Tình Hình Phát Trển Du Lịch Phú Quốc Từ Năm 2000 Đến Nay.


Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc có nghĩa là "vùng đất giàu có".

Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có một thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông. Trên đảo cũng chỉ có duy nhất một nhà thờ đạo Thiên chúa ở thị trấn An Thới, đó cũng là nơi trước đây tập trung dân di cư từ miền Bắc vào năm 1954. Ngoài ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.

Du khách có thể tham gia vào lễ tế thần linh của người dân nơi đây. Lễ hội Nghinh Ông và tục thờ cá Ông (cá Voi) ở Phú Quốc bắt nguồn từ dạng tín ngưỡng vật tổ cư dân vùng ven biển nước ta, phổ biến rộng rãi từ vùng biển Thanh Hoá đến tận Kiên Giang. Theo truyền thuyết, tục thờ cá Ông được xuất phát từ tín ngưỡng của dân tộc Chăm: Vị thần tên là Cha-aih-va, vì quá nôn nóng trở về xứ sở sau thời gian khổ luyện phép thuật, đã cãi lại thầy của mình và tự ý biến thành cá Voi. Từ đó, mỗi khi có thuyền lâm nạn vị thần đều nâng đỡ và đưa người lâm nạn vào bờ. Truyền thuyết dân gian của dân tộc Kinh thì cho rằng: Cá Voi do Phật Quan Âm Bồ Tát xé chiếc áo cà sa thành muôn mảnh thả trên mặt biển để cứu vớt chúng sinh đi biển bị lâm nạn.

Trong lịch sử triều Nguyễn có ghi lại: Khi bôn tẩu ra ngoài đảo Phú Quốc bị bão lớn, thuyền sắp đắm, chúa Nguyễn Ánh đã cầu nguyện và được cứu thoát nạn. Sau khi phục quốc lên ngôi, vua Gia Long (vị vua đầu tiên triều Nguyễn - tức Chúa Nguyễn Ánh) phong cho cá Voi là "Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng Đẳng Thần". Ngoài ra nơi đây còn lưu lại những dấu tích của Vua Gia Long khi ghé mũi Ông Đội xem Giếng Ngự, điểm đặt mũi kiếm trên đảo ngọc vào những năm trôi dạt tránh sự truy đuổi của nghĩa quân Tây Sơn.


Những người dân vùng ven biển tôn vinh cá Ông (cá Voi) thành một vị thần rất đỗi thiêng liêng, là chỗ dựa tinh thần mỗi khi gặp sóng to gió lớn, thuyền bị đắm, con người bị hiểm nguy đe dọa.

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức với sự tham gia của nhân dân trong vùng. Lễ hội bắt đầu từ sáng sớm với một đoàn người gồm các vị kỳ lão, kỳ hương,... lên một chiếc ghe lớn (có trang trí hoa, cờ, bàn thờ và bài vị thủy tướng, có đoàn nhạc ngũ âm, chiêng, trống và đội múa lân rộn ràng) đi đến địa điểm đã định rồi dâng hương, rượu. Sau đó, đoàn thuyền về bến rước Ông đến lăng, tiếp đến là các lễ cúng Tiền Hiền, Hậu Hiền, đọc văn tế, sắc phong, học trò dâng trà, hoa, rượu,...Đến với lễ hội, du khách còn được thưởng thức các tiết mục: võ thuật, múa lân, hát Bội,... cùng với nhịp điệu hòa âm của chiêng, trống trong khói hương nghi ngút. Lễ hội Nghinh Ông là dịp cho ngư dân cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc trường tồn. Lễ hội còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Phú Quốc có lịch sử khai hoang, lập ấp khá sớm so với các vùng khác thuộc lưu vực sông Cửu Long. Ngoài ra nơi đây còn là căn cứ địa chống Pháp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và nhiều chiến tích hào hùng của những người chiến sĩ Cách mạng Việt Nam ở nhà lao Cây Dừa,...

Phú Quốc còn có các di tích lịch sử: Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại trung tâm xã Gành Dầu, Nhà lao Cây Dừa tại An Thới, Dinh Cậu tại Dương Đông, Đình thần Dương Đông, Chùa Sư Môn, Giếng Gia Long,...


2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY.

Quyết định 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” nêu rõ: “Tập trung ưu tiên phát triển mạnh du lịch với chất lượng cao theo quy hoạch; đồng thời thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát huy thế mạnh của đảo,...Từng bước xây dựng đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch (du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển)


tầm cỡ khu vực và quốc tế với các hình thức dịch vụ chất lượng cao, thu hút nhiều du khách quốc tế và đáp ứng yêu cầu của khách du lịch trong nước,...”

2.2.1 Về khách du lịch

Khách du lịch tăng khá nhanh trong thời gian qua, tốc độ tăng bình quân là 60%/năm. Trong đó đặc biệt đáng chú ý là lượng khách quốc tế tăng nhanh hơn nội địa.

Stt

Khách du lịch

2000

2004

2005

2006

2007

Tăng trưởng TB (%)

1

Khách quốc tế

(lượt người/năm)

7.728

22.748

26.100

35.800

48.100

29,9


% so với cả tỉnh

63,1

90,8

87,5

97,0

96,5


2

Khách nội địa

(lượt người/năm)

8.942

32.294

60.900

95.250

135.000

62,6


% so với cả tỉnh

9,3

23,8

33,2

47,1

38,2



Tổng cộng

16.670

55.042

87.000

131.050

183.100


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 - 6

Bảng 2: Số luợng khách du lịch đến Phú Quốc 2000 – 2007


Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Quốc Sở Du lịch Kiên Giang

Tỉ lệ khách quốc tế lưu trú tại Phú Quốc tăng dần từ 20,4 % năm 2000 lên đến 75% năm 2007. Thời gian lưu trú của khách trong nước là 1,92 ngày/lượt khách, thời gian lưu trú của khách nước ngoài là 2,5 ngày/lượt khách. Mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế trong năm 2007 là 86,7 USD, khách nội địa 265 nghìn đồng. Đây cũng là dấu hiệu tốt thể hiện sản phẩm du lịch Phú Quốc có khá hơn trước.


Bảng 3: Số lượng khách du lịch lưu trú tại Phú Quốc


Khách du lịch

2000

2004

2005

2006

2007

Tăng trưởng trung bình (%)

Khách quốc tế

(lượt người/năm)

1.578

9.690

16.869

25.800

36.075

50,0

% tổng khách đến

20,4

42,6

64,6

72,1

75,0


Khách nội địa

(lượt người/năm)

8.672

32.294

60.900

95.250

135.000

62,6

% tổng khách đến

96,9

100,0

100,0

100,0

100,0


Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Quốc – Sở Du lịch Kiên Giang

Phương tiện vận chuyển khách du lịch được đa số lựa chọn là đường tàu biển. Theo thống kê 67,8% khách du lịch quốc tế và 78,9% khách nội địa tới Phú Quốc bằng đường thủy. Hiện đường thủy đã có 5 tàu cao tốc chạy từ Rạch Giá – Phú Quốc và nguợc lại với thời gian trung bình 2,5 giờ.

Doanh thu từ du lịch trong các năm qua cũng không ngừng tăng lên, năm 2007 tăng gấp 28 lần so với năm 2000, tốc độ tăng bình quân về doanh thu qua các năm khá cao 264,12%.

Bảng 4: Doanh thu du lịch của huyện Phú Quốc

ĐVT: tỷ đồng


Doanh thu

2000

2004

2005

2006

2007

Tăng trưởng bình quân (%)

Khách trong nước

3,2

5,1

58,2

87,5

113,9

312,60

Khách quốc tế

3,2

6,4

53,7

48,9

66,0

216,25

Tổng cộng

6,4

11,5

111,9

136,4

179,9

264,12

Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Quốc – Sở Du lịch Kiên Giang


2.2.2 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

a. Cơ sở lưu trú du lịch.

Du lịch Phú Quốc đã có những bước phát triển nhanh về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Năm 1995 Phú Quốc chỉ có 3 cơ sở lưu trú với 87 phòng và 174 giường. Năm 2003 có 34 cơ sở lưu trú, 277 phòng và 796 giuờng; đến năm 2005 toàn đảo có 60 cơ sở lưu trú, trong đó có 22 khách sạn, với tổng số 1.092 phòng; năm 2007 có 73 cơ sở lưu trú, trong đó khách sạn là 28, tổng số phòng 1.626. Như vậy số lượng cơ sở lưu trú hiện nay đã tăng gấp 24 lần và số lượng phòng tăng gấp 18,6 lần so với 10 năm trước

Bảng 5: Số lượng cơ sở lưu trú qua các năm


Hạng mục

1995

2000

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng số cơ sở

3

8

34

35

60

67

73

Tổng số phòng

87

180

277

852

1.092

1.477

1626

Tổng số giường

174

290

796

1.480

2.900

3.987

4.764

Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Quốc

Các cơ sở khách sạn chủ yếu tập trung tại Dương Đông 64 cơ sở, An Thới 8 cơ sở, Ông Lang – Cửa Dương 2 cơ sở. Một số cơ sở du lịch có quy mô vừa là Sài Gòn – Phú Quốc 90 phòng, Hương Biển 65 phòng, Ngàn Sao 50 phòng, Kim Hoa 44 phòng, Long Beach 33 phòng,...và nhiều cơ sở có quy mô nhỏ, chất lượng phòng không cao và không đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, Phú Quốc cũng đang chuẩn bị đưa vào khai thác nhiều cơ sở du lịch có quy mô lớn hơn, đây là những khu resort cao cấp theo tiêu chuẩn 4-5 sao, đó là Solamom Resort, nhà nghỉ của Bộ Công an, Cataco Resort,...dự án các khu du lịch này đã và đang tiến hành thực hiện các bước đầu tư, dự kiến đến giữa 2008 sẽ đi vào hoạt động. Như vậy về cơ sở lưu trú của khách du lịch sẽ có phần nâng lên về mặt chất so với hiện nay.


b. Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Giao thông.

Về giao thông trên đảo: Hiện nay, chỉ có các tuyến đường nối từ thị trấn Dương Đông đến An Thới, Hàm Ninh, và các tuyến trong nội ô thị trấn đã được láng nhựa. Các tuyến còn lại vẫn còn đất sỏi đỏ, xe ô tô lưu thông được nhưng gặp nhiều khó khăn vào mùa mưa. Tuy nhiên việc lưu thông trên đảo giờ cũng thuận tiện hơn trước nhiều nhờ vào sự phát triển ngày càng nhiều phương tiện giao thông công cộng, khách du lịch có thể đi tham quan các nơi du lịch trên đảo bằng xe taxi, ô tô thuê bao dễ dàng.

Giao thông thủy kết nối Phú Quốc với các nơi bên ngoài như Phú Quốc - Rạch Giá, Phú Quốc - Hà Tiên, Phú Quốc - Hòn Thơm bằng tàu cao tốc, thời gian rút ngắn lại hơn trước rất nhiều. Hiện nay, có 5 tàu cao tốc chạy tuyến Rạch Giá - Phú Quốc, đảm bảo thông suốt trong những mùa du lịch và đảm bảo trong dịp Tết nguyên đán. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn khi đông khách du lịch.

Cấp điện.

Việc cung cấp điện trên đảo hiện nay được thực hiện bằng các tổ máy phát điện. Tổng công suất phát điện 2.560 KW, có 10/10 xã, thị trấn có điện đến trung tâm xã, 65,8% hộ được dùng điện.

Cấp nước.

Việc cung cấp nước: Hiện nay, huyện mới xây dựng xong hồ nước Dương Đông 10.000 m3/ngày, cung cấp chủ yếu cho thị trấn, ngoài ra cũng dựa vào nguồn nước ngầm của khoảng 750 giếng khoan và giếng đào. Riêng khu vực phía Bắc đảo không có nước ngầm nên chủ yếu dựa vào nước mưa.

2.2.3 Tình hình khai thác tài nguyên du lịch.

Tính đến năm 2007, toàn huyện chỉ có 10 điểm danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa mà khách có thể tham quan được. Các bãi biển hiện nay chủ yếu là do dân có đất tự đầu tư như khu vực bãi Sao, bãi Bà Kèo, các khu vực này có bãi


biển đẹp nhưng do năng lực và khả năng quản lý của các chủ đầu tư này kém. Do vậy, việc khai thác và bảo vệ môi trường không đảm bảo và không thật sự hấp dẫn du khách. Nhiều bãi biển và khu vực tham quan khác còn ở dạng tiềm năng cũng đang được tỉnh triển khai quy hoạch chi tiết 1/2000, một số đã được duyệt và đã kêu gọi được nhà đầu tư vào đầu tư, một số bãi biển còn lại sẽ kêu gọi đầu tư tiếp sau khi có quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt như khu du lịch bãi Sao, bãi Đất Đỏ, bãi Khem, bãi Rạch Vẹm, bãi Ông Lang. Các dự án làng nghề truyền thống như làng cá, khu sản xuất nước mắm Phú Quốc cũng đang được tỉnh quy hoạch tập trung, đây cũng sẽ là những khu tham quan mang đậm nét văn hoá truyền thống của địa phương.

2.2.4 Tình hình phát triển loại hình và sản phẩm du lịch.

Sản phẩm du lịch của huyện thời gian qua chủ yếu là du lịch sinh thái, tắm biển và các hoạt động giải trí trên biển như câu cá, câu mực, lặn ngắm san hô. Có thể nhận thấy, việc phát triển nhiều loại hình du lịch là phù hợp định hướng quy hoạch. Tuy nhiên, loại hình và sản phẩm du lịch Phú Quốc thời gian qua vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển du lịch của Phú Quốc, chính vì vậy du lịch Phú Quốc vẫn chưa thực sự thu hút khách du lịch quốc tế và thời gian lưu lại chưa đạt mức như mộït số khu du lịch lớn của Việt Nam.

Từ năm 2002 đến nay, tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch. Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cũng được đầu tư thích đáng, một số hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh và Đài Loan thật sự phát huy được hiệu quả, kêu gọi được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh cũng đã cho biên tập và phát hành nhiều ấn phẩm tuyên truyền quảng bá về du lịch Phú Quốc và đã góp phần quan trọng trong việc giới thiệu du lịch Phú Quốc với bạn bè trong nước và quốc tế, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, du lịch vi các tnh thành như thành phố HChí Minh, Cn Thơ, Hu Giang, An Giang. Tuy nhiên thời gian qua việc cung cấp thông tin du lịch tới du khách trong cũng như ngoài nước chưa thường xuyên, liên tục. Chưa tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường bên ngoài, các thị hiếu về sản phẩm du lịch của thị trường các nước trong khu vực và thế giới; chưa xây dựng được một website giới


thiệu về Phú Quốc trong đó có nội dung phải phong phú thể hiện được hình ảnh một Phú Quốc đầy tiềm năng và cơ chế chính sách ưu đãi thông thoáng nhất. Đây là một hạn chế của du lịch Phú Quốc trong thời gian qua.

2.2.5 Tình hình nguồn nhân lực du lịch.

Số lượng lao động du lịch Phú Quốc thời gian qua không ngừng tăng lên (tốc độ bình quân 5,5%/năm). Đến năm 2006 có khoảng 2.195 lao động và năm 2007 là 2.201 lao động.

Mặc dù tăng trưởng nhanh về số lượng lao động, nhưng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch còn yếu, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp so với yêu cầu phát triển của ngành.

Thời gian qua, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác nâng cao chất lượng lao động ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao và phù hợp với xu thế hội nhập, ngành du lịch Kiên Giang đã chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong ngành, đặc biệt là công tác chuẩn bị nguồn nhân lực về du lịch cho Phú Quốc sắp tới. Trên địa bàn huyện Phú quốc đã hình thành một cơ sở đào tạo về hướng dẫn du lịch, đào tạo ngoại ngữ, nhưng do số lượng học viên và giáo viên cho ngành du lịch thiếu thốn, và do không liên kết được với các truờng nghiệp vụ về du lịch của thành phố Hồ Chí Minh nên đã tạm ngưng giảng dạy chuyên ngành về du lịch.

2.2.6 Tình hình quy hoạch và phát triển hạ tầng cơ sở du lịch.

a. Đối với các khu du lịch và vui chơi giải trí.

Nhiều khu vực phát triển du lịch đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500 như:

- Quy hoạch chi tiết 1/2000 các bãi: Bà Kèo – Cửa Lấp (135 ha), Rạch Vẹm - xã Gành Dầu (150 ha), Cửa Cạn - xã Cửa Dương và Cửa Cạn (355 ha, bao gồm sân golf của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn), khu du lịch nam bãi Trường (1.100 ha), bắc bãi Trường (150 ha).

- Quy hoạch tỷ lệ 1/500 gắn với dự án đầu tư của các nhà đầu tư ở các bãi như: bãi Cây Da, Nam Bãi Vòng, Suối Tranh (xã Dương Tơ), Mũi Tàu Rũ,An

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí