Các Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Mô Hình Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Bảo Tồn Biển Phú Quốc


của chính mình anh cũng chỉ có mức thu nhập trung bình khoảng 20 triệu/ năm; đến một năm trở lại đây thì biển mất mùa nên anh không thể sống bằng nghề được và hầu như chỉ ở nhà và ai gọi gì làm đó.

- Phú Quốc trước đây được xem như ngư trường có năng suất đánh bắt cao, tuy nhiên ngày nay áp lực đánh bắt lớn hơn rất nhiều so với mức sinh thái bền vững đã làm giảm mạnh nguồn tài nguyên thủy sản.

(4) Tác động –Hậu quả (IMPACT)

- Không thể phủ nhận trong những năm gần đây tình hình môi trường chung chịu nhiều thay đổi bất thường làm cho nghề biển có chiều hướng suy kiệt. Thời tiết vào 6 tháng mùa Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) thổi mạnh gây khó khăn cho bè ghẹ.

- Sao biển gai được các nhà khoa học xác định là sinh vật địch hại nguy hiểm của san hô. Vì vậy, cần phải tổ chức cho các bên tham gia (các đơn vị kinh doanh du lịch, bộ đội, biên phòng và cộng đồng) thu gom định kỳ Sao biển gai, như một giải pháp bảo vệ rạn san hô hữu hiệu nhất trong điều kiện hiện nay.

- Ngoài những tác động từ thực tế biến đổi khí hậu thì cũng còn có sự hủy hoại môi trường do bàn tay con người gây ra. Đó là: số tàu khai thác bằng xung điện và tàu cào làm giảm nguồn lợi và xung đột với các phương tiện khai thác tại địa phương; các hộ nuôi ốc hương sử dụng thức ăn tươi, làm tăng ô nhiễm tác động xấu cho môi trường khi phát triển ngày càng nhiều tại xã Hàm Ninh và xã Bãi Thơm; tình trạng đánh bắt thủy sản trái phép trong vùng lõi, vùng đệm thường xuyên xảy ra; các hành vi khai thác, mua bán, tiêu thụ Dugong, Rùa biển vẫn còn lén lút xảy ra ...

- Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Quốc, năm 2015 toàn huyện hiện có 4.033 hộ kinh doanh cá thể, 1654 công ty, doanh nghiệp trong đó có trên 200 nhà nghỉ, khách sạn và resort từ đạt chuẩn từ 1 đến 4 sao, nhà nghỉ, phòng trọ du lịch đang hoạt động với hơn 1500 phòng và hơn 2600 gường và 60 cơ sở sản xuất nước mắm. Theo tính toán của ngành Tài nguyên Môi trường m i ngày trên đảo Phú Quốc nước thải ra môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các hộ dân và khách du lịch khoảng 18.000m3. Mặc dù đa số nhà nghỉ, khách sạn,


resort trên địa bàn huyện Phú Quốc đi vào hoạt động sau thời điểm ra đời của Luật Bảo vệ môi trường (năm 1993) và các quy định về bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2003); nhưng hiện nay đa số chỉ dùng hệ thống tự hoại xử lý chất thải; hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng đạt theo tiêu chuẩn còn rất ít. Nước thải tại hầu hết các đơn vị được thu gom rồi qua bể lắng, sau đó thải trực tiếp theo hệ thống nước thải đô thị chung. Một số cơ sở có diện tích đất rộng thì cho thấm trực tiếp vào môi trường tự nhiên … Theo nhận xét của nhiều doanh nghiệp khách sạn, resort trên địa bàn huyện Phú Quốc trong các cuộc đối thoại giữa UBND tỉnh Kiên Giang với các doanh nghiệp thì đa số các khu du lịch, khách sạn ven biển ở Phú Quốc hiện nay đều xả nước trực tiếp ra biển và đều được cấp giấy chứng nhận nguồn nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, nhưng tại một số khu vực nguồn nước đổ ra đều bốc mùi hôi thối nồng nặc. Ngoài ra, trên vùng biển Phú Quốc hàng tháng đang có hàng nghìn phương tiện khai thác thuỷ sản lớn nhỏ về trú đậu và hàng nghìn khách du lịch đến tham quan ... Mặc dù trong những năm qua hoạt động thu gom và xử lý rác thải vẫn được thực hiện thường ngày, nhưng với việc xả rác thải, dầu loang và việc một số doanh nghiệp, nhà hàng vẫn ngang nhiên thải nước thải trực tiếp xuống biển ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Như vậy sự đói nghèo vẫn tiếp tục gắn chặt với cộng đồng dân cư biển đảo và vấn đề sẽ là tạo ra các hình thái sinh kế mới mang tính bền vững không chỉ cho việc cải thiện điều kiện sống mà còn bảo đảm cho môi trường ít chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất.

(5) Sự ứng xử của Xã hội (RESPONSE)

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 14

- Hiện nay trọng tâm của chiến lược phát triển du lịch Kiên Giang là đưa tầm nhìn hướng biển. Từ nay đến 2030, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài, từng bước hình thành một số khu du lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế và có khả năng cạnh tranh với các trung tâm du lịch biển của các nước trong khu vực.

- Từ thực trạng đói nghèo nên cư dân vùng ven biển và hải đảo đã được các tổ chức trong và ngoài nước h trợ tạo ra các hình thức sinh kế mới như phối hợp với Hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các KBTB – Bộ NN& PTNT (Hợp


phần LMPA) đầu tư và h trợ cho cộng đồng đầu tư mô hình nuôi Ếch; phối hợp với Chương trình Liên minh Đất ngập nước (Tổ WAP Kiên Giang) xây dựng và triển khai mô hình ngân hàng Ghẹ ở xã Hàm Ninh. Thành phần tham gia quản lý, điều hành ngân hàng Ghẹ là bà con ngư dân khai thác nghề lưới Ghẹ trong xã.

- Ngoài ra các mô hình DLCĐ đã trở thành một hình thức sinh kế thay thế đáp ứng tốt cho việc phát triển nói chung trên các vùng ven biển và hải đảo.

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc

3.2.1. Giải pháp đ u tư, ây dựng kết c u hạ t ng, cơ sở vật ch t k thuật du

lịch

* Mục tiêu: nhằm đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật để phát triển DLCĐ Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Cụ thể hóa bằng việc đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động DLCĐ, đảm bảo chất lượng, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng được nhu cầu của du khách.

* Nội dung thực hiện:

Việc xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất k thuật du lịch cần xác định các nguyên tắc:

- Phải đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác

- Phát huy được giá trị và đạt được hiệu quả trong sử dụng tài nguyên du lịch, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho vận chuyển, tham quan nghỉ ngơi của du khách.

- Không phá vỡ tính liên kết các giá trị về cảnh quan môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội

- Tôn trọng ý kiến của cộng đồng địa phương.


Trong việc nâng cấp xây dựng các công trình để khai thác tài nguyên cho hoạt động du lịch cần huy động tối đa các nguồn lực được h trợ từ nhà nước, khuyến khích sự tham qua đầu tư từ các thành phần tư nhân, tranh thủ vốn từ các chương trình h trợ xóa đói giảm nghèo, chương trình tạo nguồn sinh kế mới cho cộng đồng ngư dân và tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ.


Hệ thống điện và nước sạch cũng là yếu tố rất quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng, dù tài nguyên du lịch hấp dẫn và người dân thân thiện nhưng nếu điện nước không đảm bảo cũng sẽ khó kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch

Bên cạnh cơ sở hạ tầng thì cơ sở vật chất k thuật cũng cần h trợ đầu tư. Đối với các hộ dân làm dịch vụ lưu trú như nhà cho khách ở theo dạng homestay thì cần đảm bảo điều kiện tối thiểu về không gian, về nhà vệ sinh, nhà tắm, các trang thiết bị cũng được sắp đặt một cách gọn gàng, tạo được những dấu ấn đặc trưng của đời sống dân cư vùng miền ven biển đảo.

3.2.2. Giải pháp về c ng tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của du lịch cộng đồng

* Mục tiêu: Thu hút tất cả mọi đối tượng trong cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch bằng các chính sách hỗ trợ, các giải pháp nâng cao thu nhập cho tất cả các thành viên và một cơ chế chia sẽ lợi nhuận công bằng bền vững.

* Nội dung thực hiện:

- Việc tập huấn cho hướng dẫn viên:

Tổ chức lớp tập huấn để tăng cường việc làm cho người dân: Tổ chức lớp dạy hàng quí về kiến thức du lịch và du lịch sinh thái cộng đồng cho những người quan tâm. Nhưng dạng lớp này, tốt nhất tổ chức theo mô hình nhóm 20 người, thuyết giảng trong vòng 45 phút và thực hành khoảng 84 giờ (2 ngày/đợt) trong vào những ngày nhất định (linh hoạt theo giờ của học viên).

- Tập huấn cho nhà quản lý các ban ngành có liên quan:

Cần đặc biệt lưu ý ở đối tượng này chính là tác động của các quyết định quản lý của họ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành. Và, những hiểu biết chi tiết của họ về du lịch cộng đồng và cách thức quản lý du lịch cộng đồng đóng vai trò rất lớn. Do đó, việc tổ chức định kì những buổi hội thảo trao đổi theo từng chuyên đề do một chuyên gia du lịch sinh thái phụ trách là một điều cần thiết. Hơn nữa, những sự cố xảy ra nếu có cũng cần sự đóng góp ý kiến, kinh nghiệm của tất cả mọi nhà quản lý là một điều hữu ích để có thể chọn giải pháp tối ưu.


- Thu hút sự tham gia của cộng đồng cư dân vào hoạt động du lịch

Trong việc lập kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch cộng đồng, những thông tin liên quan đến mục tiêu, ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi của du lịch cộng đồng cần phải được chuyển tải đến mọi thành viên của cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên giúp cho tất cả các thành viên cộng đồng và các bên liên quan cảm thấy chính họ là một phần của một tổ chức, được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định cho đến quá trình thực hiện dự án. Quá trình duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên này có thể tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, nhất là thời điểm bắt đầu xây dựng du lịch cộng đồng nhưng về lâu dài sẽ giúp cho cộng đồng địa phương có thể hoạt động một cách hiệu quả và tự tin dựa trên nền tảng cơ cấu đội ngũ và quy chế sẵn có.

Cũng cần phải có các chính sách h trợ ban đầu cho cộng đồng ven biển đảo để người dân có điều kiện nâng cấp và khai thác ngay chính cơ sở vật chất của mình (nhà, phương tiện vận chuyển ...) phục vụ du lịch, bên cạnh đó cũng tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về du lịch để cộng đồng có thể được tham gia những công tác nghiệp vụ như hướng dẫn viên (đặc biệt trong hoạt động du lịch sinh thái), nấu ăn (đặc biệt là các món ăn đặc sản địa phương), làm buồng ... hoặc những công việc khác như dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ …

Để việc thực hiện mô hình DLCĐ đạt kết quả và nhằm hạn chế những thiệt thòi mà cộng đồng có thể phải chịu trong hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt để giảm áp lực tác động của cộng đồng đối với tài nguyên và môi trường du lịch do hoạt động khai thác cho cuộc sống sinh hoạt, cần thiết phải tạo cho cộng đồng cơ hội được tham gia một cách tích cực nhất vào các hoạt động du lịch bao gồm:

- Hướng các ngành nghề sản xuất truyền thống của cộng đồng phục vụ cho hoạt động du lịch như sản xuất hàng thủ công m nghệ song mây, mành ốc, đan lưới ...


- Tham gia quản lý các cơ sở lưu trú trên địa bàn cộng đồng, đón khách, phục vụ nhu cầu lưu trú của khách với sự h trợ của Ban quản lý các khu du lịch, các công ty lữ hành và chính quyền địa phương.

- Như có thể nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản dựa vào hội người đánh cá, hội người nuôi trồng thủy sản. Tham gia các dịch vụ du lịch như ăn uống, bán hàng thủ công m nghệ sản phẩm địa phương, cho thuê thuyền thúng, thuyền đáy kính…

- Tham gia vận chuyển khách, hàng hoá cho khách từ trung tâm đón tiếp thu du lịch đến các điểm tham quan, vui chơi giải trí, nghiên cứu ...

- Khuyến khích cộng đồng phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng như hoạt động lễ hội, ca nhạc ... để phục vụ du lịch. Tuy nhiên cần có biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới văn hoá truyền thống bản địa từ phía du khách và việc thương mại hoá những giá trị này từ phía các nhà tổ chức, phát triển du lịch.

- Tổ chức sản xuất, thu mua các thực phẩm, hoa trái nông sản phục vụ nhu cầu du lịch.

Từ những lợi ích cụ thể mà cộng đồng có được thông quá hoạt động du lịch, cộng đồng sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn trong phát triển du lịch. Như vậy việc thực hiện mô hình DLCĐ sẽ ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn.

3.2.3. Giải pháp bảo vệ và t n tạo nguồn tài nguyên du lịch

* Mục tiêu: Thực hiện công tác trùng tu, bảo tồn các tài nguyên của Khu bảo tồn biển hiện có, đây là những nguồn tài nguyên quý giá góp phần tạo thương hiệu cho hình thức du lịch cộng đồng ven biển - đảo.

* Nội dung thực hiện:

- Triển khai thực hiện tốt Quy hoạch chung xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị KBTB Phú Quốc để làm cơ sở cho đầu tư phát triển DLCĐ trong vùng.

- Trong các mô hình du lịch dựa vào cộng đồng trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu. Để phát triển hơn nữa hiệu quả của mô hình du lịch cộng đồng tại các


làng ven biển và hải đảo thì cần có những giải pháp cụ thể cho vấn đề tài nguyên và môi trường.

- Đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên: KBTB Phú Quốc là một trong hệ thống 12 khu bảo tồn biển hiện nay ở Việt Nam và là một trong những vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang với nhiều hệ sinh thái biển điển hình có lợi thế trong việc tận dụng nguồn khách sẵn có để phát triển du lịch. Tuy nhiên do tác động của chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, dư thừa thuốc trừ sâu và phân hoá học từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thức ăn dư thả từ bè nuôi trồng thuỷ sản và đặc biệt là hoạt động đánh bắt thuỷ sản, khai thác rạn san hô, cỏ biển của dân cư sống ở vùng đệm KBTB đã đe doạ trực tiếp đến đa dạng sinh học cũng như môi trường sống (sinh cảnh) của nhiều loài sinh vật quý hiếm đã làm mất đi phần nào vẻ đẹp vốn có của biển Phú Quốc. Trước mắt, huyện đảo và các xã nơi tổ chức hoạt động du lịch cần có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường thông qua chương trình giáo dục. Phối hợp với các ngành giáo dục đưa giáo dục môi trường vào chương trình chính khóa và ngoại khóa của giáo dục phổ thông đồng thời với việc thường xuyên tổ chức các buổi họp cộng đồng. Nội dung giáo dục phải phù hợp với phong tục tập quán và lối sống văn hóa của người dân địa phương, sử dụng phương pháp đơn giản hóa ngôn ngữ và chuyển thể thành dạng ngôn ngữ mà người bình thường cũng có thể hiểu được. Cụ thể là:

+ Nâng cao nhận thức của các đối tượng về các giá trị của tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, kho dự trữ thiên nhiên quý hiếm, bảo tồn những cảnh quan độc đáo, các loài đặc hữu của địa phương.

+ Giáo dục về đạo đức môi trường và cách ứng xử thân thiện với môi trường cho cả người dân và khách du lịch. Về phương pháp thực hiện, tùy theo trình độ hiểu biết của m i đối tượng khác nhau để có cách giáo dục cho phù hợp nhất. Ví dụ, đối với học sinh vùng ven biển hay trên đảo, có thể lồng ghép chương trình học với các hoạt động ngoại khóa về môi trường và các điểm du lịch; đối với người dân địa phương thì phải chọn các phương pháp giáo dục truyền thống, hướng vào cộng


đồng hay với khách du lịch, chúng ta có thể vừa giới thiệu cho khách vừa diễn giải về môi trường bằng ngôn ngữ của khách.

+ Ngoài ra, một biện pháp cần thực hiện ngay đó là xây dựng các thùng rác và nội quy bảo vệ môi trường và tôn trọng nên văn hóa bản địa trên các tuyến du lịch thuộc xã với nguyên tắc thân thiện với môi trường, cần có những giải pháp k thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu nguồn rác thải và xử lý ô nhiễm môi trường. Thành lập các đội chuyên thu gom rác thải (có thể phân theo khu do các tổ chức như đoàn thanh niên, hội phụ nữ quản lý hoặc có thể vận động các hộ gia đình trực tiếp tham gia vào việc vệ sinh thường xuyên tại khu vực dân cư). Điểm du lịch nên bố trí các thùng đựng rác dọc con đường trên chuyến hành trình của khách

- Bên cạnh các giá trị tự nhiên, những giá trị văn hoá truyền thống của vùng ven biển đảo cũng cần được bảo vệ và giữ gìn, đồng thời phát huy bằng các biện pháp cụ thể như:

+ Xây dựng và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các món ăn truyền thống và mang đậm bản sắc địa phương. Qua đó cũng là dịp để giới thiệu đếm khách du lịch, đồng thời đây cũng là các sự kiện thu hút sự chú ý của du khách và người dân địa phương.

+ Nghiên cứu, khôi phục lại nét văn hóa truyền thống của cư dân trên đảo: lễ hội, các điệu múa, bài hát, thơ văn về đảo. Xây dựng các đội văn nghệ dân gian thu hút sự tham gia của tất cả các hộ gia đình trong các xã, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Đây là đội văn nghệ nòng cốt cho phong trào văn hóa, văn nghệ của xã và sẽ là đội văn nghệ tham gia biểu diễn phục vụ khách.

+ Tìm hiểu về các nghề truyền thống của địa phương tạo cơ hội phát triển kinh tế cho nhân dân.

3.2.4. Giải pháp úc tiến quảng bá du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc

* Mục tiêu: Giới thiệu cung cấp thông tin về DLCĐ cho thị trường khách trong và ngoài nước để thu hút ngày càng nhiều khách biết đến và tới tham gia vào mô hình này tại vùng ven biển đảo. Đồng thời đưa hoạt động DLCĐ sớm hội nhập một cách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2022