với những ngọn núi nối tiếp nhau trải dài từ Bắc xuống Nam. Một trong những dãy núi dài nhất là dãy Hàm Ninh (30 km) ở điểm cực Ðông với đỉnh núi cao nhất là Núi Chúa, cao 603 m.

Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km (56.700 ha), dài 49 km. Vùng biển Phú Quốc có các hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển là những hệ sinh thái biển đặc thù, quan trọng, đồng thời nơi cư trú cho nhiều nhóm động vật biển quý, hiếm, có giá trị kinh tế được ưu tiên bảo tồn. Chính vì vậy, năm 2007, Khu bảo tồn biển Phú Quốc chính thức được thành lập theo Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 03/01/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.

Khu bảo tồn biển có 12 hòn đảo lớn nhỏ, riêng khu vực phía nam của đảo có 11 hòn đảo. Đây là một khu vực có những nơi sinh cư của sinh vật còn trong trạng thái tốt đa dạng sinh học tương đối cao. Diện tích các rạn san hô trong Khu bảo tồn biển không lớn nhưng chúng phân bố đều khắp các hòn đảo và còn trong trạng thái tương đối tốt. Trong số những rạn san hô của vùng này, nhiều rạn có mức độ đa dạng sinh học và cấu trúc tuyệt vời, ví dụ như những rạn ở Hòn Móng Tay và Hòn


Gầm Ghì. Khu vực cỏ biển Đông Bắc đảo Phú Quốc phong phú về thành phần loài vừa là nơi cư trú vừa là nguồn thức ăn của loài Bò biển quí hiếm.

Hình 2 1 Bản đồ Khu bảo tồn biển Phú Quốc Nguồn Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên 1


Hình 2.1: Bản đồ Khu bảo tồn biển Phú Quốc

Nguồn: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, 2007


2.1.1.2. Khí hậu

Phú Quốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất xích đạo nhưng bị chi phối mạnh bởi các quy luật của biển nên ôn hòa hơn so với các huyện trong đất liền, khá thuận lợi để trồng cây, sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao.

Huyện đảo Phú Quốc chia làm hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 27,20C. Lượng mưa trung bình năm 2.805 mm. Đặc biệt tại Bắc đảo (xã Cửa Dương) lượng mưa có thể đạt 3.600 mm/năm, có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.

Mưa là nguồn sinh thủy duy nhất nên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sản xuất và đời sống của đảo. Lượng mưa bình quân hàng năm lớn và phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó:

- Mùa mưa kéo dài hơn các huyện khác trong tỉnh và toàn đồng bằng sông Cửu Long (8 tháng - từ tháng 5 đến tháng 11) và chiếm 90% lượng mưa cả năm. Trong các tháng mưa nhiều thường gây tình trạng ngập cục bộ ở các khu vực trũng như khu vực ấp Cây Bến, Đồng Tràm Cửa Cạn, Lung Con Gà … mức ngập thường dưới 1 m, thời gian ngập 5 – 10 giờ.

- Mùa khô từ các tháng 12 đến tháng 4, do lượng mưa không đáng kể chiếm 10% lượng mưa cả năm đã gây tình trạng khô hạn cho cây trồng và thiếu nước cho sinh hoạt ở một số khu vực.

Có 2 hướng gió chính thay đổi trong năm gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, vận tốc trung bình biến đổi từ 2,8 - 4,0 m/s. Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11, vận tốc gió trung bình biến đổi lên tới 31,7 m/s. Chế độ gió theo mùa chi phối mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của ngư dân ở các đảo nhỏ của huyện Phú Quốc, họ thường phải di chuyển nơi ở theo mùa để tránh gió.

Huyện Phú Quốc có chế độ nhiệt đới ôn hòa, lượng mưa lớn và thời gian mưa dài hơn nên mức độ khô hạn vào mùa khô nhẹ hơn nhưng tốc độ gió mạnh hơn,


nhất là khu vực phía Nam Dương Tơ, đã gây tác hại không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên đảo.



Hình 2 2 Hướng và tần suất gió đảo Phú Quốc Nguồn Bản đồ phân tích 2


Hình 2.2: Hướng và tần suất gió đảo Phú Quốc


Nguồn: Bản đồ phân tích hướng và tần suất gió Phú Quốc, 2004


2.1.1.3. Thủy văn

Nhiệt độ nước biển biến động từ 24 - 30oC, thông thường đỉnh nhiệt độ thường xuất hiện từ tháng 5 tới 8 hàng năm và nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 năm trước tới tháng 2 năm sau. Độ muối trung bình dao động trong khoảng 32 - 340/00.

Chế độ thủy triều ở Phú Quốc được đặc trưng bằng chế độ nhật triều, mức triều cao nhất đạt 0,8 m. Độ trong của nước khá thấp do có nhiều huyền phù, có nơi huyền phù lên tới 100 mg/l ở một số khu vực. Kết quả khảo sát về môi trường mùa mưa năm 2004 cho thấy nước ngọt và trầm tích từ đất liền ảnh hưởng không đáng kể đến vùng biển Phú Quốc.

Các dòng chảy trong vùng biển Vịnh Thái Lan tạo thành vòng khép kín và biến động theo mùa do ảnh hưởng của gió mùa. Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy trong vịnh Thái Lan chạy theo chiều kim đồng hồ; thời mùa gió Tây Nam, dòng chảy lại theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Tốc độ dòng chảy trong cả hai mùa gió mùa thường nhỏ hơn 30cm/s. Hướng sóng bị ảnh hưởng bởi chế độ gió. Chiều cao sóng thường nhỏ hơn 0,9 m.

Hình 2 3 Hiện trạng thủy văn đảo Phú Quốc Nguồn Bản đồ phân tích hiện 3

Hình 2.3: Hiện trạng thủy văn đảo Phú Quốc

Nguồn: Bản đồ phân tích hiện trạng thủy văn Phú Quốc, 2004

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2022