phương. Số nợ đọng BHTN của cả nước luôn ở mức cao, có năm lên đến hơn 545 tỷ đồng (năm 2012), bình quân giai đoạn 2010- 2017, mỗi năm nợ BHTN là hơn 300 tỷ đồng (xem bảng 3.13).
Bảng 3.13 Nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010-2017.
ĐVT: triệu đồng
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Nợ đọng BHTN | 43,198 | 308.476 | 374.735 | 545.943 | 301.877 | 336.354 | 311.034 | 323.160 | 236.000 |
Tỷ lệ nợ trên tổng số phải thu BHTN (%) | 0,001 | 5,71 | 5,55 | 6,30 | 2,99 | 2,85 | 3,13 | 2,75 | 1,74 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Cấu Thành Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Việt Nam Hiện Nay
- Quy Định Về Xử Lý Vi Phạm, Thanh Tra, Kiểm Tra, Tiếp Công Dân, Giải Quyết Kiến Nghị, Yêu Cầu, Khiếu Nại, Tố Cáo Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp
- Tỷ Lệ Đóng Góp Vào Quỹ Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Một Số Quốc Gia
- Các Địa Phương Có Số Điểm Giải Quyết Bhtn Nhiều Nhất Nước (Tính Đến 31/12/2017)
- Dự Báo Lực Lượng Lao Động, Số Người Thất Nghiệp, Số Người Tham Gia Bảo Hiểm Thất Nghiệp Và Số Người Được Hưởng Trợ Cấp Thất Nghiệp Ở
- Quan Điểm Hoàn Thiện Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Ở Việt Nam Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
(Nguồn: BHXH Việt Nam)
Mặc dù Bộ LĐ-TB&XH, BHXH Việt Nam và các địa phương có nhiều biện pháp hạn chế tình trạng này (áp dụng lãi phạt chậm nộp, công khai danh sách đơn vị nợ BHTN, đẩy mạnh tuyên truyền, ...) nhưng tình trạng này vẫn xảy ra thường xuyên ở các địa phương, làm quyền lợi của NLĐ có nhiều ảnh hưởng.
3.3.2.2 Tên gọi ”Bảo hiểm thất nghiệp” chưa phản ánh đúng nội dung của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp.
Người thất nghiệp
Như phân tích ở phần khái niệm bảo hiểm thất nghiệp (mục 2.1.1 trên đây), đối tượng của chính sách BHTN là NLĐ chứ không phải người thất nghiệp. Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành tại Luật Việc làm, BHTN cũng chỉ áp dụng đối với NLĐ, nhưng giới hạn ở đối tượng NLĐ có hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động từ 01 người trở lên. Có thể so sánh đối tượng áp dụng BHTN ở Việt Nam trong đối tượng người thất nghiệp như sơ đồ
Người trong độ tuổi lao động, chưa từng có việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm
Người trong độ tuổi lao động, đã có việc làm, bị mất việc làm và hiện đang tích cực tìm kiếm việc làm
3.1 dưới đây:
Việc làm bị mất là loại việc làm không có giao kết HĐLĐ, HĐLV
Việc làm bị mất là loại việc làm có HĐLĐ, HĐLV
dưới 3 tháng
Việc làm bị mất là loại việc làm có HĐLĐ, HĐLV
từ 3 tháng trở lên
Giải thích:
Thuộc đối tượng áp dụng
Có một phần thuộc đối tượng áp dụng Không thuộc đối tượng áp dụng
Sơ đồ 3.1: Mô tả đối tượng NLĐ thuộc diện tham gia BHTN
Từ mô tả ở sơ đồ 3.1 có thể thấy rằng: đối tượng BHTN ở Việt Nam chỉ là một phần của đối tượng “người thất nghiệp”, hay nói cách khác, đối tượng áp dụng của chính sách BHTN không phải là tất cả những người thất nghiệp như tên gọi của nó mà chỉ là một phần NLĐ đang làm việc bị mất việc làm.
Với tên gọi "Bảo hiểm thất nghiệp", một cách tự nhiên, chúng ta sẽ hiểu rằng đối tượng mà BHTN hướng đến là tất cả những người thất nghiệp. Trong khi đó, về bản chất, bảo hiểm thất nghiệp không bảo hiểm cho “thất nghiệp” mà chỉ bảo hiểm về “việc làm” cho người lao động trong trường hợp người lao động bị mất việc làm.
Điều này cho thấy, tên gọi của chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa phản ánh đúng nội dung của chính sách này.
3.3.2.3 Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp chưa linh hoạt, chưa đảm bảo tính công bằng, tính hiện đại
- Chưa linh hoạt, chưa phát huy sự chủ động của địa phương: Từ Đại hội VII của Đảng, chủ trương phân cấp, phân quyền, tăng quyền chủ động của chính quyền địa phương nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được đề cập. Và từ đó đến nay, chủ trương này được thể hiện xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước: Nghị quyết TW 8 (Khóa VII) của Đảng yêu cầu: "tăng quyền chủ động của Hội đồng nhân dân trong việc quyết định những vấn đề mang tính địa phương trong việc quyết định ngân sách được phân cấp và tổ chức bộ máy hành chính thành phố, thị xã"; Nghị quyết TW 3 (Khóa VIII) nêu rõ: "phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ". Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: "phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương". Văn kiện Đại hội X tiếp tục xác định: "phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính với trung ương". Văn kiện Đại hội XI nêu rõ: "tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp". Hiến pháp 2013 khẳng định: chính quyền địa phương quyết định các vấn đề của địa phương (quyền tự quyết); được thực hiện các quyền của cấp trên (quyền của TW đối với cấp tỉnh và của cấp trên với cấp huyện, xã) nếu có đủ điều kiện bảo đảm thực hiện.
Chủ trương đã có, vấn đề là mức độ phân cấp, phân quyền trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHTN vẫn còn rất hạn chế, do đó tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương chưa cao.
Hiện nay, các nội dung cơ bản của thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam được đặt ra rất cụ thể và chi tiết được áp dụng chung trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, đặc điểm của TTLĐ mỗi nơi một khác, các yếu tố về dân số, LLLĐ, việc làm, thất nghiệp, tài chính, ngân sách... đều không giống nhau, nên việc áp dụng các quy định như nhau cho các địa phương có điều kiện khác nhau chưa tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện BHTN. Nếu có quy định mở, có thể nhiều địa phương có nguồn NSNN dồi dào sẽ có thể hỗ trợ nhiều hơn cho quỹ BHTN, có thể hỗ trợ tốt hơn cho NSDLĐ trong các trường hợp khó khăn, cũng như có thể chủ động trong việc đưa ra các giải pháp phát triển TTLĐ.
Sự chưa linh hoạt trong thể chế QLNN về BHTN cũng được Ông Trần Dũng Hà, Trưởng phòng Chế độ chính sách, BHXH Thành phố Hồ Chí Minh đề cập: “Hiện nay, các quy định về bảo hiểm thất nghiệp đều áp dụng chung cho tất cả các địa phương, chưa có cơ chế mở cho các địa phương. Theo tôi, nếu phải điều chỉnh chính sách trong thời gian đến thì nên tăng tính chủ động cho địa phương để họ có thể phát huy thế mạnh về ngân sách, nguồn lực, tự chủ trong bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, có thể có sự hỗ trợ nhiều hơn cho người lao động mất việc làm ngoài các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện có“ (phụ lục 7).
- Chưa đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng người lao động, người sử dụng lao động về giới tính, độ tuổi, khu vực, quy mô trong thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm thất nghiệp. Hiện nay, các quy định về BHTN được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng thuộc diện tham gia BHTN mà không có sự bảo vệ cho các đối tượng yếu thế hơn trong số họ (lao động là người khuyết tật, người hết tuổi lao động, lao động nữ, lao động khu vực phi chính thức).
Thể chế QLNN về BHTN là như nhau đối với NLĐ khuyết tật, NLĐ hết tuổi lao động, NLĐ nữ. NLĐ hết tuổi lao động vẫn phải thực hiện việc thông báo việc làm hàng tháng khi mà cơ hội tìm kiếm việc làm mới của họ là rất thấp. NLĐ hết tuổi lao động theo Bộ luật lao động, đã có thời gian đóng BHTN cho đến đủ tuổi hưu, được kéo dài thời gian làm việc vẫn phải đóng BHTN hàng tháng...
So với những người mất việc làm ở những độ tuổi trẻ hơn hoặc NLĐ có sức khỏe bình thường, những đối tượng này sẽ khó tiếp cận các cơ hội việc làm, họ cũng
khó khăn hơn trong quá trình thực hiện các thủ tục BHTN so với các đối tượng khác. Bên cạnh đó, BHTN chưa thể hiện được sự chia sẻ để giúp NLĐ tham gia
BHTN bớt khó khăn hơn khi bị mất việc làm như hỗ trợ NLĐ trong quá trình học
nghề (hỗ trợ một phần chi phí ăn ở, sinh hoạt phí trong thời gian học nghề) hoặc các hình thức hỗ trợ (mai táng phí, tiền tuất, trợ cấp đột xuất) trong trường hợp rủi ro (bị chết, tai nạn, suy giảm khả năng lao động) không đủ sức khỏe để tái tham gia TTLĐ.
- Chưa đảm bảo tính hiện đại về phương thức quản lý trong quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức, đòi hỏi quá trình QLNN về BHTN cũng phải thay đổi để phù hợp với đòi hỏi của giai đoạn mới. Luật Việc làm đã có bước đi trước, đón đầu khi bổ sung thêm chế độ hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động để phòng ngừa nguy cơ thất nghiệp từ ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, về phương thức QLNN về BHTN thì chưa có các quy định cụ thể để đi trước, đón đầu, phù hợp với các đòi hỏi ngày càng tăng của thực tế QLNN về BHTN.
3.3.2.4 Một số nội dung thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp còn chưa hợp lý, chưa đảm bảo tính minh bạch
a. Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Những người có nguy cơ thất nghiệp cao, rủi ro việc làm cao chưa được tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
NLĐ có việc làm
Lao động tự do/tự tạo việc làm/lao động
ngành nông lâm thủy sản
Giải thích:
Người giúp việc gia đình, có hoặc không có giao kết HĐLĐ
Không giáo kết HĐLĐ/HĐLĐ
thời vụ dưới 3 tháng
Lao động làm công ăn lương
HĐLĐ, HĐLV không xác định thời hạn/ xác định thời hạn/ HĐLĐ theo mùa vụ từ 3 tháng đến 12 tháng
Thuộc đối tượng áp dụng
Có một phần thuộc đối tượng áp dụng Không thuộc đối tượng áp dụng
Sơ đồ 3.2: Mô tả đối tượng áp dụng BHTN ở Việt Nam
BHTN ở Việt Nam chưa hướng đến số đông lao động (xem sơ đồ 3.2), nhất là đối tượng NLĐ tự do, lao động tự tạo việc làm, lao động ngành nông lâm thủy sản, người làm công ăn lương không giao kết HĐLĐ hoặc HĐLĐ thời vụ dưới 3 tháng (lao động khu vực phi chính thức). Đây là những đối tượng có rủi ro việc làm cao, rất cần sự hỗ trợ từ chính sách BHTN của nhà nước, cũng là đối tượng chiếm tỷ lệ rất lớn trong LLLĐ ở Việt Nam.
Kết quả khảo sát ý kiến NLĐ cũng cho thấy, trong 400 người được hỏi, có 303 NLĐ (chiếm tỷ lệ 75,8%) cho rằng phạm vi đối tượng tham gia BHTN hiện nay là hạn chế, nên mở rộng đối tượng tham gia (mục 3, phụ lục 11), trong đó: 151 NLĐ đang tham gia BHTN và 152 NLĐ hiện không tham gia BHTN; 95 NLĐ (chiếm tỷ lệ 23,75%) cho rằng phạm vi đối tượng tham gia BHTN hiện nay là phù hợp, nên giữ nguyên (trong đó có 64 NLĐ đang tham gia BHTN và 31 NLĐ hiện không tham gia BHTN) và 2 NLĐ (chiếm tỷ lệ 0,5%) cho rằng phạm vi đối tượng tham gia BHTN hiện nay là rộng, nên thu hẹp (trong đó có 2 NLĐ đang tham gia BHTN và 0 NLĐ hiện không tham gia BHTN) (kết quả các câu hỏi 8, 8.1, 8.2, 17,17,1 và 17.2, phụ lục 10).
Đối tượng tham gia BHTN hiện nay là hạn chế, nên mở rộng đối tượng tham gia cũng là quan điểm nhận được sự đồng tình của chuyên gia Trần Dũng Hà (phụ lục 7).
- Người lao động có nhu cầu, nguyện vọng tham gia chưa có cơ hội tiếp cận với chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Thực tế ở Việt Nam, khi hỏi 183 NLĐ hiện không tham gia BHTN trong tổng số 400 NLĐ rằng: “Ông/Bà có mong muốn được tham gia/tiếp tục tham gia BHTN không?”, có 148 người trả lời “CÓ” (chiếm tỷ lệ 80,9%). Trong số 35 người trả lời “KHÔNG” (chiếm tỷ lệ 19,1%) thì có đến 3 người không có việc làm, không có nhu cầu về việc làm; 7 người hiện nghỉ hưu, 7 người là nội trợ và 2 người là giúp việc gia đình.
Cũng theo kết quả khảo sát NLĐ, khi được hỏi: “Nếu không thuộc diện tham gia BHTN bắt buộc, Ông/Bà có mong muốn được tham gia BHTN tự nguyện không?”, trong số 183 NLĐ hiện không tham gia BHTN trong tổng số 400 NLĐ được hỏi, có 151 NLĐ trả lời là “CÓ”, chỉ có 32 NLĐ trả lời là “KHÔNG” (mục 5, phụ lục 11).
Như vậy, nhu cầu tham gia BHTN của một bộ phận NLĐ là có thật, ngay cả khi
họ không thuộc diện tham gia BHTN bắt buộc. Tuy nhiên, những đối tượng này hiện chưa được tiếp cận với chính sách do không thuộc đối tượng tham gia BHTN theo quy định của Luật Việc làm.
- Mức độ giải quyết vấn đề chính sách chưa cao: độ bao phủ BHTN còn thấp, tỷ lệ người thất nghiệp được hỗ trợ từ các chế độ BHTN chưa nhiều.
Độ bao phủ BHTN trong LLLĐ rất thấp. Tính đến năm 2017, chỉ có 21,82% LLLĐ tham gia BHTN (biểu đồ 3.5), trong khi tỷ lệ này ở các nước đều đã rất cao từ nhiều năm trước đó [155, tr165]. Tỷ lệ NLĐ tham gia BHTN trong LLLĐ tăng chậm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2009-2017 là 1,07% mỗi năm.
2017
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2009-2017 (Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê)
Thêm vào đó, tỷ lệ người thất nghiệp được hỗ trợ từ các chế độ BHTN chưa nhiều: giai đoạn 2010-2017, chỉ có 37,54% số người thất nghiệp được TCTN, 41,74% số người thất nghiệp được tư vấn, GTVL, 1,29% số người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề (tính toán từ số liệu bảng 3.7).
b. Quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
- NLĐ quan tâm nhiều nhất đến TCTN- giải pháp tạm thời, trước mắt- thay vì các chế độ hỗ trợ lâu dài khác của BHTN. Trong các chế độ BHTN, chế độ TCTN là giải pháp tạm thời, nhằm mục đích bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống; chế độ hỗ trợ học nghề mới là cái gốc của chính
sách BHTN, nhằm hỗ trợ lâu dài cho NLĐ, giúp họ giảm thiểu rủi ro bị tái thất nghiệp trong tương lai. Thế nhưng trong thực tế, NLĐ lại quan tâm nhiều hơn đến TCTN. Qua thăm dò ý kiến NLĐ về mức độ quan tâm đến các chế độ BHTN (mục 2, phụ lục 11), trong số 217 người hiện đang tham gia BHTN được hỏi “Ông/Bà quan tâm đến chế độ BHTN nào nhất trong các chế độ BHTN hiện nay?” , chỉ có 9 người quan tâm nhất đến chế độ hỗ trợ học nghề (chiếm 4,1%), trong khi đó có 185 quan tâm nhất đến chế độ TCTN (chiếm 85,3%) (kết quả câu 7, phụ lục 10).
- Chế độ học nghề- giải pháp lâu dài, căn bản của bảo hiểm thất nghiệp chưa phát huy vai trò chủ đạo của nó trong các chế độ BHTN.
Bảng 3.14 Cơ cấu chi bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010-2017
Cơ cấu chi BHTN giai đoạn 2010-2017 (%) | ||||||||
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Hỗ trợ học nghề | 0,05 | 0,06 | 0,09 | 0,12 | 0,25 | 0,65 | 0,83 | 0,82 |
TCTN | 99,39 | 95,94 | 95,32 | 95,88 | 5,36 | 94,93 | 93,10 | 94,71 |
Đóng BHYT | 0,45 | 4,00 | 4,59 | 4,00 | 4,39 | 4,42 | 6,07 | 4,47 |
Tư vấn, GTVL | 0,11 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 |
Chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 | 0,00 |
Tổng cộng | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 |
(Nguồn: Phân tích của tác giả từ số liệu của BHXH Việt Nam)
Nhìn vào bảng 3.14 có thể thấy, giai đoạn 2010-2017, chế độ hỗ trợ học nghề chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu chi BHTN, đặc biệt là so với chế độ TCTN. Số NLĐ mất việc làm tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề cũng chiếm tỷ lệ rất thấp so với số người được tư vấn, GTVL và số người hưởng TCTN. Theo số liệu của BHXH Việt Nam, cơ cấu chi cho chế độ hỗ trợ học nghề trong các chế độ BHTN cao nhất vào năm 2016 với 0,83%. Năm 2017, cơ cấu chi BHTN như biểu đồ 3.6.
4.47
0.82
Hỗ trợ học nghề Trợ cấp thất nghiệp Đóng bảo hiểm y tế
Tư vấn, giới thiệu việc làm
Chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ngh
94.71
Biểu đồ 3.6: Cơ cấu chi BHTN năm 2017 (%)
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Giai đoạn 2010-2017, chỉ có 124.098 người được hỗ trợ học nghề trong tổng số 4.026.057 người được tư vấn, GTVL (chiếm tỷ lệ 3,08%) và 3.621.038 người có quyết định hưởng trợ cấp BHTN hàng tháng (chiếm tỷ lệ 3,43%). Số người được hỗ trợ học nghề này được thống kê trên cơ sở quyết định của Giám đốc Sở LĐ- TB&XH, còn trên thực tế, con số này còn ít hơn do không phải tất cả các trường hợp có quyết định đều tham gia học.
Tìm hiểu về công tác đào tạo nghề cho NLĐ mất việc làm từ quỹ BHTN, trong số 63 người đã từng đến làm thủ tục hưởng chế độ BHTN tại các điểm tiếp nhận, có
40 người cho rằng không đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng (chiếm tỷ lệ 63,49%), có 46 người cho rằng không đa dạng trong lựa chọn các khóa học nghề (chiếm tỷ lệ 73,02%), có 47 người cho rằng không hỗ trợ tốt cho NLĐ trong thời gian học nghề (chiếm tỷ lệ 74,60 %) (kết quả phân tích câu hỏi 10.2, phụ lục 10).
- Các hỗ trợ cho NLĐ mất việc làm còn ít.
Ngoài trợ cấp thất nghiệp, NLĐ mất việc làm còn được hỗ trợ đào tạo nghề, được hỗ trợ, tư vấn, GTVL. Tuy nhiên, nếu đăng ký và tham gia học nghề, họ chỉ được hỗ trợ về kinh phí học nghề ở một mức nhất định, nếu vượt phần quy định phải chịu nộp phần kinh phí chênh lệch cho việc học nghề đó, trong khi đó, NLĐ mất việc đã không có thu nhập, lại phải dành thời gian học nghề, chi trả nhiều khoản kinh phí phát sinh trong thời gian học nghề (ăn, ở, đi lại, …), gây khó khăn cho họ khi quyết định tham gia học nghề để nâng cao trình độ hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Nhiều người học nghề mới để chuyển đổi sang kinh doanh, buôn bán, tự tạo việc làm thì gặp khó khăn về vốn trong quá trình khởi nghiệp … cũng chưa có sự hỗ trợ cần thiết.
c. Quy định về chế độ thông tin quản lý, quan hệ phối hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
- Chưa có sự liên thông số liệu quản lý giữa cơ quan thu bảo hiểm thất nghiệp (tổ chức Bảo hiểm xã hội) và cơ quan chi bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương): Cơ sở dữ liệu về NLĐ thuộc diện tham gia BHTN, NLĐ nghỉ hưu, thai sản... do tổ chức BHXH (cấp tỉnh, cấp huyện) lưu giữ, trong khi Trung tâm DVVL lại là cơ quan trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận, tham mưu Sở LĐ-TB&XH chi trả các chế độ BHTN lại không được tiếp cận