+ Có lợi thế về tiềm năng DLCĐ thông qua hệ thống các tài nguyên tự nhiên, các KBTB với nhiều hệ sinh thái điển hình và lối sống đặc trưng rất thân thiện của cư dân vùng biển đảo.
+ Theo quyết định số 633/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang đã xem việc phát triển du lịch hướng về biển đảo như là một chiến lược quan trọng, như vậy việc phát triển DLCĐ cũng là một hình thức phát triển bền vững, đúng hướng trong thời điểm hiện tại.
+ KBTB Phú Quốc luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, h trợ của Ban chấp hành tỉnh, các cấp các ngành của tỉnh, huyện, xã; Sở NN&PTNT Kiên Giang, trực tiếp là Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang trong các hoạt động quản lý của KBTB Phú Quốc.
+ Ngành du lịch tỉnh Kiên Giang trong những năm qua đã không ngừng phát triển, thu hút lượng lớn du khách, đây chính là tiền đề cho sự ra đời nhiều sản phẩm hơn nữa, trong đó có DLCĐ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
+ Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa, việc phát triển du lịch bền vững được nhiều tổ chức, cá nhân, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ quan tâm và h trợ, đặc biệt là tại các vùng có giá trị tài nguyên đặc trưng. Hoạt động phát triển DLCĐ tại KBTB Phú Quốc không những tạo sự bền vững, bảo tồn cho môi trường tự nhiên mà còn giúp cộng đồng ngư dân tạo thêm sinh kế mới nâng cao điều kiện sống.
2.2.4.2. Khó khăn và tồn tại
+ Trong quản lý hoạt động du lịch, về nhận thức chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa loại hình du lịch đại chúng và du lịch cộng đồng, vì vậy chưa có kế hoạch - quy hoạch hợp lý để phát triển một cách đúng đắn.
+ Ý thức của người dân và khách du lịch và cả các công ty lữ hành nói chung về bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa chưa cao và chưa đồng bộ. Ở các vùng ven biển, đảo khi đa số người dân làm nghề đi biển, trình độ dân trí còn thấp,
Có thể bạn quan tâm!
- Báo Cáo Tình Hình Hoạt Động Du Lịch Giai Đoạn 2006-2015
- Mối Đe Dọa Và Nguyên Nhân Gây Nên Mối Đe Dọa Đối Với Thảm Cỏ Biển
- Loại Hình Sản Phẩm Du Lịch Biển Đảo Được Du Khách Ưa Thích
- Các Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Mô Hình Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Bảo Tồn Biển Phú Quốc
- Giải Pháp Về Đào Tạo Phát Triển Nguồn Nhân Lực Cho Dl Đ
- Pgs.ts. Phạm Trung Lương - Nguyên Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Đào Tạo Du Lịch Vn.
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
là hậu quả gián tiếp gây khó khăn trong việc bảo vệ môi trường chung tại KBTB Phú Quốc
+ Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên biển chưa đạt được những kết quả như mong đợi. Cộng đồng sống trong KBTB nhận thức và ủng hộ về việc bảo tồn biển chưa cao.
+ Công tác thực thi pháp luật trong KBTB còn nhiều hạn chế như: sự phối hợp giữa các bên liên quan chưa chặt chẽ, đồng bộ; xử lý, chế tài vụ việc vi phạm chưa nghiêm và thiếu kiên quyết; kinh phí cho công tác tuần tra, kiểm soát chưa được quan tâm đúng mức.
+ Phát triển các nguồn sinh kế nhằm h trợ cho cộng đồng sống trong KBTB là một bài toán khó trong việc chú trọng đến tính hiệu quả và đảm bảo bền vững về sinh kế cho những đối tượng hưởng lợi. Các mô hình sinh kế h trợ cho cộng đồng chưa đa dạng và quy mô không lớn và các mô hình sinh kế chưa có tính nhân rộng trong cộng đồng.
+ Phạm vi của KBTB Phú Quốc quá rộng, điều kiện đi lại khó khăn; trong khi đó trụ sở làm việc của Ban Quản Lý đặt ở thị trấn An Thới nên ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động quản lý của đơn vị.
+ Do hoạt động DLCĐ còn rất mới mẻ ở Phú Quốc và hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, nên việc định hình dịch vụ còn chưa hoàn chỉnh dẫn đến tính hấp dẫn và chất lượng sản phẩm DLCĐ còn chưa cao, nghèo nàn, đơn điệu.
+ Việc quy hoạch, quản lý của chính quyền địa phương không đồng bộ đối với các hộ dân kinh doanh du lịch từ việc xả thải ra môi trường bị buông lỏng gây ô nhiễm các khu vực cầu cảng, bãi biển, đến các hoạt động đón khách lên đảo và nhiều hình thức kinh doanh gây ảnh hưởng chung đến tình hình an toàn, an ninh chung tại khu vực.
+ Đối với hoạt động DLCĐ, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chưa có cơ chế chính sách rõ ràng nhằm thúc đẩy, khuyến khích các thành phần của xã hội tham gia đầu tư phát triển. Ngoài ra trong quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Kiên Giang
đến 2030 không đề cập đến mô hình du lịch cộng đồng cũng là vấn đề bất cập cho hoạt động phát triển.
+ Hiện tại, cơ sở hạ tầng tại cộng đồng KBTB Phú Quốc còn chưa đảm bảo điều kiện tốt cho việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch như: điều kiện về đường sá trên đảo, nước ngọt thiếu thốn, hệ thống điện, phương tiện vận chuyển chưa được đảm bảo …
+ Thiếu các cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ về phát triển DLCĐ, trong đó đặc biệt là chưa hình thành được mô hình cho phát triển DLCĐ với sự kết hợp giữa các bên liên quan như: cộng đồng, chính quyền địa phương, công ty lữ hành và các tổ chức, cá nhân h trợ khác.
Tóm tắt chương 2.
Trong chương hai, tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quan nhất về các điều kiện cũng như thực trạng trong khai thác các yếu tố tài nguyên tự nhiên và xã hội phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế du lịch. Bên cạnh đó, việc phát triển DLCĐ tại các vùng ven biển, Khu bảo tồn biển Phú Quốc cũng đã được nghiên cứu nhằm định hướng cho các hoạt động mang tính hợp lý và bền vững hơn trong tương lai.
Khu bảo tồn biển Phú Quốc là vùng biển giàu tiềm năng về du lịch biển. Cùng với hệ thống tài nguyên tự nhiên hoang sơ, hấp dẫn thì những đặc trưng về văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư sống ở các làng chài ven biển là những điểm thuận lợi thu hút lượng lớn du khách đến với Phú Quốc trong thời gian qua.
Hiện nay một số làng ven biển như làng chài Hàm Ninh đã và đang thu hút rất nhiều khách du lịch. Các hoạt động du lịch tự phát của cộng đồng cư dân vùng ven biển làm thay đổi dần sự yên tĩnh tại các làng chài. Cộng đồng đã trực tiếp kinh doanh phục vụ khách du lịch từ công việc kinh doanh vận chuyển, cho khách lưu trú tại nhà (homestay), kinh doanh ăn uống đến hoạt động hướng dẫn hay buôn bán hàng hóa, đồ lưu niệm cho khách du lịch. Hoạt động DLCĐ đã tạo ra nhiều việc làm, thu nhập, từng bước nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân làng ven biển vốn chịu nhiều bấp bênh của nghề đi biển.
Tuy nhiên, do hoạt động DLCĐ tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc còn rất mới mẻ và mang tính tự phát nên chưa được quy hoạch một cách hợp lý, khoa học, hiệu quả về KT-XH và môi trường còn thấp, TNMT suy giảm. Hoạt động kinh doanh thu hút khách của cộng đồng làng ven biển, đảo đang bộc lộ nhiều vấn đề như: môi trường xả thải; giá cả hàng hóa tăng lên; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm; cách phân chia, đóng góp lợi nhuận về địa phương còn bị xem nhẹ. Như vậy, để phát triển DLCĐ tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc một cách đúng đắn thì rất cần những chính sách, giải pháp và việc đầu tư nghiên cứu nhằm đưa ra một mô hình DLCĐ phù hợp nhất trong điều kiện phát triển của địa phương.
Chương . ĐỊNH HƯỚNG V GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC
Để phát triển DLCĐ đem lại hiệu quả và mang tính bền vững, góp phần tích cực vào bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) nói riêng và bảo tồn tài nguyên, môi trường cho phát triển bền vững nói chung ở KBTB Phú Quốc, việc xác lập mô hình DLCĐ có căn cứ khoa học được xem là định hướng chính trong điều kiện hiện nay ở khu vực này.
3.1. Cơ s khoa học cho việc xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng Khu bảo tồn biển Phú Quốc.
.1.1. Sự c n thiết cho việc ây dựng m h nh du lịch cộng đồng
Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 với mục tiêu phát triển: xây dựng đảo Phú Quốc phát triển bền vững; hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng và quốc gia. Từng bước xây dựng trở thành một thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
Với dự báo khách du lịch: Phấn đấu đến năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 58 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 6% và 4,3%/năm; năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm. Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2020 đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD; năm 2025 đạt 523 nghìn tỷ đồng, tương đương 26 tỷ USD; năm 2030 đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD. Đóng góp của du lịch trong GDP: Năm 2020 du lịch chiếm 7% tổng GDP cả nước; năm 2025, chiếm 7,2% và năm 2030, chiếm 7,5%. Số lượng cơ sở lưu trú: năm 2020 có 580.000 buồng; năm 2025 có 754.000 buồng; năm 2030 có
900.000 buồng. Chỉ tiêu việc làm: Năm 2020 là 2,9 triệu (trong đó 870 nghìn lao động trực tiếp); năm 2025 là 3,5 triệu (trong đó 1,05 triệu lao động trực tiếp); năm 2030 là 4,7 triệu (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp).
Với tiềm năng sẵn có của mình KBTB Phú Quốc hội đủ điều kiện để hình thành và phát triển ngành du lịch biển, đảo, khó địa phương nào sánh kịp. Theo thống kê của ngành du lịch, khoảng 90% số du khách đến Phú Quốc đều chọn các sản phẩm du lịch biển đảo. Tuy vậy có một thực tế rằng việc định hướng cũng như đầu tư phát triển du lịch tại địa phương dường như bỏ qua loại hình du lịch có gắn với văn hóa bản địa trong n lực bảo tồn và giáo dục môi trường với sự tham gia tích cực của cộng đồng ngư dân ven biển đảo, điều này thể hiện rõ trong Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ hoàn toàn không đề cập đến mô hình làng du lịch sinh thái cộng đồng.
.1.2. Phân tích m h nh DPSIR làm cơ sở khoa học trong việc đưa ra phương án phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc
Trong những năm gần đây, trong khi hoạt động du lịch tại địa phương có những bước tiến mạnh mẽ, tỉ lệ du khách tới với Phú Quốc ngày một cao thì ngược lại hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của cộng đồng ngư dân ven biển đảo lại liên tục gặp những điều kiện khai thác, các rủi ro do thiên tai hay do thiếu nguồn lực (nhân lực, tài chính, k thuật). Việc nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc tạo các sinh kế thay thế mới vừa đáp ứng được khả năng khai thác nguồn lợi vừa đảm bảo bền vững cho ngư dân là rất cần thiết.
Năm 1999 Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) đã xây dựng mô hình Đánh giá Tổng hợp DPSIR. Đây là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chu i quan hệ nguyên nhân – kết quả, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu các vấn đề cho phát triển du lịch cộng đồng có thể sử dụng quan điểm tương tự theo mô hình DPSIR. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5 hợp phần theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ .1: Mô hình DPSIR
Nguồn: Tổ chức Môi trường Châu Âu, 1999
Tác động –Hậu quả (I)
- Đánh bắt quá mức
- Sự suy thoái và ô nhiễm môi trường
- Nghèo đói
Sự ứng xử của xã hội (R)
- Quy hoạch vùng du lịch
- Chính sách đầu tư
- Tạo sinh kế mới từ du lịch cộng đồng
Lực tác động (D)
- (về mặt) Môi trường, Nhân khẩu học
- Đầu tư
- Cạnh tranh từ các hoạt động kinh tế khác
Áp lực (P)
- Các lựa chọn về sinh kế
- Mức sống
- Lợi nhuận từ nghề cá
- Sự chuyển cư của con người
Hiện trạng (S)
- Tỉ lệ hộ nghèo
- Thu nhập của các hộ gia đình
- Đội tàu cá và phương tiện nghề
- Cạnh tranh từ các hoạt động kinh tế khác
Sơ đồ .2: Mô hình DPSIR cho nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc
Nguồn: Chu Đức Tùng, 2016
Phân tích mô hình DPSIR
(1)Lực tác động (DRIVER):
Nhìn nhận hiện trạng tại cộng đồng ở KBTB Phú Quốc ta có thể thấy rõ cuộc sống của cộng đồng nơi đây phụ thuộc rất nhiểu vào yếu tố môi trường, đặc biệt là môi trường biển nên đời sống còn bấp bênh Bên cạnh đó là các lực tác động khác từ trình độ nhận thức của cộng đồng vùng ven biển còn thấp, chính sách đầu tư trên các đảo hầu như chỉ là chính sách đền bù, di dời dân đi nơi khác để dung qu đất vào phát triển du lịch. Thêm vào đó là hoạt động du lịch trên đất liền cũng tác động không nhỏ đến việc một lượng lớn ngư dân chuyển đổi công việc, tuy nhiên vì trình độ chưa đáp ứng tốt nên họ thường chuyển sang làm các nghề tự do.
(2) Áp Lực (PRESSURE):
Từ những tác động kể trên cộng đồng ven biển đang phải gánh chịu những áp lực lớn để thay đổi và thích nghi. Đó là việc phải lựa chọn những sinh kế khác nhau nhằm duy trì cuộc sống. Tuy nhiên một thực tế cho thấy mức sống của cộng đồng ven biển đảo vẫn thấp, việc tiếp cận với các điều kiện về y tế, về giáo dục vẫn rất khó khăn.
Sự di dân của cộng đồng ngư dân làm nghề cá sang làm các ngành nghề khác đã dẫn đến hiện trạng thiếu lao động nghiêm trọng.
( ) Hiện trạng (STATE)
- Tỉ lệ hộ nghèo của các ngư dân vùng ven biển đảo vẫn rất cao so với mặt bằng chung Nhìn chung dân cư tại các xã KBTB Phú Quốc sống bằng nghề khai thác thủy sản ven bờ là chính, một số ít làm dịch vụ du lịch, buôn bán nhỏ và sản xuất nông nghiệp. Tình trạng tăng dân số, thiếu công ăn việc làm, dân trí thấp, khai thác thủy sản bằng các nghề truyền thống, lạc hậu, hoạt động ven bờ dẫn đến nguồn thủy sản bị cạn kiệt, hệ sinh thái thảm cỏ bị xáo động và gây ô nhiễm môi trường nước, tác động lớn đến nơi cư trú của các loài thủy sản, đặc biệt một số loài động vật quý hiếm như Dugông, Rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Mức thu nhập của các hộ gia đình làm nghề biển rất bấp bênh. Theo anh Trường (xã Hòn Thơm) thì những năm trước khi còn sống bằng nghề biển thì với tàu ghe