Hoàn Thiện Hệ Thống Tổ Chức Quản Lý Về Du Lịch.


Thông tin nhằm chia sẻ đồng đều trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong khi bảo vệ, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch.

- Ứng dụng những công nghệ hiện đại trong việc thu nhặt và xử lý các chất thải.

- Có chính sách tôn tạo và làm trẻ hóa các nguồn tài nguyên du lịch.

- Thiết lập chính sách huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn để đầu tư cho việc xây dựng và tôn tạo các công trình, tuyến điểm du lịch.

- Quy hoạch, sắp xếp lại các tuyến, điểm du lịch và sớm có kế hoạch triển khai, tránh tình trạng đầu tư lãng phí trong du lịch. Đây là cơ sở khoa học cho việc sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả đầu tư để vươn đến một tầm nhìn thoáng hơn, không bị giới hạn về lãnh thổ.

- Thực hiện chính sách tuyên truyền vận động và giáo dục nhằm thay đổi những nhận thức sai lầm từ trước đến nay như: khai thác quá mức các nguồn tài nguyên du lịch hoặc chỉ biết khai thác để đạt lợi nhuận trước mắt mà không tính đến tác hại lâu dài về sau.

Dân cư Phú Quốc theo dự báo sẽ tăng lên khoảng 300.000 người vào năm 2020 trong đó, dân cư Phú Quốc có khoảng 220.000 – 250.000 người và du khách khoảng 30.000 – 40.000 người. Như vậy mật độ dân số Phú Quốc sẽ vào khoảng 480 người/km2 cao hơn mật độ dân số trung bình hiện nay của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo môi trường thuận lợi phát triển du lịch bền vững quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020 tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

- Đất rừng phải duy trì khoảng 37.000 ha chiếm khoảng 65,7% (theo Quyết định 178/2004/TTg )

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững và ổn định ở mức như quy hoạch 4.600 ha.


Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 - 11

- Đất dành cho phát triển du lịch tuyệt đối giữ theo quy hoạch đã được duyệt là 3.800 ha, cố gắng không mở rộng phát triển khu du lịch thêm ở các khu vực chưa được quy hoạch, vì sẽ không đảm bảo đuợc các nguồn nước, đồng thời nếu mở rộng cơ sở kinh doanh du lịch tăng lượng khách sẽ làm quá tải, ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ môi trường khu du lịch.

- Giảm đến mức thấp nhất tác động của đô thị hóa tới môi trường, diện tích xây dựng chỉ chiếm 18-20% diện tích tự nhiên của đảo, trong đó, diện tích thực sự xây dựng khoảng 10-15%.

- Tại các khu vực nhạy cảm về môi trường sinh thái như khu vực phía Bắc; rừng đầu nguồn của các hồ, đập dự kiến xây dựng, các đảo trong quần đảo An Thới không xây dựng các khu du lịch đông người mà chủ yếu là khu du lịch sinh thái chất lượng cao.

- Bảo vệ nguồn nước: nguồn nước chính là sự sống còn của đảo Phú Quốc. Giữ diện tích rừng theo như quy hoạch ở diện tích khoảng 37.000ha cho đến 2020 sẽ bảo vệ tương đối được nguồn nước ngầm và việc quy hoạch các hồ nước ở các khu vực như Dương Đông, Cửa Cạn, hồ Suối Lớn sẽ bổ sung lượng nước sinh hoạt cho các khu đô thị, khu du lịch và khu dân cư.

- Quản lý chặt chẽ chất thải rắn, chất thải lỏng. Cần quy hoạch hệ thống thu gom chất thải lỏng, chất thải rắn nhất là khu vực nam đảo tập trung nhiều dân cư, khu du lịch để đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường của một đảo du lịch sạch.

Để đảm bảo gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho phát triển du lịch bền vững, cần thực hiện một số chính sách cơ bản:

Có chính sách phát triển các ngành kinh tế trọng điểm một cách hợp lý cũng như việc lựa chọn và xác định cơ cấu kinh tế phù hợp ở từng vùng lãnh thổ. Bên cạnh những biện pháp về khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, đồng thời là biện pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững theo vùng, lãnh thổ.

Có chính sách quy định về tổ chức quản lý đảm bảo cho sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý, khai thác tài nguyên với tổ chức


thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đồng thời phải đảm bảo gìn giữ được tài nguyên và môi trường cho phát triển lâu dài.

Có chính sách về đầu tư và phát triển thị trường trọng điểm đã xác định, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển các hoạt động du lịch tại các cụm và cần có những quy định cụ thể dành cho việc phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Có chính sách phát triển và liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, các cấp quản lý để thống nhất quản lý và kiểm soát môi trường sinh thái.

Đây là giải pháp cần thiết để du lịch phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Để thực hiện được điều đó song song với quy hoạch ngành, cần tiến hành các định hướng bảo vệ môi trường theo lãnh thổ trong đó xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch,…

Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng, điểm nhạy cảm như: đầu nguồn, dân cư tập trung, ranh giới khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ như về ranh giới, kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường tài nguyên ; tất cả các dự án đầu tư du lịch đều phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt.

3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch Phú Quốc.

Con người vẫn là yếu tố quyết định cho dù doanh nghiệp có nhiều thế mạnh và có thể đưa ra được một chiến lược đúng đắn, một hệ thống thông tin hoàn chỉnh thì các yếu tố đó chỉ có thể thực hiện được thông qua một tổ chức nhân sự được tổ chức tốt. Hay có thể nói, sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực tổ chức và sự nhiệt tình của đội ngũ nhân viên.

Hiện nay, nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch luôn là vấn đề khó khăn. Tình trạng thừa nhân viên nhưng thiếu người có trình độ, đáp ứng nhu cầu công việc đang là phổ biến. Trầm trọng nhất là lực lượng thông hiểu từ hai ngoại ngữ trở lên, đội ngũ tiếp thị bán hàng, bộ phận quản lý chuyên nghiệp,...vẫn thiếu trầm trọng.


Sự phát triển về nguồn nhân lực phải đi trước một bước trong tình hình kinh tế thế giới với bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ về lượng chất xám và sự sáng tạo.

Hiện nay chỉ có 5% lực lượng lao động trong ngành du lịch Phú Quốc được đào tạo chuyên môn, còn lại đều chưa được qua đào tạo. Phổ biến là do bức xúc lao động, tuyển lao động phổ thông, nhận người do quen biết, gửi gắm, thiếu năng lực chuyên môn,... Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh thu hút nhân lực kinh doanh trong ngành du lịch ngày càng gay gắt, do doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào ngành du lịch ngày càng nhiều, họ sẵn sàng trả lương cao để thu hút lực lượng lao động có trình độ, có tay nghề trong các doanh nghiệp du lịch của nước ta.

Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Phú Quốc, phải hết sức chú trọng công tác đào tạo, có kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có và thường xuyên bổ sung nhân sự mới phù hợp trình độ phát triển chung của ngành.

Một số định hướng cho việc phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp du lịch Phú Quốc là :

- Sự thành công của một đơn vị phụ thuộc rất lớn vào năng lực của người quản lý. Do vậy, cần khẩn trương xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể làm căn cứ để phát hiện, lựa chọn, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. Trên cơ sở đó, phát hiện, bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ giỏi. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của các đơn vị trong ngành. Trước mắt, tập trung tuyển chọn, kiểm tra, sát hạch số nhân sự chủ chốt của các doanh nghiệp để gửi đi đào tạo, đào tạo lại các chuyên ngành du lịch do Trường Nghiệp vụ Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hoặc mời các chuyên gia nước ngoài trực tiếp giảng dạy.

- Phối hợp với các trường Đại học có chuyên ngành du lịch và các ngành liên quan trong việc đào tạo, tuyển dụng lao động có trình độ phục vụ cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chủ động tranh thủ các tổ chức quốc tế tài trợ các học bổng,


các chương trình đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên.

- Có chính sách sử dụng lao động và đãi ngộ thỏa đáng. Sẵn sàng đào tạo, đào tạo lại. Đồng thời xây dựng, điều chỉnh quy chế, trả lương, thưởng phù hợp với tình hình thực tế mặt bằng lương hiện nay.

- Thường xuyên kiểm tra tay nghề, năng lực chuyên môn của nhân viên để có hướng bồi dưỡng thích hợp. Từng doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cụ thể cho từng đối tượng lao động và khuyến khích người lao động tự nâng cao trình độ.

- Khuyến khích tổ chức các đợt nghiên cứu tham quan trong và ngoài nước về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động nghiên cứu và quản lý du lịch, nhằm tạo điều kiện cho việc giao lưu học hỏi.

Quốc gia càng phát triển thì vai trò của ngành du lịch càng trở nên quan trọng trong đó có ngành dịch vụ du lịch góp phần để làm đòn bẩy phát triển nhanh. Vì thế trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch cần tiến hành các giải pháp sau đây:

- Tiến hành điều tra, phân loại trình độ nghiệp vụ của các nhân sự đang công tác hoặc tham gia kinh doanh trong ngành du lịch trên phạm vi tỉnh Kiên Giang và huyện Phú Quốc. Từ đó, xây dựng các chương trình cụ thể, đồng thời thống nhất việc giảng dạy khoa học du lịch cho các cấp, đào tạo theo hướng chuyên môn hóa cao, kết hợp lý thuyết lẫn thực hành, đảm bảo chất lượng toàn diện,...

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học của các nước có ngành du lịch phát triển; không ngừng ứng dụng những thành tựu của khoa học

– công nghệ trong việc quản lý và phát triển du lịch bền vững.

- Ban hành chính sách thu hút các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước có tâm huyết tham gia nghiên cứu để đưa ra những luận cứ


tin cậy, những phát minh, những sáng kiến độc đáo nhằm tạo ra bước đột phá mới cho sự nghiệp phát triển du lịch.

- Có chế độ bố trí thích hợp sao cho đúng người, đúng việc, thiết lập các chính sách đãi ngộ đối với những người có nhiều cống hiến cho ngành du lịch, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học hoặc trong việc tìm kiếm những tuyến điểm du lịch mang tính đột phá.

- Khuyến khích đào tạo chính quy về du lịch trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch. Đây sẽ là lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch của Phú Quốc trong tương lai.

- Có kế hoạch cử cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

- Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân Phú Quốc nói riêng, Kiên Giang nói chung qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trường phổ thông trung học.

3.2.5 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý về du lịch.

Đề hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, du lịch Phú Quốc cần quan tâm :

Thứ nhất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, vấn đề cốt lõi là phải không ngừng nâng cao chất lượng và giá thành của sản phẩm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, ngoài việc thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và nhân viên, nhất thiết phải thực hiện việc quản lý chất lượng theo ISO. Trong môi trường hoạt động kinh doanh biến đổi nhanh chóng như ngày nay, việc kinh doanh nếu chỉ đơn thuần dựa vào kinh nghiệm và cảm tính thì không thể đạt hiệu quả cao. Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực và thế giới, để có thể đủ sức cạnh tranh với các đối thủ, việc quản lý chất lượng theo ISO được coi là điều kiện cơ bản và là giấy thông hành cho các doanh nghiệp thâm nhập và có chỗ


đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Thực tế vừa qua, một số doanh nghiệp trong ngành đã áp dụng thành công quản lý chất lượng theo ISO như các Khách sạn thuộc Sài Gòn Tourist, Bến Thành Tourist,... đã đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực.

- Để thực hiện việc áp dụng quản lý thông tin, quản lý chất lượng theo ISO, các doanh nghiệp Phú Quốc cần triển khai thực hiện xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin có khả năng thu thập và xử lý kịp thời các thông tin có liên quan từ nội bộ đến bên ngoài. Hệ thống xử lý thông tin này phải đáp ứng được yêu cầu của mọi thành viên trong đơn vị, từ nhân viên nghiệp vụ đến nhà quản trị cao cấp.

- Thực hiện các chương trình tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong ngành du lịch khách sạn nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí điện năng, một trong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu phí của khách sạn.

- Chủ động tái cấu trúc hoặc sáp nhập các đơn vị làm ăn kém hiệu quả vào các đơn vị làm ăn tốt hoặc bán các đơn vị này để lấy vốn đầu tư vào các chương trình có hiệu quả cao.

- Phát triển hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu và các dịch vụ nhằm đảm bảo nguồn trang thiết bị, vật tư, hàng hóa phục vụ khách sạn.

Thứ hai, hiện đại hóa bộ máy quản lý du lịch.

- Kiến nghị sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và nâng cơ quan lãnh đạo cao nhất của ngành du lịch lên ngang tầm với Bộ, mọi hoạt động du lịch đều được sự quản lý của Nhà nước tương tự như các nước trong khu vực, đặc biệt là có sự tham gia của các nhà khoa học để đảm bảo đạt hiệu quả cao.

- Sớm kiện toàn bộ máy tổ chức của Ban quản lý đầu tư phát triển Phú Quốc theo hướng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định .

- Đảm bảo cân đối giữa lực lượng sản xuất trực tiếp và gián tiếp, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa du lịch, hàng không, khách sạn tạo thành các tam giác tăng trưởng,... để hạn chế tối đa tình trạng phá giá và ngăn ngừa hiện


tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh, tránh độc quyền, tạo mối quan hệ phụ thuộc để cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro.

- Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các ban ngành, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Nhà nước. Nhanh chóng cải cách hành chính, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục cho các doanh nghiệp du lịch hoặc đầu tư du lịch và cho cả du khách. Không ngừng cải tiến phương pháp kiểm soát và quản lý an ninh chặt chẽ.

- Duy trì công tác tuyên truyền và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các văn bản pháp luật, kiến nghị kịp thời lên cấp trên những nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Thường xuyên tiến hành thanh tra và không ngừng giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch luôn đảm bảo kinh doanh du lịch không được tác động xấu đến môi trường chung quanh.

- Thường xuyên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học để sớm có giải pháp tháo gỡ kịp thời những gút mắc nhằm làm cho ngành du lịch Phú Quốc hoạt động được trôi chảy và tiến triển.

Thứ ba, hiện đại hóa hệ thống thông tin phục vụ cho việc quản lý du lịch.

- Sử dụng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để tạo môi trường thuận lợi cho việc trao đổi, lưu trữ, xử lý thông tin.

- Từng bước áp dụng mô hình Chính phủ điện tử trong việc quản lý du lịch.

- Xây dựng các website và thư viện điện tử trong việc cung cấp thông tin về du lịch nói chung và về phát triển bền vững nói riêng để nhiều người có thể tham gia cùng một lúc, và nó có thể truyền tải thông tin đến mọi nhà mà không hề bị giới hạn về không gian và thời gian.

- Thành lập câu lạc bộ các doanh nghiệp du lịch có sự tham gia của Nhà nước và họp mặt định kỳ nhằm cập nhật thông tin, trao đổi những vướng mắc và cách làm ăn hiệu quả,... để cùng tồn tại, phát triển trong sự cạnh tranh lành mạnh đồng thời đề xuất các giải pháp, các kiến nghị để cấp trên nắm bắt tình hình sâu sát và giải quyết kịp thời.

- Ứng dụng những công nghệ hiện đại trong việc bảo quản các di tích và trong việc quản lý hệ thống thông tin lẫn dữ liệu.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí