Đối với các thành phố du lịch như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch như: Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên cần phải đầu tư cho phát triển du lịch một cách hợp lý bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch.
Thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
- Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ:
Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch.
Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.
- Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch:
Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 - 1
- Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 - 2
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Du Lịch Và Vai Trò Của Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân.
- Điều Kiện Tự Nhiên Và Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Phú Quốc.
- Tình Hình Phát Trển Du Lịch Phú Quốc Từ Năm 2000 Đến Nay.
- Tình Hình Thu Hút Đầu Tư Và Tình Hình Triển Khai Đầu Tư Các Dự Án.
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác,
nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia- Thái Lan - Myanmar; tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng. Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội du lịch Đông Nam Á (ASEANTA), Liên minh Châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch.
1.2.2.2. Phát triển các vùng du lịch.
- Vùng du lịch Bắc Bộ: Gồm các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh. Hà Nội là trung tâm của vùng và của địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng.
- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, di sản văn hóa thế giới.
- Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với hai vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trung tâm của vùng là thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn tăng trưởng du lịch là: thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Phan Thiết. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế mạnh du lịch của dải ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Phát triển du lịch ở các vùng, các địa bàn trọng điểm du lịch, cần phải xuất phát từ điều kiện, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và lợi thế về du lịch của từng vùng nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của cả nước để phát triển du lịch.
1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
1.3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan về xây dựng, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
Trong khi du lịch sinh thái vì phát triển bền vững đang trở thành một trào lưu chính và phổ biến rộng lớn ở Thái Lan, thì đã có một số hoạt động được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của nó. Các đơn vị điều hành tour, khách sạn, các cơ quan du lịch và chính quyền địa phương đều cố gắng tiếp thị sản phẩm du lịch như là du lịch sinh thái, trên thực tế các sản phẩm này chẳng khác loại du lịch thông thường là bao nhiêu nhưng chúng vẫn được tung ra thị trường dưới danh nghĩa du lịch sinh thái. Trong khi đó người ta lại phớt lờ đi khả năng quản lý tài nguyên thiên nhiên của người dân bản địa. Tác động của loại hình du lịch sinh thái như vậy đang lên ngôi với độ tăng trưởng nhanh chóng, hay nói cách khác như một sự bùng nổ, nhưng chẳng bao lâu nó sẽ đi đến giai đoạn thoái trào.
Mối quan hệ giữa người dân bản địa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một quan hệ gắn bó được thiết lập lâu đời. Ở nhiều người dân địa phương sử dụng nguồn tài nguyên như phương tiện sống hay một kế sinh nhai của mình qua các quản lý cục bộ và họ biết làm cách nào để bảo vệ, kiểm soát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tránh tình trạng tàn phá tài nguyên thiên nhiên.
Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng đã được sử dụng để đề cao sự tham gia của người dân địa phương vào việc phát triển và quản lý du lịch. Nếu không có sự tham gia của người dân địa phương thì việc kiểm soát sử dụng tài nguyên thiên nhiên rất khó khăn. Ở Thái Lan, một số chương trình du lịch sinh thái do người ngoài địa phương khởi xướng đã không thành công trong công tác bảo tồn, hoạch định không thích hợp. Từ quan điểm môi trường và kinh tế, nếu người dân địa phương không tham gia thì khu vực có thể bị khai thác quá mức và các nguồn
tài nguyên mà du lịch dựa vào sẽ bị tàn phá. Bằng cách để người dân địa phương tham gia vào việc ra quyết định, các chương trình du lịch có trách nhiệm và bền vững hơn về lâu dài.
Hiến pháp mới của Thái Lan công nhận sự tham gia của người dân địa phương vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích người dân tìm các phương thức để quản lý các nguồn của mình vì lợi ích của mình hơn là cho người ngoài tất cả lợi ích và lợi thế. Điều này tạo cơ sở cho người dân địa phương tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ngày càng được quan tâm ở Thái Lan được coi như là một hình thức du lịch bền vững được ưa thích hơn vì những lý do:
- Những người biết bảo tồn môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên mong muốn có được loại hoạt động du lịch có tác động thấp.
- Việc phát triển bền vững không thể có được nếu người dân địa phương không được tham gia. Quan niệm này dựa trên những kinh nghiệm đời sống thực tế và được những đạo luật mới ủng hộ.
- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được sử dụng như là một mối liên kết hữu hiệu giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng.
- Du khách mong muốn biết về kiến thức bản địa, lối sống, văn hoá, các hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên qua kinh nghiệm đích thực trực tiếp với người dân địa phương hơn là hướng dẫn viên du lịch.
- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tạo ra những cơ hội để các chương trình du lịch nhạy cảm hơn và nó khẳng định mức độ trách nhiệm cao từ cộng đồng để duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên (ngược với điều khi người ngoài tổ chức chuơng trình).
- Những lợi thế về các kỷ năng và kiến thức của người dân địa phương được người ngoài công nhận và họ sẽ đóng góp cho du lịch bền vững cũng như bảo tồn thiên nhiên.
1.3.2 Kinh nghiệm của Malaysia về xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái.
Malaysia đã chấp nhận định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái là “hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế”.
Du lịch sinh thái Malaysia xoay quanh các nội dung chính như sau:
1. Cần phải củng cố các cơ chế tham gia liên ngành, xây dựng trên cơ sở các sức mạnh và thể chế hiện có.
2. Cần có sự nhất quán hơn giữa các Bang về mặt quản lý hành chính và pháp luật tại các điểm du lịch sinh thái, trong đó có cả vườn quốc gia và khu bảo vệ dùng vào mục đích này.
3. Cần có cách tiếp cận khu vực, tương thích với 6 vùng du lịch như đã được nghiên cứu về chính sách du lịch xác định.
4. Các hoạt động du lịch sinh thái cũng như các tuyến đi lại quốc gia cần được xác định và khuyến khích.
5. Đối với mỗi điểm cần xây dựng kịp thời các khái niệm về sức chứa và những giới hạn của sự biến đổi có thể chấp nhận được, ưu tiên những điểm nổi tiếng và những điểm có tầm quan trọng về kinh tế và môi trường.
6. Các chiến lược tiếp thị và khuyến mại cần được xây dựng ở các cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.
7. Cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào những hoạt động kinh tế - xã hội trong và xung quanh các điểm du lịch
sinh thái; cần tạo ra các khuyến khích vật chất cho các doanh nghiệp du lịch nói chung.
8. Cần giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường, văn hoá và xã hội.
9. Đào tạo nhận lực cần trở thành chủ đề chính trong du lịch sinh thái.
10. Cần có những cơ chế giám sát và đánh giá sự tiến bộ trong quá trình phát triển du lịch sinh thái.
1.3.3 Kinh nghiệm của Nêpan về hoạt động du lịch sinh thái.
Theo quan niệm của Nêpan, du lịch sinh thái dựa trên 3 tiền đề sau:
- Đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch;
- Tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch;
- Sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào.
Những bài học kinh nghiệm về du lịch sinh thái ở Nêpan như sau:
- Hoạch định trước và quản lý nhằm nâng cao sức chứa du lịch.
Điều này bao hàm việc xây dựng hạ tầng cơ sở và cơ sở vật chất một cách thích hợp có sự cân nhắc đúng đắn các khía cạnh xã hội, văn hoá và môi trường. Điều này cũng bao gồm xúc tiến các phương án khác nhau nhằm làm giảm đi những áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nhân văn, chẳng hạn tìm tòi, giới thiệu các nguồn tài nguyên thay thế cho nơi mà tại đó việc phá rừng là một vấn đề lớn. Một điểm cần nhớ rằng có việc hoạch định trước và quản lý tốt hơn thì tiềm năng du lịch sẽ tăng lên.
- Sự tham gia của người dân và khả năng có được sự bền vững.
Nếu không có sự tham gia của các thành viên liên quan khác nhau trong suốt quá trình tiến triển thì các nỗ lực về sinh thái cũng sẽ không bền vững. Sự bền vững về mặt môi trường – kinh tế xã hội và văn hóa là nguyên tắc cốt lõi,
chủ yếu của du lịch sinh thái nó cần đưa ra một cách cẩn thận. Sự tham gia của các thành viên liên quan chủ chốt từ việc xác định chương trình, thiết kế, thực hiện, quản lý, giám sát và xây dựng nên cơ cấu tổ chức là then chốt để đạt được sự bền vững. Cơ chế khích lệ vật chất đầy đủ đối với người dân địa phương nhằm thu hút và lôi kéo họ vào chương trình. Điều này bao gồm cả việc sử dụng thu nhập từ du lịch dành cho sự phát triển và các hoạt động bảo tồn. Nó cũng bao hàm việc trao quyền cho người dân địa phương và tăng cường quyền sở hữu của họ, sự tín nhiệm và khả năng giải trình của chương trình.
- Xúc tiến mối quan hệ liên ngành nhằm phân tích rộng rãi hơn các lợi ích từ du lịch.
Du lịch sinh thái không nên bị coi là hoạt động riêng lẻ, nó cần thiết trở thành một bộ phận không thể tách rời trong phát triển cộng đồng và bảo tồn đa dạng sinh học. Nếu nó được hoạch định tốt, thì theo kinh nghiệm của Nêpan nó có thể trở thành một vũ khí lợi hại cho xúc tiến và khích lệ mối quan hệ liên ngành trong các chương trình lâm nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và phát triển cộng đồng. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ làm thế nào để lợi nhuận của du lịch sinh thái sẽ được tối đa hoá cho khu vực cũng như dân địa phương.
- Tiếp thị sản phẩm nhằm đầu tư bền vững.
Du lịch sinh thái là một sản phẩm mới vì thế marketing làm mấu chốt của sự đề đạt được thành công. Trừ phi điểm du lịch được tiếp thị tốt và người dân được một số lượng khách và lợi nhuận như dự kiến thì các nỗ lực về du lịch sinh thái mới có ý nghĩa đôi chút. Do vậy, người ta cần phải tham khảo ý kiến và chia sẽ thông tin với khối tư nhân và các cơ quan chức năng khác nhằm đề cao giá trị riêng có của điểm du lịch trên phạm vi cả trong nước và trên thế giới.
- Giáo dục là vấn đề nhạy bén trong sự tôn trọng song phương.
Du lịch mang đến nhiều cơ hội tiếp xúc và quan hệ qua lại giữa nước chủ nhà và con người trên thế giới. Nhưng để tạo nên một mối quan hệ vui vẽ và hữu ích cho nhau giữa du khách và người dân địa phương thì cả hai bên đều cần phải biết đến văn hoá của nhau cũng như là những mong chờ và nhu cầu của họ. Do vậy, nhìn chung sự thành công của du lịch sinh thái phụ thuộc vào chương trình
giáo dục và các vấn đề mang tính nhạy cảm và cần tập trung đề cao sự tôn trọng lẫn nhau giữa du khách và người dân địa phương, song song với việc thúc đẩy hợp tác cùng nhau hướng tới sự nghiệp chung.
Trên đây là cơ sở lý thuyết và một số kinh nghiệm về việc khai thác, quản lý và phát triển các loại hình du lịch sinh thái ở một số nước. Các kinh nghiệm này là nền tảng cơ bản để vận dụng vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam cũng như vận dụng vào việc khai thác loại hình du lịch đảo và sinh thái của Phú Quốc. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù ở một số nước rất khác nhau (về điều kiện tự nhiên, hệ động thực vật, về khả năng và phương thức quản ly,ù...) đặc biệt tại Phú Quốc với hệ động thực vật phong phú, hệ sinh thái rừng, thảm cỏ, rạn san hô,...Do đó, việc vận dụng sao cho phù hợp với thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch Phú Quốc, nhưng vẫn giữ được bản chất của du lịch sinh thái.
Tóm lại chúng ta thấy ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống nhân dân. Ngoài việc thỏa mãn về giao lưu tình cảm, nâng cao kiến thức, du lịch còn là một hình thức nghỉ ngơi nhằm tái tạo sức lao động của mỗi cá nhân du khách. Mặt khác du lịch cũng tác động một cách mạnh mẽ đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của dân địa phương. Đặc biệt là tác động đến nền kinh tế của các địa phương đó. Do vậy du lịch đóng một vai trò hết sức lớn lao và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới và của cả nước ta.
Nhận thức được điều đó, Nhà nước ta đã và đang dần từng bước hoàn thiện ngành du lịch với những chính sách thích hợp chung cho cả nước và riêng cho mỗi địa phương. Chính sách đó nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách và đồng thời đảm bảo những lợi ích kinh tế thiết thực của mỗi địa phương làm du lịch.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét thực trạng du lịch Phú Quốc phát triển như thế nào.