Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Của Du Lịch Và Vai Trò Của Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân.


- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung. Vì sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình “sản xuất” độc lập, kết quả “sản xuất” lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm. Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, người kinh doanh du lịch liền trao quyền sử dụng sản phẩm liên quan trong thời gian nhất định.

Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, tổn thất gây nên sẽ không bù đắp được.

- Sản phẩm du lịch có tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: khác với sản phẩm nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch là lấy du khách tới đích du lịch làm tiền đề. Chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch mới bắt đầu, hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành. Như vậy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch là xảy ra cùng lúc và cùng chỗ.

- Sản phẩm du lịch thường bị mất cân đối do tính thời vụ và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau về chính trị, kinh tế, xã hội và thiên nhiên.

- Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi do rất nhiều yếu tố, do đó phải bán ngay khi có cơ hội.

- Sản phẩm du lịch dễ giao động: Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều yếu tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch thể hiện đặc điểm là dễ giao động.

Từ những đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch đã dẫn đến những đặc điểm của ngành du lịch. Theo đó, du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều quốc gia, trong định hướng phát triển du lịch cần định danh tất cả các sản phẩm ấy và phân loại nó để tìm ra các giải pháp, phân công quản lý và phát triển một cách hợp lý, có hiệu quả.


1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch và vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Phát triển du lch của một quốc gia chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

- Tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm rất nhiều yếu tố do điều kiện tự nhiên như sông núi biển rừng, địa hình, sinh vật, nhiệt,... Tất cả những nhân tố này tổng hợp thành những cảnh quan riêng có của từng địa phương. Hầu hết các địa điểm thu hút du lch là những nơi có các thắng cảnh nổi tiếng. Do vậy việc đầu tư duy trì và khai thác nguồn tài nguyên là công việc rất quan trọng trong việc phát triển du lch.

Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 - 3

- Tài nguyên văn hóa nhân văn: Đây là yếu tố thể hiện bản sắc riêng của ngành du lch mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Tài nguyên văn hóa nhân văn có hai loại: vô hình và hữu hình. Loại vô hình bao gồm: các phong tục, tập quán, lễ hội, âm nhạc, sân khấu, nghề thủ công,... Loại hữu hình là những di tích văn hóa lịch sử như : đền, chùa, miếu, di chỉ, căn cứ kháng chiến,…

- Chất lượng cơ sở hạ tầng: Bao gồm tất cả những cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lch : hệ thống giao thông, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, phương tiện thông tin liên lạc, khu thương mại, khu giải trí,... Chất lượng cơ sở hạ tầng đóng góp phần nào tạo nên sự tiện nghi và thoải mái cho du khách khi đi du lch.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Giống như mọi ngành khác, con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động. Tuy nhiên trong ngành du lch chất lượng của đội ngũ lao động được yêu cầu rất cao. Nhân viên trong ngành du lch phải là những người có chuyên môn, thạo nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và hiểu biết nhiều về văn hóa.

- Chính sách kinh tế, chính trị , xã hội: Có thể nói ngành du lch là ngành nhạy cảm với các vấn đề chính trị , xã hội nhất. Một biến động trong xã hội như đã đề cập ở trên rất ảnh hưởng đến quyết định đi du lch của du khách. Các vấn đề thủ tục cấp visa, hạn chế xuất nhập cảnh, quản lý ngoại hối,... là những rào cản trong việc phát triển du lch quốc tế. Ngoài ra khi nhắc đến chính sách ta nghĩ ngay tới vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước. Thông qua các chính sách phát


triển ngành du lch, chính sách đối ngoại, các chương trình phát triển văn hóa xã hội,... Những chủ trương chính sách này là động lực tác động cụ thể và mạnh mẽ tới sự phát triển chung quanh của ngành du lch.

Vai trò của ngành du lch trong phát triển kinh tế thể hiện ở các mặt sau:

- Du lch là một ngành kinh tế tổng hợp. Sphát trin ca du lch thúc đy và kéo theo sphát trin ca các ngành kinh tế khác như xây dng, giao thông vn ti, bưu đin, ngân hàng và các ngành sn xut vt cht khác, tđó to ra ngun thu ngoại tệ cho đa phương và đất nước.

Nhìn vào cơ cu trên ta thấy, ngoài mục đích đến tham quan, khách du lịch một khi đến nước sở tại, họ sẽ phát sinh nhiều nhu cầu khác như mua sắm, giải trí mà chính những nhu cầu ngoài du lịch ấy lại tạo ra nguồn thu rất đáng k.

- Ngành du lịch mang lại những lợi ích kinh tế xã hội lớn lao, có khả năng thu hồi vốn cao. Tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhiều so với nhiều ngành kinh tế khác.

Du lịch trên toàn thế giới phát triển rất mạnh vào nửa thế kỷ 20 do xu hướng hòa bình n định, hội nhập và liên kết hợp tác giữa các nước, do nhu cầu về mức sống nââng cao, do tiến bộ xã hội, các phương tiện vận chuyển ngày càng mt hiện đại, thuận tiện, rút ngắn thời gian, chi phí và do sthay đi thhiếu, quan nim sng,...

- Trong vòng 40 năm trở lại đây, số khách du lịch trên thế giới tăng khoảng 64 lần, thu nhập từ du lịch đã tăng khoảng 38 lần. Với nguồn thu nhập gia tăng như vậy, nhiều nước như Singapore, Thailand, Malaysia,... đã coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, hướng chủ yếu trong chiến lược khai thác tiềm năng, tạo việc làm, mở rộng giao lưu để phát triển kinh tế - xã hội của mình.

Hiện nay, nhịp độ tăng trưởng về số khách quốc tế và thu nhập từ du lịch của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương thuộc loại hàng đầu thế giới. Dự kiến đến năm 2010 khách du lịch đến Đông Nam Á sẽ đạt khoảng 15,6%. Vai trò, vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân cũng ngày càng tăng và được khẳng định.


1.2 TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM.

Trong những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà nước xác định là “Một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế

– xã hội của đất nước” với mục tiêu: “Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực” Quan điểm đó được kiểm nghiệm trong thực tiển phát triển du lịch Việt Nam trong suốt nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và được nâng lên: “phát triển nhanh du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Dự thảo trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010) xác định: “phát triển du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn”; phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng,…để góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ. Trong nhiều năm qua nhiều tỉnh, thành phố đã có kế hoạch và nghị quyết về phát triển du lịch, xác định vai trò, vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế, đề ra giải pháp và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương mình. Việc nâng cao nhận thức về du lịch và phát triển du lịch đã chuyển hóa thành hành động cụ thể, để huy động ngày càng tăng các nguồn lực và khai thác tiềm năng và lợi thế du lịch của đất nước cho sự nghiệp phát triển du lịch nước nhà theo hướng bền vững.

1.2.1 Tình hình phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

Trong quá trình phát triển, du lịch Việt Nam có những thuận lợi sau:

Việt Nam có tiềm năng to lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, đó là: có điều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hoá lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc giàu bản sắc dân tộc, nguồn lao động dồi dào, cần cù và thông minh.

Việt Nam còn có nhiều loại hình sản phẩm du lịch phong phú, phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng du khách, có khả năng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Từ đó tăng cường được sức hấp dẫn và thu hút khách


đến, lưu chân khách ở dài ngày, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Một số loại hình du lịch đó là:

- Du lịch biển: Việt Nam có ưu thế lớn về biển như bãi biển Vịnh Hạ Long, bãi biển Non nước, Vũng Tàu,… biển ở các tỉnh phía Nam và miền Trung có thể thu hút khách từ các nước Tây Âu và miền Bắc cực tới nghỉ đông, tắm biển và tham gia các hoạt động thể thao, như: nhảy dù, lướt ván, đua thuyền,… với loại hình du lịch này kết hợp tham quan theo tuyến ngắn (quanh vùng) có thể lưu giữ khách nghỉ từ 7-10 ngày trong một chuyến du lịch.

- Du lịch thương mại: Tổ chức cho thương nhân từ các nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, buôn bán ở Việt Nam kết hợp tham quan du lịch, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Loại hình này có thể giữ khách từ 5-7 ngày trong một chương trình.

- Du lịch theo tuyến, tham quan theo tuyến: Là đưa du khách thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, khám phá nét đẹp của văn hoá truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam. Đây là một lợi thế về sản phẩm du lịch của Việt Nam có khả năng thu hút một lượng khách rất lớn.

- Du lịch khám phá, tìm hiểu: Các chương trình du lịch khám phá những nét riêng mới lạ của Việt Nam như: hang động đảo xa, núi cao, bảy chim thú, động thực vật quý hiếm, kênh rạch sông suối, rừng nguyên sinh, các di tích lịch sử trong chiến tranh.

Tuy nhiên so với tiềm năng và khả năng của ngành, so với du lịch các nước trong khu vực và trên thế giới thì kết quả đó còn rất khiêm tốn. Nhìn chung, thế mạnh của thị trường du lịch Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng. Do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí tính chất và tác dụng nhiều mặt về kinh tế chính trị, xã hội của hoạt động du lịch, nên công tác quản lý nhà nước nhiều nơi còn bị buông lỏng. Là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng, và xã hội hoá cao. Vì thế để phát triển, ngành du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan. Song thực tế cho thấy thời gian qua tuy sự phối hợp liên ngành đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn chưa đồng bộ và còn thiếu chặt chẽ.


Bên cạnh đó, hình thức kinh doanh dịch vụ của ngành chưa thực sự phong phú, chất lượng sản phẩm chưa cao, loại hình sản phẩm còn đơn điệu nghèo nàn, thiếu tính đa dạng, chưa thật đặc sắc và hấp dẫn. Từ đó dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường du lịch khu vực và thế giới. Ngoài ra cơ sở hạ tầng du lịch còn yếu kém, cơ sở vật chất chuyên ngành còn thiếu thốn, lạc hậu; nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có giá trị chưa được đầu tư, tu bổ tôn tạo và khai thác. Đội ngũ lao động của ngành thông thạo nghiệp vụ và ngoại ngữ chưa nhiều; có thể nói trình độ năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phát triển của ngành. Môi trường du lịch chưa được chú ý giữ gìn đúng mức; từng lúc , từng nơi đã có tác động xấu về trật tự và an toàn xã hội, nhiều tiêu cực xã hội quấy nhiễu cấm đoán hạch sách… gây phiền hà cho khách. Từ đó đã làm giảm sức hấp dẫn và không có khả năng lưu chân khách, số khách du lịch quay trở lại Việt Nam lần thứ 2, thứ 3 rất ít, thời gian lưu trú của khách chỉ 3 -5 ngày. Khu vui chơi giả trí ít và nghèo nàn, các dịch vụ phục vụ đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chất lượng sản phẩm chưa cao nên không khuyến khích sự tiêu tiền của du khách, làm hạn chế mức tổng thu ngoại tệ từ du lịch cho xã hội.

Ngoài ra, chất lượng và số lượng, chủng loại các ấn phẩm quảng cáo sản phẩm du lịch còn yếu và thiếu, chưa có sản phẩm quảng cáo chung cho ngành. Mặt khác, do chưa có văn phòng đại diện của ngành cũng như đại diện, chi nhánh các doanh nghiệp ở nước ngoài,… dẫn đến trên thế giới hiểu về thị trường du lịch của Việt Nam và Việt Nam hiểu thị trường du lịch thế giới còn rất hạn chế. “Thách thức nhiều hơn cơ hội”, đó là lo lắng chung của nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam trong thời điểm hiện nay, sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO. Những hàng rào bảo hộ doanh nghiệp trong nước sẽ dần dần thu hẹp lại, sự cạnh tranh trở nên gay gắt với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài hùng mạnh. Điều đáng lo ngại nhất là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành nước ta còn nhiều hạn chế. Thực tế, nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước chưa có sự chuẩn bị kỷ lưỡng cho hội nhập khi cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên nhiều phương diện, nhất là cạnh tranh về sản phẩm du lịch.


Trong tình hình thị trường du lịch nước ta phát triển với tỷ lệ tăng trưởng như những năm gần đây, hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn chưa đáp ứng được nhu cầu và điều này cũng đem đến thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Gia nhập WTO là tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam phát huy lợi thế so sánh ở các thị trường bên ngoài, đồng thời cũng làm mất đi lợi thế so sánh được tạo ra bởi những hàng rào bảo hộ ngay trên nước mình. Đây là một thách thức rất lớn với du lịch Việt Nam. Trên đây là những vấn đề mà ngành du lịch Việt Nam cần phải khẩn trương khắc phục và kịp thời giải quyết. Có như vậy mới không cản trở việc phát triển du lịch của Việt Nam trong những năm sau này.

Tóm lại, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng kỹ thuật, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin tác động sâu sắc đến cơ cấu kinh tế quốc tế. Du lịch trở thành hiện tượng quốc tế trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mang lại cho thế giới diện mạo mới của thời kỳ toàn cầu hóa. Những ảnh hưởng tích cực của du lịch trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị đã làm cho sự liên kết kinh tế của các quốc gia ngày càng chặt chẽ, thị trường du lịch ngày càng phát triển. Sự bùng nổ các thị trường khách du lịch, nhất là Châu Á- Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, báo hiệu một thị trường tiềm năng đang được khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên thị trường du lịch Châu Á – Thái Bình Dương, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch Việt Nam vẫn còn những nguy cơ đe dọa của sự quá tải, sự xuống cấp các tài nguyên thiên nhiên, các điểm du lịch và các bất ổn về mặt xã hội. Du lịch Châu Á thiếu sự liên kết bền vững và một chiến lược dài hạn để phát triển.

Định hướng phát triển du lịch Việt nam, trước hết tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, hoàn chỉnh bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác du lịch, quy hoạch tổng thể cả nước, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới có chất lượng đồng thời tạo ra thị trường mới và đa dạng; đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá, tăng cường hợp tác quốc tế, đào tạo đội ngũ, coi trọng sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, tạo ra các tiền đề để phát huy tiềm năng du lịch của các thành phần kinh tế, hòa nhập du lịch Việt Nam vào thị trường du lịch thế giới.


1.2.2 Phương hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

1.2.2.1 Phát triển một số lĩnh vực.

- Về thị trường:

Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu.

Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Về đầu tư phát triển du lịch:

Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch.

Ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề.

Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù cho từng vùng du lịch và cả nước.

Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trên toàn quốc, các điểm du lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí