Một số giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 - 12


KẾT LUẬN


Du lịch là một trong những nhu cầu tất yếu khách quan của con người từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Trên phạm vi thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội với tốc độ phát triển ngày càng nhanh. Đồng thời du lịch là hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người, có lợi cho việc giải tỏa mệt mỏi, kéo dài tuổi thọ và là hoạt động góp nhặt tri thức thêm phần thúc đẩy mở mang trí tuệ. Hiện nay du lịch là một trong những ngành dịch vụ lớn trên thế giới, hoạt động du lịch đã mang lại nguồn thu lớn trong tổng giá trị sản lượng toàn cầu và giải quyết việc làm cho một số lao động đáng kể. Nhiều nước trong khu vực đã coi du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, là hướng chủ yếu trong chiến lược khai thác tiềm năng, tạo việc làm, mở rộng giao lưu để phát triển kinh tế xã hội.

Là một đất nước ở vùng nhiệt đới với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình, với một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc dân tộc, Việt Nam có tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và đặc sắc bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên trong đó nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch ở nước ta.

Những năm gần đây ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng đã có nhừng bước phát triển, song còn chậm so với ngành khác. Những nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc và có giá trị của tỉnh chưa được đầu tư phát triển để thực sự hấp dẫn du khách và khai thác chưa có hiệu quả. Việc định hướng chưa cụ thể và quá trình thực hiện còn nhiều bất cập khiến Phú quốc chưa khai thác triệt để tiềm năng du lịch của mình. Vì vậy du lịch Phú Quốc cần phải có những giải pháp phát triển du lịch cụ thể cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và của cả nước. Thực hiện các giải pháp phát triển du lịch Phú Quốc đến năm 2020 là bước cụ thể hoá chiến lược và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và chủ


trương đường lối phát triển kinh tế xã hội của Phú Quốc là phấn đấu đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch, là địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước.

Để thực hiện thành công các giải pháp trên tác giả có một số kiến nghị như

sau :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


- Đối với Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương :

Hỗ trợ vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho đảo Phú Quốc để đẩy nhanh

tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu vực trọng tâm trọng điểm như: sân bay quốc tế Dương Tơ, cảng An Thới, bãi Đất Đỏ, các tuyến đường chính nối liền các điểm, khu du lịch như Dương Đông – Cửa Cạn, Dương Đông – Bãi Thơm.

- Đối với chính quyền địa phương:

(1) Sm hoàn thiện tổ chức bộ máy của Ban quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ; lập bản đồ địa hình của toàn đảo Phú Quốc phục vụ công tác quy hoạch và quản lý đất đai; trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng trên đảo và hoàn tất thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng sang đất phát triển kinh tế ở một số khu vực trên đảo.

(2) Lập kế hoạch đầu tư các công trình giao thông, điện, nước, cảng, trường dạy nghề, bệnh viện 500 giường theo hình thức BOT, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, chợ đầu mối theo phương thức đổi đất lấy cơ sở hạ tầng trình Hội đồng Nhân dân Tỉnh.

(3) Triển khai xây dựng ngay một số khu tái định cư tại thị trấn Dương Đông và khu Suối Lớn, làng cá và bến cá vũng Trâu Nằm để phục vụ việc di dời giải tỏa nhằm thực hiện các dự án đầu tư trên đảo.

(4) Tập trung thực hiện để có thể hoàn thành việc cắm mốc địa giới các phân khu chức năng trên đảo Phú Quốc, đặc biệt là các khu du lịch, sân bay, các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu xử lý rác thải,... để công bố quy hoạch, lập phương án bồi thường giải tỏa ngay các phân khu chức năng đã có quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt, trước mắt là các khu du lịch-dân cư Nam Bắc Bãi Trường,


khu du lịch ven biển Bắc Bãi Trường, Vịnh Đầm, Bãi Cửa Cạn (bao gồm cả sân golf của Tổng công ty du lịch Sài Gòn), Bãi Rạch Vẹm, sân bay Dương Tơ, cảng An Thới,... và các thủ tục có liên quan đến thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

(5) Xây dựng suất đầu tư theo từng khu du lịch dịch vụ để làm cơ sở thẩm định dự án và giao đất cho nhà đầu tư; xây dựng và trình Hội đồng Nhân dân giá đất của Phú Quốc; xác định khu đất đấu giá thí điểm tại Bãi Trường để tính giá thuê đất cho các nhà đầu tư ở khu vực Bãi Trường; chọn khu vực đấu giá đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng từ quỹ đất; xin phép phát hành trái phiếu công trình; lập đề án để trình Bộ Tài chính cho tạm ứng tiền để thực hiện việc bồi thường giải tỏa; xúc tiến mạnh việc kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn, tập trung kêu gọi các nhà đầu tư lớn có khả năng về tài chính từ các nước để đầu tư vào đảo Phú Quốc.

(6) Xây dựng chương trình làm việc về quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch trên đảo Phú Quốc; đồng thời phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư vào đảo Phú Quốc, xúc tiến du lịch và liên kết xây dựng các tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh – Phú Quốc.

Tóm lại hiện nay Phú Quốc đang đi những bước khởi đầu của ngành du lịch. Muốn phát triển nhanh và vững chắc Phú Quốc còn cần có một sự đầu tư cả về chất và lượng. Phú Quốc đã có những dự án cần có một bộ máy lãnh đạo có được cái nhìn tổng thể để đưa ra một dự án quy hoạch vừa sâu vừa rộng. Phú Quốc cũng cần cả thời gian và tiền bạc để dần hoàn thiện dự án du lịch của mình.

Dự án du lịch của Phú Quốc không chỉ chính quyền quán triệt mà phải được phổ biến rộng rãi đến từng nhân dân. Cả chính quyền lẫn người dân trên đảo đều đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên một Phú Quốc Việt Nam.

Đề án này nhằm phát triển Phú Quốc theo một kế hoạch và bước đi thích hợp thành trung tâm du lịch – nghỉ dưỡng, giao thông quốc tế lớn, hiện đại của


vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, phía Tây –Nam của đất nước và từng bước hình thành một trung tâm du lịch, giao thông mang tầm cở khu vực và quốc tế.

Muốn đạt được mục tiêu đó phải mở rộng thị trường bằng các hoạt động marketing cho du lịch Phú Quốc nhằm thu hút vốn đầu tư. Phát triển Phú Quốc nhưng vẫn phải đảm bảo bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên của đảo. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu mới và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý kinh doanh du lịch của Phú Quốc nhằm phát triển Phú Quốc một cách toàn vẹn và bền vững,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nhà xuất bản bản đồ (2008), “Bản đồ hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỷ thuật huyện Phú Quốc”.

2. Lê Thị Nhất (tháng 8/2005),”Điều tra khảo sát hiện tượng rạng san hô, thảm cỏ biển và ghi nhận sự xuất hiện của một số loài động vật quý hiếm (dugong, cá heo, rùa biển) ở vùng biển tỉnh Kiên Giang – Đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn”.

3. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.S Phạm Văn Nam (1999), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nxb Thống kê.

4. Fred R. David, Nhóm dịch: Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như (2003), Khái luận về quản trị chiến lược. Nxb Thống kê.

5. Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang (tháng 11/2002), Đề án phát triển Phú Quốc thành Trung tâm du lịch trọng điểm miền Tây Nam Bộ.

6. Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Kiên Giang (tháng 5/2006), Giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư vào Đảo Phú Quốc.

7. Cục thống kê Tỉnh Kiên Giang (tháng 2/2007), Niên giám Thống kê năm 2006.

8. Viện Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn - Bộ Xây Dựng (20/01/2006), Quy họach chi tiết Khu Du Lịch – Dân Cư và Nam Bãi Trường Phú Quốc – Kiên Giang.

9. Phòng Tài chính - Kế hoạch - UBND huyện Phú Quốc (tháng 11/2005), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Quốc năm 2006.

10. Phòng Tài chính - Kế hoạch - UBND huyện Phú Quốc (tháng 11/2006), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Quốc năm 2007.

11. UBND tỉnh Kiên Giang (tháng 12/2005), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2006-2010.

12. Thủ tướng Chính phủ (05/10/2004), Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg, Phê duyệt đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

13. Thủ tướng Chính phủ (16/9/2005), Quyết định số 229/2005/QĐ-TTg, Quy chế nhập cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

14. Thủ tướng Chính phủ (09/11/2005), Quyết định số 1197/QĐ-TTg, Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.

15. Thủ tướng Chính phủ (04/01/2006), Quyết định số 14/QĐ-TTg, Quy hoạch phát triển giao thông bền vững đão Phú Quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

16. Thủ tướng Chính phủ (14/02/2006), Quyết định số 38/2006/QĐ-TTg, Quy chế tổ chức và hoạt động của đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới, tỉnh Kiên Giang.

17. Phân Viện Quy Hoạch Đô Thị Nông Thôn Miền Nam, TP Hồ Chí Minh - Bộ Xây Dựng (tháng 11/2005), Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chung xây dựng Đảo Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang.

PHỤ LỤC 1

DINH CẬU BIỂU TƯỢNG CỦA PHÚ QUỐC Những mũi đá kỳ lạ để người dân nơi 1

DINH CẬU - BIỂU TƯỢNG CỦA PHÚ QUỐC


Những mũi đá kỳ lạ để người dân nơi đây dựng lên Dinh Cậu, hương khói quanh năm


Mũi đá Dinh Cậu cuốn hút du khách không chỉ bởi vẻ kỳ thú do thiên nhiên ban tặng, mà còn vì sự huyền bí, linh thiêng qua những truyền thuyết xa xưa. Chuyện kể rằng người dân Phú Quốc (PQ) sống bằng nghề chài lưới, nhiều ngư dân ra khơi gặp sóng dữ đã mãi mãi không về.


Vào một ngày nọ bỗng nổi lên một mũi đá giữa đại dương xanh thẳm. Cho đây là điềm linh ứng, nhân dân đã xây một ngôi đền để cầu mong được thần linh che chở. Dinh Cậu ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, nằm cách thị trấn Dương Đông 200m về phía tây. Từ bãi cát trắng xóa leo lên 29 bậc đá là đến miếu thờ. Uy nghi trên nóc dinh là hình ảnh “lưỡng long tranh châu”. Bên trong chánh điện thờ Chúa Ngọc nương nương và tượng thờ hai “Cậu” - những cao nhân bảo vệ ngư dân vùng biển đảo. Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp lễ tết, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an. Hàng năm vào ngày 15, 16-10 âm lịch, nhân dân mở hội lớn, có rất đông người tham dự.

cát vàng, nước xanh, rực nắng (còn gọi là bãi tắm Dinh Cậu).

Tọa lạc trên một ghềnh đá vươn ra biển, Dinh Cậu luôn sừng sững, hiên ngang trước sóng to gió lớn nhưng lại trở nên huyền diệu, lung linh. Đây có thể được xem là biểu tượng của PQ, nơi có Thạch Sơn Điện với những nét kiến trúc cổ được xây dựng vào năm 1937, người dân PQ thường gọi là Miếu thờ Long Vương. Phía trước Dinh Cậu là cửa Dương Đông, nơi có ghềnh đá dài với những mỏm đá nổi lô nhô. Khi những đợt gió mùa thổi về, hàng ngàn ngọn sóng trắng xoá đổ vào cửa sông dào dạt. Liền kề Dinh Cậu là bãi Dương Đông với bờ biển cát vàng, nước xanh, rực nắng (còn gọi là bãi tắm Dinh Cậu).

Dinh Cậu hiện là điểm đến của khách du lịch với hàng trăm ngàn lượt người mỗi năm. Khách tham quan vừa nghỉ ngơi, tắm biển vừa thưởng thức hải sản tươi ngon bậc nhất miền Tây. Lên Dinh lắng nghe tiếng sóng rì rào mang đậm vị mặn mà của biển và trải lòng với thiên nhiên là điều thú vị rất riêng mà chỉ nơi này mới có.


Bài, ảnh: NGỌC THU

PHỤ LỤC 2

PHÚ QUỐC -XỨNG ĐÁNG TÊN GỌI "RỪNG VÀNG, BIỂN BẠC"


Phú Quốc được xem là một quần đảo đẹp và lớn nhất Việt Nam, nhiều khách du lịch đã thầm ví von Phú Quốc với đảo Bali của Indonesia hay Phuket của Thái Lan. nhất Việt Nam, nhiều khách du lịch đã thầm ví von Phú Quốc với đảo Bali của Indonesia hay Phuket của Thái Lan.

Đến Phú Quốc, du khách không chỉ được nghỉ ngơi thư giãn ở những bãi biển đẹp còn hoang sơ, tận hưởng khí hậu trong lành và những làn gió mát từ biển khơi thổi vào, được vẫy vùng trong làn nước biển trong xanh như ngọc mà còn được thoả mãn thú phiêu lưu mạo hiểm khi lặn xuống làn nước xanh mát, ngắm nhìn những rạn san hô rực rỡ sắc màu hay lênh đênh trên những chiếc tàu ra khơi câu cá biển, thẻ mực vào buổi đêm, khi cả hòn đảo chìm trong bóng tối, chỉ còn thấp thoáng xa xa ánh đèn của những chiếc thuyền câu như những ánh nến lung linh trong đêm.

Phú Quốc, hòn đảo của những điều kỳ diệu, được thiên nhiên ban tặng một vị trí đặc biệt, khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong vịnh Thái Lan, nên ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, chính vì điều kiện khí hậu này đã đem đến cho Phú Quốc một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Và đặc biệt, tất cả các hệ sinh thái rừng có ở Việt Nam đều có mặt ở Phú Quốc, rừng quốc gia Phú Quốc như một bảo tàng hiếm có ở

Việt Nam Đến tham quan rừng quốc gia Phú Quốc bên cạnh việc tìm hiểu về 2

Việt Nam. Đến tham quan rừng quốc gia Phú Quốc, bên cạnh việc tìm hiểu về nhiều loài động vật có tên trong danh sách những loài quý hiếm như sói rừng, khỉ bạch…, du khách còn có thể tắm suối, tắm sông, rồi leo núi, vào hang lên rừng quan sát cuộc sống của các loài động vật hoang dã.

Đến với Phú Quốc không thể không đến thăm các làng nghề truyền thống của cư dân nơi đây, đó là nghề sản xuất nước mắm, nghề trồng hồ tiêu, và nghề nuôi cấy ngọc trai. Du khách sẽ được tham quan và tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất nước mắm Phú Quốc, một loại đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước. Được hướng dẫn cách trồng hồ tiêu để cho tiêu có vị cay và thơm, làm nên sự nổi tiếng của xứ sở tiêu Phú Quốc.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2023